Hôm nay,  

Ngày Văn Hoá Diên Hồng & Tình Nghệ Sĩ

15/07/201300:00:00(Xem: 48112)

Bài số 3953-13-29353vb2071513

Tác giả là một bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ. Bài mới của tác giả là ký sự về chuyến đi từ Calif. sang Đức để dự “Ngày Văn Hoá Diên Hồng” được tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức Quốc.

dien_hong_1-large-contentQuốc Ca VVNCH và Quốc Ca Đức mở màn cho chương trình.














dien_hong_2-large-contentHợp Ca "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc".














dien_hong_3-large-content
Vợ chồng tác giả và chị Phi Nga bên bàn chưng bày tuyển tập số 2 và CD "Hương Thời Gian" của CLB Tình Nghệ Sĩ.

***

Mười lăm năm sau, chúng tôi mới có dịp trở lại nước Đức. Tuần lễ đầu tiên khi mới đặt chân đến phi trường Munich, trời bắt đầu đổ những cơn mưa tầm tả. Mấy tuần lễ trước đây, một số thành phố ở nước Đức cũng như một số quốc gia láng giềng đã trải qua một cơn lụt lội lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua.
Trong chuyến thăm viếng nước Đức lần này, chúng tôi cũng nhân dịp tham dự chương trình Văn Hoá Diên Hồng do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức và Hội Văn Hoá Phụ Nữ Việt Nam Tự Do Đức Quốc tổ chức tại thành phố Frankfurt. Trước khi đến Frankfurt, chúng tôi đã nhờ ông cậu đưa đi thăm một số thành phố lớn ở Đức như Regensburg, nơi có chiếc cầu đá cổ được thêu dệt với nhiều truyền thuyết bắc ngang qua con sông Danube thơ mộng, Dresden với lâu đài Zwinger nguy nga, Nuernberg với những ngôi nhà thờ cổ kính như St. Sebald's Catheral, thủ phủ Potsdam của Brandenburg, rồi đến thủ đô Berlin với cổng Brandenburg nằm giữa hai miền Đông Đức và Tây Đức. Vết tích của bức tường Bá Linh trước đây hầu như không còn tìm thấy ngoại trừ trong những viện bảo tàng. Hình như người dân Đức không còn muốn để lại dấu vết của một quá khứ đen tối mặc dầu những hệ lụy của khoảng thời gian trong lịch sử này chắc chắn phải mất một thời gian lâu nữa mới có thể xoá được trong tâm thức của người dân Đức mà chúng tôi có dịp được nghe qua trong các câu chuyện trà dư tửu hậu.
Đêm trước buổi lễ, chị Nhất Hiền đã tổ chức một buổi gặp mặt trong một nhà hàng thật ấm cúng để chúng tôi có dịp trò chuyện thân mật vì ngày hôm sau, chắc chắn mọi người ai cũng sẽ rất bận rộn với một chương trình dự trù dài hơn 7 tiếng đồng hồ. Ban Tổ Chức với các vị như chị Nguyễn Phi Nga, chị Nhất Hiền, BS Trần Văn Tích, chị Minh Châu, chị Bích Thuỷ, v.v. chắc chắn đã phải bỏ rất nhiều thời gian để tổ chức một chương trình rất phong phú gồm đủ các thể loại thi, ca, vũ, nhạc, kịch, tân cổ giao duyên, võ thuật xen lẫn các bài tham luận với chủ đề chính là nêu cao truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam từ thời Hai Bà Trưng.
Thành phần các ca nhạc sĩ thật hùng hậu với nhiều ban vũ và ban hợp ca, trong đó có cả ban hợp ca F.A.V.A.C. với các ca sĩ ngoại quốc yêu thích tiếng Việt và trình bày các bản nhạc dân ca Việt Nam mà chúng tôi đã có dịp được xem trong chuyến đi sang Pháp 3 năm trước đây trong ngày Văn Hoá Truyyện Kiều và giới thiệu CD phổ nhạc từ Truyện Kiều của Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện. Kịch thơ "Ánh Kiếm Mê Linh" là một tiết mục dành cho khán giả và chúng tôi sự thích thú vì sự dàn dựng rất công phu và đặc biệt là các em trẻ trong Ban Văn Vũ Điểm Sáng đã trình diễn tiếng Việt rất lưu loát. Đây là một điểm son trong việc bảo tồn tiếng Việt cho thế hệ trẻ sinh ra ở hải ngoại có dịp tìm về nguồn cội với những chương trình văn hoá rất có ý nghĩa như chương trình Văn Hoá Diên Hồng này.


Trong dịp này, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS) chi nhánh Đức và Châu Âu với người đại diện là anh Lê Ngọc Châu đã xếp đặt để chúng tôi có dịp giới thiệu về Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trước sự hiện diện của hàng trăm đồng hương Việt Nam từ các nơi trên nước Đức và một vài quốc gia lân cận đến tham dự. Sau phần giới thiệu, chúng tôi đã cùng nhau hợp ca bài "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc", một bản nhạc hiệu mà chúng tôi thường hay hát trong những chuơng trình sinh hoạt của CLB TNS ở Nam Cali. Tuy nhiên, lần này chúng tôi hát với một cảm giác khác lạ vì đây là lần đầu tiên chúng tôi trình diễn trước đồng hương Việt Nam tại Đức và được hát chung với các anh chị đã lâu không gặp hay chỉ quen biết nhau trên diễn đàn, như anh chị Vũ Duy Toại, người đại diện cho chi nhánh CLB TNS - Châu Âu trong nhiệm kỳ vừa qua, chị Miên Thuỵ; ca sĩ kiêm thi sĩ đến xứ hoa Tulip Hoà Lan, anh Lê Ngọc Châu từ Munich, chị Bích Thuỷ từ Frankfurt mà chúng tôi đã gặp ở Cali trước đây, anh Minh Anh và anh Thanh Hà đến từ Frankfurt.
Mặc dầu chỉ có tập dợt trong vài phút với ban nhạc trước giờ khai mạc, nhưng các anh chị đã cùng nhau hát bản hành khúc rất hùng hồn như muốn gửi đến mọi người lời kêu gọi "Ca lên, ta tay trong tay ngước nhìn lên bước theo lời nguyền: Dựng xây văn hoá cho nước Nam tự do nhân quyền!".
Hội trường Saalbau Titus Forum với sức chứa trên một ngàn người hầu như kín chỗ và đồng hương Viêt Nam cũng được dịp thưởng thức những món ăn do các chị trong Ban Tổ Chức và các Hội đoàn đã tự tay nấu nướng để bán cho khách tham dự. Một nghĩa cử rất hay là Ban Tổ Chức tuyên bố số tiền lời sẽ được trao tặng cho các nạn nhân của cơn lụt vừa qua mà theo như lời của chị Phi Nga, trưởng ban tổ chức, "đây là dịp đền trả những cưu mang mà nước Đức đã dành cho người dân Việt tị nạn trong suốt bao nhiêu năm qua".
Đứng trước nguy cơ xâm chiếm của Trung cộng và sự nhu nhược của giới cầm quyền cộng sản trong nước, Ngày Văn Hoá Diên Hồng đã nhắc nhở mọi người truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam với hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ vững bờ cõi trước những mưu đồ thôn tính của giặc ngoại xâm phương Bắc. Những tiếng hát, lời ca, điệu múa trong ngày Văn Hoá Diên Hồng cũng hào hùng tựa như những cánh tay vươn lên thề "quyết chiến" của các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng năm xưa.
Từ giã các bạn bè sau chương trình Văn Hoá Diên Hồng, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình xuôi về miền Nam của nước Đức để đi xem vườn hoa nổi tiếng Mainau (hay còn gọi là Bodensee) trên một hòn đảo nhỏ bên biển hồ Constance, lâu đài Néuchwanstein của vị vua cuối cùng của nước Đức là King Ludwig II, vượt qua biên giới Đức để thăm thành phố Praha của Tiệp Khắc và trạm dừng cuối cùng là thành phố cổ kính Munich. Tại đây, chúng tôi cũng có dịp gặp anh chị Nguyễn Quý Đại trong ngôi nhà xinh xắn trồng đầy hoa trong vườn của anh chị mà theo như anh cho biết vì "Hoa" cũng là tên của chị.
Những ngày cuối ở nước Đức, bầu trời đầy nắng đẹp trải dài trên những tàng cây xanh mọc ở khắp nơi trên nước Đức, trong các công viên hay những cánh rừng bên những cánh đồng bát ngát chạy dài bên đường với những ngôi làng xinh xinh được xây cất theo kiểu châu Âu. Chúng tôi trở về Cali mang theo nhiều kỷ niệm đẹp trong chuyến đi đến nước Đức lần này.
Mong cho những tình bạn nghệ sĩ đã quen hay mới thân quen "từ bốn phương trời" (Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc) luôn ngày càng thêm bền chặt mặc dầu khoảng cách không gian thật xa xôi.
Mong cho hào khí Diên Hồng sẽ được lan truyền và khơi lại trong lòng người dân nước Việt.
Anthony Cao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,435,121
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”