Hôm nay,  

Bánh Tráng, Nước Mắm Bị Pha Chế Độc Hại?

19/04/201300:00:00(Xem: 321362)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Bài mới nhất của ông được viết với dạng “gửi các vị dân cửa gốc Việt,” yêu cầu giúp làm sáng tỏ sự thật trước nhiều tin tức cho biết nước mắm và bánh tráng Việt tại Hoa Kỳ bị pha chế độc hại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

Kg Các Vị Dân Cử Gốc “nước mắn”.

Cộng đồng ngừơi Việt tỵ nạn CS tại Quận Cam chúng tôi rất hãnh điện đã bầu đúng, cử xứng, đã có những vị dân cử gốc mắm rất xứng đáng, họ đang và sẽ tiếp tục phục vụ cử tri hết mình. Tuy không có đôi đũa thần để thực hiện được những điều đã hứa khi tranh cử nhưng được như thế là đã đẹp lắm rồi. Tới nữa đi quý ngài thì đừng lo gì cho cái ghế trong tương lai.

Cộng đồng tỵ nạn không mong gì chuyện quý dân cử thực hiện được những lời hứa... trên trời, mà chỉ mong các vị gốc mắm là đại diện cho người dân chống Cộng, việc này quý vị đã hoàn thành, dù trực tiếp hay gián tiếp thì những nghị quyết CẤM VC bén mảng lai vãng đến các thành phố Santa Ana, Westminster, Garden Grove, Fountain Valley rồi lên tới Milpitas cũng có bàn tay của quý vị dân cử gốc Việt, cử tri nào là thành phần bỏ nứớc ra đi tỵ nạn CS thì xin nhớ đến những tên tuổi này trong kỳ bầu cử sắp tới. Còn một vấn đề quan trọng không kém, cũng liên quan tới sinh mạng của người Việt tỵ nạn, nó nằm trong tay của quý vị dân cử gốc “nứơc mắm”, đó là nước mắm.

Trước khi nói về nước mắm tại Hoa Kỳ, thiết tưởng cũng nên nhắc cho quý vị dân cử gốc Việt biết tình trạng ngộ độc vì thực phẩm hiện nay tại “xuống hố cả nút” (XHCN) xảy ra bất cứ lúc nào và ở khắp mọi nơi, từ nhà trẻ mẫu giáo đến công ty xí nghiệp với hằng trăm công nhân ói ra... XHCN. Nói xuông thì có vị nghi ngờ là người viết “nổ”, thôi thì xin quý vị đọc bản tin trên VnExpress, một tờ báo diện tử trong nước để kiểm chứng.

Tôi xin giữ y nguyên bản tin cho trung thực nếu có vài ngôn ngữ nghịch nhĩ thì xin quý đọc giả đại xá cho.

Trích:

Mất Nhân Tính: Chợ "chất độc"

Một đại biểu nhân dân TP Hồ Chí Minh đã gọi chợ Kim Biên như vậy khi bàn đến hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra triền miên.

Tại chợ Kim Biên, hằng hà sa số các loại phụ gia độc hại mà ở các nước khác người bán sẽ bị tống vào tù ngay lập tức, bày bán công khai hoặc chào hàng không chút nào lén lút. Các loại hóa chất "giết người" như phẩm màu, hàn the, formol, hương liệu... bày bán tràn lan.

Chỉ riêng “hương liệu” đã là một thế giới khủng khiếp. Chai hương liệu 100 ml của Trung Quốc giá chỉ 15.000 đồng, pha ra được 20 lít "cà phê". Rất nhiều chủ quán cà phê ở Sài Gòn là khách hàng của chợ Kim Biên. Một chủ quán thú nhận:

“Bán vậy mới có lời. Chứ bán cà phê thiệt lấy gì mà ăn. Ở đâu cũng vậy thôi. Chỗ thân quen, tôi khuyên chú... đừng uống cà phê nữa!”.

Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh... thì đây, đủ hết. Một gói “hương liệu” bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu. Có những món không được phổ thông cho lắm như thịt chó, thịt chồn thì cũng có hương liệu chó, hương liệu chồn. Nói chung, đủ hết!

Còn hương liệu dùng cho vào nước thành các loại si rô, tẩm trái cây cóc, ổi, xoài cũng phong phú không kém với nhiều sắc màu sặc sỡ không thua bức tranh nào.

Ghé qua một gánh xôi bình dân ven đường, nhìn những gói xôi rực rỡ sắc màu bắt mắt, mấy ai để ý và đặt câu hỏi những sắc màu này từ đâu ra.

Thế giới hương liệu còn cung cấp cho cả những món hàng thịt thêm màu tươi, lâu bị hư, phở dai hơn, thịt nướng bắt mắt hơn.

Các quán nhận bình dân thì có hương liệu chuối hột, hương liệu Minh Mạng thang cung cấp cho. Cần một nhúm nhỏ bỏ vào chai nước lạnh, lắc lắc vài cái là xong. Khách cứ ừng ừng zô zô mà chẳng biết là đang uống thuốc độc!

Điều đáng nói là những thứ “giết người” dù bị cấm, lên án gay gắt đó vẫn công khai, ngang nhiên bán buôn như không hề biết luật pháp, quy định cấm.

Bao giờ "xử lý"?

Hết trích.

Đó là chuyện ở trong nước, kệ họ, không xen vào nội bộ của họ, còn chuyện những chất độc như trên có bị lây sang thực phẩm ở hải ngoại nói chung, Mỹ và Little Saigòn nói riêng, là chuyện của các nhà hàng, của quý vị kiểm soát thực phẩm, tôi không biết, miễn bàn. Tôi chỉ xin đưa ra những điều tai nghe, mắt thấy ngay tại Little Saigòn này đề yêu cầu quý vị dân cử giúp tìm cách xác định đúng sai để trả lại công bằng cho lẽ phải, cho kẻ bán, người mua.

“Tai Nghe”: Trong câu chuyện bàn về ăn uống của dăm ba người ở khắp nơi, điển hình như ở SPA trên đường Beach, khi nói đi ăn sáng, một ngừơi là bà con của nhà hàng nọ nói:

“Tỉm-xấm hả? Nhà hàng nào cũng giống nhau, vì hàng nhập từng công-ten-nơ từ TC, sang đây chỉ việc hấp lại...”

Nghe nói thế tự dưng tôi buồn.., tôi là ngừơi mê tỉm-xấm, chưa nói đến việc tẩy chay hàng hóa của bọn xâm lược Hoàng Sa, chỉ nghe nói hàng từ TC sang là tôi đã thấy buồn.. nôn và buồn đủ thứ! Thế là tôi không dám đi ăn tỉm-xấm nữa dù có pha chế thêm dấm-xủ.

Chuyện “tin đồn” này đúng sai chưa biết, xin quý chủ nhà hàng hoặc các vị dân cử xác định để trả lại công bằng cho sức khỏe và tiền bạc của mọi người. Nếu đúng mà không nói, dân cứ nhá tỉm xấm-dấm xủ thì vô vàn chất độc tích tụ, ung thư mấy hồi, dân chết không sợ mà sợ tốn tiền điều trị của nhà nước. Nếu sai thì phải công khai chứng minh để giới ăn uống chúng tôi yên tâm chơi tiếp, nhà hàng đông khách, kinh tế Quận Cam phát triển.

Và tin đồn sau đây mới là tai hại bạc vạn cho những chàng thích phở như tôi. Cơm thì ngày một lần nhưng thấy phở là phê ngay, liếc ngang liếc dọc rồi cũng sà vào hít hà, đó là tin:

“Một gói “hương liệu” bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu.”

Đây là tin kinh khủng, thực hư chưa biết, xin các “thẩm quyền” lên tiếng.

“Mắt Thấy”: Trên TV, chương trình của ông Du.Mi và cô Ph.Th. nói rất nhiều về các thực phẩm nhập từ TC và VC có chất độc, điển hình là vụ bánh tráng làm bằng nylon. Họ chứng minh bằng cách cho bánh tráng vào microway hay đốt, nó cháy tựa như nylon. Tôi đem đốt thử, cũng thấy nó cháy như nylon, dù chưa biết đúng sai, nhưng cứ thấy thế là không ăn gỏi cuốn nữa, bao nhiêu bánh tráng Bông Hồng, Ba Cô Gái cho vào thùng recycle của city hết.

Ăn bánh xèo mà có “3 cô gái” cuốn vào thì tuyệt, ăn cá nướng mà không có bánh tráng cuốn thì chán chết, nhưng ăn nylon vào thì mau chết hơn. Rất tiếc ông D.Mi và cô P.Th đã nêu ra tai họa bánh tráng mà không đi nốt đoạn đường là yêu cầu giới chức có thẩm quyền ra lệnh cấm. Như thế là chưa xong, ông bà chơi dở dang kiểu này làm nhiều người mất hứng ăn gỏi cuốn và việc tiêu thụ những thực phẩm liên quan tới 3 Cô Gái giảm thấy rõ, giảm là thiệt hại đến kinh tế.

Yêu cầu các vị dân cử giúp chứng minh thực hư, “3 cô gái” là độn plastic, nylon hay thứ thiệt để trả lại công bằng cho cử tri, sức khỏe và phát triển kinh tế.

Bây giờ tới chuyện sống chết đây: “nứơc mắm”.

Đã và đang có những tin tức về nước mắm được lan truyền trên internet, người người FW cho nhau, nhà nhà FW cho nhau những tin tức có liên quan về nước mắm. Các vị dân cử, các giới chức có thẩm quyền trong cộng đồng đã đọc chưa? Nếu chưa thì tôi xin chuyển đến quý vị đọc những dòng sau đây mà thiên hạ đã, đang tung lên internét rồi chúng ta bàn tiếp:


Để phổ biến trên báo, bài viết không thể nêu đích danh từng thương hiệu nước mắm, nhưng người đọc có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet lời kêu gọi “Cẩn Thận ăn Nước Mắm...” ở link sau:

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?3175-C%E1%BA%A9n-Th%E1%BA%ADn-%C4%83n-N%C6%B0%E1%BB%9Bc-M%E1%BA%AFm-Vi%E1%BB%87t-H%C6%B0%C6%A1ng

Hoặc:

http://ngaonghe.wordpress.com/2010/01/08/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFm-viet-huong-fish-sauce-co-business-information/

Theo bài trên mạng, một người Tàu-Việt, tạm gọi tên X., bắt đầu pha chế nước mắm từ thập niên 1980 trong garage xe tại nhà riêng ở San Francisco – CA Mỹ.

Không bàn về công nghệ làm nước mắm, chỉ nói về nguồn nguyên liệu chính là cá, cơ sở và vật dụng để chế biến, thì việc làm nước mắm trong garage xe là chuyện không tưởng. Hơn nữa, ở đây nước mắm lại được “pha chế” chớ không phải được làm từ cá. Pha chế từ cái gì? Bột ngọt, nước màu, mùi nhân tạo và có một ít nước mắm thật? Cần phải nói thêm rằng có nhiều nước ở Đông Nam Á biết làm nước mắm, như Thái Lan chẳng hạn, nhưng nước mắm của họ có mùi và vị khác nước mắm của Việt Nam. Nước mắm Việt thì chỉ có người Việt mới biết làm và được làm từ cá. Vậy bạn có tiếp tục mua loại nước mắm được “pha chế” từ trong garage xe của một người Tàu? Hiện tại còn có loại nước mắm nhãn hiệu khá quen biêt được vô chai tại Hong Kong (Tàu), có lẽ còn nguy hiểm hơn nguồn gốc garage xe của nó.)

Riêng loại nước mắm pha chế từ garage kể trên thì nay được sản xuất bởi một công ty lớn mang tới 4 nhãn hiệu đủ loại.

Nguy hại hơn nữa, vẫn theo bài trên mạng, là công ty này đã đăng ký bản quyền nhãn hiệu quen thuộc của họ ở cả Mỹ, Âu Châu và Úc. Các cơ sở sản xuất nước mắm chính cống tại Phú Quốc – Việt Nam cũng đang than là gặp khó khăn trong việc xuất cảng sản phẩm của mình qua các thị trường trên vì vấn đề bản quyền. (Có thể tìm thấy tin này từ nguồn: Trademarkia, hoặc chỉ cần google mấy chữ Crabs and Phu Quoc Fish Sauce, là thấy đủ chi tiết.

*
“Nhớ AI như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.

Đó là chuyện của cánh đần ông, của những anh nào từng ở tù VC mà chơi “ma túy” này, là món dễ gây ghiền, nghiện, đó là “thủy hỏa giao nhau sôi dùng sục, nhả khói lên trời sứớng cung mây” thì mới thấy thuốc lào quan trọng như AI. “Ai” đây là ngừời tình trăm ngày, trăm tháng, người tình trăm năm. Nhưng với mùi vị nước mắm thì không riêng của đần ông, mà của tất cả nam nữ phụ lão, nhớ AI như nhớ nước mắm, dù thơm dù ..ắm vẫn cứ nhớ, cứ thương và cứ yêu, yêu M ..ắm dài lâu.

Những tin tức trên đây tố cáo cách chế biến nước mắm đã làm tôi bàng hoảng, bèn giã từ ngừời tình “khăm-sắc” mà đi giao du với ma-gi, xì-dầu. Nhưng cả Tây lẫn Tầu đều không thể sánh được với mùi vị quê hương (nhà) tôi, nên “dù trong dù độc ao nhà vẫn thơm”, tôi lại quay về với người tình trăm năm: nước mắm.

Tuy nhớ nhung, đã quay lại nhưng vẫn cảm thấy e thẹn, ngại ngùng, thiếu mặn nồng, vui là vui gượng! Một lần thấy các chợ xuất hiện nước mắm sản xuất tại Thái Lan (chữ xanh, màu đậm đặc), tôi bèn sang ngang khi thấy bà con ùn ùn đi mua về tích trữ, cô cháu tôi mua 5 thùng, “uống” cả năm cũng không hết, nhưng sau khi dùng một thời gian, cảm thấy vị ngọt là đường nên bèn quay về với “con cua”, một cua, ba cua, sư tử bay v.v...

Chúng ta đi mang theo quê hương, quê hương ta không thể thiếu “nước mắm”, vì vậy tin tức về nứơc mắn giả, nước mắn hóa chất trên internet một khi chưa được kiểm chứng thực hư thì dân Việt Quận Cam lo lắng vô cùng, mua thì vẫn mua. Nhưng mua cầm chừng ít thôi. Chấm thì vẫn chấm, nhưng vừa chấm vừa run thì quả thật mất ngon biết là chừng nào. Đó là những điều tôi xin kính trình lên các vị dân cử cùng chư vị chức sắc cộng đồng, truyền thông báo chí, xin làm sáng tỏ để an lòng muôn dân và kinh tế Quận Cam phát triển như lời hứa.

Trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, trên các làn sóng phát thanh 1480AM và 106.3 FM, tân thị trưởng gốc nứơc mắm đã chúc tết đồng bào và hứa sẽ đem lại yên vui cho cử tri Quận Cam và tìm mọi cách để phát triển kinh tế, để sức mua và bán tăng thêm v.v...

Không chỉ Thị Trưởng Westmister mà cả bà Giám Sát Janet Nguyễn, các nghị viên Chris Phan, Diana Nguyễn, Andy Quách, Michal Võ, cả các vị cựu dân biểu Thái Văn, cựu nghị viên Diệp Miên Trường, những ứng cử viên thất cử, những chức sắc trong cộng đồng cùng một lòng chúc Tết đồng bào, cử tri y như Thị Trưởng Tạ Đức Trí. Nhưng có một điều là không thấy quý vị đưa ra biện pháp nào thiết thực cả khiến lời hứa lời chúc lại “gửi gió cho mây ngàn bay”!

Thôi thì thế này nhé, chúng ta trở lại vấn đề nước mắm đi, nước mắm sẽ giúp lời hứa của quý vị thành hiện thực.

Muốn cho cử tri đựơc bình an mạnh khỏe yên vui, kinh tế Quận Cam phát triển thì xin quý vị giúp xác định nguồn gốc các loại nước mắm đang bày bán tràn lan trong các siêu thị, tức là các chợ bán thực phẩm Á Đông mà theo tin trên là đúng hay sai?

Nếu những tin tức lan truyền trên internet mà tôi đã dẫn chứng ở phần trên là sai, là tin dổm tầm bậy, là không đúng sự thật thì đồng bào an tâm tiếp tục ăn con cua, chấm “sư tử bay”, tiếp tục “nước mắm đổ lộn mỡ” đề chấm gỏi cuốn bánh tráng v.v.. tức sức mua tăng vọt, mua tăng vọt là kinh tế phát triển.

Nếu quý vị xác định được tin trên là sai, tức là đã trả lại sự công bằng và phồn vinh cho các siêu thị bán thực phẩm Việt Nam, kết quả vẫn là tăng trưởng kinh tế Quận cam. Chuyện dễ như trở bàn tay, nhất cử lữơng lợi thì tại sao không bắt tay vào?

Nếu những tin tức về việc chế biến nưóc mắm tầm bậy kể trên là có thật thì hẳn quý vị phải biết làm gì rồi, dẫu cho không-khe đến sự an nguy sức khỏe cùa đồng bào thì quý vị cũng phải nghĩ đến sức khỏe của song thân và chính gia đình quý vị.

NẾU ĐÚNG là có việc việc chế biến nước mắm từ các gia vị hóa học thì phải thẳng tay với bọn vô nhân tính, nếu không thì đồng hương, cử tri có quyền nghi ngờ:

“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” để “sống chết mặc bay, xẩm này bán thịt thối”

Khi có lời than phiền của người dòng chính thì chính quyền dòng chính làm việc tới nơi để xét thực hư, nếu có virus eo-cô-li thì họ thu hồi ngay, dù cho là trăm ngàn tấn thịt bò. Nhưng họ không quan tâm tới chuyện thực phẩm sạch bẩn tươi thối ở các chợ VN! Mà hình như các dân cử gốc Việt cũng chưa bao giờ biết các chợ VN, các nhà hàng VN sạch bẩn thế nào?

Khi người Việt mua hoặc ăn phải các thực phẩm không đủ vệ sinh, sình thối thì chỉ việc chép miệng cho qua, “dĩ hòa vi quý”. Biết gọi cho ai? Thưa gởi ở đâu? Láng cháng khiếu nại thì có thể bị các ông bà chủ sai xê-cu-ri-ti tẩn bỏ mẫu.

Vậy thì nhân dịp sắp đến bầu cử, chúng tôi là những cử tri tha thiết gửi lên quý vị nguyện vọng được làm sáng tỏ thực hư, thật giả các thực phẩm VN, nhất là nước mắm như bản tin trên internet lan truyền khắp nơi khiến lòng dân bất an.

Việc xác định thế nào, do cơ quan nào phụ trách là trách nhiệm của quý vị dân cử, cử tri i-tờ tiếng Mỹ chúng tôi không biết chỗ nào mà sờ. Nhờ các ông bà tí.

Kính chào ông Thị Trưởng*

Kính chào bà Giám Sát.

Kính Chào quý ông bà nghị viên gốc Việt.

Kính chào các chuẩn bị ƯCV.

Kính chào các THT, Hội trưởng, xin tiếp tay gửi thỉnh cầu này lên các dân cử.

Cali ngày 19/3/2013
Philato

Ý kiến bạn đọc
19/04/201320:08:05
Khách
Hoan hô tác giả đã dưa ra một vấn đề rất quan trọng đến sức khoẻ đồng bào hải ngoại. Hy vọng các chức sắc trong cộng đồng chịu khó tìm hiểu và mau chóng cho người tiêu thụ biết kết quả thì thật là hay!
21/04/201315:41:15
Khách
Vậy phải làm sao?. Có ai biết cách làm bánh tráng chỉ tui với.
Nước mắm con mực, Việt Hương OK không?.
24/04/201323:23:46
Khách
Chuyện thật 100% tại Mỹ - các tiệm bánh cuốn dều pha nước mắm bằng cách bỏ chất hoá học (mua từ VN đem qua) vào nước lạnh và thêm vào ớt + tỏi trộn lên là thành nước mắm ăn bánh cuốn.
30/04/201322:52:01
Khách
Tăng cường vào sự độc hại của các hương liệu, đa số các đài TV tiếng Việt tại Quận Cam còn chạy quảng cáo bán quan tài, hố chôn người cho cư dân tại Westminster. Đi cày về thực phẩm ăn thì độc hại, chưa chết mà đã bị dụ mua hố chôn. Thật đáng buồn cho việc ăn uống và giải trí tai đây.
02/05/201301:15:51
Khách
Tôi không đồng chính kiến với bạn HA (xin lỗi bạn nha) vì nghề nào cũng là nghề, buôn bán quan tài nghĩa địa, mồ mả cũng là một nghề chân chính. Muốn có khách họ buộc phải quảng cáo. Chỉ đáng thương cho mấy ông chủ đài, theo thống kê thì mỗi khi chạy loại quảng cáo này là họ mất đi một số khán giả, vì trên thực tế dân chúng không thích nghe những chuyên tang tóc khi giải trí. Chuyện chết chóc diễn ra hàng ngày, nhưng tránh được lúc nào hay lúc ấy vì thế họ không muốn nghe đài giới thiệu chuyện sui sẻo, không vui nên những đài không chạy quảng cáo loại này (đài VFTV là một ví dụ) thường giữ được chân họ hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến