Hôm nay,  

Ký sự Shikaakwa

23/03/201300:00:00(Xem: 157632)
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Bài viết mới của tác giả có kèm theo hình ảnh minh họa trích từ nguồn Chicago Museum.

***

Sông Chicago vào ngày lễ thánh Patrick 17 tháng 3, như thường lệ, người ta dùng một loại thuốc nhuộm làm cho nước cả khúc sông trở thành màu ngọc lục bảo.

Những ngày tuyết rơi nhiều, cả dòng sông trông như một dải lụa trắng nằm vắt trên đôi vai thành phố. Trên hàng dây điện chạy dọc theo những chiếc cầu nối hai bờ sông, lũ chim bói cá đứng sắp thành từng hàng rỉa lông. Thỉnh thoảng, chúng nghiêng cổ nhìn xuống dòng nước trôi lờ đờ phía dưới. Mấy chiếc ghế đá nằm chơ vơ ngó mặt ra sông, để mặc cho tuyết phủ. Khách bộ hành co ro trong lớp áo lạnh, bước vội trên hè phố. Đằng xa kia, tòa nhà Willis Tower vươn mình lẻ loi lên nền trời mờ đục. Không gian như đặc quánh lại, ủ ê trong tuyết giá. Trong các cửa hiệu vắng vẻ, những người bán hàng ngồi ngáp vặt, chờ đến giờ tan việc. Khung cảnh chừng nhuốn chút quạnh quẽ, khơi vào lòng người lữ thứ một nỗi sầu cô liêu.
image001
Sông chicago được nhuộm xanh vào ngày lễ thánh Patrick.
Các nhà khoa học cho rằng, sông Chicago ngày nay được hình thành từ sự rút lui của các sông băng Wisconsin vào khoảng mười bốn nghìn năm trước. Vào thế kỷ 17, nơi này vẫn còn là một khu vực đầm lầy nhiễm khuẩn và hoang hóa. Không ai có thể ngờ, từ một vùng ngã ba sông đìu hiu lau lách, một thành phố sầm uất được mọc lên, trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa nổi tiếng thứ ba nước Mỹ.
image002
Cửa sông Chicago nơi đổ ra hồ Michigan vào năm 1831.
Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào tháng 10 năm 1871, Chicago bắt đầu một cuộc tái thiết vĩ đại nhất trong lịch sử thành phố vào những thập niên sau đó. Bên cạnh những công trình kiến trúc đồ sộ, sự bùng nổ vượt bậc của nền kỹ nghệ công nghiệp và tốc độ gia tăng về dân số, thành phố phải đối mặt với sự tàn phá nghiêm trọng về môi sinh.

Có một thời, sông Chicago được mệnh danh là khúc ruột thừa hôi thối, chỗ chứa vô tội vạ cho hàng tấn chất thải đẻ ra từ mặt trái của nền kỹ nghệ công nghiệp. Suốt thế kỷ 19, sông Chicago trở thành nơi ô nhiễm, chiếc nôi bùng phát bệnh lỵ, thương hàn, dịch tả giết hại cả hàng ngàn người.

Để bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt cho hàng triệu cư dân trong khu vực khỏi bị ô nhiễm, năm 1887, quốc hội tiểu bang Illinois đã đồng ý đề xuất thay đổi dòng chảy sông Chicago. Người ta bắt đầu đào những con kênh nối liền với sông Des Plaines, thay vì thải ra hồ Michigan như lâu nay, nước sẽ theo sông Des Plaines chảy vào sông Mississippi và cuối cùng đổ ra vịnh Mexico. Công trình hoàn tất vào năm 1900. Đây là một đề án có tầm nhìn xa rộng, đánh dấu khả năng phi thường của sức người trong việc chinh phục tự nhiên.

Đến năm 1972, nhằm đáp ứng trình trạng quá tải và cải tiến hệ thống xử lý nước thải vốn lạc hậu, thành phố đã đệ trình một đề án kỹ thuật dân sinh lớn nhất thế kỷ, được gọi là dự án đường ống thoát ngầm dưới lòng đất TARP (Tune And Reservoir Project). Một hệ thống đường hầm phức tạp dài hàng trăm cây số đào xuyên trong lòng đất. Đường kính mỗi ống thoát rộng 32 feet, sâu 300 feet kể từ mặt đất, có khả năng lưu trữ, xử lý nước thải đạt công suất đến 17,5 tỷ gallon nước một ngày. Nước sau khi được xử lý, làm sạch, sẽ được bơm trở lại kênh, và cuối cùng đổ ra vịnh Mexico. Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2029. Phần đông người dân không hề biết sự tồn tại của dự án này.

Trong báo cáo năm 2012 của ủy ban Great Lakes, một tổ chức tập hợp các nhà khoa học, những người tranh đấu cho môi trường, các nhà lập pháp từ những tiểu bang quanh vùng Ngũ Đại Hồ, họ đưa ra đề xuất nên tách phần thủy văn của sông Mississippi ra khỏi các hệ sinh thái của khu vực hồ Michigan. Đây được xem như một nỗ lực trong tiến trình phục hồi lại dòng chảy ban đầu của sông Chicago, từ lưu vực sông Mississippi đổ vào lòng hồ nước ngọt lớn nhất bắc Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Theo sử liệu, vào thế kỷ 18, vùng đất thuộc Chicago ngày nay vẫn còn là lãnh địa của thổ dân Potawatomi. Một trong ba nhóm thổ dân lớn nhất bắc Mỹ, Ojibwe, Ottawa, Potawatomi. Họ từng chiếm cứ cả một địa hạt rộng lớn, trải dài từ Ontario của Canada đến các tiểu bang quanh hồ Michigan, theo sông Mississippi tới tận Oklahoma, Kansas.

Chuyện kể rằng, tộc trưởng người Potawatomi lúc bấy giờ là Bowaha. Một người đàn ông thừa hưởng tính gan dạ và khả năng thích ứng hoàn cảnh di truyền từ tổ tiên, tất nhiên cũng mê tục vẽ mình và ham việc săn bắn. Bowaha còn được trời phú cho sức mạnh, đã từng tay không vật ngã gấu rừng. Không những là một tộc trưởng dũng mãnh, ông còn là cha của Shikaakwa, một cô gái tuổi độ trăng tròn, nổi tiếng nết na xinh đẹp. Da Shikaakwa trắng như tuyết, tóc dài đen mượt, môi đỏ tựa son, mắt long lanh sóng nước, dáng đi thướt tha. Từ xưa đến nay, bộ lạc chưa từng có người con gái nào đẹp như nàng. Nghe kể, mỗi lần Shikaakwa cất tiếng, chim rừng ngơ ngẩn quên cả hót. Khi nàng ra soi mặt ở bờ sông, cá nhảy hết cả lên bờ. Chỗ khúc sông nàng gội đầu bỗng dậy lên một mùi hương thơm ngát. Nước cũng trở nên trong suốt, tinh khiết. Người trong bộ lạc tranh nhau lấy chỗ nước đó, chứa vào những chiếc vại, để dành uống. Không người đàn ông nào trong bộ lạc nghĩ đến việc lấy Shikaakwa về làm vợ. Ngay cả những thanh niên săn bắn tài giỏi nhất, chèo những chiếc ghe độc mộc nhanh nhất trên sông, biết thổi sáo và hát những bài dân ca mê đắm cũng không dám khao khát tình yêu của nàng. Họ nghĩ, để một người đẹp như Shikaakwa đi hầu hạ cho một tên đàn ông thô lỗ là có tội với thần rừng thần đất.
image003
Người đàn ông thổ dân Potawatomi
Có một mùa đông, trời bỗng lạnh kinh khủng. Tuyết rơi dày bằng chiều cao của hai người đàn ông đứng chồng lên nhau. Nước đóng thành băng cứng hơn cả đá khối trong lòng sông. Trong những chiếc lều mái vòm của bộ lạc, bếp lửa sưởi ấm cháy đỏ suốt ngày đêm. Tất cả người già và con nít đều không sống qua được mùa đông năm ấy vì bệnh dịch cúm. Thú rừng không vướng bẫy săn cũng lăn đùng ra chết. Để tránh bị tuyết vùi, tộc trưởng Bowaha quyết định dời bộ lạc khỏi khu vực bờ sông, chuyển vào rừng, dựng lều trú ẩn trên cây.

Đến mùa xuân, tuyết bắt đầu tan, nhưng dịch bệnh cứ kéo dài mãi không chịu dứt. Không khí chết chóc vẫn còn bao phủ nặng nề trong các căn lều. Dân trong bộ lạc ngày một xơ xác, thưa thớt dần. Trong những chiếc lều không còn ai nghe thấy tiếng cười trẻ thơ nữa. Shikaakwa quyết định cùng những thanh niên khỏe mạnh nhất vào rừng tìm thuốc cứu dân làng. Họ đi từ ngày này sang ngày khác, vượt qua không biết bao nhiêu cánh rừng, lội qua không biết bao nhiêu con suối, cố tìm cho được một loại cây theo truyền thuyết, củ của nó có thể trị được bệnh dịch cúm.

Trong một lần băng qua sông, phần vì đói và đuối sức, Shikaakwa bị nước lũ cuốn trôi. Cả bộ lạc bỏ công tìm kiếm nàng ròng rã suốt nửa tháng trời vẫn không thấy được xác. Tộc trưởng Bowaha, vì nhớ thương con, cũng lâm bệnh mất đi sau đó. Đó là thời gian bộ lạc như bị nhận chìm trong tang tóc. Ai cũng bảo người Potawatomi sắp bị tận diệt vì trời bắt tội.

Tương truyền rằng, chỗ ngã ba sông, nơi Shikaakwa bị nước cuốn trôi bỗng mọc lên một loài cây thân mềm nhỏ nhắn, nở ra những đóa hoa hình chiếc loa kèn trắng muốt. Người trong bộ lạc tin đó là loài cây mọc lên từ máu thịt và ước nguyện của Shikaakwa. Họ rủ nhau đem loài cây yếu đuối ấy về trồng ở các khoảnh đất xung quanh lều. Vì tin tưởng đó là loài cây thuốc, họ lấy củ của nó nấu với nước cho người bệnh uống. Người bệnh liền khỏe lại. Cả bộ lạc từ đó không còn ai bị dịch cúm hành hạ nữa.

Để tưởng nhớ công ơn người con gái đã chết vì cứu dân làng, từ ấy người trong bộ lạc bắt đầu gọi loài cây thần diệu kia là Shikaakwa.

Sử chép rằng, sau hiệp ước Chicago vào năm 1833, bộ lạc Potawatomi đành sang nhượng lại cho chính quyền phần đất cuối cùng của tổ tiên. Kể từ đó họ cũng bắt đầu một cuộc sống lưu lạc ngay chính trên quê hương mình.

Theo từ điển mở Wiki, tên Chicago có thể bắt nguồn từ chữ Shikaakwa. Trong ngôn ngữ thổ dân da đỏ, Shikawaa có nghĩa là vùng đất của những cây hành tây. Bấy giờ, ngay cả những người già nhất của bộ tộc Potawatomi đang sống trong thành phố cũng không ai biết được, trước khi trở thành tên của một loài cây có mùi hôi nồng dùng làm thức ăn, Shikaawa đã từng là tên của một người con gái.
image004
Chiếc cầu bắt qua sông Chicago được mở lên cho tàu thuyền đi qua.
Ngày nay, vào mùa hè, khi lái xe dọc theo các xa lộ ở thành phố Chicago bang Illinois, người ta vẫn còn thấy những bụi hành tây hoang dại mọc xen lẫn trong những vạt rừng thưa, dưới những rãnh nước ẩm ướt, hoặc dọc theo bờ sông. Chúng nở ra những bông hoa trắng muốt như hình chiếc loa kèn, thản nhiên khoe sắc giữa đất trời mà không cần một bàn tay nào chăm sóc, cũng không một sức mạnh nào có thể hủy diệt được.

Chicago, 2013.
Nguyễn Văn

Ý kiến bạn đọc
24/03/201310:30:55
Khách
Uổng quá , sao không chụp một bức ảnh hoa Shikaawa cho xem.
Xin bổ túc thêm được khong?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến