Hôm nay,  

Rồng Cháu

23/02/201300:00:00(Xem: 241579)
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tuy sống tạc Pháp, bài viết của tác giả thường là những đề tài và khung cảnh đời sống Việt tại Mỹ. Riêng trong báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, tác giả viết Rồng Cháu, kể chuyện tình hai họ Pháp Viêt đề huề chờ cháu bé vào đời cuối năm Thìn. Mời bạn đọc chuyện, coi hình chú rể cô dâu, hai họ tây ta. Và chúc mừng rồng cháu.

Thuở mới quen nhau, em đầm mắt xanh đã bị nước da cháy nắng của gã Mít dẻo mồm hớp hồn. Lang thang trên mạng tìm về lục địa xa xôi dưới rặng dừa, em yêu hồi nào không hay, mà lỡ yêu rồi làm sao quên được ai ơi.

Thế là em quyết định đưa gã da vàng về quê thăm gia đình, quyết rồi em lo bấn xúc xích, không biết phe Tây sẽ tiếp đón phe Ta như thế nào.

Em bộc bạch với hắn, đại gia đình nhà em đông lắm, anh chuẩn bị tinh thần, hai bà nội và ngoại của em, các cụ vừa bước qua tuổi tám mươi, không dễ gì chinh phục các cụ đâu.

Gã cười cười, cưng đừng lo, anh có khối chuyện nói với người già.

Em trợn mắt, anh liệu hồn hai bà của em đều thông thạo lịch sử thế giới, còn gia đình em rặt nòi Breton đó.

Gã trấn an, cưng yên tâm, anh biết cách đối phó mà, cưng đã thấy anh chết nhát bao giờ chưa?

Em đầm nghiêng đầu lên vai người yêu, lim dim hy vọng gã bạo phổi và có máu tếu sẽ vượt qua vòng sơ kết sắp tới. Gã thầm nghĩ, dân Breton thì sao chứ, đã yêu rồi còn đâu sáng suốt để phân định nòi giống nữa.

Ngày về quê nàng, có trên hai chục người chờ xem mặt gã Mít lăm le gia nhập đại gia đình của họ. Sau màn chào sân một tua, bữa tiệc bắt đầu bên lò thịt nướng sau hè.

Tiá cô đầm giới thiệu tên tuổi " kẻ ở miền xa ", xuất thân từ bên kia đại dương, ra mắt gia đình ông.

Đáp lời chủ nhà, gã Mít lên tiếng, tôi rất vui được mọi người tiếp đón nồng hậu ngày hôm nay và hy vọng tình thân giữa chúng ta sẽ gắn bó hơn, nhờ cô em mắt xanh này đây.

Phe Tây ngẩn tò te, không ngờ gã Mít tự nhiên như người... nhà và tự động coi cô nhỏ của họ thuộc phe Ta.

Để không bị chìm trong đám đông rặc nòi, gã mở laptop, cho chạy vidéo về chuyến du lịch VN của đôi trẻ. Từ Nam ra Bắc, vịnh Hạ Long, phố Hội, Sàigòn, Phú Quốc, áo dài, nón lá, chả giò, phở, xôi ..., được phụ đề Pháp ngữ trong tiếng nhạc trữ tình VN.
viet-ve-nuoc-my-1
Chú rể, cô dâu.
Vài đứa Tây trẻ không biết VN là xứ nào vì thế hệ chúng nó chỉ biết cựu thuộc địa bắc Phi toàn dân "rệp" (tiếng lóng dân ta đọc trại từ danh từ "Magrheb" gồm ba nước Maroc, Tunisie và Algérie).

Gã Mít bèn nhắc đến trận đánh ở lòng chảo Điện Biên để định vị xứ Việt với tụi trẻ, làm hai bà nội ngoại hơi mủi lòng cho quân đội Tây thời thuộc địa. Tuy nhiên hai bà đều khoái thằng nhỏ đến từ xứ lòng chảo đó, biết nói chuyện với các cụ về cách mạng của Nga Sô, chế độ Đức Quốc xã, ...

Lần đầu gặp mặt gã Mít, tinh tú có quay cuồng chút chút khiến tiá má cô đầm mến tay mến chân, nên sau này hai cụ gật đầu cái rụp khi gã tỏ ý "xin bàn tay" con gái rượu của ông bà.

Chuyện tình hai đứa nhỏ đã kết nối hai gia đình chúng tôi trở thành sui gia từ mùa hè năm ngoái.

Mùa hè năm nay con dâu báo tin vui, hai bên nội ngoại đếm từng ngày chờ kết quả siêu âm vào tháng thứ năm xác định giới tính của cháu.

Để giải tỏa không khí hồi hợp anh sui chị sui tuyên bố, trai hay gái gì đều được chờ đón với cả tâm tình bên ngoại. Chàng của tôi đành phụ họa, đúng vậy, cháu đầu lòng, trai gái gì chúng mình cũng vui, lộc trời mà.

Nói vậy chứ không phải vậy, chàng mơ đến cháu trai cho chắc ăn có thằng đích tôn Nhâm Thìn, sáu mươi năm mới có một lần, cả Châu Á đều mơ chứ có riêng chàng đâu.

Thằng con nhà này giống bố, cũng khoái trai Nhâm Thìn nên huỵch toẹt với vợ, cưng biết không, phải chờ hơn nửa thế kỷ mới có một năm đặc biệt như vầy, con trai tuổi này tốt nhất trần gian.

Em đầm long lanh mắt xanh hỏi, thật chứ, để em lên internet tìm hiểu thêm.

Thằng nhỏ chắc mẫm, lên mạng làm gì mất thời gian, trong mười hai con giáp, con rồng là bảnh nhất, mà này khi cấn bầu cưng không kén ăn, không buồn nôn ... ?

Em mắt xanh ngẩn ngơ chưa hiểu, nhưng gật đầu xác nhận.

Thằng nhỏ khoái quá, thưởng em một nụ hôn ngây ngất, như vậy là cưng giống mẹ, khi mẹ mang thai anh, mẹ chẳng thèm ăn vặt, cũng không hề bị nôn ọe, chính xác là con trai rồi.

Bỗng em đầm run xuất mồ hôi hột, và hiểu ra trọng trách của mình đối với nhà chồng. Giời ạ, phải chờ chừng đó năm mới có một lần, đúng là cái bầu tâm sự của bà bầu không biết tỏ cùng ai.

Thấy em thẫn thờ, thằng nhỏ hỏi, cưng làm sao vậy?

Trăng sao gì, tự nhiên anh phán một câu xanh rờn làm em bối rối, làm sao biết con chúng mình sẽ là trai hay gái mà anh dám chắc là con trai.
viet-ve-nuoc-my-2
Hai họ Tây Ta.
Ừ thì mình cứ nghĩ vậy đi cho hên, rồi tụi mình cầu nguyện mỗi đêm, vậy là chắc ăn rồi.

Em đầm nhìn thằng nhỏ lắc đầu, đúng là còn trẻ con, trong sở là xếp " ai ti " (IT), vậy mà tin dị đoan tùm lum.

Thằng nhỏ quê độ đính chính, dị đoan hồi nào, mình dựa vào kinh nghiệm nữa chứ, mẹ nói bà bầu nào thèm chua hay nôn oẹ đều sinh con gái, cưng lại trái hẳn, chín mươi phần trăm là trai rồi.

Em đầm cười méo xẹo chịu thua thằng nhỏ, sắp làm bố mà chưa chịu lớn.

Nghe thằng con tâm sự về dự đoán ấm ớ của nó khiến em đầm mất viá, tôi đâm hoảng trách, sao con lại nói với vợ như thế, mi thật là vụng về, con trai hay gái đều là con, tự nhiên làm cho con nhỏ lo. Bảo với vợ đừng nghĩ ngợi vớ vẫn, mẹ ủng hộ con dâu nếu sinh con gái, còn rồng đực hay rồng cái đều ngon lành cả.

Hôm sau, em đầm gọi điện thoại cảm ơn rối rít, tôi trấn an, con yên tâm, mẹ con mình cùng một phe, cha con họ phải ớn. Nói cứng với con dâu cho oai, chứ đàn ông nhà này thuộc phe đa số, chung cuộc mình cũng thua đậm.

Hàng đêm tôi vẫn cầu nguyện cho con dâu sinh con trai để không phụ lòng chồng và bố chồng, phụ nữ ở xứ nào rồi cũng phải " tòng phu " khi xuất giá.

Ba mươi năm về trước tôi cũng như rứa, mang bầu mà lấm lét như kẻ trộm, sợ sinh con gái, mặc dù tôi mê con gái hơn con trai.

Số là ông anh cả bên chồng lấy vợ đã năm năm có hai cô công chúa, còn bị vợ dọa sẽ cho anh tuyệt giống vì tội say xỉn, khiến bên nội nghiến răng căm hờn.

Cả nhà chồng thất vọng bà dâu cả, và tin chắc như bắp cái bầu tôi đang mang sẽ là con trai. Tuy không bị thai hành, nhưng tôi vật vờ suốt chín tháng, sinh ra thằng cu, tôi mừng như dân vượt biên đặt chân lên đất liền.

Sợ mất thế thượng phong, bốn năm sau chị cả sinh con trai.

Ngày ông nội mất, con trai tôi được bẩy tuổi, nó cầm bình nhan đi theo quan tài.

Con trai chị cả lúc đó mới ba tuổi, đến bên con tôi và nói, tao mới là cháu " đít tôm " chứ không phải mày đâu, thằng con tôi ngẫn ngơ không hiểu mô tê chi cả.

Thằng nhỏ nhà tôi có tật nghe ai nói một danh từ mà nó không hiểu nghĩa thì nó tự động biến danh từ đó thành " tiếng Tây ". Hồi nhỏ lần đầu tiên nghe tôi mắng " tiá mày ", thế là cu cậu hỏi, mẹ nói tiếng tây phải không ?

Tôi véo tai nó, tiá là bố mi đó con, tiếng tây hồi nào.

Lần này cũng vậy, sau đám tang, chiều về nhà thằng nhỏ hỏi bố, hồi sáng anh Đức nói với con, anh ấy là cháu đít tôm, nghĩa là sao vậy bố, ảnh nói " tiếng tây " phải không bố ?

Thằng nhỏ lại bị véo tai vì cái tội mê tiếng tây vô tội vạ, và bố phải giải thích cho nó hiểu nó sẽ chẳng bao giờ là cháu đích tôn, vì bố của nó không phải là con trai cả, chỉ đến đời con trai của nó mới có cái tước đó.

Hình như cu cậu ôm ấp giấc mơ này từ thuở đó, và đợi đến năm Nhâm Thìn mới làm chuyện đại sự.

Tháng thứ năm rồi cũng đến, hai đứa nhỏ hẹn cuối tuần sẽ thông báo kết quả siêu âm cho ông bà nội ngoại biết.

Bên sui gia bình chân như vại, trai gái gì họ cũng " mất cái Họ gốc Breton ", chỉ có chàng của tôi là sốt ruột như ngồi trên đống lửa, nếu hụt thằng đích tôn Nhâm Thìn coi như đi đứt cái tuổi ngon lành nhất trần gian.

Tôi ngồi kế bên " đống lửa " cũng bị nóng lây và thầm mong sẽ là cháu trai cho chắc ăn chuyến này, tội nghiệp con dâu, ham lấy chồng xứ lạ, bi chừ mới bị con rồng lạ lẫm hù dọa mấy tháng nay.

Em đầm mừng húm báo tin vui, hú viá, chàng sẽ có cháu đích tôn, tôi sẽ có thằng cu lai, thay cho con búp bê đẹp tuyệt trần. Niềm vui của chàng nhân đôi khi biết anh sui cũng khoái con trai.

Hình như thằng nhỏ ba hoa thế nào mà tiá vợ của nó tin như sấm, thằng Nhâm Thìn sẽ bảnh nhất xứ ông Tây.

Tôi chỉnh con trai, mi vẽ vời vừa phải thôi, đưa ông tiá Tây lên ngọn cây mi không sợ ổng run sao?

Ngoài số mệnh, con người phải được giáo dục, phải đạo đức, siêng năng học hành, cả một quá trình tu luyện dài đăng đẳng chứ đâu chỉ dựa vào tuổi này tuổi nọ mà ngồi mát xơi bát vàng.

Thằng nhỏ gãi đầu, con biết mà mẹ, con nói tuổi Nhâm Thìn ngon lành chỉ để giới thiệu văn hóa Á Đông cho họ biết, chứ vợ chồng con cũng hiểu nuôi dạy con thời nay khó gấp trăm lần thời bố mẹ nuôi con.

Tôi mừng ra mặt, rứa là mi hiểu, càng văn minh con người càng dễ bị cám dỗ và mất phương hướng.

Cả tháng nay tôi trông đứng trông ngồi ngày cu lai ra đời mà quên biến, thằng chú của nó cũng sinh vào cuối năm Thìn, cách nay 24 năm. Hai chú cháu đều cưỡi đuôi rồng, chỉ khác là tên của Rồng chú được đệm thêm chữ " Thăng " nên đến bi giờ chú nó còn bay lượng lờ trên khung trời sanh viên, chưa vội đáp xuống để đi mần việc.

Để kết thúc giai đoạn " keng thẻng ", hai họ họp mặt ăn mừng, rượu vào lưng lửng, anh chị sui với hai đứa nhỏ bàn ngang bàn dọc tên thằng cu Lai, đi từ A đến Z, tên Tây nhiều vô số kể, có cả tên "Xạc lỡ " nữa (Charles)...

Cuối cùng một vài tên được đưa vào vòng chung kết, nhưng tên được chọn cho thằng cu lai sẽ được bật mí vào ngày sinh của cháu, hai đứa này chỉ giỏi hù dọa anh chị sui.

Tên VN của cháu đã được phe Ta đã bàn trước, tôi đề nghị tên Long Việt cho Rồng cháu, để nhớ đến nguồn cội, nhưng thằng con chọn tên Long Hải, ngụ ý cho cháu nó " Surf " trên biển phù hợp với thời nay.

Khi chúng tôi bật mí tên của cháu, anh chị sui khoái quá, con rồng của ông bà tha hồ lướt sóng biển chu du khắp thế giới, như rứa mới đáng đời trai ngang dọc chứ. Tiện thể thằng con tôi lại ba hoa với tiá vợ, cha tên Hải, con cũng tên Hải, kiểu như John F. Kennedy Junior ấy mà, khiến anh chị sui cười thật bí hiểm. Tôi ngờ ngợ nụ cười khó hiểu của hai vị, đến tết Congo tôi cũng không giải mã nỗi nụ cười kiểu Mona Lisa này.

Thôi rồi, chẳng những cháu tôi Tây lai, mà tiá của nó cũng "lai Tây" ngang xương nữa, dân ta làm gì có chuyện cha tên gì con tên đó. Nếu có thuộc dòng Hoàng Tộc đất Việt thì phải đúng thứ tự, Bảo, Ưng chi đó, chứ đâu có kiểu lạ lùng như vậy, đúng là Tây lai Ta chính hiệu con rồng cháu rồi.

Lần đầu tiên sắp lên chức nhờ cháu, tôi cảm thấy lo, không biết mình sẽ là một " bà nội " như thế nào nhỉ?

Dân ta hay nói "sợ thấy bà nội", vì bà nội là người đáng kính trọng, vì bà nội đáng sợ, hay bà nội có giá hơn bà ngoại... chắc phải chờ cu lai biết nói mới có câu giải đáp chính xác.

Bây giờ tôi đang đếm ngược thời gian, rút ngắn ngày con rồng bé nhỏ gốc Sàigòn - Le Mans sẽ ra mắt hai gia đình vào đầu tháng chạp năm Nhâm Thìn.

Hy vọng rồng cháu sẽ ngoan hơn rồng chú, với điều kiện cháu không có hai soáy tóc trên đầu như chú của nó, hãy đợi đấy!

Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến