Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tôi không phải là người chơi cây cảnh chuyên nghiệp, hang ngày chăm chỉ cắt tỉa các bụi trúc cảnh hay loay hoay uốn nắn các cành Bolsai. Tôi cũng không được là một ông chủ nhà siêng năng, chiều chiều ra sau vườn, chăm sóc các đóa hoa hồng hay tưới nhẹ các hàng hoa tim tím và các cây ăn trái. Tuy nhiên tôi có đam mê đặc biệt đối với một vài loại hoa.
Hồi ở Việt Nam, mỗi khi đi ngang qua nhà nào, đặc biệt các villa ở những khu vắng lặng, phía trước có chùm hoa giấy đỏ thắm là lòng tôi tự nhiên rộn lên một niềm vui mênh mông. Hoa giấy không bỏ người Việt trên đất Mỹ. Tuy hoa giấy không có nhiều ở thành phố Sacramento mà tôi cư ngụ, nhưng nếu đi lần về vùng Vịnh Bay Area như phía San Francisco, thì sẽ thấy càng có nhiều nhà trồng loại hoa này.
Trái lại, một loài hoa cũng màu đỏ, cũng thuộc dây leo mà tôi ứa thích hơn, đúng ra là say mê hơn nữa, là hoa tóc tiên lại cực kỳ khan hiếm trên nước Mỹ này, dù có đi đâu cũng khó tìm thấy.
Đây là loại hoa kỷ niệm của tôi thuở ấu thời. Tôi nhớ lúc đó ở Việt Nam, tôi khoảng lên 4, 5 tuổi gì đó, thường hay đứng chơi trước sân nhà, bên cạnh các chậu kim quít và nguyệt quít là hai thứ cây cảnh, phía trước là một giàn tóc tiên tươi thắm. Tôi cũng nhớ lúc đó có được chụp một tấm hình thật dễ thương bên mẹ tôi, kế bên giàn hoa tóc tiên, với những đóa hoa nhỏ bằng ngón tay út, vươn cao lên đỏ ối, điểm chút nhụy vàng và những chiếc lá xinh xinh như lá me nhỏ. Bức hình đó lâu quá, tới nay không còn nữa, nhưng vẫn còn chập chờn trong hoài niệm của tôi.
Sau một thời gian chộn rộn lo việc định cư và hội nhập với đời sống mới ở Mỹ, gia đình tôi cũng như hầu hết gia đình tị nạn mới đủ tỉnh táo để bắt đầu hồi tưởng quá khứ hay đi tìm kiếm những chuyện không đâu. Các chị tôi lo đi tìm các bạn học cũ hoặc các bạn cùng tàu vượt biên xem giờ đây họ ở tiểu bang nào, làm ăn ra sao. Riêng tôi lại đi tìm một chuyện tào lao hơn là cây tóc tiên.
Không phải người Việt Nam ở hải ngoại nào cũng biết hoặc cũng còn giữ một ký ức chính xác về cây tóc tiên. Tôi thử gọi điện thoại hỏi người bạn thân, anh Đức là người “sành điệu” mà tôi thường hỏi ý kiến khi có chuyện cần, nhưng anh nói chỉ rành về đồ điện tử, cây và hoa thì anh xin thua. Tôi lại kiên nhẫn "phỏng vấn" rất nhiều người nữa, không ai biết gì nhiều hơn, đến khi nói chuyện được với cô em họ ở miền Nam Cali thì tôi rất thất vọng.
- Chắc là em có biết cây tóc tiên anh à, tháng rồi ai cho một bụi tóc tiên rất rậm, bông vàng và có mùi thơm ngát, nhưng vì quá rậm, nên em phải nhổ bỏ để trồng hoa hồng.
- Không phải đâu, tôi thất vọng trả lời, tóc tiên anh nói đây hoa màu đỏ, lá rất thưa thớt chớ không rậm và là dây leo.
Nhưng đến lượt chị Sáu "Bonsai", gọi như vậy vì chị chuyên trồng cây Bonsai, thì tôi mới vỡ lẽ như sau.
- Chị biết mà, cây tóc tiên hồi ở Việt Nam chị có trồng chơi, hoa đỏ, lá nhỏ như lông chim và phải làm giàn cho nó leo.
- Chị biết rành và đúng quá, vậy qua đây chị có trồng hay biết ai có không?
- Loại cây này không có giống ở Mỹ em à, mà tại sao em cứ tìm cái giống nhỏ xíu, cho leo đâu đẹp bằng hoa giấy?
Tôi biết chị Sáu không hiểu hết tâm tình của tôi, nhưng dầu sao chị Sáu cũng là người biết nhiều về các loài hoa.
Tôi vẫn chưa bỏ cuộc vì chợt nhớ còn một ông bạn nữa, ông Long, nhà có một ao sen mà khi tới mùa sen nở, tôi và các bạn trong nhóm nhiếp ảnh nghệ thuật của tôi thường hay tới chụp. Tại đây ngoài việc bán sen, còn có trúc cảnh, cá vàng và chắc có nhiều kỳ hoa, dị thảo nữa nếu được hỏi cho ra lẽ.
- Anh Long ơi! Mùa này đã hết mùa sen rồi, nhưng tôi chỉ hỏi thăm anh chút thôi.
- Cứ tới chơi mà, anh Long vui vẻ trả lời, không có sen nhưng cũng có những thứ khác cho anh chụp.
- Này anh, tôi nhẹ giọng hỏi, tôi chỉ muốn hỏi anh có giống hoa tóc tiên không?
Anh Long lặng thinh một chút, rồi ngần ngừ trả lời.
- Ở đây tôi không có, nhưng hồi ở Việt Nam, tôi thấy rất nhiều tại vùng quê của tôi gần bến Ninh Kiều, Cần Thơ.
- Nhưng anh có biết chỗ nào khác trồng tóc tiên không?
Anh Long lúng túng.
- Đâu anh thử hỏi vùng Santa Ana, có nhiều người Việt xem sao?
- Tôi đã hỏi nhiều lần cô em họ tôi dưới đó, họ cũng không biết gì đâu anh. Tôi cám ơn anh Long cũng đã có vài chỉ dẫn.
Sau đó, tôi đành bỏ cuộc, tưởng không bao giờ tìm lại được giàn hoa kỷ niệm. Nào ngờ khoảng vài tháng sau, lúc tôi dự khóa hè ở trường City College thì một chuyện bất ngờ xảy ra mà có thể gây cho tôi vài ân hận sau này.
Hôm đó, Lan, cô bạn học ở trường College, dáng người mảnh khảnh, gương mặt trái soan, gặp tôi ở hành lang vào lớp, tươi cười nhưng có vẻ bí mật.
- Lan biết anh thích cái này nên mang tặng anh đây, Lan vừa nói vừa cầm một đóa hoa nhỏ, dâng lên cao trước khi trao tặng tôi.
Tôi xem lại kỹ, đóa hoa đỏ ối, nhỏ bằng ngón tay út đúng là hoa tóc tiên. Tôi mừng rỡ đến quên cám ơn Lan, rồi bảo Lan dẫn đến chỗ có hoa. Đó là một nơi vắng khuất ở khu âm nhạc của trường, xem chừng không ai trồng, có thể do loài chim tình cờ tha giống tới. Tôi vội tìm một số hoa đã tàn, có hạt đủ khô để trồng, bỏ vào túi trên mang về nhà để vui với màu hoa kỷ niệm mà quên người đã tặng cho. Tôi cũng vô tình hờ hững với mối tình nồng nàn, nhưng kín đáo mà Lan đã dành cho tôi.
Lúc đó tôi ở chung nhà với gia đình chị tôi, sân sau nhà chị cho đổ xi măng để khỏi làm cỏ. Tuy nhiên, chị tôi cũng là người yêu thiên nhiên, thích trồng trọt, nên chị vẫn cho chừa rất nhiều chỗ đất trống để trồng trọt, chỗ thì hoa hồng, chỗ thì cây ăn trái như cây táo, cây plum, cây hồng, chỗ trồng hoa Ortensia. Tôi lợi dụng bất cứ chỗ nào có đất để gieo một hoặc hai hột giống tóc tiên.
Tôi đã biết cách trồng loại hoa này, rất dễ. Chỉ cần thả hạt giống nhỏ và đen như cứt chuột vào đất, cho một tí nước vào. Vài ngày sau, cây bắt đầu mọc, lá ra như lá me, vươn lên và bắt đầu leo. Lúc đó tôi mới tìm một khúc cây nhỏ, xỏ vào đất để cây nương theo mà leo lên. Tôi không có chỗ để làm giàn, đành cứ để cây tóc tiên leo vào các cây có sẵn của chị tôi. Trong vòng gần hai tuần, sân sau nhà tôi toàn cây tóc tiên leo chằng chịt, phủ các cây và hoa khác. Mỗi chiều đi học về, tôi đều ra sau vườn ngắm màu hoa đỏ của tóc tiên và những lá xanh tươi mát của nó. Tôi cũng không quên lặt những hoa tàn để lấy hạt gieo cho có cây tóc tiên mới vì các cây tóc tiên rất mau tàn. Nhìn hoa tóc tiên nho nhỏ, đỏ thắm bên cạnh những cánh lá xanh tươi mà lòng tôi tự nhiên nghe vui tươi, rộn ràng như trẻ hẳn lại. Mặc dù hoa tóc tiên không nhất thiết nỡ vào mùa xuân mà luân khúc mùa xuân thời tiền chiến của La Hối “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới, Lòng đắm say bao nguồn vui sống” cứ văng vẳng đâu đây làm tôi mãi chìm trong giấc mơ “ Xuân và Tuổi Trẻ”.
Vui chơi với giàn tóc tiên sau nhà chẳng được bao lâu thì một buổi chiều, tôi về nhà ra sân sau thì hởi ơi, tất cả các cây tóc tiên thân yêu của tôi đều biến mất. Tôi sốt ruột, lại xem tận các bụi thì thấy góc cây tóc tiên nào cũng bị nhổ đi, các dây leo quấn vào các cây khác đã bị gỡ ra. Thì ra, bà chị tôi tưởng các cây tóc tiên này là hoa dại, nên bứng hết bỏ đi và tất nhiên, các hạt giống đều mất theo, khiến tôi cũng mất luôn niềm vui mỗi chiều nhìn ngắm màu hoa kỷ niệm.
Đến mùa hè năm sau, tôi theo gia đình bà chị về Việt Nam thăm nhà và đi du lịch. Chị tôi là người thích trồng trọt những cây, hoa của quê hương nên đã sắp xếp, phân công mọi người đi tìm những hạt giống khan hiếm ở Mỹ như cây điệp, điều lộn hột, so đủa. Phần tôi, tôi ấp ủ trong lòng là phải tìm cho bằng được hạt giống tóc tiên mà Việt Nam là nơi hy vọng cuối cùng. Chúng tôi lần lượt thu thập được các hạt giống mong muốn, nhưng kỳ lạ thay, hạt tóc tiên vẫn còn ngoài tầm tay.
Tại Việt Nam, cũng ít người biết cây tóc tiên và nếu biết cũng không biết tìm ở đâu vì loại này không có bán, xem như loài hoa hoang dại. Khi chúng tôi theo công ty du lịch đi thăm Nha Trang, khi xe tới ngoại ô Sài Gòn thì bị hỏng máy, phải tạm dừng tại một nhà hàng để đợi xe khác. Tôi đi thơ thẩn ra sau nhà hàng bỗng nhiên may mắn tìm được một cây tóc tiên mọc hoang, có hoa và tôi không bỏ lỡ cơ hội, lặt được một số hạt.
Về tới Mỹ, tất cả hạt giống đều tốt nhưng than ôi! Mấy hạt tóc tiên nhỏ như cứt chuột tôi cẩn thận bỏ vào túi áo sơ mi cho khỏi bị xét ở phi trường đã rớt đi đâu mất cả rồi.
Niềm thất vọng của tôi kéo dài tới một ngày tôi tìm được chiến lược mới "Tại Mỹ ngày nay, theo đà phát triển của khoa học, kỹ thuật nhất là internet, chuyện tìm kiếm gì cũng bắt đầu bằng chữ "Search" rất dễ dàng", đó là gợi ý của một người bạn. Thế là tôi mở máy computer, vào “Google, Search” đánh vào chữ 'Hoa tóc tiên" có bỏ dấu Việt Nam hẳn hoi, thì lập tức một loạt tựa đề "Hoa tóc tiên" hiện ra, kèm theo nhiều hình hoa thật xinh, nhiều màu, nhiều vẻ, thiên hình vạn trạng. Tôi lo lắng, cố tìm xem có cái nào giống như hoa tóc tiên kỷ niệm của mình không thì may mắn sao, có một hình khi click lớn ra thì tôi rất vui mừng vì nó đúng y chang hoa tóc tiên màu đỏ, lá tươm ra nhỏ. Đây là trang mạng của Việt Nam, có kèm theo lời chú về hoa tóc tiên mà tôi đọc rất chăm chỉ và thích thú như sau:
"Cây tóc tiên có tên khoa học là Ipomonea quamoclit, trên 500 loại, hầu hết được gọi là Morning Glory, dây leo, cành mỏng, mềm, xanh, lá giống lông vũ.
Cây tóc tiên cực kỳ dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn, sau 5 đến 10 ngày, dây leo phủ giàn.
Nhược điểm của loài hoa này là sau đợt ra hoa, sớm lụi tàn, phải trồng lại".
Tôi thấy những chi tiết trên đúng phong phóc cây tóc tiên muốn tìm, nên mừng rỡ in hình ra, lăng xăng cầm đến các "Nursery" ở thành phố tôi để mua hoa “Morning Glory". Các tiệm bán cây giống của Mỹ này có rất nhiều loại “Morning Glory” khác nhau, nhưng không có loại nào giống cây tóc tiên của Việt Nam, màu đỏ, lá xanh như lông vũ. Lại một lần thất vọng lớn lao nữa rồi. Tôi đã tìm đúng phương pháp nhưng không đúng chỗ.
Một buổi chiều thu, tôi đi chơi với nhóm bạn nhiếp ảnh nghệ thuật của tôi gồm khoảng năm, sáu anh chị. Chúng tôi thường họp nhau một tháng một hoặc hai lần để tìm địa điểm thích hợp để đi săn ảnh. Lần này, chúng tôi đi về phía Nam của thành phố, cách xa khoảng nửa giờ đường xe, tới một nơi thật hoang vắng gọi là Wild Land để chụp các loại chim thiên di, mùa này từ phương Bắc đỗ về tìm nơi trú ẩn. Vùng đất hoang dã này, không bóng người tới lui, còn là nơi phát triển của bao loại cây rừng, hoa dại.
Tôi là một tay nhiếp ảnh tài tử và thường hay "xé rào", trong khi các bạn tôi lui cui sửa soạn mọi đồ nghề để bắt đầu chụp những cảnh chim ngoạn mục nhất như khi chúng đang bay qua hậu cảnh một trời chiều, thì tôi rẻ vội vào một đường mòn để tận hưởng thú vui thiên nhiên và ngắm nhìn hoa dại. Càng đi sâu vào đường mòn ngoằn ngoèo, càng nhiều cây hoa dại mọc chằng chịt, muôn màu, muôn vẻ thật kỳ diệu. Tôi chợt để ý một đốm hoa nhỏ, màu đỏ tươi ở xa xa. Tôi hồi hộp tiến gần, ráng nhướng mắt nhìn thì reo lên vui mừng vì đó chính là hoa tóc tiên mọc hoang dại. Tôi lật đật tiến đến, hái thật nhanh cho hết những hoa tàn, có hột và từ giã anh em về nhà thật nhanh.
Chẳng đầy hai tuần sau, tôi đã dựng được một giàn hoa trước nhà - lúc này tôi đã có nhà riêng. Hoa tóc tiên được tôi gieo từ hai hướng, đã leo cao tới đỉnh giàn và vòng lại để giao nhau trên sà ngang. Hoa đỏ tươi, nho nhỏ, trổ đầy giàn, kèm theo những lá xanh mỏng dịu dàng chung quanh. Lần này, tôi quyết tâm chăm sóc và duy trì, trồng lại một khi hoa cũ tàn.
Đứng nhìn hoa tóc tiên trước nhà mà lòng tôi cứ tưởng y như hồi mình còn ấu thơ ở quê nhà. Dĩ vãng xa chập chờn: với tôi một em bé bốn tuổi, mặc chiếc áo thun rằn ri, với mẹ tôi kế bên, ôm tôi âu yếm bên cạnh giàn hoa tóc tiên đỏ thắm trước nhà. Ở Việt Nam lúc đó nhà không có sân sau đủ rộng như backyard ở Mỹ để trồng trọt. Tôi nhớ lúc đó có chụp được tấm hình với mẹ rất dễ thương, nhưng hình này đã thất lạc. Nhưng nay, kỷ niệm xưa hội về rõ ràng, sống động hơn bất cứ hình chụp nào. “Mẹ ơi! Con nhớ mẹ hoài, nhớ mãi những nụ hôn, lời âu yếm, những hy sinh của mẹ dành cho con. Hôm nay, hồn con sẽ cùng loài hoa kỷ niệm này bay về nơi yên nghỉ của mẹ, hương sắc hoa sẽ đưa con về sống những thời thơ ấu, êm đềm với mẹ, nha mẹ!”
Dĩ vãng gần hơn cũng từ từ hiện về theo chiếc hoa kỷ niệm. “Lan ơi! Anh vẫn còn nhớ mãi cánh hoa tình tứ mà em đã ân cần trao tặng anh ở sân trường năm nào. Em hãy tha lỗi cho anh, sao mà quá hờ hững, chỉ vội vui với hoa mà quên người đã tặng hoa. Thôi thì những cánh hoa nhung nhớ này sẽ giữ mãi hình em dù giờ này anh không biết em ở phương trời cách biệt nào.”
Trong lúc mơ màng trò chơi săn dĩ vãng thì tôi bỗng giật mình nghe giọng người Việt văng vẳng ngoài đường, chắc của hai vợ chồng:
- Anh à, đây chắc là nhà Việt Nam mới có trồng tóc tiên, đẹp quá anh ơi!
- Đẹp và lạ, nhưng sao họ không trồng tóc tiên ở sân sau, để dành phía trước cho giàn hoa giấy vì tóc tiên rất mau tàn. Người chồng bàn.
- Hoa tóc tiên rất hiếm ở đây, mình xin chủ hạt giống đi anh! Vợ thúc dục chồng.
Tôi vừa nghe cô vợ nói, định ra để giúp họ và có dịp tâm sự với đồng hương thì cũng vừa nhìn thấy họ bắt đầu "thâu hoạch", bởi vì các hoa tóc tiên đang tàn là những hạt giống rất dễ vói tay hái.
Hai vợ chồng Việt Nam có vẻ đã có vừa đủ hạt giống tóc tiên nên vội ra đi. Tôi bâng khuâng nhìn theo bước đi của họ, mang theo cho tôi một niềm vui và hy vọng. Họ sẽ tiếp tôi rải hạt giống tóc tiên ở sân nhà họ và ở nhà bà con, bạn bè họ và tiếp tôi rải mãi loài hoa kỷ niệm này của quê hương nơi xứ người.
Giang Thiên Tường
Tôi không phải là người chơi cây cảnh chuyên nghiệp, hang ngày chăm chỉ cắt tỉa các bụi trúc cảnh hay loay hoay uốn nắn các cành Bolsai. Tôi cũng không được là một ông chủ nhà siêng năng, chiều chiều ra sau vườn, chăm sóc các đóa hoa hồng hay tưới nhẹ các hàng hoa tim tím và các cây ăn trái. Tuy nhiên tôi có đam mê đặc biệt đối với một vài loại hoa.
Hồi ở Việt Nam, mỗi khi đi ngang qua nhà nào, đặc biệt các villa ở những khu vắng lặng, phía trước có chùm hoa giấy đỏ thắm là lòng tôi tự nhiên rộn lên một niềm vui mênh mông. Hoa giấy không bỏ người Việt trên đất Mỹ. Tuy hoa giấy không có nhiều ở thành phố Sacramento mà tôi cư ngụ, nhưng nếu đi lần về vùng Vịnh Bay Area như phía San Francisco, thì sẽ thấy càng có nhiều nhà trồng loại hoa này.
Trái lại, một loài hoa cũng màu đỏ, cũng thuộc dây leo mà tôi ứa thích hơn, đúng ra là say mê hơn nữa, là hoa tóc tiên lại cực kỳ khan hiếm trên nước Mỹ này, dù có đi đâu cũng khó tìm thấy.
Đây là loại hoa kỷ niệm của tôi thuở ấu thời. Tôi nhớ lúc đó ở Việt Nam, tôi khoảng lên 4, 5 tuổi gì đó, thường hay đứng chơi trước sân nhà, bên cạnh các chậu kim quít và nguyệt quít là hai thứ cây cảnh, phía trước là một giàn tóc tiên tươi thắm. Tôi cũng nhớ lúc đó có được chụp một tấm hình thật dễ thương bên mẹ tôi, kế bên giàn hoa tóc tiên, với những đóa hoa nhỏ bằng ngón tay út, vươn cao lên đỏ ối, điểm chút nhụy vàng và những chiếc lá xinh xinh như lá me nhỏ. Bức hình đó lâu quá, tới nay không còn nữa, nhưng vẫn còn chập chờn trong hoài niệm của tôi.
Sau một thời gian chộn rộn lo việc định cư và hội nhập với đời sống mới ở Mỹ, gia đình tôi cũng như hầu hết gia đình tị nạn mới đủ tỉnh táo để bắt đầu hồi tưởng quá khứ hay đi tìm kiếm những chuyện không đâu. Các chị tôi lo đi tìm các bạn học cũ hoặc các bạn cùng tàu vượt biên xem giờ đây họ ở tiểu bang nào, làm ăn ra sao. Riêng tôi lại đi tìm một chuyện tào lao hơn là cây tóc tiên.
Không phải người Việt Nam ở hải ngoại nào cũng biết hoặc cũng còn giữ một ký ức chính xác về cây tóc tiên. Tôi thử gọi điện thoại hỏi người bạn thân, anh Đức là người “sành điệu” mà tôi thường hỏi ý kiến khi có chuyện cần, nhưng anh nói chỉ rành về đồ điện tử, cây và hoa thì anh xin thua. Tôi lại kiên nhẫn "phỏng vấn" rất nhiều người nữa, không ai biết gì nhiều hơn, đến khi nói chuyện được với cô em họ ở miền Nam Cali thì tôi rất thất vọng.
- Chắc là em có biết cây tóc tiên anh à, tháng rồi ai cho một bụi tóc tiên rất rậm, bông vàng và có mùi thơm ngát, nhưng vì quá rậm, nên em phải nhổ bỏ để trồng hoa hồng.
- Không phải đâu, tôi thất vọng trả lời, tóc tiên anh nói đây hoa màu đỏ, lá rất thưa thớt chớ không rậm và là dây leo.
Nhưng đến lượt chị Sáu "Bonsai", gọi như vậy vì chị chuyên trồng cây Bonsai, thì tôi mới vỡ lẽ như sau.
- Chị biết mà, cây tóc tiên hồi ở Việt Nam chị có trồng chơi, hoa đỏ, lá nhỏ như lông chim và phải làm giàn cho nó leo.
- Chị biết rành và đúng quá, vậy qua đây chị có trồng hay biết ai có không?
- Loại cây này không có giống ở Mỹ em à, mà tại sao em cứ tìm cái giống nhỏ xíu, cho leo đâu đẹp bằng hoa giấy?
Tôi biết chị Sáu không hiểu hết tâm tình của tôi, nhưng dầu sao chị Sáu cũng là người biết nhiều về các loài hoa.
Tôi vẫn chưa bỏ cuộc vì chợt nhớ còn một ông bạn nữa, ông Long, nhà có một ao sen mà khi tới mùa sen nở, tôi và các bạn trong nhóm nhiếp ảnh nghệ thuật của tôi thường hay tới chụp. Tại đây ngoài việc bán sen, còn có trúc cảnh, cá vàng và chắc có nhiều kỳ hoa, dị thảo nữa nếu được hỏi cho ra lẽ.
- Anh Long ơi! Mùa này đã hết mùa sen rồi, nhưng tôi chỉ hỏi thăm anh chút thôi.
- Cứ tới chơi mà, anh Long vui vẻ trả lời, không có sen nhưng cũng có những thứ khác cho anh chụp.
- Này anh, tôi nhẹ giọng hỏi, tôi chỉ muốn hỏi anh có giống hoa tóc tiên không?
Anh Long lặng thinh một chút, rồi ngần ngừ trả lời.
- Ở đây tôi không có, nhưng hồi ở Việt Nam, tôi thấy rất nhiều tại vùng quê của tôi gần bến Ninh Kiều, Cần Thơ.
- Nhưng anh có biết chỗ nào khác trồng tóc tiên không?
Anh Long lúng túng.
- Đâu anh thử hỏi vùng Santa Ana, có nhiều người Việt xem sao?
- Tôi đã hỏi nhiều lần cô em họ tôi dưới đó, họ cũng không biết gì đâu anh. Tôi cám ơn anh Long cũng đã có vài chỉ dẫn.
Sau đó, tôi đành bỏ cuộc, tưởng không bao giờ tìm lại được giàn hoa kỷ niệm. Nào ngờ khoảng vài tháng sau, lúc tôi dự khóa hè ở trường City College thì một chuyện bất ngờ xảy ra mà có thể gây cho tôi vài ân hận sau này.
Hôm đó, Lan, cô bạn học ở trường College, dáng người mảnh khảnh, gương mặt trái soan, gặp tôi ở hành lang vào lớp, tươi cười nhưng có vẻ bí mật.
- Lan biết anh thích cái này nên mang tặng anh đây, Lan vừa nói vừa cầm một đóa hoa nhỏ, dâng lên cao trước khi trao tặng tôi.
Tôi xem lại kỹ, đóa hoa đỏ ối, nhỏ bằng ngón tay út đúng là hoa tóc tiên. Tôi mừng rỡ đến quên cám ơn Lan, rồi bảo Lan dẫn đến chỗ có hoa. Đó là một nơi vắng khuất ở khu âm nhạc của trường, xem chừng không ai trồng, có thể do loài chim tình cờ tha giống tới. Tôi vội tìm một số hoa đã tàn, có hạt đủ khô để trồng, bỏ vào túi trên mang về nhà để vui với màu hoa kỷ niệm mà quên người đã tặng cho. Tôi cũng vô tình hờ hững với mối tình nồng nàn, nhưng kín đáo mà Lan đã dành cho tôi.
Lúc đó tôi ở chung nhà với gia đình chị tôi, sân sau nhà chị cho đổ xi măng để khỏi làm cỏ. Tuy nhiên, chị tôi cũng là người yêu thiên nhiên, thích trồng trọt, nên chị vẫn cho chừa rất nhiều chỗ đất trống để trồng trọt, chỗ thì hoa hồng, chỗ thì cây ăn trái như cây táo, cây plum, cây hồng, chỗ trồng hoa Ortensia. Tôi lợi dụng bất cứ chỗ nào có đất để gieo một hoặc hai hột giống tóc tiên.
Tôi đã biết cách trồng loại hoa này, rất dễ. Chỉ cần thả hạt giống nhỏ và đen như cứt chuột vào đất, cho một tí nước vào. Vài ngày sau, cây bắt đầu mọc, lá ra như lá me, vươn lên và bắt đầu leo. Lúc đó tôi mới tìm một khúc cây nhỏ, xỏ vào đất để cây nương theo mà leo lên. Tôi không có chỗ để làm giàn, đành cứ để cây tóc tiên leo vào các cây có sẵn của chị tôi. Trong vòng gần hai tuần, sân sau nhà tôi toàn cây tóc tiên leo chằng chịt, phủ các cây và hoa khác. Mỗi chiều đi học về, tôi đều ra sau vườn ngắm màu hoa đỏ của tóc tiên và những lá xanh tươi mát của nó. Tôi cũng không quên lặt những hoa tàn để lấy hạt gieo cho có cây tóc tiên mới vì các cây tóc tiên rất mau tàn. Nhìn hoa tóc tiên nho nhỏ, đỏ thắm bên cạnh những cánh lá xanh tươi mà lòng tôi tự nhiên nghe vui tươi, rộn ràng như trẻ hẳn lại. Mặc dù hoa tóc tiên không nhất thiết nỡ vào mùa xuân mà luân khúc mùa xuân thời tiền chiến của La Hối “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới, Lòng đắm say bao nguồn vui sống” cứ văng vẳng đâu đây làm tôi mãi chìm trong giấc mơ “ Xuân và Tuổi Trẻ”.
Vui chơi với giàn tóc tiên sau nhà chẳng được bao lâu thì một buổi chiều, tôi về nhà ra sân sau thì hởi ơi, tất cả các cây tóc tiên thân yêu của tôi đều biến mất. Tôi sốt ruột, lại xem tận các bụi thì thấy góc cây tóc tiên nào cũng bị nhổ đi, các dây leo quấn vào các cây khác đã bị gỡ ra. Thì ra, bà chị tôi tưởng các cây tóc tiên này là hoa dại, nên bứng hết bỏ đi và tất nhiên, các hạt giống đều mất theo, khiến tôi cũng mất luôn niềm vui mỗi chiều nhìn ngắm màu hoa kỷ niệm.
Đến mùa hè năm sau, tôi theo gia đình bà chị về Việt Nam thăm nhà và đi du lịch. Chị tôi là người thích trồng trọt những cây, hoa của quê hương nên đã sắp xếp, phân công mọi người đi tìm những hạt giống khan hiếm ở Mỹ như cây điệp, điều lộn hột, so đủa. Phần tôi, tôi ấp ủ trong lòng là phải tìm cho bằng được hạt giống tóc tiên mà Việt Nam là nơi hy vọng cuối cùng. Chúng tôi lần lượt thu thập được các hạt giống mong muốn, nhưng kỳ lạ thay, hạt tóc tiên vẫn còn ngoài tầm tay.
Tại Việt Nam, cũng ít người biết cây tóc tiên và nếu biết cũng không biết tìm ở đâu vì loại này không có bán, xem như loài hoa hoang dại. Khi chúng tôi theo công ty du lịch đi thăm Nha Trang, khi xe tới ngoại ô Sài Gòn thì bị hỏng máy, phải tạm dừng tại một nhà hàng để đợi xe khác. Tôi đi thơ thẩn ra sau nhà hàng bỗng nhiên may mắn tìm được một cây tóc tiên mọc hoang, có hoa và tôi không bỏ lỡ cơ hội, lặt được một số hạt.
Về tới Mỹ, tất cả hạt giống đều tốt nhưng than ôi! Mấy hạt tóc tiên nhỏ như cứt chuột tôi cẩn thận bỏ vào túi áo sơ mi cho khỏi bị xét ở phi trường đã rớt đi đâu mất cả rồi.
Niềm thất vọng của tôi kéo dài tới một ngày tôi tìm được chiến lược mới "Tại Mỹ ngày nay, theo đà phát triển của khoa học, kỹ thuật nhất là internet, chuyện tìm kiếm gì cũng bắt đầu bằng chữ "Search" rất dễ dàng", đó là gợi ý của một người bạn. Thế là tôi mở máy computer, vào “Google, Search” đánh vào chữ 'Hoa tóc tiên" có bỏ dấu Việt Nam hẳn hoi, thì lập tức một loạt tựa đề "Hoa tóc tiên" hiện ra, kèm theo nhiều hình hoa thật xinh, nhiều màu, nhiều vẻ, thiên hình vạn trạng. Tôi lo lắng, cố tìm xem có cái nào giống như hoa tóc tiên kỷ niệm của mình không thì may mắn sao, có một hình khi click lớn ra thì tôi rất vui mừng vì nó đúng y chang hoa tóc tiên màu đỏ, lá tươm ra nhỏ. Đây là trang mạng của Việt Nam, có kèm theo lời chú về hoa tóc tiên mà tôi đọc rất chăm chỉ và thích thú như sau:
"Cây tóc tiên có tên khoa học là Ipomonea quamoclit, trên 500 loại, hầu hết được gọi là Morning Glory, dây leo, cành mỏng, mềm, xanh, lá giống lông vũ.
Cây tóc tiên cực kỳ dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn, sau 5 đến 10 ngày, dây leo phủ giàn.
Nhược điểm của loài hoa này là sau đợt ra hoa, sớm lụi tàn, phải trồng lại".
Tôi thấy những chi tiết trên đúng phong phóc cây tóc tiên muốn tìm, nên mừng rỡ in hình ra, lăng xăng cầm đến các "Nursery" ở thành phố tôi để mua hoa “Morning Glory". Các tiệm bán cây giống của Mỹ này có rất nhiều loại “Morning Glory” khác nhau, nhưng không có loại nào giống cây tóc tiên của Việt Nam, màu đỏ, lá xanh như lông vũ. Lại một lần thất vọng lớn lao nữa rồi. Tôi đã tìm đúng phương pháp nhưng không đúng chỗ.
Một buổi chiều thu, tôi đi chơi với nhóm bạn nhiếp ảnh nghệ thuật của tôi gồm khoảng năm, sáu anh chị. Chúng tôi thường họp nhau một tháng một hoặc hai lần để tìm địa điểm thích hợp để đi săn ảnh. Lần này, chúng tôi đi về phía Nam của thành phố, cách xa khoảng nửa giờ đường xe, tới một nơi thật hoang vắng gọi là Wild Land để chụp các loại chim thiên di, mùa này từ phương Bắc đỗ về tìm nơi trú ẩn. Vùng đất hoang dã này, không bóng người tới lui, còn là nơi phát triển của bao loại cây rừng, hoa dại.
Tôi là một tay nhiếp ảnh tài tử và thường hay "xé rào", trong khi các bạn tôi lui cui sửa soạn mọi đồ nghề để bắt đầu chụp những cảnh chim ngoạn mục nhất như khi chúng đang bay qua hậu cảnh một trời chiều, thì tôi rẻ vội vào một đường mòn để tận hưởng thú vui thiên nhiên và ngắm nhìn hoa dại. Càng đi sâu vào đường mòn ngoằn ngoèo, càng nhiều cây hoa dại mọc chằng chịt, muôn màu, muôn vẻ thật kỳ diệu. Tôi chợt để ý một đốm hoa nhỏ, màu đỏ tươi ở xa xa. Tôi hồi hộp tiến gần, ráng nhướng mắt nhìn thì reo lên vui mừng vì đó chính là hoa tóc tiên mọc hoang dại. Tôi lật đật tiến đến, hái thật nhanh cho hết những hoa tàn, có hột và từ giã anh em về nhà thật nhanh.
Chẳng đầy hai tuần sau, tôi đã dựng được một giàn hoa trước nhà - lúc này tôi đã có nhà riêng. Hoa tóc tiên được tôi gieo từ hai hướng, đã leo cao tới đỉnh giàn và vòng lại để giao nhau trên sà ngang. Hoa đỏ tươi, nho nhỏ, trổ đầy giàn, kèm theo những lá xanh mỏng dịu dàng chung quanh. Lần này, tôi quyết tâm chăm sóc và duy trì, trồng lại một khi hoa cũ tàn.
Đứng nhìn hoa tóc tiên trước nhà mà lòng tôi cứ tưởng y như hồi mình còn ấu thơ ở quê nhà. Dĩ vãng xa chập chờn: với tôi một em bé bốn tuổi, mặc chiếc áo thun rằn ri, với mẹ tôi kế bên, ôm tôi âu yếm bên cạnh giàn hoa tóc tiên đỏ thắm trước nhà. Ở Việt Nam lúc đó nhà không có sân sau đủ rộng như backyard ở Mỹ để trồng trọt. Tôi nhớ lúc đó có chụp được tấm hình với mẹ rất dễ thương, nhưng hình này đã thất lạc. Nhưng nay, kỷ niệm xưa hội về rõ ràng, sống động hơn bất cứ hình chụp nào. “Mẹ ơi! Con nhớ mẹ hoài, nhớ mãi những nụ hôn, lời âu yếm, những hy sinh của mẹ dành cho con. Hôm nay, hồn con sẽ cùng loài hoa kỷ niệm này bay về nơi yên nghỉ của mẹ, hương sắc hoa sẽ đưa con về sống những thời thơ ấu, êm đềm với mẹ, nha mẹ!”
Dĩ vãng gần hơn cũng từ từ hiện về theo chiếc hoa kỷ niệm. “Lan ơi! Anh vẫn còn nhớ mãi cánh hoa tình tứ mà em đã ân cần trao tặng anh ở sân trường năm nào. Em hãy tha lỗi cho anh, sao mà quá hờ hững, chỉ vội vui với hoa mà quên người đã tặng hoa. Thôi thì những cánh hoa nhung nhớ này sẽ giữ mãi hình em dù giờ này anh không biết em ở phương trời cách biệt nào.”
Trong lúc mơ màng trò chơi săn dĩ vãng thì tôi bỗng giật mình nghe giọng người Việt văng vẳng ngoài đường, chắc của hai vợ chồng:
- Anh à, đây chắc là nhà Việt Nam mới có trồng tóc tiên, đẹp quá anh ơi!
- Đẹp và lạ, nhưng sao họ không trồng tóc tiên ở sân sau, để dành phía trước cho giàn hoa giấy vì tóc tiên rất mau tàn. Người chồng bàn.
- Hoa tóc tiên rất hiếm ở đây, mình xin chủ hạt giống đi anh! Vợ thúc dục chồng.
Tôi vừa nghe cô vợ nói, định ra để giúp họ và có dịp tâm sự với đồng hương thì cũng vừa nhìn thấy họ bắt đầu "thâu hoạch", bởi vì các hoa tóc tiên đang tàn là những hạt giống rất dễ vói tay hái.
Hai vợ chồng Việt Nam có vẻ đã có vừa đủ hạt giống tóc tiên nên vội ra đi. Tôi bâng khuâng nhìn theo bước đi của họ, mang theo cho tôi một niềm vui và hy vọng. Họ sẽ tiếp tôi rải hạt giống tóc tiên ở sân nhà họ và ở nhà bà con, bạn bè họ và tiếp tôi rải mãi loài hoa kỷ niệm này của quê hương nơi xứ người.
Giang Thiên Tường
Mến chào. Email của Đồng Tâm: [email protected]
Lâm Tuyền. Khang, Hà, Lau , Paula, Tuong Van đã chia sẽ
Thân mến
Giang thiên Tường [email protected]
Cám ơn cô Tường Vân cho cái link để mua hạt hoa Tóc Tiên.
1. Red Cypress Vine có lá hình kim rất dễ thương
2. Cardinal Climber Vine, lá lớn hơn
Bạn Lâm Tuyền google search theo tên này là tìm ra chỗ bán hạt giống (one place là Park Seeds)
Rat cam on tac gia da goi lai nhung ky niem dep cua loai hoa Toc Tien trong moi cuoc doi cua nhung nguoi Viet xa que huong. Toi cung rat yeu loai nay, nhat la nhung chiec la mong manh,xuong xuong nho nho xanh nhu loai reu tao. toi cung da co cong tim kiem nhung chua gap,neu duoc tac gia cho xin vai hat de lam giong thi rat la Da ta.