Hôm nay,  

Nửa Bên Này- Nửa Bên Kia - Two Halves

25/05/201300:00:00(Xem: 297874)
Bài viết về nước Mỹ sau đây gồm hai phần: bản Việt ngữ do Bà Liên Hoa - Nguyễn Thị Huệ, một nhà giáo thuộc lớp tuổi 80, chuyển dịch từ nguyên tác anh ngữ Two Halves của Kevin Huy Phạm, một sinh viên thuộc lớp tuổi 20, đang sửa soạn chương trình PhD tại UC Riverside.

Huy Pham sinh năm 1988 tại California. Tốt nghiệp BS Political Sciences tại UC Irvine 2010. Từng sang Do Thái trong chương trình nghiên cứu sự xung đột giữa người DoThái và Palestine của đại học UCI. Sau khi tốt nghiệp, Huy Pham về ở tại Nha Trang 8 tháng để tìm hiểu về đất nước Việt Nam, sống tự lập bằng cách dạy Anh Văn. Được học bổng, theo học và tốt nghiệp Cao Học (MS) tại đại học University Of Amsterdam, Hoà Lan. Năm nay, mùa Fall 2013, bắt đầu chương trình PhD tại đại học UC Riverside.

Bản Việt ngữ sau đây được thực hiện do Bà Liên Hoa Nguyễn Thị Huệ, một cựu giáo sư trường Trung Học Gia Long, Sài Gòn, thuộc lứa tuổi tám mươi, hồi hưu, và sống cùng con cháu tại San Jose, CA. Tiếp theo là nguyên tác anh ngữ được phổ biến trên Việt Báo Online.
image001
Huy Phạm trên đường vào làng.
image002
Hàn huyên.
image003
Huy Phạm và Mẹ.
- I. NỬA BÊN NÀY- NỬA BÊN KIA


"Thế giới là một quyển sách, những ai không du lịch thì chỉ đọc mỗi một trang.”
St Augustin

Việt Nam vốn là một đất nước đầybí ẩn đối với tôi, và chính niềm bí ẩn ấy là động cơ thúc đẩy tôi phải trở về đó. Thực ra thì trước kia, năm 16 tuổi tôi đã một lần về thăm VN, nhưng lúc ấy tôi chưa đủ khôn lớn để có thể có một cái nhìn thấu đáo. Sáu năm nữa trôi qua, tôi đã khôn lớn hơn và muốn trở về để tìm hiểu thêm nữa. Tôi rất muốn có một cái nhìn sâu rộng hơn về đất nước VN xa xôi bên kia bờ biển, nơi mà cha mẹ tôi đã từ đó ra đi. Tôi hy vọng rằng chuyến trở về này sẽ khiến cho VN của bố mẹ tôi bớt bí ẩn, và để cho "một nửa kia" của tôi cũng sẽ bớt bí ẩn trong tôi.

Sinh ra và lớn lên ở California, tôi chỉ được tiếp cận với văn hóa VN trong những dịp thỉnh thoảng dự cúng kiến ở nhà bà con, hội họp gia đình, thăm viếng, và… đi ăn phở ở San Jose. Thay vì văn hóa VN, tôi đã tắm đẫm trong văn hóa California với nhạc rock, trượt ván, và những bạn bè thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Tôi hy vọng bằng cách thăm viếng đất nước cội nguồn của cha mẹ tôi, tôi sẽ học được nhiều hơn về lịch sử của gia đình và nguồn cội. Không chỉ để học suông, mà còn để thực sự cảm nhận nó. Tôi mong mỏi sẽ khám phá được những dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt và Hoa Kỳ ngỏ hầu tôi có thể trở thành một người thực tế và thông tuệ hơn

Việc qua đời của ông bà nội tôi cũng là một lý do khác khiến tôi muốn trở về VN. Trước đây, dù tôi thường về thăm ông bà ở Santa Clara, tôi không nhớ là đã có một lần nào tôi có thể trò chuyện với họ. Tôi chưa hề nghe ông bà kể một chuyện nào về ông bà cả, lý do vì tôi không nói được tiếng Việt, và nghe thì cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Thật đáng hổ thẹn!

Do đó, có hai động lực đã thúc đẩy tôi muốn đi: một, là niềm ân hận, và hai là triển vọng được đền bù. Ân hận vì không nói được tiếng Việt, không hề trò chuyện với ông bà, và vì đã không tìm hiểu hai vị, tôi hy vọng sẽ đền bù bằng cách sẽ học lại tiếng Việt, từ đó tôi sẽ có thể nói chuyện được với các người khác của gia đình và hiểu được họ, điều mà tôi đã không làm được với ông bà tôi.

Nhưng ngôn ngữ không phải là lý do duy nhất. Một lý do khác là tôi thực sự muốn sống ở VN, ăn thức ăn Việt, hội nhập với dân tộc Việt và được cảm nhận hoàn toàn với những điều xa lạ lý thú đó. Đó là phương cách khám phá và phát triển ý niệm về một đất nước mà cha mẹ tôi đã phải rời bỏ ra đi từ nhiều năm trước…

Tám tháng ở VN tôi đã trải nghiệm rất nhiều. Tôi chọn dừng chân ở Nha Trang và từ đó, du lịch vòng quanh đất nước, một đất nước mà tôi đã thăm viếng nhiều năm trước nhưng chỉ một vài tuần ngắn ngủi và với một tinh thần rất ngây thơ. Bây giờ thật ra tôi vẫn còn khờ khạo, nhưng đã đỡ hơn nhiều. Những gì xa lạ trước đây nay đã trở thành khá quen thuộc hơn , và điều đó đối với tôi đã là một thành công đáng kể. Trong tám tháng ấy, tôi đã cố gắng hết sức để tuân theo lời khuyên của cha tôi rằng "Con hãy lắng nghe 10 tiếng rồi mới nói 1 tiếng." . Tôi hỏi nhiều hơn là trình bày ý kiến của mình. Vì tôi chỉ là một người khách và mục đích tiên quyết của tôi là học hỏi nơi người địa phương, điều đó giúp tôi có thể nhìn vào cuộc sống của họ và cũng thường được họ mời tham dự. Nhưng dù tôi cố gắng chỉ làm "một con ruồi đậu trên tường" để quan sát, học hỏi, và giữ không phát biểu quan điểm của mình, rõ ràng là tôi có ảnh hưởng làm thay đổi những người tôi đã gặp, cũng như là họ đã thay đổi tôi.

Bây giờ tôi muốn chia xẻ cùng bạn về chuyến đi của tôi lên miền Bắc, tới Hà nội và Nam Định, nơi ông bà tôi đã sinh trưởng.

Nhìn lại, những ngày ở miền Bắc dường như mờ quyện với nhau. Đó là một chuyến đi tương đối ngắn nhưng thời biểu hành trình hàng ngày thì dày đặc. Chúng tôi, gồm có bà cô, các cô, chú, dì, cha mẹ tôi, luôn luôn di chuyển. Xe chở chúng tôi chạy trên những con đường gồ ghề về miền quê, hết viếng thăm thân nhân này lại thăm thân nhân khác. Chúng tôi đi thăm những thân nhân mà hầu hết là những người tôi không hề biết. Giọng nói và gương mặt của họ bây giờ chỉ còn lờ mờ trong ký ức.

Bà con tôi chỉ một số ít ở thành thị, một số ở ngoại ô, còn lại thì hoàn toàn ở miền quê. Chúng tôi tới thăm những nghĩa trang rất lớn, những vùng đất của toàn là bia mộ và mộ bia. Những mộ bia được trang trí bằng Hoa văn đẹp đẽ khắc trên đá và có tên những người đã quá cố. Một nghĩa trang rộng dành riêng cho nhà họ Phạm. Chúng tôi đi xe đến bờ lộ và gặp một số bà con khác đã ở đó chờ sẵn. Một cụ bà tôi không biết, ôm các dì, cô của tôi mà khóc. Rồi chúng tôi, một đoàn cỡ 30 người cùng nhau đi về hướng nghĩa trang, đốt nhang lễ lạy tất cả những người quá cố và chụp hình.

Tôi còn nhớ một bức họa lớn, gia phả nhà họ Phạm, một gia phả phức tạp và chi tiết, treo trên tường tại một ngôi chùa ở Nam Định lúc cử hành tang lễ và ma chay của ông bà tôi. Những đường kẻ nối kết hàng trăm ngăn có viết tên. Tôi thấy tên tôi trong một ngăn, bên cạnh là tên các anh em họ của tôi, Đán, Đôn, Ái Vy và Tú. Em tôi là Hoàng chưa ra đời lúc lập gia phả. Tôi nhìn lên các tên khác và nhận ra rằng tôi biết không đến một phần mười trong số các tên ấy. Dù vậy khi tôi nhìn lên bức họa gia phả và khung cảnh của hàng trăm tên tuổi, tôi bỗng cảm thấy mình cũng là một phần ở đây như tất cả mọi người trong đây.

Tôi nhớ lại những cái bàn thờ tại tất cả các nhà tôi đã đến thăm. Những bàn thờ gỗ thếp vàng màu sắc rực rỡ, hoa và thực phẩm để cúng, mùi hương trong các bát nhang bằng đá hay gỗ từ từ tỏa khói với những bức hình tổ tiên đàng sau. In sâu vào trí tưởng tôi nhất là bàn thờ trong một căn gác xép của một cao ốc màu xám. Bàn thờ này được trang hoàng với nhiều câu viết bằng chữ Hán. Nơi này gần làng quê của bà tôi. Tôi ngắm nhìn một người đàn ông với y phục truyền thống chỉnh tề, nắm cây hương giữa hai bàn tay chắp lại, cầu nguyện trước bàn thờ tổ tiên chúng tôi.

Tôi nhớ đã bị cảm xúc tràn ngập suốt buổi lễ vì tiếng đàn gáo vang vọng những giai điệu truyền thống rất phong phú của nhạc cổ VN, hòa nhịp với tiếng trống. Thật kỳ diệu khi được nghe và thấy cách sử dụng các nhạc cụ ấy một cách sống động chứ không phải như các buổi xem DVD Paris by Night trên TV. Tôi nhớ những buổi ngâm thơ. Dù tôi chẳng hiểu lấy một chữ, cũng rất vui và tự hào là những thi sĩ và văn sĩ trong gia đình đang hiện diện.

Tôi nhớ các tà áo dài trắng, vàng, hồng, đỏ của quý vị phụ nữ, màu sắc của các thứ hoa và thực phẩm trên các bàn dài bên ngoài. Vâng, thực phẩm, tôi nhớ những chiếc bàn đầy thức ăn: chả giò, mùi nước mắm, gỏi, cháo, cơm, cá, gà, heo... và nhiều thứ nữa. Tôi nhớ tiếng cười nói ồn ào náo nhiệt. Tiếng cười của các khuôn mặt hiện rõ vẻ dễ chịu, thoải mái của cảm giác đang ở nhà.

Vẻ uy nghi của khung cảnh tang lễ làm tôi cảm thấy bức rức. Một mặt tôi mong được lấy lại và gìn giữ cho tôi truyền thống văn hóa đậm sắc màu: y phục, âm nhạc, lễ nghi, tập tục, cách thức tưởng niệm tổ tiên. Mặt khác, mọi thứ đều xa xăm, thật cách xa với cung cách được nuôi dưỡng theo lối cá nhân chủ nghĩa ở California của tôi. Thật xa cách giống như một cái gì tôi có thể nghe thấy nhưng không hoàn toàn là một thành phần của bản thân tôi. Tôi có cảm tưởng tôi chỉ là kẻ bàng quan hơn là người tham dự.

Tôi còn nhớ buổi trò chuyện với một người anh mà tên tuổi anh tôi không thể nhớ được. Khi nói với anh là tôi về VN để tìm hiểu thì anh ấy bảo: "Em cứ cố gắng tìm hiểu, nhưng chắc là em sẽ chẳng bao giờ hiểu được gì nhiều." Anh ấy bảo là tôi sẽ không bao giờ hiểu được những nhọc nhằn khổ cực của người VN, và tôi nghĩ anh ấy nói rất có lý.

Những gì tôi nhớ nhất là những hình ảnh tôi đã thấy. Nơi ông bà tôi đã lớn lên và sinh sống, những đàn bò, lợn, gà, chó chạy lung tung trên các con đường đất bụi. Một người Bác cũng từ Mỹ trở về như tôi chỉ một con đường mòn hẹp len lỏi giữa các bụi cây, lùm chuối và ruộng lúa. Bác cho biết đó là đường đi học của bác lúc bác còn là một cô bé.

Tôi nhìn quanh và thấy mọi người có vẻ thoải mái. Có phải họ cảm thấy đang ở trên quê hương của họ? Quê hương ở đâu? Có phải là ta đang có một quê hương? Tôi nhìn các cô, dì, chú, bác và cha mẹ tôi và tự hỏi "quê hương" đối với họ mang ý nghĩa gì? California hay VN? Tôi biết câu trả lời của cha tôi lúc nào cũng là: Saigon, VN.

Thật kỳ diệu. Những cơn bão của lịch sử, của tranh chấp, của hoàn cảnh, đã di chuyển con người quanh tinh cầu này từ buổi ban sơ. Một số người khác dùng danh từ "di cư". Tâm hồn của các con người đó cũng di chuyển, hòa nhập với những tâm hồn khác, những nền văn hóa khác nhau. Và tất cả con cái của họ, của những người tị nạn, của những người bị dời chỗ, bị di chuyển, giống như tôi, càng hòa nhập tâm tư của họ hơn nữa với tâm tư các dân tộc của đất nước dung nạp họ.

Có bao giờ tôi thấy tôi như "ở quê nhà" tại VN? Thật khó nói. Tuy nhiên tôi đã ý thức rằng tôi càng tạo điều kiện để cho những điều xa lạ trên trở thành quen thuộc hơn thì VN và dân tộc Việt càng làm cho tôi dần dần cảm thấy đó là "quê nhà".

Tôi nhớ những chiếc ghế đẩu nhỏ chúng tôi ngồi trong con hẻm để ăn phở hay cháo buổi sáng trước khi đi thăm bà con. Thùng nước lèo bốc hơi và khách ăn dừng lại, xe gắn máy dựng bên lề, ăn xong lại đi.

Tôi nhớ không khí ấm áp và ẩm ướt, nhớ các cơn mưa, nhớ những lúc nhìn ra khung cảnh thôn dã của đồng quê, thán phục cuộc sống đơn sơ ở đây, một cuộc sống mà bà con đã trải qua nhưng tôi chưa từng chứng kiến cho đến bây giờ.

Tôi nhớ những buổi vui vẻ với các chú bác và cha tôi, cùng uống bia (mà tôi cứ xin thêm và họ cứ tiếp tục đưa cho tôi).

Tôi nhớ những anh chị em của bà tôi. Một cụ bà, em gái của bà tôi, bị mù. Vì không nhìn thấy tôi được, cụ dùng bàn tay để tiếp xúc với tôi. Cụ cầm tay tôi và khóc. Điều đó làm tôi cảm động sâu sắc biết rằng cụ không thể thấy tôi bằng thị giác nên đã dùng xúc giác của bà.

Từ giã họ, tôi đắm chìm trong suy tư. Tôi nghĩ đến thân phận con người đã bắt đầu như thế nào, sinh động, và sung mãn trong tuổi trẻ, rồi suy tàn với tuổi tác. Và ta phải bám lấy phần cuối cùng mà đời người bằng những giác quan còn lại khi chúng lần lượt bị suy hoại từng bộ phận một...

Có những căn nhà làm bằng rơm rạ và gỗ. Có nhà làm bằng xi măng. Thóc được trải ra trên đường đi để phơi khô. Một cậu bé ngồi trên lưng trâu kéo theo một xe bò vừa đi qua.

Tôi lặng người vì sự khác biệt giữa cuộc sống của tôi và của họ. Tôi đã chờ đợi và chuẩn bị tinh thần để thấy, để gặp những hình ảnh, mùi vị khác lạ đó. Nhưng tôi không ngờ là chúng nồng nặc và mạnh mẽ đến thế. Cuộc sống ở thôn quê, trên căn bản, thật quá khác biệt với thành thị.

Tôi nhớ đôi khi cũng cảm thấy khó chịu, mong được tắm nước nóng hoặc ở trong một căn phòng sạch sẽ có điều hòa không khí. Tôi tự nhắc nhở là cuộc sống của tôi khác họ biết bao. Xin hãy tha thứ cho cách so sánh thô thiển này: đôi khi tôi thấy như tôi đã là một hài nhi sinh từ ống nghiệm và được nuôi dưỡng trong một phòng thí nghiệm vô trùng. Và chuyến đi về VN là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với thế giới thật bên ngoài. Nhưng, suy cho cùng, chẳng có thế giới nào là "thật", thế giới nào là "giả". Chỉ có nhiều thế giới khác nhau thôi, và cùng một lúc, các thế giới khác nhau đó đang tồn tại trong thế giới chung của chúng ta.

Tôi khám phá rằng các bà con của tôi sống cuộc đời gắn liền với đất đai nhiều hơn. Một cuộc sống nhọc nhằn và mọi việc đều có mục đích, tạm thời, thực dụng, và cần thiết. Tôi thấy có những điều cao quý và đáng phục trong cách làm việc và sinh sống của họ.

Hai thế giới, “thế giới California- Hoa Kỳ” và “thế giới VN” quá khác nhau. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy cả hai đều là một phần của tôi. Phần nửa California, tôi biết rất rõ. Phần nửa còn lại, “cái nửa VN" tôi chỉ biết một cách hời hợt. Những cái nửa đó như hai nửa của quả cam, hai mặt của một đồng tiền. Cả hai đều gồm có tôi.

Thời gian tôi ở VN, đặc biệt là ở miền Bắc, quê hương của ông bà tôi, làng xóm của ông bà, trải nghiệm của tôi là cố gắng tìm về và làm nổi bật phần nửa VN của tôi (phần nửa kia). Tuy nhiên tôi phải thành thật mà nói rằng dù tôi cố gắng tìm hiểu, cảm nhận và biểu hiện "cái nửa kia”, tôi chỉ thành công trong việc thử nếm và thoáng nhìn thấy "nó" mà thôi. Trong khi thử tìm hiểu "cái nửa thứ hai" của tôi, tôi đã bị hụt hẫng. Tôi vẫn còn thấy rất lạ lẫm với nguồn gốc của tôi.

Có lẽ thời gian ở ngắn ngủi là một vấn đề. Nếu tôi có thể ở lâu hơn, ví dụ 3 hay 30 năm thay vì chỉ 8 tháng, tôi sẽ có thể biết cách để trở thành "cái nửa kia" không? Có thể nào với thời gian nhiều hơn tôi sẽ bớt xa lạ với "cái nửa kia" không? Hay cả "hai cái nửa" đều vô phương thỏa hiệp? Những câu hỏi ấy cứ ở mãi trong tôi.

Trong laptop và sổ tay của tôi có hàng trăm trang nhật ký. Ở VN viết lách là phương cách tập hợp, giải quyết các trải nghiệm mới và bất định. Tôi không có nhiều bạn để chia xẻ suy nghĩ với họ. Nhưng tôi có những trang giấy trắng sẵn sàng để được viết lên.

Ngày nay, những khi khó ngủ, tôi thường lướt qua lại những trang nhật ký và chúng đã đưa tôi trở về với những người tôi đã gặp, những trải nghiệm tôi đã kinh qua, những câu chuyện tôi đã nghe và những xúc động mà tôi đã cảm nhận ở chốn đó và vào thời điểm đó. Thỉnh thoảng, khi nằm nghỉ, tôi gợi về các hồi ức của thời gian tôi ở VN. Các hồi ức ấy hiện ra rất lý thú và không tùy thuộc sự lựa chọn của tôi. Tôi chỉ đơn thuần muốn nhớ lại và sự việc mong gợi ra một kỷ niệm đặc biệt nào đó lại dẫn đến các hồi ức khác. Một vài hồi ức rất ngây ngô, vài cái khác thì nghiêm trọng. Cũng có những hồi ức pha đầy âm thanh, hình ảnh và mùi vị.

Quả thật triết gia St. Augustin đã nói: "Thế giới là một quyển sách, những ai không du lịch thì chỉ đọc mỗi một trang." Sau khi du lịch quanh VN trong 8 tháng, tôi đã có dịp đọc "nhiều trang ". Nhưng "quyển sách" mà St. Augustin đã nói lại trở thành khó hiểu hơn đối với tôi. Dầu tôi đã đọc nhiều "trang" nhưng tôi vẫn còn nhiều câu hỏi. Điều này không thể tránh được, vì triết gia không hề nói rằng "quyển sách" thực sự có bao nhiêu "trang"! Ông cũng không khẳng định rằng ta có thể hay không có thể hiểu hết "quyển sách" đó, hoặc giả có phải nên đọc thật nhiều trang càng nhiều càng tốt?

Dù sao tôi cũng thấy thật hạnh phúc được trở về VN. Số "trang" ít ỏi tôi đọc được đã mở ra cho tôi thấy nhiều điều hay đẹp và hào hứng, và điều này sẽ không bao giờ phai lạt trong ký ức. Đồng thời các "trang" ấy cũng cho tôi thấy còn nhiều "trang" khác cần phải "đọc" và nhiều điều cần phải học. Tôi từ giã Việt Nam với một trí tò mò cao độ, một ước muốn sẽ có dịp được trải nghiệm nhiều hơn nữa. Có lẽ tôi sẽ trở lại lần nữa, một ngày nào đó trong tương lai và thử nghiệm lại.


Tuy nhiên, sự tò mò, niềm kích thích đó có làm cho tâm hồn tôi vui thích hay chỉ làm tôi rối rắm thêm, thì chưa thể biết được. ./.

Kevin Huy Pham

- II. TWO HALVES

By Kevin (Huy) Pham
“The world is a book, and those that do not travel read only a page.”

– St. Augustine

Vietnam was a mysterious country to me. Its mystery motivated me to go there. I had visited it before when I was 16 years old, but I was too immature to appreciate it and seek understanding. But six years later, at 22 years old, I was less immature and wanted to go back to understand more. I wanted a better understanding of the country that my parents had come from. Hopefully, then, Vietnam would be less mysterious to me. And thus, my parents would be less mysterious to me. And thus, this other half of me would be less mysterious to me.

Having born and grown up in California, my contact with Vietnamese culture was sparse, allotted to infrequent events such as Cung at Ba Chis house, family reunions, visits to relatives in Santa Clara and eating pho in San Jose. Instead of Vietnamese culture, I had been immersed in Californian culture: rock music, skateboarding and having friends from different ethnic backgrounds.

I hoped that by seeing the country of my familys origin, I would learn more about my familys history. And not just learn it, but feel it. I expected to learn of differences, differences between Vietnamese and Californian culture. And in learning of the differences, I would become a more worldly and sophisticated person. That was what I hoped and expected.

The passing away of my grandparents was another reason why I chose to go to Vietnam. Though I had visited them regularly in Santa Clara, I do not recall having a single conversation with them. Ive never once heard a story of theirs from them. It was because I did not speak the language, and could not have understood much anyway. I thought that was shameful. There were two forces that compelled me to go: one of regret and one of the prospects of redemption; regret for the shame of not speaking Vietnamese and of never having any conversations with Ong or Ba, for not getting to know them. And prospects of redemption as I would be able to relearn Vietnamese, so that I may have future conversations with others in my family and get to know them, as I did not with my grandparents. But language was not the only reason. Another reason was to live in Vietnam, to eat its food, engage its people, and have all five senses filled by the unfamiliarity and the surprising. It was a way to discover and develop a sense of what country it was that my parents left.

In the eight months while in Vietnam, I experienced so much, living in Nha Trang and travelling around the country. For eight months I lived in Vietnam, a country I had visited years ago, but only for a few short weeks and with much more naivety. I am still naive, but I am less naive. The unfamiliar had become more familiar, and that I define as success. For eight months, I tried my best to follow my father's advice, "for each word you speak, listen to ten." In this, I asked more questions than made statements, for I was just a visitor and my primary aim was to learn from the locals. This allowed me to peer into the windows of their lives, and often I would even be invited in.

Though I tried to be a mere fly on the wall who observed, learned and withheld from expressing any opinions, there is no doubt that I affected change upon those I met, just as they affected change upon me. I will now want to share with you about my trip up north, to Ha Noi and Nam Dinh, where my grandparents grew up.

In retrospect, the days in the North seem blurred together. It was a relatively short trip, but the daily itineraries were full. We, great-aunt, aunts and uncles, and my parents were constantly on the move. Get in the van, bumpy ride into the countryside, visit this relative, and visit that relative. We visited families and people that were related by blood to our family, most of whom I did not know before, and whose voices and faces now reside only faintly in my memory. We visited their homes, some in the city, some at the edges of the city and some completely in the countryside

We visited large grave sites, lands of tombstones after tombstones, tombstones adorned with stone chiseled embellishments and names of the once-living. One large gravesite was allotted exclusively to the Pham family. We drove to the edge of the road and met a group of relatives.

An old woman who I did not know was hugging my aunts and crying. Then, we, a parade of thirty-or-so people, marched to the gravesite, light incenses, pay respect to all who passed away, I remember a large poster, the gia phả phạm tộc, an intricate and detailed family tree of the Pham family, hanging on the wall in a temple in Nam Dinh at the lễ báo tang, a grand funeral ceremony for my grandma and grandpa. Lines connected boxes, hundreds of boxes with names inscribed in them. I saw my name in one box, beside it were my cousins Dan, Don, Ai Vy and Tu. My brother, Hoang, I guess wasnt born when this poster was created. I looked at all the other names and realized I did not know a tenth of them. Regardless, as I looked at the poster and then the scene around me, hundreds of people, I thought, I am a part of all this. I have my roots in his. I am of this

I remember all of those altars in all those homes, those red wooden altars embellished in gold, the colorfulness of it all, of the flowers and food on them, the smell of incense sticks in sand in stone or red-wooden pots, slowly burning, with portraits of ancestors behind them. The altar that struck me the most was an altar in the attic of a grey stone building, embellished with Chinese characters, near my grandmothers village. It was dark in that attic except for the red glow emanating from the altar. I watched as a man held an incense stick between his clasped hands, fully dressed in traditional dress, praying towards the altar, towards our ancestors.

I remember being overwhelmed during the funeral ceremony, by the music of the Đàn gáo stringed instrument as it reverberate rich traditional Vietnamese melodies through the room, held in beat with the percussion of drums. It was wonderful to actually hear the instrument live, in its natural setting, rather than through television sets showing Paris By Night in relatives homes back in California. I remember there was recitation of poetry. Though I did not understand a word of it, I was happy and proud that spoken poetry and writers in my family were present. I remember the pink, yellow, white and red of the womens beautiful ao dai, the colors of the flowers and the colorful food that abounded the long tables outside.

Yes, the food. I remember the tables filled with so much food. Cha gio, the smell of nuoc mam, goi, chao, yellow, orange and white com, ca, ga, heo and more. And I remember the buzz of voices and laughter over them, laughter that belonged to faces that displayed comfort, ease and feelings of at-home-ness.

The magnificence of such a scene at the funeral ceremony made me feel torn. On one hand I wished to reclaim and preserve for myself the colorful culture of tradition, its dress, music, rituals and customs and commemoration of ancestors. On the other hand, it all seemed distant to me, so distant from my individualistic Californian upbringing. Distant, like something I could touch with only my eyes and ears, but not fully have as a part of my identity, my being. I felt more like an observer than a participant.

I remember one conversation after dinner with a man who was supposedly my cousin, of whose name I shamefully do not remember, where I told him I came to Vietnam to seek understanding, and he said, “You try to understand, but you will never understand.” He told me that I will never understand the hardship of Vietnam, and I think he is right.

What I remember most are the images of what I saw. Where grandma and grandpa grew up, cows, chickens, pigs and dogs ran freely on dirt paths. Bac Lien pointed towards a narrow path between green brushes, banana trees and rice fields, explaining it was the path she used to walk, as a little girl, to get to school.

I looked around and I saw people laughing and feeling comfortable. Did they feel at home? What does it mean to 'feel at home'? To feel that one has a home? I looked at my uncles, aunts, and my parents, and wondered what home possibly meant to them, since they left 'home' years ago. I remember I have to ask my Dad more than once, to clarify, what “going home” means to him, CA or VN. His answer always is Saigon VN. Its amazing how the winds of history, of conflict and circumstance have moved human bodies around the planet since the beginning. Some use the word displacement. And the minds that belonged to the bodies moved as well and mingled with other minds, different minds from different cultures. And the children, such as me, of these refugees, or, moved people, or, displaced people, mingled their minds even more with those of their adopted country.

Did I ever feel at home in Vietnam? It is difficult to say. Yet, I was aware that the braver I was to allow the unfamiliar become more familiar, the more Vietnam and its people began to feel more like home for me. After eight months in Vietnam, it began to feel more like home to me.

I remember the small stools on the sidewalk that we sat on, eating pho and chao in the morning before going off to see more relatives. The steaming big vats and the people stopping by, motorbikes parked on the side, eating and going again.

I remember the warm humid air and the rain, and looking out at rustic countryside, admiring the simplicity of life, a kind of life my relatives have known but I have not seen until now.

I remember having a lot of fun in the evenings with my uncles and my father, drinking a lot of beer (that I requested and that they kept offering me).

I remember my grandmothers siblings. An old small woman, who was my grandmothers sister, was blind. Because she could not use her eyes, she used her hands to see me. She held my hand and she cried. It moved me deeply, knowing that she could not use her sense of sight so that instead she used her sense of touch. I left, deep in thought, thinking about our bodies, and how they begin, alive and virulent in youth and then deteriorate with age, and how we grasp onto every last bit of what we have that human life has to offer, such as the fleeting use of our senses as they deteriorate, one by one.

Some houses were made of straw and wood. Some were made of cement. On the street, brown rice was strewn out onto the streets to dry. A boy on top of an ox, dragging a wagon behind it would come by.

I was struck by the difference between my life and theirs.

I expected these images, smells and tastes. But I did not expect how pungent and strong they would be. The countryside was radically different from life in the city.

I remember sometimes feeling physically uncomfortable, wishing for a hot shower and a clean air-conditioned room. Sitting in some of their homes, I tried imagining living there and saw that it would be difficult for me. I was reminded of how different my life style was from theirs. Please excuse the crude analogy, but I often felt like I had been a test-tube baby that has been incubated in a sterilized metal laboratory, and that my trip to a Vietnamese countryside was my first time into the real world. But in retrospect, there was no real or fake world, just different ones. And at the same time, such different worlds exist on this one world of ours.

I discovered that my relatives came from a life more tied to the earth, a life of toil and where things were done ad hoc, make-shift and with practicality and necessity. I found something noble and admirable in their way of living and working.

These two different worlds, the Californian world and the Vietnamese world, were so different from each other. Yet, I felt that they were both a part of me. One half, the Californian half, I knew very well. The other half, the Vietnamese half, I knew only superficially. These halves were like two halves of an orange, or two sides of a coin; both halves comprised me. My time in Vietnam, particularly in the North to my grandparents que, their home village, was my experience in trying to find and empathize with my Vietnamese half (my other half). Yet, I must be honest and say that as much as I tried to understand, feel, and be the other half; I succeeded only in receiving a taste of it, a glimpse of it. In my attempts at understanding this second half, I must say I have fallen short. I still feel estranged from my roots.

But perhaps time was an issue. If I had stayed there longer, say, for three or thirty years, as opposed to eight months, would I have learned to become that other half? Would more time leave me less estranged from that other half? Or are such halves irreconcilable? I am left with these questions. On my laptop and in my notebooks are hundreds of pages of journal entries. In Vietnam, writing was my way of coming to terms with experiences that were new and unsettling. I did not have many friends to share my thoughts with. But I did have blank pages ready for words. It was only when I expelled such feelings onto paper in the form of words that I could come to terms with them. Today, when I cannot sleep, I often flip through the entries, and my entries take me back to the people I met, the experiences I had, the stories I learned and the emotions I felt at that time, at that place. Sometimes, when lying in bed, I summon memories from my time in Vietnam. However, these memories are unexpected and independent of my choice. I merely wish to remember and the act of wishing evokes a particular memory, which then leads to others. Some are silly and some are grave. Some are mixes of images, sounds, textures, tastes and smells.

It is true, what the philosopher St. Augustine said, when he said that “the world is a book and those that do not travel read only a page.” After having traveled around Vietnam for eight months, I have read more pages. Yet the book that St. Augustine speaks of is now more difficult for me to understand. Though I have read more pages, I am left with more questions. This may have been inevitable, as he never suggests how many pages this book may actually contain or whether or not its amount of pages is finite. He also never suggests whether or not it is possible to understand this book, nor does he suggest whether or not reading more pages is even desirable.

Regardless, I am happy I went to Vietnam. The few pages I did manage to read have revealed beautiful and inspiring things, things that I will remember forever. But at the same time, such pages have also revealed that there are many more pages to be read and many more things to learn. I suppose I am also happy that I am left with this heightened curiosity, a desire to know more. Perhaps I will return to Vietnam someday in the future and try again. However, whether or not such curiosity will be gratifying or cumbersome for my soul remains to be known.

Kevin Huy Pham

Liên Hoa-Nguyễn Thị Huệ

Ý kiến bạn đọc
11/07/201702:19:20
Khách
I must thank you for the efforts you have put in writing this blog. I really hope to check out the same high-grade blog posts from you later on as well. In fact, your creative writing abilities has inspired me to get my own, personal website now
[url=http://www.miglioreanello.com/oro-cartier-raccolta-di-qualita-della-serie-anello-di-diamanti-in.html]cartier anelli oro e diamanti replica[/url]
12/06/201302:08:35
Khách
Rat cam dong ve bai viet va tam tinh cua Chau Huy Pham, mot thanh nien sinh ra va lon len tai My nhung luon mang tam tinh yeu thuong va quan tam den que huong Viet than yeu. Toi rat tu hao ve chau cua toi khi doc duoc bai viet nay. that la xuc dong va cam on rat nhieu ve nhung tam tinh cao quy va chan thanh nay.
27/05/201320:51:28
Khách
Thật là cảm động tâm tình chân thực và khắc khoải của một thanh niên sinh ra lớn lên ở Mỹ. Tác giả Huy Phạm tìm về Việt Nam để đựoc tìm hiễu thêm về đất nườc Việt, quê hương thân yêu của ba mẹ, và cũng là để hiểu thêm về cội nguồn của chính em, cái em gọi là "một Nữa' bí ẩn, dầu cho đối với em càng tìm hiểu càng thêm nhiều câu hỏi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tình yêu thương sâu xa cuả em dành cho gia đình và quê hương. Một bài viết rất tuyệt vời cuả Huy Phạm với bản dịch thật sát nghiã và sinh động của bà Liên Hoa. Xin cám ơn tác giả và dịch giả.
27/05/201302:49:53
Khách
Trước tiên cám ơn dịch giả Liên Hoa-Nguyễn Thị Huệ, thật là một bài văn tuyệt vời về tình người. Xin lỗi phải cám ơn người dịch trước vì mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm, lo kiếm sống phần lớn tuổi nên tiếng Anh học mãi vẫn không vô bao nhiêu. Kế đến rất cám ơn tác giả Kevin Huy Pham, Thank you for Kevin Huy Pham so much. Sorry nếu tiếng Anh "bồi" của mình. Try to study English more and can to read and understand original this story. Quá cảm động, đầy tính nhân văn. Cám ơn rất rất nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,676,714
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến