Hôm nay,  

Phần Tiếp Chuyện “Ông Cha...”

18/02/201300:00:00(Xem: 269095)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.

Sau khi bài viết của tôi viết về "Ông cha và các ổ nô lệ tình dục" viết trên Việt Báo vào cuối tháng 12 năm 2012 thì tôi được phản hồi từ bạn bè và người thân ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Điều này làm tôi "khoái bao tử" nên viết thêm.

Trước hết là ông anh tôi ở Pháp, anh Hô gọi về cho biết, chú gởi cho anh bài viết của chú, thì trước đó một tuần có người bạn đã gởi cho anh rồi.

- Sao mau quá vậy?

- Chú nên biết bây giờ thời đại Internet mọi việc trên thế giới họ đều biết cả, và những bài viết về người tốt việc tốt họ đều tìm đọc. Bài chú viết về ông cha rất hay, viết về những người làm đẹp cho đời.

- Cám ơn anh.

Lại có điện thoại reo.

- Alô ai đó?

- Em Tuyết đây. Em ở Canada có người bạn mail cho em bài viết về ông cha mà tác giả tên Dục, em ngợ ngợ không biết có phải anh không?

- Còn ai trồng khoai đất này nữa!

- Ông cha hay quá hả anh?

- Ừ, hôm nọ Cha có điện thoại cho anh cám ơn anh, nhờ có bài viết mà nhiều người biết về việc làm của Cha, họ hỏi Cha đã đọc bài viết về Cha chưa? Cha cho biết là đã đọc rồi, có những người ở Việt Nam cũng hỏi Cha, Cha trả lời họ, đã đọc rồi. Cha còn cho biết có một ông bác sĩ ở Úc-Châu có liên lạc với Cha xin được đứng ra tổ chức một buổi gây quỹ để giúp Cha, Cha đã nhận lời, nhưng công việc dày đặc mãi tháng năm Cha mới qua được.

- Cô Tuyết có biết ông bác sĩ là ai không? Là con anh Dũng ở Sydney đó, là cháu của bác Mâu. Em biết tại sao anh biết không, là chị Chi con bác Mâu có điện thoại cho anh. Sự việc là Chi mò trên Net thấy bài viết của anh, Chi cho cháu Quang xem, cháu thích quá mới liên lạc với Cha, vì trong bài viết của anh có để số điện thoại của Cha Thông. Chị Chi có hỏi cháu Quang là có biết ông tác giả này là ai không. Cháu nói cháu không biết. Chị nói là chồng của cô Liên hôm nọ, cô Liên từ Mỹ qua thăm bà Nội và bố mẹ cháu đó. Con biết cô Liên. Cháu có liên lạc được với Cha Thông rồi. Cha thích lắm, nhờ bài viết về công việc của Cha mà mọi nơi trên thế giới nhiều người biết được công việc của Cha và yểm trợ Cha trong công tác từ thiện. Cha cám ơn nhiều. Cháu mong sớm được gặp Cha, nhưng mãi đến tháng Năm Cha mới qua Úc được. Cha phải qua lại nhiều các nước phương tiện rất là tốn kém, cháu muốn giúp Cha một phần nhỏ trong khả năng của cháu.


- Cô nghĩ cháu làm được như vậy là quá tốt, cháu còn nhỏ mà có cái tâm như vậy biết đâu các nơi khác nhiều người sẽ giúp Cha một tay bằng cách này hay cách khác. Xin ơn trên phù hộ cho Cha nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc.

Tưởng chỉ có các nước tiên tiến trên thế giới mới vào Net để truy cập những bài viết trên báo, mà ở Việt Nam họ cũng vào Net. Bằng chứng là tôi có cô cháu tên Nguyễn Thị Minh Lý, cháu gọi cho tôi biết là cháu đã đọc bài viết của tôi rồi. Ở đâu mà cháu có? Cháu vào Net thấy tên chú, cháu thích quá. Không ngờ ông chú của cháu là một nhà văn. - Văn vẻ gì! Chú viết hay lắm, thật đấy, cháu còn gởi cho các bạn cháu nữa, khoe nhắng lên tác giả là ông chú tao đó.

Tôi cũng không ngờ là bài viết của tôi về ông cha mà được phổ biến rộng rãi như thế. Đúng là thời đại Internet.

Tôi vui lắm vì chỉ muốn mọi người biết được công việc của Cha để yểm trợ cho Cha trong công tác từ thiện.

Tôi cũng cám ơn Nhật Báo Việt Báo đã mở ra mục này để chúng tôi những "mầm non văn nghệ" đã có đất dụng võ. Mục này đã mở ra từ năm 2000 đến nay cũng gần mười ba năm rồi, mỗi năm ba trăm sáu lăm ngày, vị chi trên bốn ngàn bài đã được đăng hàng ngày mà vẫn còn tiếp tục, thật là kinh khủng. Ai cũng muốn giải bày tâm tư tình cảm của mình hoặc việc làm của những người khác sống trên nước Mỹ này. Đâu cần những câu văn chải chuốt của những nhà văn, chỉ cần nói ra những sự kiện mà mình hay người khác đã thấy, đã sống, dù câu văn ngây ngô hoặc viết sai chính tả độc giả đều chấp nhận. Chúng tôi một trong những tác giả có bài gởi về tòa soạn báo, xin chân thành cám ơn quý báo đã tạo cho chúng tôi có sân chơi trong mười mấy năm qua, nói ra cũng bằng thừa nhưng chúng tôi vẫn phải nói. Xin đa tạ.

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến