Hôm nay,  

Nơ Đỏ Vẫn Cài Trên Mái Tóc

24/03/201300:00:00(Xem: 295554)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Miền bắc Cali nơi tôi ở, hằng năm đều có một hội chợ tết rất lớn so với các cộng đồng người Việt khác ở hải ngoại gọi là hội chợ Fairground San Jose, vì nó được tổ chức trong khuôn viên rộng lớn Fairground của thành phố San Jose.

Trở lại những năm tháng đầu tiên của người Việt tỵ nạn, vì quốc biến phải rời xa đất nước, nhưng tấm lòng hoài vọng hướng về cố hương, niềm nhung nhớ quê cha đất tổ và người thân đã tạo nên một nhu cầu gặp gỡ cho người Việt tha hương, nhất là trong những dịp Xuân về.

Để tạo sự gặp gở đó, Liên Hội Người Việt Bắc Cali đã hình thành hội chợ tết San Jose.

Nói là hội chợ cho oai chứ thực ra thời khoảng 1977, 78 đó cộng đồng người Việt ở đây còn phôi thai và rời rạc, cơ sở vật chất thương mại cũng còn ít ỏi cho nên những hội chợ đầu tiên được tổ chức trong khuôn viên của một nhà thờ hay một vườn sau tương đối khang trang rộng lớn của một cư dân ở đây. Không có hàng quán gì cả, những người tham dự tự mang thức ăn đến chia sẽ, có vẻ như một buổi Pot Luck của những người đồng hương mà thôi. Tuy tổ chức còn đơn sơ, nhưng rất mang nặng tình đồng hương gặp gở để hàn huyên, chia sẽ nỗi khó khăn trên bước đường lưu lạc xứ người

Theo đà tăng trưởng lớn mạnh của cộng đồng, hôi chợ tết lớn đúng nghĩa với hai chữ Hội Chợ được tổ chức tại San Jose High School vào năm 1983 với những tiết mục độc đáo như thi đấu vỏ thuật, bóng bàn.. cùng những triển lảm tranh ảnh nghệ thuật. Hàng quán đồ ăn thức uống bắt đầu xuất hiện. Và đặc biệt cuộc thi Hoa Hậu Hội Chợ Tết lần đầu tiên được khai diễn tại đây.

Tôi không nhớ rõ bắt đầu từ năm nào thì Hội Chợ Tết San Jose được dời vào trong khuôn viên Fairground rộng lớn với cả trăm gian hàng nhộn nhịp, cùng những tiết mục văn nghệ, văn hoá đặc sắc, đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách du xuân trong hai ngày cuối tuần của lễ hội, nhưng chắc chắn rằng mỗi năm dù bận rộn tới đâu tôi cũng tham dự.

Có một năm, hội chợ Tết trúng vào dịp miền Trung ở VN đang chịu đựng thiên tai bảo lụt nặng nề. Người Việt ở đây vui Xuân nhưng vẫn không quên thiên tai ở quê nhà nên từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên đi quyên tiền cứu trợ.

Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai nữa cái đầu, chửng chạc nói “ Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu

Cái nơ mầu đỏ

Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác. Hồn tôi như bay lạc về lại cái chợ TÂN ĐỊNH của ba mươi mấy năm về trước …

...khi đó tôi đang học lớp Sáu, và cũng vào năm miền trung đang bị bão lụt tàn phá như vậy, nên nhà trường huy động học sinh tổ chức một buổi lạc quyên để hưởng ứng chiến dịch cứu trợ đồng bào ruột thịt.

Đúng 9 giờ sáng, tất cả học sinh cấp lớp sáu được phân công cứ hai người thành một nhóm chuẩn bị lên đường. Vì là toàn cấp lớp làm chung nên tôi lớ ngớ thế nào bị xếp chung toán với một bạn khác thuộc lớp… con gái. Tôi nào muốn như vậy đâu, nhưng lúc bắt cặp xếp toán, tôi chậm chân chậm tay thế nào để bị lọt sổ cuối cùng lẻ loi một mình, và bạn ở lớp bên kia chắc cũng rứa. Hai cái lẻ loi này bèn ghép lại thành một cặp vậy.

Tôi ngượng lắm. Không phải vì bạn là con gái, mà vì tuy cùng cấp lớp, nhưng bạn trổ mả sớm cao hơn tôi đến nữa cái đầu. Tôi thấy tôi lùn quá, nhìn như hai chị em! Nhưng biết làm sao hơn? Lúc đó thì dĩ nhiên tôi biết tên bạn, nhưng bây giờ ngồi viết những dòng chữ này, thì đã quên rồi. Xin bạn đừng trách. Tôi chỉ còn nhớ tóc bạn dài kẹp một cái nơ mầu đỏ. Vậy tôi gọi bạn là NƠ ĐỎ nghe.

Bắt đầu công tác. Tôi lãnh phần đeo thùng tiền cứu trợ, còn bạn Nơ đỏ thì được giao cọc giấy huy hiệu cứu trợ cùng hôp kim gút dùng để gắn lên tay áo khách bộ hành. Chúng tôi không được phép đi xa. Chủ yếu là chung quanh hai chợ Tân Định và Đa Kao, cùng những con lộ chính như Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải… mà thôi.

Buổi sáng hôm đó, cả trường vui vẻ nhộn nhịp như ngày tất niên. Vừa ra khỏi cổng trường, Nơ Đỏ dắt tôi chạy ù lại chợ Tân Định. Bạn khôn lắm, nói là phải tới..xí trước. Quả nhiên hai đứa tôi tới chợ sớm nhất, gặp giờ thiên hạ đang đi chợ đông đảo nên tha hồ múa gậy vườn hoang. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian, vì trong chốc lát các toán khác sẽ tới chia phần. Khi gặp một nhóm đông người, một mình bạn gắn huy hiệu không xuể, tôi phải phụ một tay, dĩ nhiên là chỉ ở những…người lùn, tôi có thể với tới. Thông thường chúng tôi không phải nói gì cả..Chỉ cần nhìn thùng lạc quyên có in câu “ CỨU TRỢ NẠN NHÂN BẢO LỤT” là ai cũng vui vẻ móc túi lấy tiền. Lâu lâu có người hỏi han thì Nơ Đỏ lễ phép giải thích “ Dạ, tụi cháu lạc quyên cho nạn nhân miền trung bị bão lụt”. Hầu như không ai nỡ lòng nào từ chối cả. Thỉnh thoảng gặp vài anh thanh niên có vẻ lơ là né tránh, là đến phiên tôi ra tay. Tôi chạy lại nắm áo “ Anh, cứu trợ đồng bào bị bão lụt đi anh”, và cương quyết đứng chờ cho tới khi chàng móc ví mới chịu. Một lần tôi thấy anh lính lơ láo mua thuốc lá gần đó, bèn nhanh nhẹn chạy lại. Anh lính trừng mắt nhìn tôi “ Lính nghèo thấy mẹ, lấy tiền đâu cho, mầy!”. Nói vậy mà anh cũng cầm mớ tiền lẻ thối lại nhét vào thùng.

Chưa đến hai tiếng đồng hồ, hình như khắp chợ ai cũng có huy hiệu cứu trợ gắn trên tay áo. Chúng tôi bắt đầu ế, phải chú ý kỹ hơn tìm kiếm khách hàng mới. Đứng ngơ ngác hồi lâu, tôi và Nơ Đỏ cùng để ý thấy một bà xách giỏ đi chợ, mà sao tay áo…trống trơn! chúng tôi mừng húm nhào tới. Giữa lúc bạn đang sắp sửa gắn huy hiệu cứu trợ lên, bà xua tay nói “ Bác cho rồi mà cháu”, và móc túi áo lấy ra tấm giấy lạc quyên đưa ra trước mặt “Thấy chưa?” Hai đưá tôi quê quá tiu nghỉu quay đi. Mới được mấy bước, nghe bà gọi giật lại “Nè, mà khoan đã cháu”. Bà tiến lại cầm tờ năm chục nhét vào thùng. Hai đứa tôi mừng rở chưa kịp nói tiếng cám ơn, bà đã ôm cả hai vào lòng thốt “Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời !”. Tôi hơi mắc cở, nhưng cảm thấy thật sung sướng. Ước chi có mạ tôi cạnh bên, bà sẽ hảnh diện về thằng con. Quay sang Nơ Đỏ, thì bạn cũng đang chớp chớp mắt cảm động lắm …như tôi.

Xế trưa, khu chợ đã vắng, và thùng tiền khá nặng, chúng tôi thong thả trở về trường. Bây giờ mới cảm thấy cơn mệt. Mồ hôi tôi ướt đẩm lưng áo. Phần bạn cũng tơi tả không kém. Những giọt mồ hôi lấm tấm chảy dài trên đôi má đỏ bừng bừng dưới cơn nắng ban trưa. Lòng tôi thấy vui quá. Hình như đây là lần đầu tiên trong đời trực tiếp làm việc nghĩa. Tôi khoái chí cầm thùng tiền lắc lia liạ, lắng nghe tiếng lẻng kẻng kim khí chạm nhau bên trong, xen lẫn tiếng lụp bụp của những tờ tiền giấy. Nơ Đỏ cũng hả hê quên hết cơn mệt. Bạn thắt hai tà áo dài lại gọn gàng với nhau, nhặt một miếng gạch vụn bên đường, ném về phía trước, lò cò nhảy tới khom lưng luợm lên, rồi lại ném, cứ thế…Thỉnh thoảng bạn ngưng chơi, giành thùng tiền tôi đang đeo, lắc qua lắc lại nghe leng leng.. leng keng… và cười sung sướng.

Sau này, trong sinh hoạt Hướng Đạo, tôi cũng nhiều lần có dịp làm công tác xã hội tương tự, nhưng niềm vui không tràn đầy như lần đầu tiên nầy. Bạn Nơ Đỏ sau buổi lạc quyên đó, thỉnh thoảng gặp lại trong trường, chúng tôi bỗng trở nên mắc cở lẫn nhau nên chỉ vẩy tay chào chút xiú, đại khái muốn nói “A, tụi mình cũng quen nhau đó mà!”. Qua năm sau, tôi không còn gặp lại bạn nữa. Có phải qua ba tháng hè con gái thay đổi mau lẹ quá tôi nhận không ra? Hay bạn đổi sang trường khác? Hay có khi vẫn còn đó, nhưng đã đổi màu nơ kẹp tóc mà tôi lại cứ ngây thơ đi kiếm cái nơ đỏ không còn trên đầu của bạn nữa…cho nên đã vụng về đánh mất người bạn có chung một kỷ niệm êm đẹp của thời ấu thơ.

Câu chuyện lạc quyên năm nào đã chìm sâu vào tâm tưởng. Bạn cài nơ đỏ bây giờ không biết ở đâu. Tôi lỡ đánh mất tên của bạn đâu đó trong vùng trời ký ức. Không biết bạn có may mắn đến được bến bờ tự do? Và tình cờ đọc được những dòng chữ này...

Nhìn hai em bé trước mặt, tôi cảm động quá, chỉ muốn như bà hàng chợ năm nào ôm cả hai em vào lòng và nói " Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời!”

Nghĩ trong đầu thôi. Luật lệ Mỹ đâu cho người lớn ôm ghì con nít như ỏ VN đâu! Tôi chỉ có thể xoa đầu hai bé để khen ngợi. Nhưng khi vỗ tay lên đầu bé gái, tự nhiên tôi buột miệng “Té ra bạn vẫn còn cài cái nơ đỏ đó à?”

Cháu nhìn tôi ngạc nhiên không hiểu ông bác này nói cái chi lạ quá!

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
25/03/201316:01:01
Khách
Tui ghét nhứt là chuyện bắt tui đóng tiền. Ép, bắt, xin xỏ...
tui donate là do ý thích, ý muốn của tui.
25/03/201313:03:58
Khách
Có những kỷ niệm không bao giờ phai!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến