Hôm nay,  

Tôi Học Lái Xe

12/06/201300:00:00(Xem: 214136)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân San Dimas, CA. Trước tháng Tư 1975, tại Sài gòn, cô từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết thứ ba của Tôn-Nữ Thu-Dung. Mong cô tiếp tục viết.

Mới bước chân tới cái xứ mấy chàng cao bồi cỡi ngựa bắn súng nhanh như chớp này được 1 tuần thì cậu em trai thân ái hỏi tôi

- Chị định thi lái xe bằng tiếng Việt hay tiếng Anh?

Tôi giật mình, la lối:

- Mày điên hả, ở Việt Nam tao còn không biết đi xe máy. Đi đâu cũng có người chở. Tự nhiên biểu tao đi học lái xe hơi!

Nó cười thông cảm, gật gù một cách đầy bí ẩn:

- Dạ thôi được…Chị không thích thì thôi. Em sẽ cho hai nhóc đi học!

Vậy là ba cậu cháu dẫn nhau đi. Mặc kệ, tôi đang bận khóc lóc nhớ Việt Nam, nhớ ngôi nhà mới xây bên bờ sông Cái, nhớ tủ sách quý chưa thu dọn kịp, nhớ ông xã một mình thui thủi vắng bóng vợ con… không biết có chịu ngoan ngoãn nghe lời chỉ đạo từ xa không hay cứ vô tình làm trái ý… Nhớ hơn một triệu điều cần nhớ và đáng nhớ.

Cả tháng trời nằm nhà nhâm nhi nhấm nháp nỗi cô đơn cũng ớn… nhất là những buổi chiều trời thu vàng nắng ấm, Hà đi làm về ghé chở tôi đi chơi lang thang qua những con đường quá đẹp …Hà thường nói:

- Tiếc quá, em sắp đi Korea công tác, chắc không ai rãnh để chở chị đi chơi. Hai đứa nhỏ phải vừa học vừa làm mệt lắm, bắt nó chở đi mỗi chiều như vầy thì tội quá.

Đến một ngày, tôi ngần ngừ nói, hơi e dè vì không đủ tự tin:

- Chị muốn đi thi lý thuyết bằng tiếng Việt.

Hà cười:

- Em biết là chị giỏi mà… nhưng chị học lúc nào mà đầy tự tin vậy?

Tôi không nói những lúc hai con nhóc đi học tôi buồn tình tìm quyển lý thuyết học lái xe mà Hà quăng nó vào bàn viết của tôi và tôi đọc thấy sao dễ ợt… Tôi chỉ hỏi:

- Bao giờ thi?

- Để em lên mạng ghi tên, có thể vài ngày thôi chớ để lâu chị quên hết những gì đã học, thi rớt lại đổ thừa tại nọ tại kia …

Tôi thi đậu lý thuyết ngay lần đầu tiên… Gọi điện về báo tin cho ông xã:

- Anh biết gì không?

- Biết chứ, em để quên giấy tờ ở nhà chứ gì?

Ông xã tôi luôn có cái nhìn rất lạc quan về vợ. Tôi hơi bực mình nhưng vẫn nhỏ nhẹ hiền lành:

- Em thi xong rồi và em không quên gì hết.

- Được mà, được mà … nghe giọng nói rất biết điều của em, anh biết em rớt. Đừng buồn em, em đã có nhiều cố gắng!!!

Cái giọng Bắc Kỳ di cư đểu cáng, tôi cúp máy cái rụp và không thèm nghe khi nhìn thấy chữ papa hiện trên điện thoại.

Nhưng lý thuyết là một chuyện, còn thực thi cái lý thuyết đó lại là chuyện khác. Tôi luôn run như cầy sấy khi tới giờ Hà mang xe đến dạy, đến nổi ông xã tôi thấy tội nghiệp quá phải nói với Hà:

- Em thuê người tới dạy chị đi, xe hai ga hai thắng cho an toàn, chị nhát lắm, hồi trước ngồi sau lưng anh mà cứ nhắm mắt và ôm cứng ngắt… cái miệng thì cứ la oai oái, chở ra đường là mắc cỡ với thiên hạ, phải tống lên taxi mới yên.

Hà cười:

- Không sao đâu anh, để em, người ngoài không rõ về chị như em nên không ai dạy được đâu.

Tôi cũng không muốn người ngoài dạy, họ sẽ biết tôi chết nhát… rồi sẽ đòi nhiều tiền… Hà nói:

- Ngồi xe hơi rất an toàn chị à. Không việc gì mà sợ. Xứ này ai cũng tôn trọng luật lệ, chị cứ theo luật mà đi là ok!

Nói thì ai nói chẳng được nhất là một người đã từng lái xe hơn hai chục năm. Còn tôi, ngồi bên tay lái là tôi sợ đủ thứ:

- Sao xe kia đi sát mình dữ vậy?

- Không, nó đi bên lane của nó đó chớ!

- Sao thùng rác cứ xếp hàng dọc sát đường ghê quá. Chị sợ tung vô thùng rác.

- Thứ ba là ngày đổ rác của khu vực này đó chị. Việc gì mà sợ, chị cứ tưởng tượng đó là một dãy xe đang đậu.

Bỗng nhiên hai chị em cùng phá lên cười vì nhớ lại mới ngày nào tôi tập xe đạp té nhào vô một giỏ cần xé rác, ngồi trụm lụm trong đó với xác mía, vỏ bắp và chuột chết…


Tôi hỏi lung tung mọi điều. Hà kiên nhẫn giải thích từng chút, cảm ơn trời đã cho tôi một đứa em dễ thương đến vậy.

- Dạy chị lái Hà không sợ hả?

- Sợ gì? Em biết chị giỏi và chị liều mạng.

Đúng, bằng mọi giá, tôi phải lấy bằng lái cho nhanh để trả thù những ngày mưa gió đứng chờ xe bus đi học mà lạnh chảy máu mũi… Tôi phải học cho nhanh mọi thứ mọi điều mà tôi đã lỡ chậm hơn những người khác đến mấy chục năm… Đã vậy Hà lúc nào cũng thôi thúc:

- Nhanh nhanh lên chị. Hai đứa nhỏ bữa nay chạy freeway ào ào rồi, chẳng lẽ mẹ mà thua con???

Tôi sợ nhất là vào parking, Hà lại còn bắt vào parking của chợ, đông và chật ních.

- Không sao đâu chị. Xe em bảo hiểm hai chiều, tung ai hay ai tung đều có tiền bỏ túi. Chị đừng sợ, có tung ở parking chỉ móp xe chút xíu là cùng, không can chi mô. (Hà nhái giọng tôi chớ nó mà còn nhớ gì tiếng Huế!)

Rồi ngày trọng đại cũng đến, Hà chở tôi đi và làm mọi thủ tục, tôi hồi hộp ngồi chờ giám khảo ngoài xe. Một tay rocker chính hiệu xuất hiện, tóc đuôi gà, dây chuyền gỗ, xăm hai tay vằn vện, máy nghe nhạc lủng lẳng trên ngực… Chúa ơi, tôi chào: ”Have a good day!” Thật tình tôi muốn giám khảo có một good day thật sự chứ không phải vì xã giao. Hắn nhìn tôi chăm chú. Hôm nay tôi cũng cố gắng làm mình tươi tắn đôi chút bằng một áo chemise trắng rộng thùng thình rất ăn jeu với chiếc quần jean bạc phếch, một áo khoác da màu đen và sợi dây bùa thạch anh đen trắng trên cổ.Trông rất Black and White! “You too…,” hắn nói. Rồi hắn lên xe, đeo kính đen che 2/3 khuôn mặt, Bật ghế duỗi dài ra nằm thoải mái, có thể hắn đang nghe nhạc, chân nhịp nhịp… và nói một hơi… thưa với quý vị độc giả nào đã đọc đến đây mà còn chưa chán … hắn nói gì hắn nghe, hắn hiểu… tôi sợ đến nổi chỉ nghe được 1 câu độc nhất cuối cùng: “…Và hãy làm những gì đã biết .“ Những gì đã biết, dễ thôi, tôi đề máy, từ từ ra khỏi DMV. Hết đoạn đường vận tốc 15 dặm, tăng ga qua đường 35 dặm… quẹo trái, dừng Stop Sign, quẹo phải, dừng đèn đỏ, nép sát đường khi nghe còi xe cứu thương. Đi vòng về lạị chỗ cũ đậu xe, de xe và stop… Mọi sự diễn ra trong vòng 15. Kể lại thì đơn giản, nhưng làm mọi chuyện như vừa kể thì trái tim tôi muốn rớt ra ngoài…

Tôi hơi ngạc nhiên vì cho đến lúc bước ra khỏi xe, hồ sơ tôi trên tay hắn chưa có một chữ nào cả, tôi hỏi, rất ngố:

- Are you ok?

Hắn tháo kính đen, lại nhìn tôi chăm chú, cười bí hiểm:

- Yes, everything is fine, now …

Tôi ngao ngán không biết hắn nghĩ gì thực sự trong đầu nữa, bèn tự nhủ: “Thôi, học tài thi phận, mình xui xui gặp thằng giám khảo điên điên.” Tôi ngồi chờ Hà trong xe tưởng như đến một trăm năm. Hà xuất hiện, từ xa đã cười như mùa thu tỏa nắng (hình ảnh này chôm của Hoàng Cầm):

- Chúc mừng chị Dung.

- Ủa, tao đậu?

Tôi lơ mơ hỏi không tin được dù đó là sự thật (lại chôm của Giang Nam)

- Nó nói chị tự tin thấy ớn!

Tôi cười:

- Chị có bị lỗi gì không?

- Có, chị bị duy nhất một lỗi nặng: Dừng Stop Sign quá lâu.

Tôi ngạc nhiên vô hạn:

- Đâu có, chị chỉ dừng đúng thời gian đọc hết câu: “Còn đâu em ơi còn đâu thời nhung lụa” như lời Hà dặn thôi mà!!!

Hà cười như nắc nẻ:

- Em chọc vậy mà chị cũng tin, chị đọc hết câu đó thật a? Trời ơi nhà thơ của tôi!!!

Tôi đậu. Lạy Chúa, mọi người cười: “Hay không bằng hên.” Không ai thèm công nhận tôi giỏi, mặc kệ mọi người, tôi tự phục tôi sát đất.

Ít lâu sau, trong sinh nhật Adrian, tôi thấy thằng giám khảo tới dự, cũng với phong cách rocker hạng nặng… tôi hơi hoang mang khi biết nó đã là bạn thân của Hà từ thời đại học… hay Hà “mua“ nó để tôi được đậu? Tôi ném vội vàng cái tư tưởng ngớ ngẩn đó qua cửa sổ. Ở Mỹ, ai làm vậy bao giờ!!!

TÔN NỮ THU DUNG

Ý kiến bạn đọc
20/06/201321:22:09
Khách
Cảm ơn các bạn đã đồng cảm cùng tôi
19/06/201311:57:04
Khách
Bài viết sinh động,dí dỏm và thực tế cho những người vừa đặt chân lên đất mỹ.Là bài học kinh nghiệm cho những người qua sau.Chúc mừng tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,051
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến