Hôm nay,  

Tạ Ơn Người

09/06/201300:00:00(Xem: 202859)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả: Thanh Tâm
Bài số 3918-13-29318vb8060913

Tác giả hiện là cư dân Garden Grove, CA, cho biết ông là một sĩ quan Trừ bị Chủ lực quân VNCH. Sau 30/4/75 thọ nạn tù “cải tạo” 6 năm. Khi có chương trình HO, hoàn tất hồ sơ nạp phòng xuất nhập cảnh vào tháng 10/88, nhưng mãi 7 năm sau mới được tái định cư Hoa Kỳ. Lý do, theo tác giả khôi hài, là “NO$.” Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

"Đi một ngày đàng học một sàng khôn, thế tại sao tôi đến xứ Cờ Hoa... đã mấy năm mà tự cảm thấy mình còn ngơ ngơ ngáo ngáo" Tôi thường viết điều này trong thư gởi về vài người thân ở Việt Nam, e cũng có người bảo đi xa rồi tha hồ nói khoác?

Dần về sau và cho đến bây giờ, tôi phủ nhận câu "Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu" hoàn toàn trái ngược với quê hương mình; bởi vì cái ăn, cái mặc ở đây mua sắm thật dễ dàng; còn việc tạo nhà thật khó khăn vô cùng. Có người đầu tư địa ốc mua nhà cho mướn, có người cố gắng vượt lên số phận mình, xoay sở mọi cách, vay nợ ngân hàng mua ngôi nhà để ở, trả nợ hàng tháng với hợp đồng 15 hay 30 năm. Một ngày u ám nào đó bị mất việc, ngân hàng tịch thu nhà, mộng làm chủ một ngôi nhà tan thành mây khói!

Gần 20 năm vào sống trong khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo này -một đất nước tiến hóa không ngừng- tôi tự biết mình đã lạc hậu. Khi tuổi đã về chiều, tôi tin vào khoa học điện tử ngày nào đó sẽ khám phá được lãnh vực huyền bí siêu hình mà Đức Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn giác chờ đợi trí khôn của nhân loại. Sự chờ đợi của ông Thầy Trời vĩ đại vô biên, còn tôi đứa học trò ngây ngô, chưa đạt thành quả nào trong cuộc sống, có lẽ tôi đang đắm chìm giữa bóng tối vô minh?

Đọc nguồn tin mới: “Quân trường Mỹ dạy sĩ quan chống tin tặc. Các học viên của quân đội đang đào tạo thế hệ sĩ quan đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh mạng chống lại tin tặc đe dọa các hệ thống tin học của quân đội và dân sự, kiểm soát mọi thứ từ mạng truyền tải điện cho đến ngân hàng. Sinh viên sĩ quan tại các học viện của Lục quân, Hải quân và Không quân đang học và tập kỷ thuật tinh vi để trở thành thế hệ chỉ huy tương lai về lý thuyết và thực hành trong chiến tranh mạng...” (trích V.Báo)

Nhớ lại câu châm ngôn: "Sự học như thuyền đi nước ngược không tiến ắt lùi." Đã mấy mươi năm không học, vậy vị trí của tôi đang ở vị trí nào trong cõi đời này? Có thể tôi trôi về nửa thế kỷ 20, cái thời nghèo nàn lạc hậu trên mảnh đất quê hương chịu đủ thứ bệnh tật, thiên tai địa ách, tai họa chết thảm vì cuộc chiến Việt Pháp (1945-1954). Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, vĩ tuyến 17 định lằn ranh Quốc Cộng, một cuộc di cư vĩ đại.

"Ai làm cho khói lên trời
Cho mưa xuống đất cho người biệt ly.
Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Xót xa hàng lệ đầm đìa tấm thương" (Tản Đà)

Thói quen của tôi, mỗi buổi sáng tập thể dục và đi bộ khoảng nửa giờ; sống đơn giản cơm, rau, củ, quả; thế mà một cơn bệnh bất ngờ ập đến tôi vào tháng 3/2013, thần trí mịt mờ, đôi chân tê liệt, nghe tiếng người như văng vẳng trong cõi hư vô. Hay tin, ba anh em ở chùa chạy đến thăm, góp ý với gia đình tôi hãy gọi 911. Khoảng 5 phút sau, xe cấp cứu chở tôi đến bệnh viện Garden Grove. Một cuộc khám và chụp hình khẩn cấp diễn ra khoảng một giờ. Tôi cố vận động trí năng nói từng tiếng một với đứa con trai và hai đứa cháu quen thân đang có mặt trong phòng...!

Vào năm nào đó, tôi đã vào thăm bệnh ở đây, có người nay còn sống đến 95 tuổi, có người về cõi vĩnh hằng. Nay đến lượt tôi. Tôi thường tâm nguyện: Nếu mạng sống này còn hữu ích chi cho gia đình, xã hội, bằng không thì chư Thần Thánh Tiên Phật cho tôi đi một cách nhẹ nhàng, đừng hành xác.

Trong giấc ngủ chập chờn tôi mơ về quá khứ hơn bốn mươi năm trước, nguyên số anh em có nhiệm vụ đi vòng ngoài, nói rõ là tình báo của đơn vị, về báo lại là có mấy gia đình rất nghèo, mỗi bữa ăn toàn là khoai lang, khoai mì cuốn với rau. Tôi đi thăm viếng qua một vòng biết rõ hư thực. Một bà cụ trên bảy mươi tuổi đang sống trong cái chòi lá đổ nát, diện tích khoảng bốn thước vuông. Tôi khom xuống hỏi đêm rồi trời mưa lớn bà ngủ thế nào? Bà đưa tay run run chỉ vào một góc nói: Tui quấn chiếc đệm này ngồi ở trong góc đó... Thăm đủ ba gia đình. Sáng hôm sau, một buổi sinh hoạt công khai anh em đồng ý giúp đỡ, thế là mỗi tháng xuất gạo tồn kho trợ giúp mỗi gia đình hai mươi lít. Riêng bà cụ neo đơn, tôi ra tiền cho anh em mua cây lá cất cho bà mái nhà khác rộng hơn, cao hơn.

Thao thức nhiều hơn ngủ, nằm nhìn từng giọt nước biển âm thầm nhỏ xuống chuyền vào cánh tay mặt duỗi thẳng theo cạnh giường phủ lớp ra trắng, qua mấy ngày đêm, tôi lặng lẽ đếm thử, có thể đã nhận hơn mười bịch nước biển. Vào buổi sáng ngày thứ tư, một bác sĩ người Ấn và một nữ y tá thông dịch người Việt đến bên giường bệnh cho biết sẽ chuyển tôi đến viện dưỡng lão gần đây để tập vật lý trị liệu. Đó là “Trung tâm Điều dưỡng Alta Gardens Care Center”.

Xe chuyển bệnh của bệnh viện đưa tôi đến nơi này mất khoảng bốn phút, hai nhân viên đẩy tôi vào tận phòng dưỡng. Hai y tá Việt chào đón vui vẽ, chỉ nút bấm điều chỉnh giường cao thấp và chỉ đường dây điện thoại gọi khi cần sự chăm sóc của phòng trực. Chưa quen chổ mới, nằm nghe bên kia bức màn vải chia đôi phòng, người bệnh đến trước ngáy đứt quãng từng chập. Suy nghĩ vu vơ rồi xoay quanh nhóm từ "Vật lý trị liệu", tôi tưởng tượng về hình thể dụng cụ, cách tập ra sao? Tôi sẽ ở đây bao lâu? Hai tháng, sáu tháng, một năm? Nhìn đồng hồ trên tường chỉ bốn giờ, tôi thấy một bóng người vụt đến để lên bàn một bình nước. Đến 5 giờ sáng, tôi nghe câu nói của cô gái Việt:

- Bác ơi cho con mượn cái tay.

Đó là cô y tá trực vào thăm độ đường và đo huyết áp của tôi. Không dỗ ngủ lại được, tôi bước lại kéo màn cửa sau, nhìn bâng quơ qua bờ tường ngăn cách giữa phòng giặt với phòng ngủ của bệnh nhân. Bước vào restroom làm vệ sinh, xong tôi nghe như có luồng không khí mới len vào, kia trời đông đang ửng dạng. Đèn phòng tỏa sáng, một nữ tạp vụ bắt đầu lau chùi đó đây một cách nhanh nhẹn, chu đáo. Sau bữa ăn sáng độ nửa giờ, những người bệnh ở vài số khác lần lượt vào phòng tắm bằng chiếc xe khá đặc biệt. Chưa chín giờ, một nữ nhân viên đẩy worker đến tận giường bảo: Đi tập, đi tập. Mãi về sau tôi mới biết cô ấy là người Phi Luật Tân. Cô có nhiệm vụ hướng dẫn tập bộ chân, cô nói tiếng Anh xen lẫn một vài tiếng Việt, tôi chấp hành nghiêm chỉnh, có thể vừa ý, cô nói good! Good! Tốt lắm!

Khi chuẩn bị đưa tôi qua phòng tập tay, cô cẩn thận thắt vào thắt lưng của tôi một dây bằng sợi nylon, bề bảng khoảng năm phân. Tôi nương theo worker lê đi từng bước chậm chạp thì cô đưa một tay nắm dây, tay kia nắm vào tay tôi dìu đi tới phòng Rehab. Còn xa lạ, nhìn ba nhân viên Mỹ, Đại Hàn, Việt Nam đang hướng dẫn sáu vị lão thành nam nữ, mỗi người tập một dụng cụ khác nhau, bỗng nghe cô Việt Nam nói:

- Mời bác ngồi ghế rồi quay cái này, nhưng bác chờ con lau xong mới bắt đầu tập, nếu cảm thấy mệt thì bác nghỉ, hết mệt bác sẽ tiếp tục.

Những lời nói nhã nhặn ngọt ngào đầy thân tình, nhất làkhi cô đối diện với bệnh nhân khó tính không chịu tập mà cứ đòi về phòng, về nhà, cô thuyết phục:

- Bác ơi! Muốn về nhà vui vẽ với con cháu, bác chịu khó tập cho mau hết bệnh, con cháu sẽ rước bác về; hoặc

- Bác ơi! Con mời bác đứng dậy, một tay giữ worker, một tay bác di chuyển mấy vòng nhỏ này, nếu thấy mệt tự nhiên ngồi nghỉ.

Qua những ngày tới lui năng tập, lúc ít người, tôi hỏi tên Việt của cô: Cháu họ Lâm tên Ngọc. Từ đó về sau mỗi lần gặp cô tôi gọi Cô Ngọc. Ở đất nước này, nhiều người dấu tên thật, giới thiệu tên giả. Thí dụ: Trần Kim Trân lại tự giới thiệu là Kim. Mỗi ngày nhìn thái độ phục vụ tận tình, năng nổ, chân thật, tôi lần dò ra cho biết khi còn sống Việt Nam cô ở đâu? Lúc đầu cô nói quanh quất quê ngoại ở Đồng Tháp, quê nội ở... điểm đặc biệt là cô không giới thiệu mình là người Sài Gòn, học trường nữ Gia Long sau năm 1975, thời xa xưa là trường Áo Tím, cũng như đa số nữ sinh khác. Nhân dịp này, tôi cho cô biết sơ qua vài nét chính của ngôi trường.Ông Lê Văn Trung lúc bấy giờ là Nghị Viên Hội Đồng Thượng Viện Liên Bang Đông Dương (Việt, Miên, Lào) chủ xướng, kết hợp với bà Đỗ Hữu Phương xây dựng trường vào năm 1911. Có thể tâm đắc về một người Việt Nam, hay có thể nghĩ bao quát hơn "đồng thanh tương ứng", vừa tập tay tôi vừa nói mấy câu sau đây:

"Thiên đường ở chính lòng ta, địa ngục cũng do lòng ta mà có" (Đức Chúa Jesus)

"Một lòng nhân đức giữ cho thường" (Ngọc Hoàng Thượng Đế)

"Nước mắt chúng sanh ví tích tụ lại được ắt nhiều hơn nước bốn biển đại dương" (Đức Phật Thích Ca)

Đương ở lớp tuổi hoàng hôn của cuộc sống, đương vào vòng thứ hai thứ ba của tứ khổ "Sinh, Lão, Bệnh,Tử" nhưng lòng tôi lúc nào cũng bình thản thanh tịnh, dù có lâm vào vòng thứ tư cũng hòa hợp với định luật vô thường:

Tử ư? Thanh thản thoát ly đời.

Được xuất Dưỡng lão viện vào trưa ngày thứ bảy, khoảng chín giờ sáng ngày chủ nhật, một cô y tá của hãng EW đến chăm sóc sức khỏe cho tôi. Lật hồ sơ, cô biết tôi ăn chay trường.

Hôm nay thứ hai 6-5-13 trên tờ V. Báo loan tin như sau: Một trường tiểu học NY ăn chay trường 100%. Tôi xin trích:

"New York -Một trường tiểu học ở New York đã thành ngôi trường đầu tiên tại Hoa Kỳ cung ứng các bữa ăn chay trường cho toàn bộ học sinh, và được Sở Giáo dục New York ca ngợi là điều tốt cho sức khỏe trẻ em.

Ngôi trường công này có tên New York's Public School 244, dạy từ lớp tiền mẫu giáo cho tới lớp 3, lúc đầu là cho ăn ba bữa chay, nghĩa là không có thịt cá mỗi tuần, và rồi hoàn toàn chay 100% cả tuần.

Trường này mở cửa từ năm 2008 từ lúc đầu đã cho ăn chay theo cách từ từ tới giờ, theo lời hiệu trưởng Robert Groff, nói rằng trường cũng dạy các em về những lựa chọn hợp với sức khỏe để sẽ thành công trên đường học vấn và ngoài đời..."

Thi nhân nào đã viết hai câu thơ này:

"Thà một phút huy hoàng rồi lịm tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

Đã không "huy hoàng" thì tạm "le lói" như ánh đốm trên đồi 30 thuở nọ... Vốn biết "Tinh thần sáng suốt trong thân thể cường tráng" nhưng đợi đến bao giờ! Thôi thì cứ viết sự thật pha lẫn một ít thâm cảm chân thành, không có gì lạc lõng. Vì "Lương y như từ mẫu" đáng được tán dương.

Thanh Tâm

Ý kiến bạn đọc
13/06/201313:11:34
Khách
Bài viết hay về sự "Vô Thường" sanh ,lão ,bệnh,tử của kiếp người.Chúc tác giả nhiều sức khoẻ để viết thêm nhiều bài hay về Nhân Sinh Quan cuộc sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến