Hôm nay,  

Việt Nam! Việt Nam!

13/06/201300:00:00(Xem: 238118)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.

Cả tuần nay Trời mưa tầm tã suốt ngày như đổ nước xuống Greenville và vùng phụ cận. Đã thế mà TV còn cho biết Trời sẽ mưa luôn qua tuần sau nữa. Mưa thì mưa đó là việc của ông Trời. Ổng muốn làm mưa làm gió gì thì mặc Ổng, mình là người dưới dương gian này thì mình cứ làm việc của mình cái đã. Vậy là hai vợ chồng tôi đi chợ.

Vâng chúng tôi đi chợ. Nói là đi chợ thì nghe giản dị làm sao nhưng ở Greenville, South Carolina này đi chợ thì lại không đơn giản chút nào cả.

Greenville, SC chỉ có lối từ 3 đến 4 ngàn dân Việt ta chứ không có cái may mắn có được lối hơn 200 ngàn dân như ở Orange county, South CA, hay ít hơn một chút như ở Atlanta, GA nên Greenville không có những cái chợ to đùng như ở CA hay GA mà chỉ là chợ mà thôi.

Trái lại ở hai tiểu bang CA hay GA thì chợ được gọi là supermarket là đúng, theo như tôi nghĩ, chỉ đẩy cái xe cho bà xã lối từ 1 đến 2 giờ là khi ra về có đủ mặt hà ng cần dùng cho gia đình trong tuần rồi. Thấy mà khỏe re!

Còn đi chợ ở Greenville ư? Phải đi đến năm cái chợ trong đó 2 cái chợ Việt và 3 chợ Mỹ. Đầu tiên là vào chợ Farmer's Market gần nhà để mua rau cái đã. Greenville, SC có hai cái chợ loại này. Rau bán ở chợ này tương đối rẻ, tươi, ngon ăn vào thấy khỏe… túi tiền nên đủ thứ dân Mỹ đi chợ này dĩ nhiên Mỹ-Việt thì khỏi nói chiếu cố chợ là lẽ đương nhiên.

Trong chợ bán đủ các loại rau cho dân Mỹ bản xứ ăn dĩ nhiên có những loại rau mà Mỹ-giấy như tụi tôi và các đồng bào Mỹ-giấy của tôi có thể ăn được tỷ như xà lách, húng nhũi, húng quế, thì là, tần ô (cải cúc), cải làn (cải rổ), bắp cải, bông cải trắng, bông cải xanh, bắp, hành lá, sắn, khoai lang, khoai sọ, v…v… còn những thứ khác như loại bắp cải chỉ lớn bằng đầu ngón chân cái hay lá xương rồng đã cắt bỏ gai rồi thì không dám mua vì không biết cách chế biến ra sao nên không dám đụng đến.

Chợ kế là hai chợ Việt là chợ Saigon Market và Asian Market để mua các loại như bún khô, măng tây, nước mắm, nước tương, giá sống, các loại rau thơm mà chợ Farmer's Market không bán,

Người Mỹ rất giỏi về thống kê nhưng hình như họ quên không làm thống kê về món giá sống bán trong chợ của họ vì giá sống trong chợ Mỹ phần lớn là bị hư vì để quá lâu ngày nên sau một hai lần kinh nghiệm người Việt ta không ai dám mua nữa.

Về giá cả các món mua trong chợ Việt Nam tại Greenville, SC thì giá tại hai chợ chỉ chênh lệch nhau không đáng kể nhưng nếu so sánh với các chợ Việt Nam ở Atlanta thì khoảng cách là khá xa.

Atlanta và vùng phụ cận có lối hơn bảy chục ngàn dân Việt ta sinh sống, nếu kể dân Việt ta ở, "vùng phụ cận của Atlanta là hai tiểu bang Mississippi và Louisiana" đã chịu khó lái xe lối 3, 4 giờ để về Atlanta đi chợ nữa, thì số người Việt đi chợ tại Atlanta đông hơn số dân Việt số ng tại đây nên giá các món đều khá nới so với Greenville, SC.

Điều này cũng dễ hiểu thôi cũng là một xe tải chở một lượng thực phẩm cho hơn bảy chục ngàn người và cho ba hạybốn ngàn người thì phí tổn phải khác nhau là điều chắc chắn rồi.

Chợ kế tiếp là chợ dành cho giới bình dân khi lấy cái xe để đi bổ hàng thì phải bỏ đồng 25 xu vào cái khe thì sợi xích mới tuột ra. Khi xong việc thì lại lấy một đầu sợi xích đưa vào cái khe thì đồng 25 xu lại trở về tay của khổ chủ.

Kế tiếp là chợ Publix dành cho mọi giới cả giàu lẫn nghèo, chúng tôi vào đây để mua cá, thịt bò, thịt heo v…v… Phải công nhận chợ này có cách trưng bày các món hà ng rất là bắt mắt, làm người mua phải chú ý liền. Vào chợ là thấy thoải mái để rồi lần sau đi chợ thì lại không quên chợ này. Mua cá ở chợ này thì bảo đảm sẽ có cá nuôi ở Mỹ không sợ ăn phải cá của Việt Nam hay của Tàu mà nồng độ trụ sinh để ngăn ngừa cho cá không bị bịnh thường là quá mức cần thiết có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu thụ.


Chợ cuối cùng là chợ Aldi mà chủ chợ ở đâu thì không thấy nhưng giá hàng trong chợ này có thể nói là rất re. Khách tự chọn, tự bỏ vô bao của mình sau khi đã tình tiền chứ chợ không có bao bì cho khách.

Muốn có bao bì thì khách phải mua hay mang theo để giảm chi phí cho chợ. Lâu lâu lại có một màn sale độc đáo không cần quảng cáo như avocado 45 xu/trái hay cam navel 1.50 xu/bịch v…v… Loại cam này nhỏ nhưng ngọt lịm chở từ Cali qua.

Thường thường khi đi chợ thì có gì mà viết thành văn đâu. Đi chợ chỉ là việc bình thường trong đời sống chỉ có điều là ở Việt Nam trước năm 75 đi chợ là việc của các bà.

Đàn ông mà đi chợ hay có ý định đi chợ là các bà sẽ la lên bảo ông chồng phải, "ô rơ lui" ngay để các bà lo vì đó là phần vụ của các bà.

Nếu lớ ngớ mà hàng xóm mà thấy được ông chồng đi chợ thì người ta cười cho mà xem, đó là điều mà các bà sợ như thế nên ông chồng khỏe re.

Thế nhưng như các cụ ta nói "đi xứ Lào ăn mắm ngóe" thì khi sống ở Mỹ các ông nhà ta đành phải theo phong tục. tập quán Mỹ vậy.

Đàn ông Mỹ đi chợ là thường mà nước Mỹ vẫn cứ là siêu cường vô địch trên thế giới, các bà nói thế khi ông chồng nào giở chứng muốn theo phong tục Việt.

Không có mắm ngóe để ăn vì đây là xứ Mỹ thì cuối tuần đẩy xe theo sau bà xã theo phong tục Mỹ và nhanh tay bỏ vào cái xe đi chợ các thứ mà bả đã lựa. Nếu mà chậm chạp thì sẽ nghe một bài ca, "Ối dào ông làm gì ở hã ng thì tôi không biết nhưng sao mà chậm thế. Bộ đang nhìn cái bà áo tím, cái cô bé áo xanh kia hở?"

Hôm đó khi đẩy xe gần đến quầy trả tiền tôi gặp một cặp vợ chồng người Mỹ cũng đã lớn tuổi có lẽ cũng bằng tuổi tôi đang đẩy cái xe ra khỏi chỗ tính tiền vì hai quầy tính tiền được thiết kế quá sít sao nên ông cụ có vẻ lọng cọng tôi bèn đẩy giúp. Khi xong việc ông cụ hỏi tôi:

- Xin lỗi ông, ông là người Thái?

Hơi đỏ mặt vì câu hỏi của ông cụ hình như sai địa chỉ nhưng tôi vẫn nở nụ cười rất tươi và ôn tồn trả lời:

- Không, tôi là người Việt Nam

Hình như ông cụ không phân biệt được ai là Việt Nam, ai là Tàu, ai là Thái, ai là Đại Hàn, ai là Nhật thì phải hoặc giả ông cụ chỉ có kinh nghiệm tiếp xúc với người Thái chăng nên ông cụ mới hỏi thế.

Điều này làm tôi nhớ có lần ông supervisor nơi tôi làm cho tôi biết là ông ấy chưa bao giờ ra khỏi Greenville, SC thành ra tôi không lấy làm lạ. Mỗi năm khi tôi về Cali thăm các con tôi các bạn Mỹ nơi tôi làm việc cứ hỏi đi hỏi lại là tôi về Cali có phải không.

Họ làm như Cali là xứ nào đó thật xa xôi ngoài tầm tay với của họ thì phải. Họ hỏi thế cũng đúng thôi vì nếu không có thân nhân ở Cali mà đi du lịch theo kiểu Mỹ thì rất tốn tiền mà họ thì ngại tốn tiền chăng nên cứ thích tắm ao ta để save tiền.

Khi đẩy chiếc xe đi chợ ra khỏi chợ thì tôi lại gặp ông cụ người Mỹ này lần nữa, đang đứng ngay lối ra của chợ. Ông giơ tay chào tôi còn miệng thì cười rất tươi trong lúc lập đi lập lại hai tiếng:

- Việt Nam!Việt Nam!

Đây có lẽ là lần đi chợ mà tôi không bao giờ quên. Quả tình tôi chưa bao giờ được đi tàu bay giấy mà thích thú như lần này. Tôi khoan khoái vì đã vô tình làm người Việt đẹp đẽ để ông cụ người Mỹ này nhớ hai tiếng Việt Nam mãi mãi, sau cái ông người Thái đẹp đẽ nào đó đã giúp ông cụ.

Đọc đến đây chắc quý bạn cũng cảm thấy vui lây với cái vui đơn sơ bình dị của một người Việt Nam sau những tin bọn mafia cầm quyền buôn sừng tê ở Nam Phi, buôn bán phụ nữ Việt ở Trung đông, Mã Lai, buôn lậu qua Air Việt Nam v… và v… mà không ai trong bọn họ đeo mo cau lên mặt cả.

Tôi cám ơn ông cụ người Mỹ đã cho tôi một kỷ niệm đẹp không bao giờ lạt phai nên kể câu chuyện này hầu quý bạn để cho vơi đi nỗi nhục do bọn mafia cầm quyền gây ra cho hai chữ Việt Nam thân yêu nhưng chưa bao giờ nhục như thế từ sau cái ngày đáng nguyền rủa 30/4/1975 đó.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
25/06/201320:16:42
Khách
Cám ơn các bạn đã góp ý.Chúc sức khỏe.Mến
25/06/201319:55:52
Khách
Chào quý vị đã dành thì giờ góp ý.
Xin chân thành cảm tạ.Ðây là một niềm khích lệ lớn lao cho người viết. Chúc sức khỏe.Mến
14/06/201304:03:21
Khách
Thua tac Gia,
Cho Aldi Xuat phat tu xu Duc do hai anh em ti phu nguoi Duc lam chu, nhung mot Ong vua moi qua doi cac day vai nam.
14/06/201302:26:52
Khách
Cám ơn chú Bình đã viết 1 bài giản dị mà hay.
13/06/201313:00:51
Khách
Xin cám ơn bài viết hay của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,567,334
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến