Hôm nay,  

Thối Về Ngoại

03/07/201300:00:00(Xem: 195975)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sinh năm 1953, định cư ở San Jose năm 1999, với ba con theo diện O.D.P., Tường Vân cho biết “Là độc giả lâu năm của Việt Báo, tôi rất yêu thích và có đủ những tuyển tập "Viết Về Nước My." Bài viết đầu tiên của bà là “Thi Hoa Hậu Cơ Đốc”. Tiếp theo là bài “Nơi Ở Cuối Đời” kể về những ngày cuối của nữ sĩ Trùng Quang. Sau đây là bài viết mới nhất.

Lúc đi định cư ở My, Nga mới 12 tuổi, Nghi 16. Cậu bé tặng cô bạn thời thơ ấu của mình một cây viết máy mới tinh căn dặn:

- Qua tới Mỹ nhớ viết thư cho anh nghe Nga!

Con bé cười khoe hai cái răng khểnh:

- Dạ, tới bển em sẽ viết liền hà.

Khi rời máy bay bước xuống, cô bé 12 tuổi thấy choáng ngợp vì cảnh phi trường San Francisco và nước Mỹ vĩ đại, nhưng rồi tất cả cũng quen dần.

Mấy mẹ con định cư tại miền Bắc Cali, cứ ba năm một lần, lại về thăm thân nhân tại Việt nam nên Nga và Nghi lại có cơ hội gặp nhau trong những kỳ đi trại Hè của Thanh thiếu niên có khi ở ngay Vũng tàu có khi ở miền Tây.

Đôi trẻ lớn dần theo năm tháng. Cây viết Nghi cho ngày ra đi đã hết mực từ lâu nhưng dần được thay bằng máy vi tính. Tới hồi thấy “khả nghi”, Má phải nói nhỏ với cậu út:

- Con điều tra coi chị Nga bồ với đứa nào mà sao thấy nó ngày nào cũng lên mạng, mấy cái hình trái tim văng tùm lum vậy cà?

Lúc này Nga đã 20. Hai chị em vừa học chung trường De Anza vừa làm part time ở phòng mạch bác sĩ chữa mắt. Vài ngày sau cậu út to nhỏ với Má:

- Cái mặt tên này nhỏ xíu bằng. . . con thôi Má ơi!

Sau đó thì Nga cũng thành thật khai báo:

- Anh Nghi chứ ai đâu má, tụi con quyết định “tìm hiểu” nhau.

Bà Mẹ yên tâm nghĩ tụi nó ở xa, không có cơ hội gặp gỡ ... coi như có thời gian để học.

Hai năm sau Mẹ của Nghi gọi điện thoại qua Mỹ cho Má của Nga, xin cưới Nga cho Nghi. Thế là hai bà mẹ vốn đã là bạn gần hai chục năm qua đồng ý kết tình thông gia. Mẹ Nghi nói:

- Chị à, ngày xưa em nhận Nga làm con tinh thần nay cháu lại trở thành dâu hứa em mừng lắm.

Họ hàng hai gia đình đều vui mừng, Ba mẹ con khăn gói quà cáp về Việt nam. Tụi nhỏ đổi tới đổi lui thế nào mà ngày cưới lại đúng vào cái ngày cách đây mười năm cô dâu rời quê hương theo mẹ đến xứ cờ hoa lập nghiệp. Đám cưới được tổ chức ở nhà hàng ngay bờ biển tràn ngập hoa trắng tươi từ trên xuống dưới làm ai nấy đều trầm trồ đám cưới này “sao mà giống của Việt kiều qua”. Ông chủ nhà hàng cười toe “Thì cô dâu là Việt kiều Mỹ mà lị.”


Điều đặc biệt làm mọi người tấm tắc là hai bà mẹ độc thân nuôi con ăn học và cưới gả con cho nhau!

“Coi kìa, cô dâu chú rể trẻ măng. Mà hai bà mẹ cũng xinh đẹp trẻ trung quá chừng! Người hướng dẫn chương trình giới thiệu “cô dâu chú rể hôm nay là hai đứa bé ngày xưa đã hát bài khi xưa ta bé ta chơi...” làm cả khán phòng cười thích thú.

Sau 3 năm rưỡi tạm rời xứ Mỹ về Việt Nam làm vợ làm dâu và làm mẹ một bé trai 8 tháng, mỗi lần đưa con đi chích ngừa cả nhà lại lo nơm nớp, không biết thằng bé có lòi bệnh gì ra nữa không?

Sau nhiều lần bàn bạc với mẹ chồng và chồng và cả nhà “nhất trí” là tình hình “lưỡi bò táp cả biển Đông” kiểu này, khó tránh chuyện diễn lại cảnh “ngàn năm Bắc thuộc.” Kết quả là Nga bế con về ngoại đang ở bên... Mỹ.

Gia đình chồng đưa tiễn hai mẹ con ra phi trường Tân sơn nhất trong một khung cảnh biệt ly của “đường bay não nùng” ai cũng buồn bã. Anh chồng bịn rịn với cô vợ trẻ với đứa con trai đầu lòng xinh xắn, ba nội trẻ với cô ba xì tin lưu luyến bên cháu như không muốn rời! Chỉ có bé là cười tươi nhất mà thôi. Bố trẻ thì thầm với con trai:

- Ba mới gặp con có 8 tháng thôi hà, giờ phải chờ thêm cả năm nữa mới gặp lại con, lâu quá chời luôn...

Cô vợ trẻ an ủi:

- Chừng sáu tháng thôi anh ạ, mình có con nhỏ thì Mỹ cho đi lẹ hơn.

Ngồi trên máy bay Nga ngắm nhìn con trai bé bỏng của mình đang ngủ ngon trong cái nôi nhỏ gắn phía trước tự hỏi không biết sẽ làm công việc gì để có tiền nuôi con trong thời gian chờ chồng qua sau theo diện vợ bảo lãnh.

Cũng may là đúng như dự tính, bước đầu hai mẹ con có chỗ ở chung với bà ngoại. Đúng lúc bà cũng đang rảnh rỗi vì... thất nghiệp, nên sẽ giúp chăm sóc thằng bé.

Đón bai mẹ con, bà ngoại kể là nhiều người quen biết chuyện Nga bồng con nhỏ trở lại Mỹ có nhắc lại câu “tấn về nội, thối về ngoại.”

Nga nói với Má:

- Thối về ngoại ở đây lại là bắt đầu tấn tới ở một đất nước tự do nhiều cơ hội. Con yên tâm khi thằng bé sẽ lớn khôn trên xứ xở này.

Bà ngoại bồng thằng bé, cười vui:

- Ừ, để cháu ngoại của má còn làm phó tổng thống nước Mỹ chứ!

Deborah Tường Vân

Ý kiến bạn đọc
03/07/201315:41:56
Khách
Thực tế đi. Làm gì dân Á đông làm tổng thống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,836,753
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến