Hôm nay,  

Cuộc Tình Tật Nguyền

28/05/201300:00:00(Xem: 81799)

Bài số 3908-13-29308vb3052813

Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston, Bài mới của ông góp cho năm nay là một chuyện tình yêu hồi hộp.

***

Bà Lê mất đã lâu rồi, nhưng tôi vẫn chưa bắt đầu tìm Mẹ như đã hứa với Bà. Trái tim tôi đã hóa đá, mắt tôi đã khô lệ như một thửa ruộng bị hạn hán, nứt nẻ. Đầu óc tôi đặc quánh, nặng nề, u mê. Tôi vẫn làm việc trong sở như một cái máy, suy nghĩ như một cái máy tính bảng cầm tay, mọi chương trình đã được cài đặt sẵn, cứ thế mà tuôn ra, đúng và chính xác.
Cha mất sớm, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, tôi vẫn chỉ là đứa con gái cô đơn, không người thân, ôm một mối tình tật nguyền và cố đứng vững trên hai chân của mình. Vâng, đó là một mối tình tật nguyền bởi vì chỉ còn một chân, chân kia người ta đã chặt mất rồi và bởi vì nó như một cái “gù” đè nặng trên lưng tôi, đeo dính lấy tôi không tài nào vứt đi được. Còn nữa, nó mọc rễ trong tim tôi, âm thầm, càng ngày càng đâm ra những nhánh ngang, nhánh dọc, làm tim tôi nhức nhối. Mối tình tật nguyền ấy, càng ngày càng lớn dần từ khi hắn bỏ đi biệt tăm, chẳng biết đâu mà tìm.
Từ ngày Bà Lê mất, tôi không còn chỗ nào để bám víu, tâm sự. Tôi trở lại với nỗi u uất ngày xưa. Tôi cũng đã chết rồi! Một người chết biết đi.
Một buổi tối cuối tuần, không biết ma đưa lối quỷ dẫn đường làm sao, tôi bước vào nhà hàng Nhật Benihana ở downtown, nơi tôi và hắn đã bao lần đến đây tìm vui sau một ngày chìm đắm trong mê loạn, trong cơn bão lửa.
Nhà hàng Nhật này nấu ăn ngay trước mặt thực khách, với nhiều trò biểu diễn ngoạn mục, trước kia tôi rất thích, vì có hắn bên cạnh. Tôi yêu cầu tiếp viên dẫn vào chiếc bàn khuất trong góc, ngồi chung với mấy người bản xứ. Bữa ăn bắt đầu với màn múa dao của chú đầu bếp người Đại Hàn. Có tiếng vỗ tay khen thưởng, cả những lời cười nói rộn ràng chung quanh, khi chú đầu bếp từ xa chỉ dùng cái “vá” đã hất tất cả những con tôm trên bàn vừa nấu chín vào dĩa của tôi. Tôi chưa kịp mỉm cười thì thấy “Hắn” bước vào, khoác tay một người đẹp “chân dài” hấp dẫn, với bộ váy ngắn lên gần “Ngã-Ba-Chú-Ía”, như đám dân chơi thường nói. Vâng, bộ váy ấy ngắn lắm, không còn thể nào ngắn hơn được nữa.
À thì ra hắn vẫn không bỏ được thói quen đốn mạt đó. Chắc hắn và cô gái ấy cũng đã trải qua những gìờ phút cuồng nhiệt như hắn từng làm với tôi trên chiếc giường rộng thênh thang, trải khăn trắng tinh. Tai tôi nóng bừng, tay chân run rẩy, tôi vội lấy chiếc kiếng mát to tổ bố đeo lên, mặc dù đang ở trong phòng ăn, chẳng có nhiều ánh sáng. Tôi nghe tiếng hắn cười nói ồn ào, chọc quê anh chàng đầu bếp, huyên thuyên với những người ngồi cùng bàn. Hắn như vậy đó: luôn là người nổi nhất trong bàn tiệc và được những người đẹp trong các buổi họp mặt đặc biệt chú ý vây quanh. Tôi có lúc cũng hếch mặt, khoác tay hãnh diện vì hắn một cách ngu đần như cô bé đang ngồi cạnh hắn bây giờ. Tôi đã từng hoang tưởng rằng mình kiếm được một người đàn ông lý tưởng, thông minh, chững chạc với bờ vai mạnh mẽ vững chắc, để có thể dựa đầu vào đó những lúc phải ca một điệp khúc thấp nhất của cuộc đời: chính là hắn.
Tôi còn đang miên man với những ý nghĩ vu vơ như vậy, bữa ăn đã tàn lúc nào, chỉ còn mình tôi. Người hầu bàn lịch sự hỏi tôi còn cần gì nữa không cô ta sẵn sàng phục vụ. Tôi nói không cần. Rời nhà hàng, đầu gối tôi mềm nhũn, chân đi không muốn vững. Tôi gieo mình trong nệm xe êm ái và rú ga về thẳng nhà. Thường sau bữa ăn với hắn, chúng tôi chui vào một rạp hát bóng mini nào đó để kết thúc một ngày u mê mệt mỏi. Bây giờ chỉ còn mình tôi, chẳng còn ai đưa đón.
Về nhà, tôi cứ để nguyên quần áo như vậy, nằm dài trên ghế salon, nước mắt tôi vỡ ra từ trong các khe nứt nẻ khô cằn của ruộng lúa mùa hạn hán. Lúc trước còn Bà Lê, tôi có thể nói chuyện và trút bầu tâm sự với Bà. Bây giờ thì tôi chẳng có ai. Tôi với chai Remy Martin XO cuả hắn còn để lại trên bàn ăn, nốc một hơi dài. Tôi chưa từng uống rượu, nhưng cần làm một cái gì đó. Ngụm đầu tiên xông thẳng lên mũi, tôi gần như muốn sặc, tôi phun ra gần hết. Rượu tuy thơm, nhưng vừa đắng, vừa cay xé họng sao hắn có thể uống hết ly này qua ly khác được nhỉ.
Tôi nhắm mắt ực thêm một ngụm nữa, hơi nồng ấm từ từ đưa lên mũi, mắt và cả lỗ tai nữa. chả mấy chốc cả thân tôi nóng bừng. Tôi bắt đầu thấy thích thú, có lẽ mấy người nghiện ma túy cũng từng kinh nghiệm như vậy. Có lần tôi đọc được ở đâu đó: “Đừng thử ma túy, bạn bắt tay với con quỷ thì đừng hòng rút ra khỏi bàn tay nó”. Rượu chắc cũng là một loại ma túy, bởi vì nó vặn cổ cho chết bản chất “Người” trong ta. Tôi đã nốc thêm không biết bao nhiêu hớp nữa. Tôi không còn là “Tôi” nữa rồi, chỉ còn cái xác thôi.
Tiếng hát Thái Thanh ở đâu đó, từ trong cõi vô minh vọng về, lanh lảnh, chát chúa, như nhũng mũi dao nhọn đâm vào đầu tôi:
“Làm sao giết được người trong mộng, để trả thù duyên kiếp phụ phàng.“
“Giết người đi, giết người đi, giết người trong mộng …”
“Giết người đi, giết người đi, giết người đi, giết người đi…”
Tôi khóc nức nở, tiếng khóc và nước mắt chảy ra như vỡ đê mùa nước lũ. Tôi phải giết, bắn vỡ nát cái đầu, chặt nốt cái chân què của mối tình tật nguyền, cưa mất cái gù trên lưng tôi, nhổ hẳn cây gai trong tim tôi, rồi tôi sẽ trở lại người bình thường, không còn tật nguyền nữa.
Đơn giản thế thôi.
. . .

Tôi vùng dậy, lái xe vào bãi đậu trước tiệm ăn, khuất vào một góc. Chiếc xe BMW Z4 mui trần của hắn vẫn còn đó. Tôi đã từng ngồi bên cạnh hắn, trong chiếc xe đó, chạy bên bờ biển Gaveston, để gió lộng vào tóc như hình ảnh của Joan Blackman ngồi cạnh Elvis Presley, chạy xe trên bờ biển Hawaii, và thấy mình hạnh phúc vô biên. Tim tôi nhói đau đến nghẹt thở. Ôi, một thời để yêu và một thời để chết!
Chẳng bao lâu, hắn khoác tay người đẹp bước ra khỏi cửa tiệm ăn, lại màn ôm nhau hôn hít, tôi muốn buồn nôn! Tôi kéo chiếc mũ mùa hè trên đầu thấp ngang tầm mắt và lái xe theo hắn về tận nhà. Khi bóng hai người đã khuất sau khung cửa, tôi bỏ đi, không quên ghi địa chỉ vào điện thoại cầm tay.
Sáng hôm sau, tôi gọi vào sở cáo bịnh, xin nghỉ vài ngày và đặt chương trình hành động như một điệp viên thứ thiệt. Trước hết, theo dõi hắn vài ngày để xem đường đi nước bước, những nơi hắn thường hay lui tới, và tìm cách tiếp cận hắn. Tôi tìm được một khẩu Browning bé nhỏ xinh sắn rất vừa tay trong một tiệm cầm đồ. Anh chàng chủ tiệm nói đùa với tôi “Cô định đánh cướp ngân hàng nào đó cho tôi theo với, tôi sẽ lái xe tẩu thoát cho cô.” Tôi mỉm cười; “Chỉ để tự vệ thôi.” Hắn tặng một hộp đạn, giới thiệu một sân tập bắn và xin được làm quen. Tôi tặng lại hắn một nụ cười khinh bỉ, thầm nhủ: “Cũng một loại đàn ông nham nhở như hắn”.
Thế rồi cuối tuần đã đến. Tối thứ bảy, tôi mặc bộ đồ sexy nhứt vừa mới mua ở Macy’s. Nhìn vào trong gương, đúng là một nữ hoàng sầu muộn mà tôi muốn cải trang thành: Màu đỏ rượu chát của chiếc áo nổi bật trên làn da trắng trông thật bắt mắt, cắp mắt to với đôi hàng mi giả đầy quyến rũ, mái tóc dài bồng bềnh như sóng nước đã được bàn tay khéo léo của anh chàng “đồng tính” trong tiệm beauty salon o bế cẩn thận và nhuộm từ màu đen thành mầu hạt dẻ, như mái tóc của mấy cô đào Ý Đại Lợi. Đeo lên chiếc kính mát màu nâu nhạt, to bản hiệu Chanel, khoác chiếc ví đắt tiền trên vai. Tôi đã trở thành người khác, không còn là con bé Duyên ngu đần dại dột nữa.
Tôi rất mãn nguyện!


Tôi biết mỗi tối thứ bảy hắn đều đến vũ trường Ritz. Tôi quyết định đến sớm một chút để lựa được chỗ ngồi tốt. Hôm nay có màn trình diễn của một ca sĩ nổi tiếng đến từ California, cho nên phòng trà đã khá đông. Tôi chọn một bàn đối diện sân khấu khoảng giữa phòng. Tôi gọi cô hầu bàn và dúi cho cô một nắm tiền bảo là muốn đặt bàn này cho riêng tôi, nhờ cô mang cho tôi một ly margarita. Cô bé mừng ra mặt, cảm ơn rối rít. Tôi ngồi nhâm nhi ly cocktail, một vài anh chàng lém lỉnh đến tán tỉnh, tôi nói thẳng đang chờ chồng để khỏi bị làm phiền. Đảo một vòng, có nhiều cặp mắt thèm thuồng đang hướng về tôi một cách trơ tráo, xấc xược, nhưng vẫn làm ngơ. Chẳng bao lâu, ban nhạc còn chưa bắt đầu, hắn xuất hiện với người con gái hôm trước trong tiệm ăn, dẫn nàng lại ngồi bên cánh trái sân khấu. Chỉ một lúc ngắn ngủi, hắn đã phát hiện ra một người đàn bà đẹp khác là tôi. Như con thú rình mồi, hắn bắt đầu quan sát, có lẽ đang định giá đối tượng và làm kế hoạch đây! Tôi tảng lờ như chưa từng biết và thấy hắn, thế nào hắn cũng bỏ rơi người đẹp bên cạnh và tới làm quen với tôi.
Chẳng sai. Hắn đến trước mặt tôi, rất lịch sự kéo ghế xin phép được ngồi chung bàn.
Con mồi đã xập bẫy. Hắn, không phải tôi!
Tôi nhẹ nhàng gật đầu không nói một lời nào. Hắn chìa tay ra:
- Hình như tôi đã gặp cô ở đâu, tôi tên Dũng, xin lỗi cho biết quý danh.
Tôi thầm nhủ: “Lại bài bản cũ rích”, tôi sửa giọng một chút xíu, tông hơi cao cho thêm phần đài các.
- Dạ, tôi tên Linda.
- Ôi tên đẹp quá, người đẹp đang đợi ai đây?
- Không, buồn đi nghe nhạc cho vui vậy thôi.
- Thế thì tuyệt, cho phép tôi được làm bạn với cô đêm nay nhá.
Hắn nói xong chẳng chờ tôi có đồng ý hay không, vội vã trở lại bàn hắn và dàn xếp với người bạn gái. Hai người dơ chân múa tay một lúc, chắc là cãi vã nhau. Hắn sẽ bỏ rơi bạn hắn, như đã từng bỏ rơi tôi, khi khẩu vị cần thay đổi.
Rồi cũng đến lúc hắn đưa tôi về nhà, căn nhà khá đẹp trong khu gia cư sang trọng. Tôi bảo hắn tắt bớt đèn, mắt tôi không chịu được ánh sáng. Hắn làm theo lời tôi, chỉ để một ngọn đèn đêm trong phòng khách. Hắn sẽ luôn nghe lời sai khiến của tôi cho đến khi cần thay đổi khẩu vị.
Tôi biết, và sẽ lợi dụng triệt để.
Hắn hỏi tôi: “Có muốn uống một chút rượu không, có chai XO còn nguyên xi”. Tôi gật đầu và bảo hắn pha một chút xíu với Canada dry thôi, tôi không quen uống rượu.
Thật ra tôi cũng cần một chút để thêm can đảm hành động. Sau khi đã ngà ngà, việc gì đến đã đến. Hai chúng tôi lăn lộn bên nhau, chìm đắm trong hoan lạc. Công nhận hắn luôn luôn tuyệt nghệ, nghề của chàng mà, hắn biết cách chiều chuộng và làm vừa lòng phụ nữ, biết tiến thóai đúng lúc. Miệng luôn luôn thì thầm những lời yêu đương, dù là giả tạo. Tay vuốt ve nhẹ nhàng những “điểm nóng” và trên lưng tôi. Một người có tay nghề cao, nếu đánh giá theo nghề nghiệp!
Tôi đã quyết định đến với hắn lần cuối, rồi chúng tôi sẽ biến mất trên cõi đời này như hai giọt nước rơi trên chảo nóng, nhưng vẫn không kìm được nỗi hân hoan vỡ bờ.
Hắn là thế đó, không có gì thay đổi.
Sau cơn giông tố, bầu trời phẳng lặng, hắn nằm lăn ra ngủ. Tôi nhẹ nhàng đi vào phòng tắm, nước ấm làm tôi tỉnh hẳn, sạch sẽ. Đã đến giờ hành động. Quần áo tươm tất, tôi trang điểm lại đàng hoàng, sức một chút Mademoiselle. Khẩu browning vẫn nằm im trong bóp, đạn sẵn sàng. Mùi nước hoa Chanel làm hắn thức dậy, hắn gọi tên tôi, không phải, tên Linda kèm theo những lời ong bướm ngọt ngào. Vờ đi như không hề nghe, tôi trở lại phòng ngủ, bật đèn lên hết. Hắn ngạc nhiên la to: “Ồ ra là em!”.
- Đúng là em, Duyên đây.
- Anh thật là khờ, sao không nhận ra em nhỉ.
- Anh không khờ đâu, chỉ là nhiều đào quá, bộ nhớ của anh chật cứng rồi.
- Sao không nói cho anh biết, mà đóng kịch vậy. Em thật tuyệt vời.
Tôi nghĩ bụng, anh mới là kịch sĩ đại tài đó. Vai nào diễn xuất cũng có hồn, làm xiêu lòng người, nhưng anh không còn cơ hội nữa đâu. Vở kịch đã đến hồi kết thúc rồi. Tôi rút vội cây súng ra, chĩa thẳng vào mặt hắn, mở khóa an toàn. Hắn năn nỉ khóc lóc thốt ra những lời ăn năn hối lỗi, rồi xin cho hắn mặc lại quần áo đã. Tôi biết hắn đang câu giờ.
“Có gì chúng ta hãy từ từ thương lượng” hắn rên rỉ. Tôi bảo hắn nằm yên đó, câm miệng, chớ nhúc nhích, kẻo tôi sẽ nổ súng. Tôi sợ cái miệng của hắn lắm, đã bao lần làm tôi xiêu lòng.
Trong một giây bất ngờ, hắn thật là thông minh, biết rằng nói năng cũng vô ích, hắn vùng lên định cướp cây súng trong tay tôi. Nhưng không kịp nữa rồi, vừa giận, vừa sợ, tôi nhắm mắt bóp cò liên tục, cho đến khi, chỉ còn nghe tiếng “cạch” khô khan, chẳng cần biết là trúng đâu. Ôi, máu, máu, máu đỏ hết cả tấm nệm, văng tung tóe lên người tôi.
Thế là xong, tôi đã loại bỏ được mối tình tật nguyền, thật là dễ dàng, thế mà bao nhiêu năm nay tôi cứ phải đeo trên lưng như “Thằng-gù-nhà-thờ-Đức-Bà”. Tôi nhẹ nhõm reo lên: “Thành công rồi! Thành công rồi bà con ơi!!! Bố ơi, con không còn tật nguyền nữa!!!”.
Rồi sao? Tôi được gì? Chẳng có gì cả, tôi ôm mặt khóc nức nở như một người điên.
Qua cơn mừng rỡ, tôi bắt đầu hoảng sợ. Chỉ một chút xíu nữa thôi, cảnh sát sẽ đến đầy nhà. Tôi mở cây súng ra, kiểm soát đạn, không còn một viên nào cả. Trong lúc vội vã tôi quên để dành một viên cho tôi. Làm sao đây? Tôi nghe tiếng còi hụ khẩn cấp ngoài đường, trước nhà.
Chạy thôi, phải thoát ra khỏi đây, không ai biết tôi đã hiện diện trong căn nhà này và giết hắn. Chân tôi nhũn ra, không bước nổi một bước, tay cố mở nắm cửa, nhưng không thể xoay được, dù là một chút xíu.
Xong đời rồi.
Tôi không muốn chôn mình trong nhà tù. Chết ngay bây giờ còn hơn. Có tiếng đập cửa rầm rầm, tim tôi muốn nhảy ra ngoài.
. . .

Tiếng đập cửa và la hét càng to:
- Có ai ở trong này không? Cháy! Cháy! Cháy nhà, di tản gấp.
Một tiếng ầm vang lên, cửa chính đã bị phá vỡ, bật tung ra. Một đám lính chữa lửa lôi tôi ra ngoài, tôi tỉnh táo dần. Ngơ ngác.
Ơ hay, tôi vẫn còn đang ở khu chung cư của tôi. Xe chữa lửa đậu đầy sân. Mãi góc đàng xa kia, khói lên nghi ngút. Đầu óc tôi nặng như chì, nhức như búa bổ. Chẳng bao lâu, ngọn lửa được dập tắt, chúng tôi được phép trở lại nhà.
Chỉ là giấc mơ thôi.
Tôi mừng quýnh, không phải chạy trốn nữa. Tôi đã không giết ai. Tôi la to: “Tôi vô tội! Tôi vô tội! Tôi vô tội!” Mấy người hàng xóm hét lên hỏi tôi nói gì thế?
Tôi nói với họ hôm nay Thượng Đế đã cứu tôi thoát chết. Tôi phải ăn mừng.
Họ lắc đầu cho tôi là điên.
Tôi điên thật rồi.
Vào nhà, chai XO đã cạn một phần ba, trên bàn còn tờ báo Houston Chronicle với hàng tựa đề thật lớn:
“Arizona killer Jodi Arias set to take stand in defense of her life”
Phiên tòa xử Jodi đã kéo dài cả mấy tháng nay, khắp nơi trên thế giới đều theo dõi. Trên TV Mỹ, mỗi ngày đều cho trực tiếp truyền hình, như những show ban ngày nhiều tập, hơn cả phiên sử O.J. Simpson trước đây. Ngay tại tòa án, người ta sẵn sàng bỏ ra $200 để được vào ngồi trong một vài chiếc ghế hiếm hoi giành cho công chúng.
Nàng Jodi mặt mày ngây thơ đẹp đẽ, nói năng khôn ngoan nhỏ nhẹ. Mới đầu nàng không nhận là mình đã giết anh chàng ex-lover Alexander, nhưng cảnh sát đưa ra nhiều bằng chứng, cô không thể cãi vào đâu được.
Jodi đã cải trang, nhuộm tóc, tắt điện thoại cầm tay, mướn xe và lái hơn 1000 miles từ Yreka, Cali đến Mesa, Arizona. Đến tận nhà của Alexander, hai người đã làm tình suốt đêm, cuối cùng nàng bắn chàng vào đầu, đâm chàng 20 nhát dao, khứa cổ chàng và chạy trốn. Alexander được mô tả cũng là một thứ Casanova.
Tôi có thể thông cảm cho Jodi tại sao nàng làm như vậy, nàng chỉ muốn cắt bỏ cục bướu trên lưng và chữa khỏi cuộc tình tật nguyền như tôi. Tôi đã nghiền ngẫm trang báo đó mấy ngày hôm nay, cố tìm ra một giải pháp hoàn hảo. Có lần tôi được một vị Sư trong chùa khuyên nhủ:”Lòng hận thù, như một cái kim, nằm trong tim ta, nó đâm tim ta nhức nhối, hãy dứt bỏ nó đi, ta sẽ thấy yêu người và nhẹ nhõm”. Tôi đã không làm được.
Nếu tôi quyết định trả thù như nàng Jodi, chắc bây giờ cũng rơi vào hoàn cảnh của nàng, cố bào chữa cho người ta hiểu rằng mình vô tội!
Người gây cho nàng sự tật nguyền chắc chắn không phải là chính nàng. Còn tôi, may quá, chỉ mới là giấc mơ, hay đúng hơn, ác mộng. Tôi đương nhiên là vô tội rồi, lần sau gặp hắn cứ đối đãi hắn như một người đã từng quen biết, không hơn, không kém. Tôi sẽ khôn ngoan hơn để tìm một bờ vai mạnh mẽ, bao dung, trung thực để dựa. Chắc chắn không phải là hắn rồi.
Tôi bắt chước nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh, đặt một câu thơ tương tự như của Ông:
“Khi mê bùn chỉ là bùn,
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen”
Còn tôi:
“Khi mê thù chỉ là thù,
Ngộ rồi mới biết trong thù có ơn”
Tôi cám ơn hắn đã làm sáng mắt cho tôi, không cần đeo kiếng!
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Ý kiến bạn đọc
14/06/201300:27:21
Khách
Truyện này hay mà!
30/05/201317:57:00
Khách
Hay!
30/05/201303:57:26
Khách
Bài viết lung tung. Còn đem thí dụ về Jodi Arias vào nữa mà lại không chính xác. Arias dâu phải "...chỉ muốn cắt bỏ cục bướu trên lưng và chữa khỏi cuộc tình tật nguyền như tôi..." (trích) Cô ta nếu muốn cắt bỏ cục bướu thì chỉ việc bắn chết Alexander là đủ rồi; đàng này cô ta giết người dã man như vậy mà còn chối quanh: lúc đầu đổ là người khác giết; sau lại nói là tự vệ... Bồi thẩm đoàn ở Arizona đã quyết định là cô ta có tội Cố Sát.
Đầu bài viết có nêu tên bà Lê; sau đó chẳng thấy nói bà Lê có liên hệ gì với các nhân vật chính trong truyện!
30/05/201302:36:47
Khách
Bài viết ghê và bạo lực quá, không dám đọc lại lần thứ hai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,175,228
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến