Hôm nay,  

Chuyện Cổ Tích Không Dành Cho Bé Thơ

02/04/201300:00:00(Xem: 188329)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đúng 40 năm trước, 29 tháng Ba 1973, là ngày toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đình chiến Paris. Nhân dịp này, bài viết về nước Mỹ hôm nay là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng lòng với mảnh đất từng là chiến trường xưa. Tác giả bài viết, trước Tháng Tư 1975, còn là học trò, từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc. Mong Tôn-Nữ Thu Dung sẽ tiếp tục viết thêm.

Một ngày vài lần tôi rẽ ngang exit đó, người đàn ông râu tóc bạc phơ với tấm bảng nguệch ngoạc: "Dave, Vietnam veteran, I want $5.00." đập vào mắt những khi tôi dừng đèn đỏ.

Không thấy ai cho tiền ngoài tôi, có lẽ bởi chỗ đứng của ông ta không thuận tiện. Tự nhiên tôi thấy như mình mắc nợ Dave, tôi đã chiếm một chỗ làm việc của ông trên đất nước ông… Có một lần khi dừng lại, tôi ra dấu cho ông đến cạnh xe, hỏi:

- Only $2.00. Do you want?

- Oh my God, never say no, Lady.

Hình như ông ta châm chọc tôi với cái nhún vai khinh khỉnh và một nụ cười tôi không thể nào diễn tả được, cái vẻ kẻ cả ban ơn… nhưng nếu tôi không lầm thì tôi mới chính là người ban ơn chứ! Buổi sáng cuối tuần rảnh rỗi, ôm một thắc mắc lớn lao, tôi chạy bộ ra nơi ấy – cũng khá gần nhà – để hỏi cho ra lẽ…

Ông đang ngồi trên ghế đá, gần chiếc xe ngựa cổ biểu tượng của thành phố San Dimas… Ly cà phê McDonald bên cạnh bốc khói thơm lừng, dáng ung dung, thanh nhã, sạch sẽ, thơm tho chẳng khác chi những công dân đáng quý của thành phố này mỗi buổi sáng vẫn chạy bộ ven những con đường xinh đẹp nên thơ hay thong dong cỡi ngựa dạo chơi trên những đường mòn ven rừng thơm ngát mùi thảo mộc.

- Xin chào, lady.

Ông ta chào tôi thân ái như thể một người quen, ông không biết “lady” đang kinh ngạc đến sững sờ vì cái giọng Mỹ rất Việt Nam.

- Bà là người Việt Nam, tôi biết, tôi thấy từ trong xe mắt bà cứ chăm chăm nhìn chữ "Vietnam Veteran."

Phát âm chuẩn đến không ngờ với cái giọng khan khan ngắt quãng… Ông đưa tay chạm vào dưới cằm, nơi mớ râu bạc hiền hòa như ông già Noel bước ra từ chiếc xe tuần lộc bên cạnh:

- Một viên đạn còn nằm ở đây, lady, trận Khe Sanh.

Dave cứ dẫn câu chuyện của mình như tìm thấy tri âm và tôi ngơ ngác ngồi nghe như chiến tranh đâu đó vẫn rất gần trong trí nhớ… Dave mở ba lô, đưa tấm bảng cho tôi coi, cười:

- Cái này là để cho Sơn Mỹ, không phải cho tôi.

Sơn Mỹ, một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi xảy ra trận thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng. Ngày ấy… Dave ở đâu, làm gì, tôi không dám hỏi.

Mọi người đều cho là tôi rất khinh suất khi mướn Dave làm vườn, cắt cỏ… Một cựu chiến binh tinh thần hơi hoảng loạn… nhưng tôi quý mến con người ấy, khẳng khái, điềm đạm và thích độc thoại, tôi chỉ việc ngồi im nghe ông nói và học được bao điều bổ ích.

Thật sự Dave không cần ra ngã tư đứng để xin tiền, ông có tiền hưu, tiền thương tật, có một Mobile home nhỏ bé ấm cúng, một xe Volkswagen hai chỗ xinh xắn… nhưng như ông nói: dành cho Sơn Mỹ… và những ngày khỏe mạnh ông vẫn ra đứng đó, như một chứng nhân với dòng chữ Vietnam Veteran trên ngực.

Dave bắc thang trèo lên cây phượng tím làm cho lũ sóc những mái nhà ấm áp trong mùa đông, Dave rải lên cỏ những thức ăn ưa thích để bầy Smocking birds về lang thang trong vườn cho con gái tôi chụp ảnh. Dave gắn những hình tượng Halloween, Thanksgiving, Merry Christmas, New Year… thật đặc sắc mỗi lần lễ hội để mọi người trằm trồ chiêm ngưỡng.

Một lần thấy tôi ngồi viết say mê suốt buổi chiều thứ bảy đẹp trời mà không ra vườn ngắm nắng. Dave lặng lẽ đi mua cho tôi ly cà phê Starbucks.

- Lady viết sách cho con nít vậy có biết chuyện ông thần đèn không?

- Biết chứ Dave. Lúc nào tôi cũng muốn có 3 điều ước.

- Đừng nói 3 hạt dẻ của cô Lọ Lem… nhưng tôi sẽ kể cho lady câu chuyện này, một chuyện cổ tích không dành cho bé thơ.

Không biết Dave có gởi gắm gì, ẩn ý gì trong đó… nhưng khi kể Dave chìm vào ký ức, đôi mắt mơ màng như kể cho đứa con trai mà Dave đã không gặp từ lâu lắm, cậu đang thất lạc ở một chiến trường nào đó…

Những chiến binh vì một lý tưởng hòa bình đã dấn thân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ để chết hoặc để trở về với một xác thân tàn phế. Dave nói khi thấy tôi buồn thương cho những người lính ấy: “Có gì đâu, lady, được chết cho một lý tưởng chẳng cao cả sao?"

Câu chuyện Dave kể bắt đầu từ đây, tôi có biên tập chút đỉnh cho thích hợp.


Người đàn ông Homeless nhặt được trong thùng rác một chiếc đèn cũ kỹ, ông ta rao bán với giá $5.00, người mua hỏi:

- Chiếc đèn rất cũ, sao ông muốn tới $5.00?

- Đó là giá tối thiểu để tôi có một bữa ăn trưa gồm một phần hamburger và một coke.

- Thôi được, nhưng ông hãy lau chùi cho sạch.

Người Homeless ngồi dưới bóng mát của cây phượng tím bắt đầu chăm chú lau chùi… Rồi như trong cổ tích thứ thiệt, một làn khói trắng mù mịt bay ra, ông thần đèn hiện lên cho người Homeless được ước ba điều .

- Tôi muốn một bữa ăn no như vẫn thường mơ.

Một đĩa thức ăn với chiếc bánh Hamburger đầy ắp thịt dọn kèm khoai tây rán… Người Homeless ăn ngấu nghiến.

- Tôi muốn một ly coke lớn, thật lạnh.

Một ly coke nhìn mát rượi với những hạt sương lạnh lấm tấm bên ngoài. Người Homeless thở phào sảng khoái.

- Bây giờ ông chỉ còn một điều ước nữa thôi, hãy ước điều gì cho xứng đáng.

Đúng với tính cách trung thực và nhân hậu của các vị thần, ông thần đèn nhiệt tình khuyên nhủ:

- Ông nên ước trở thành một người nổi tiếng hơn cả Bill Gate, ông sẽ là founder của đại công ty HomelessSoft, ông sẽ tạo ra một hệ điều hành mới có tên là Doors. Doors của ông sẽ thống lĩnh thị trường thế giới, sẽ đè bẹp Windows của Bill Gate.

Thấy người Homeless im lặng không trả lời, ông thần đèn khuyên tiếp:

- Nếu ông không thích làm giàu, thì ông nên ước 4 năm sau sẽ trở hành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông sẽ là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ xuất thân từ homeless. Sao? Ông ước muốn điều nào?

Người Homeless cười, một nụ cười vô nhiễm với trần gian:

- Vâng, tôi muốn ông biến đi, tôi cần ngủ, tôi muốn ngủ…

Vị thần biến mất.

Chiếc đèn cũ kỹ nằm lăn lóc trên sân cỏ.

Và người Homeless chìm vào giấc ngủ thần tiên dưới vòm phượng tím…

TÔN-NỮ THU-DUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến