Hôm nay,  

Một Bát Cơm

26/06/201300:00:00(Xem: 199891)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Nguyễn Hà Mi. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được chuyển đến Việt Báo bằng điện thư. Mong Mi Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.

Tôi đã có 20 ngày làm việc cho một nhà hàng Việt Nam tại Orange County - Calif. Và 20 ngày đó, tôi gặp 200 con người với 200 số phận khác nhau, cuộc sống khác nhau. Tôi nhìn họ qua cái cách họ ăn "Một bát cơm".

Bà chủ của tôi là single mom. Chị không đẹp, nhưng nhìn có vẻ rất quý phái, sang trọng. Tôi có phần ngưỡng mộ chị vì một người đàn bà thành công không phải là dễ, trong khi chị có tới cả chuỗi nhà hàng. Chị thường ngồi ăn một mình, và nhìn chúng tôi... săm soi. Chị đang ăn cũng có người đến làm phiền chị vì tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền lương và tiền nợ ngân hàng… Chị thường căn dặn nhân viên:

- Em phải cắt chanh nhỏ thôi, một quả tám miếng nhé... Sao cái cốc này mới có một lần dùng mà vứt đi thế phải rửa đi dùng lại chứ. Em chỉ được mang một cái khăn giấy cho một khách thôi nhé cưng... Các em có bỏ tiền ra đâu mà xót... Mà này, chị nhiều lần nhấn mạnh với mọi nhân viên, ai ăn bữa trưa phải trả tiền nhé, tiệm có camera theo dõi cả đấy.

Chị tiết kiệm đến mức chị lấy tiền tip của khách cho nhân viên mang đi mua đồng phục, mua thau, mua tạp dề và bắt nhân viên trả 10$ cho chiếc áo đồng phục ấy, chị mang tiền đi mua bút, mua sổ nhưng chị thiếu đôi găng tay người nhân viên rửa bát. Ôi chao, chị ơi, cái bút có 10 cent và ly cốc giấy có 20cent mà chị có nhìn đôi bàn tay trắng bệch của chú rửa bát không? Chị giàu tới cả triệu USD mà.

Ông chủ của tôi thì thường chờ khi tôi ăn cơm vào giờ nghỉ vì khi đó ông không phải trả lương cho tôi để thủ thỉ rằng: “Nhà hàng của anh là 3 sao nhé, em giúp anh trainning cho các em khác về nghiệp vụ nhé. Anh sẽ không bạc đãi em đâu”. Cái sự "Không bạc đãi" cũng khiến tôi nhớ lắm về cái sự nhẫn nhịn của mình.

Chuyện là em bị bỏng nước sôi khi làm việc, nhà hàng không có thuốc, tự em ôm hai cánh tay bỏng rát đi xếp hàng mua thuốc và tự trả tiền. Tay em đau, em không làm nổi nữa, em xin nghỉ hai ngày không lương. Rồi em đi làm lại, ông chủ quan tâm, lật cánh tay em lên nói, “Ôi zời, bỏng có tí có thế này thôi mà cũng nghỉ tới 2 ngày, em không đi làm, chả đứa nào làm anh yên tâm”.

Người đồng nghiệp làm cùng tôi, ông là người Mexico. Ông to cao và đôi bàn tay luôn bợt nước vì phải rửa bát suốt ngày. Đó là công việc vất vả nhất của nhà hàng này. Ngày ngày, ông ngồi một góc trong bếp hoặc đôi khi đứng cúi người ăn bữa trưa là một bát cơm. Tôi biết ông đói nhưng không dám xin nhiều vì sợ bà chủ kêu ca ăn nhiều quá. Hôm qua, tôi thấy ông khóc vì lương đã chậm một tuần, đám con nhỏ của ông ở nhà đã hết thức ăn. Người đàn ông ấy tần ngần ngồi nhìn bát cơm của mình và... chảy nước mắt. Giọt nước mắt của một người đàn ông.

Khách hàng của tôi nhiều lắm, ta, tàu, tây đủ cả. Màu da đen, da trắng, da vàng, da đỏ, lơ lớ lai lai cũng đủ hết. Có người hào phóng, có người keo kiệt, có người tham lam, có người dễ tính, có người khó tính nhưng ai cũng quan tâm tới "bát cơm" họ bỏ tiền ra mua cả. Người thì bỏ thừa mứa, người thì căn ke tính toán từng đồng, có người cũng muốn ăn quịt nữa cơ. Mỗi vị khách của tôi thể hiện con người họ qua cách họ ăn một bát cơm.

Tôi chưa bao giờ bị đói, cũng chưa từng thiếu một bát cơm nhưng quả thật... bát cơm bé nhỏ ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời.

Tôi nhớ bát cơm của cha mẹ, không ngờ nó đổi bằng nhiều hi sinh và mồ hôi quá.

Tôi nghĩ về đời người. Đời người có bao nhiêu đâu mà tiếc nhau một bát cơm. Tiền bac danh vọng rồi cũng qua cả. Người ta giàu tiền bạc mà chẳng có giây phút được bình yên ăn một bát cơm thì cũng có nghĩa lý gì đâu. Còn người ta nghèo thì một bát cơm cũng khốn khổ quá. Suy cho cùng, tới giờ tôi vẫn là người may mắn và hạnh phúc.

Sau này, dù tôi có là ai, làm gì cũng sẽ cố gắng để ghi nhớ trong lòng rằng đừng bao giờ tiếc những người xung quanh "một bát cơm".

Mi Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
21/12/201719:42:54
Khách
Viết hay vậy mà không tiếp tục. Uổng ghê!
07/07/201302:08:54
Khách
Bài viết hay, cảm đông mà thói đời là giới chủ nhỏ thường hay bóc lột, bần tiện mới mau có dư. Đời là thế, nếu ai cũng có lòng nhân thì đâu có chiến tranh, người thịt cá ê hề, kẻ miếng cơm cũng không đủ no.
Cám ơn tác giả, mong bài viết mới.
29/06/201313:20:01
Khách
Hà Mi thân mến,
Quả thật đời có rất nhiều người như Hà Mi đã nói trong bài viết ngắn trên. Nhưng dù sao vẫn còn không ít người có tấm lòng nhân hậu vô cùng. Tôi còn nhớ lời một người mẹ của bạn tôi khuyên rằng:
- Khi nấu cơm con nên nấu dư một bát, để có khi còn giúp được một người lỡ bước đói lòng nào đó vì khi con đã có gạo để nấu thì thêm một nhúm nhỏ không phải là một điều khó khăn đâu!
Tôi mang câu nói đó trong suốt cuộc đời mình và nghĩ rằng có những bài học mà mình đã nhận được không phải từ một nhân vật hay một cuốn sách nổi tiếng nào mà từ những người rất bình thường xung quanh ta trong cuộc đời vô cùng bình thường này!
Cảm ơn Hà Mi về một bát cơm trong đời sống của người Việt Nam mình!
Mimosa Phương Vinh
27/06/201316:54:44
Khách
Đọc bài viết của Hà Mi mà tôi đã rơi nước mắt. Tôi cũng đã từng trải qua những ngày làm trong nhà hàng và cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ những ngày tháng đó. Cũng như Hà Mi, tôi luôn tự hứa với long mình, "đừng bao giờ tiếc với những người chung quanh 1 bát cơm."
27/06/201316:05:06
Khách
Ở Mỹ mà kẹo quá hén. Mấy nhà hàng VN bóc lột người làm tận xương tuỷ.
26/06/201322:51:40
Khách
Bài viết khuyên răn rất ý tứ và hay
26/06/201317:41:34
Khách
Hà Mi có lẽ còn nhỏ tuổi mà sâu sắc quá. Đời này loại người như ông bà chủ của Mi nhiều lắm Mi ạ. Chứ nếu đa số biết nghĩ như Mi thì cuô.c đời này đâu còn là bể khổ nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,086,836
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến