Hôm nay,  

Tuyết Giá, Tình Nồng

17/01/201300:00:00(Xem: 245836)

Bài số 3793-13-29193vb5011713
Karen N. Nguyễn, sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O. định cư tại Mỹ năm 1991, hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải vinh danh tác giả, một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Bài viết mới của Karen là chuyện tuyết giáở Virginia.

***

Sau bao nhiêu năm đầu năm đi cày, cả năm đi cày, cuối cùng An có được một tuần phép vào đầu tháng 2, phép bắt đầu đúng vào ngày 14 tháng 2, Valentine ‘s Day, mà cũng là ngày mùng một Tết!
I cannot believe it, An thầm nghĩ trong đầu khi cơ quan An làm công bố vacation list vào cuối tháng 11. Làm pharmacist, không phải muốn nghỉ lúc nào thi nghỉ, company An làm mỗi tuần chỉ cho 12 pharmacists trong một khu vực nghỉ vacation mà thôi , muốn đi vacation năm sau thì tháng 10 năm trước phải nộp đơn xin, xin nghỉ vacation mà mỗi tuần mình muốn nghỉ phải đưa ra 3 options, xuân hạ thu đông mỗi mùa chỉ được xin nghỉ 1 tuần, muốn nghỉ 2 tuần phải có boss lớn duyệt, An mà muốn nghỉ 3 tuần để về Việt Nam 1 chuyến là chuyện không bao giờ xảy ra, lơ mơ nghỉ xong về lại là mất permanent position, làm floater chạy tiệm này tiệm kia mệt xỉu luôn.
Vậy là An hào hứng phấn khởi chạy ra chợ Việt Nam mua bánh, mứt , thèo lèo về để lo đưa ông Táo về trời cho đúng điệu, hy vọng Táo quân nhà An và Jim năm nay sẽ có positive report cho Ngọc Hoàng. Mấy năm qua, nhiều lúc An quên bẵng ngày đưa ông Táo về trời, chắc chắn là nhà An và Jim nằm trong sổ bià đen hoặc naughty list mất thôi. Năm nay, An và Jim sẽ ăn Tết, ăn Tết thịnh soạn, tưng bừng hơn mấy năm trước, An vừa đi trong chợ Việt Nam mua đồ vừa nghĩ lung tung xèng. Jim không biết ăn bánh chưng, dưa giá, bánh tét, mứt , nhưng An biết, biết, nhớ và thèm ăn Tết quá chừng chừng….
Ngày thứ Năm An không đi làm, ở nhà đọc báo, thấy dự đóan thời tiết là thứ Sáu sẽ có tuyết, thật nhiều tuyết. Chiều tối Jim, ông xã An. đi làm về cũng nói như vậy . Dự báo là 8-12 inches. An nghĩ thầm trong đầu mấy năm liên tục quí vị cứ dự báo tuyết thế này, tuyết thế kia, bà con thiên hạ ùn ùn đi mua sạch cả supermarket, thu gom sữa, bánh mì, đồ hộp, toilet paper, xẻng xúc tuyết, rồi tuyết rơi có chút xíu không đủ làm snowman, chắc năm nay cũng vậy thôi, no big deal.
Ngay cạnh pharmacy An làm có cái hotel , thành ra An nghĩ nếu tối thứ Sáu tuyết dày quá, lái xe về nhà khó khăn, An sẽ tạt qua cái hotel này để ngủ qua đêm, sáng hôm sau city dọn sach tuyết trên đuờng thì sẽ lái xe về nhà. Em tính vậy cũng được, Jim gật gù, khuya thứ sáu tuyết rơi xong thì sáng sớm thứ bảy anh sẽ ra cái parking spot của nhà mình xúc tuyết để em về có chỗ đậu xe. Trời ạ, nghe chàng nói mà An cảm động quá xá cỡ. 
Sáng thứ Sáu trời quang mây tạnh, An lái xe ra trạm metro gần nhà, bỏ xe ở garage của metro, rồi đáp metro vào chỗ làm. Em để xe ở metro đi, thứ bảy tuyết xong đường slippery lắm, em đi về bằng metro rồi lái xe về nhà thì an toàn hơn, Jim cố vấn An như vậỵ . Chí lý, chí lý, An nghĩ thầm, metro cách nhà mình có 5 trạm, chạy bình thường chưa tới 20 phút cho 12 miles, vậy là tiện quá..Ngoài cái xách tay An còn có cái backpack to đùng, bên trong vỏn vẹn có 1 cái aó len, 2 bộ đồ đi làm và 1 bộ mặc trong nhà, cây lược chải tóc, cái bàn chải đánh răng và cây kem đánh răng nhỏ xíu, travel size. 
Nghe nói có tuyết, thật nhiều tuyết, bà con tới tấp đến pharmacy để mua thuốc. Điện thoại reo liên tục, An và nhỏ technician trả lời phone mệt xỉu. Nhiều người gọi đến pharmacy để refill thuốc, những loại thuốc mà cả 5, 6 tháng trời không thấy dùng. I need it today, I need it now, thiên hạ bỗng nhiên muốn fill tất cả những loại thuốc nào mà mình xài từ đời nảo đời nào, An chẳng có thời gian để xin các cụ ông cụ bà đứng ở quầy pharmacy nghĩ lại, hễ hết refill thì gọi điện thoại đến phòng mạch bác sĩ để xin refill. Máy fax chạy hết công lực, chốc chốc phải thêm giấy. 
Trong tiệm khách đi mua hàng chen chúc như cá mòi hộp, mấy nhân viên trong tiệm liên tục mang sữa, bánh mì, toilet paper, nước , … ra chất thêm lên kệ. Dave, ông manager của tiệm bận túi bụi, đi ngang pharmacy thấy một loạt khách đứng, ngồi đợi thuốc ông tạt vào xem An bận rộn đến đâu. Tiệm không còn cái shopping cart nào trống hết, ông nói với An, bắt đầu có những cuộc tranh cãi ngoài parking lot về chỗ đậu xe, về shopping cart, giải quyết ná thở luôn. 
An fill thuốc, chốc chốc nhìn lên, thấy vô số shopping cart đi qua pharmacy, chất chồng vô số hàng hóa, rồi sực nhớ ra là mình chẳng có mua cái gì để rủi kẹt lại không về nhà được thì có cái gì mà ăn. Pharmacy bận đển nỗi An không tài nào chạy ra mua đồ ăn, trưa bỏ ly mì vào microwave 3 phút mà An mất gần cả tiếng đồng hồ mới ăn xong ly mì nguội ngắt vì phải fill thuốc. Làm ở pharmacy, lunch break là chuyện lâu lâu mới có, hôm nay thì coi như là.. forger about it ! 
Chiều đến, cô bé technician của An ra về, nói với An là ngày thứ bảy tuyết nhiều quá chắc cô bé không đến được. Người technician ca tối vào, nói với An chốc nữa tuyết rơi nhiều thì xin An cho anh ta về sớm. Anh chàng không có xe, đáp metro đi làm, thành ra nếu tuyết rơi dày quá bao nhiêu inches thì metro ngừng chạy. Bên ngoài tuyết rơi nhiều chưa, An hỏi, anh ta trả lời là mới rơi lất phất vài bông tuyết thôi hà. 
Từ từ khách đến pharmacy vơi đi thấy rõ. Một ông vào lấy thuốc trụ sinh cho con nói với An là tuyết rơi khá nhiều rồi, hỏi An là chừng nào An đóng cửa pharmacy để về nhà. Chừng nào company cho phép thì pharmacy sẽ đóng cửa, An trả lời. An và mấy người pharmacist làm cùng company ở mấy tiệm kế bên cứ lâu lâu lại check email xem big boss có cho phép về sớm hay không, không thấy gì hết. The pharmacy will be closed at 9 PM, An trả lời phone khi có người gọi đến hỏi xem chừng nào pharmacy đóng cửa.
Bão tuyết đang ùn ùn đến , hỏi là hỏi vậy chứ sau 7 giờ tối là tiệm cũng vắng khách, chẳng còn ai đến pharmacy mua thuốc hết. An cho anh technician đi về. Tuyết dày 4 inches rồi, anh ta check tin tức trên cell phone mình, chút nữa tuyết dày hơn là metro hết chạy. 
Hồi sáng sớm An đã gởi email cho boss, hỏi dò xem là nếu tuyết nhiều quá, An qua cái hotel sát bên ngủ qua đêm, company có trả lại tiền khách sạn cho An hay không, và boss đồng ý ngay lập tức. An hỏi trước cho chắc ăn, vì tiền thuê phòng ở khách sạn này đến 160 dollars/đêm. An gọi điện thoại qua bên khách sạn, đặt 1 phòng. Khách sạn này nằm sát bên pharmacy An làm, bao năm qua An đi ngang đó cả ngàn lần mà chưa bao giờ vào bên trong. An đánh bạo hỏi cô receptionist xem hotel có……microwave hay không để quyết định mua cái gì ăn tối, và thấy nhẹ nhõm cả người khi nghe nói là mỗi phòng trong khách sạn là một cái suite, có tủ lạnh, bếp điện, microwave , soong nồi chén dĩa đầy đủ hết. An chạy ra ngòai tiệm mua đồ ăn, gom được vài hộp frozen dinner, ổ bánh mì, lọ mứt dâu, mấy trái táo, mấy chai nước. Tám giờ tối, chả còn ai đến pharmacy mua thuốc hết, nhưng company vẫn không ra thông báo cho các pharmacists được đóng cửa pharmacy , vậy là An kẹt ở chỗ làm đến đúng 9 giờ tối. Jim gọi điện thoại cho An báo tin là metro đã ngừng chạy khi tuyết lên đến 8 inches. 
Chín giờ tối, An khóa cửa pharmacy, lưng đeo backpach, tay xách tay mang đồ ăn, lò dò đi bộ qua hotel sát tiệm. Trời ạ, tuyết rơi dày đặc, lớp tuyết trong parking lot tơi xốp, mịn màng, nhưng đã lên quá mắt cá của An cả gần hai tấc rồi. An bước đi trong tuyết, nhấc chân lên đặt chân xuống khó khăn rất nhiều, tuyết dày quá, cỡ này là rơi 1 inch 1 giờ hay hơn chứ chẳng chơi. An bật cười trong đêm tối khi nghĩ đến cái email của người district supervisor gởi cho các pharmacists trong vùng, yêu cầu ngày thứ bảy ai đi làm mở cửa pharmacy thì gởi email cho ông để ông biết. Chẳng chúc mình di về nhà bình an, lái xe dến tiệm bình an gì hết, chỉ muốn biết là pharmacy mở cửa được để bán thuốc, money, money, money là trên hết, rõ là cái tình đời đen bạc, An nghĩ trong đầu. 
Vào khách sạn, An check in, lên phòng. Hâm một diã frozen dinner trong microwave, An vừa ăn vừa coi TV. Tuyết rơi nhanh và nhiều không thể tả, An gọi điện thoại về cho Jim, hỏi xem nhà mình tuyết rơi cao đến đâu rồi. Mở cửa ra là thấy tuyết phủ hơn ba phần tư bánh xe đậu ở ngoài parking lot của khu nhà rồi, Jim nói. Hồi nãy anh xem dự báo thời tiết thấy nói tuyết sẽ rơi 8-12 inches từ hôm nay đến sáng mai, anh không ra xúc tuyết tối nay vì tuyết rơi nhiều quá, Jim nói thêm. Anh à, nếu tuyết rơi nhiều, sẵn em ở lại hotel sát ngay bên chỗ làm, anh không phiền chuyện em đi làm ngày thứ bảy, đợi metro dọn sạch tuyết rồi chiều thứ bảy em đi về nhà, đổi với cô bạn đồng nghiệp của em, anh thấy sao, An hỏi dò ý Jim. Em tính vậy cũng được, Jim trả lời. An gọi điện thoại cho Jennifer, cô bạn pharmacist làm chung, Jen nè, tao bị kẹt trời tuyết không về nhà, mai tao tạt qua tiệm làm thay cho mày, mày có con nhỏ thôi ở nhà làm snowman với nó đi, hôm khác mày làm bù lại cho tao vậy nha, và Jennifer đồng ý ngay lập tức, cám ơn An rối rít. 
Sáng thứ Bảy An dậy sớm, bật TV lên, thấy thông báo metro không chạy, xe bus không chạy. Trên TV chiếu cảnh đường sá , chỗ nào cũng vắng tanh vắng ngắt, tuyết phủ trắng một lớp rất là dày. Jim gọi cho An, nói là tuyết nhiều lắm, nhà mình trong đường nhỏ xíu xiu, không phải là mấy con đường chính trong county, xe cào tuyết mai mốt e mới đến dọn tuyết trong khu mình ở, em mà lái xe được về nhà cũng không vào được khu nhà mình đâu, anh cào tuyết khỏi xe anh mà không đem chiếc xe anh ra được nữa là…Metro không chạy ngày thứ Bảy, An phải đi làm ngày Chủ nhật từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều.Vậy là coi như An không về nhà được rồi Hotel reservation cho một đêm nữa, An lắc đầu ngán ngẫm, tiện nghi thì đầy đủ đó, nhưng ở một mình buồn gì đâu……. 
An đi bộ qua tiệm. Tuyết cao quá đầu gối của An gần cả tấc, Cả bãi parking lot trước tiệm đầy tuyết, có một chiếc xe cào tuyết đang đẩy tuyết vào một góc để khách có chỗ đậu xe, mới dọn được chỗ cho gần chục cái xe mà tuyết đẩy ra đã vun thành một hòn núi nhỏ cao nghệu rồi…Trên mấy con đường chạy ngang qua tiệm , tuyết còn y nguyên, xe cào tuyết dọn không xuể, đường 2 chiều, mỗi chiều 2 lanes, bây giờ chưa tới một lane mỗi chiều thông cho xe chạy. 
Thứ Bảy pharmacy vắng khách, store cũng vắng tanh, bà con mua gần sạch hàng hóa, đồ ăn trong tiệm rồi, bây giờ chẳng ai lò dò vượt bao dặm đường xa qua bao núi tuyết để ra đường hết. Hai người assistant managers của tiệm, Debby và Kelly, tạt qua pharmacy thăm An. Tối qua An về nhà được không, Debby hỏi, và An trả lời là mình tá túc bên hotel sát tiệm. Tôi với Kelly tối qua cũng không về nhà được, phải ra cái hotel ngoài đường X để ở, lái xe xém mấy lần xe kẹt tuyết không chạy được, sợ quá chừng, Debby nói. Kelly có 2 con nhỏ, hôm nay đường sá có tệ cách mấy cũng phải lái xe về nhà cho bằng được để chồng cô ấy đi làm, Debby nói, còn tôi chắc phải ở khách sạn một đêm nữa rồi Nhà Debby bên Maryland, cách tiệm hơn 30 miles, schedule Debby làm ngày chủ nhật, 6 giờ sáng mở cửa tiệm, biết làm sao hơn… An nói với Debby là tối thứ Bảy này An ở ngay cái hotel sát tiệm, bước mấy bước là đến, Debby đến share phòng với An cho vui, và Debby đồng ý ngay. 
Toàn tiệm có chừng chục người dũng cảm đến được tiệm. Debby đi đến từng department, thông báo là trưa nay bà sẽ làm beef stir-fry ăn với cơm, đồ ăn nấu để trên breakroom, mời bà con lên ăn lấy sức mà chút nữa lái xe về Pharmacy làm cả ngày chỉ fill chừng 20 toa thuốc, fill là fill vậy chứ không ai đến lấy thuốc hết, chỉ có một anh chàng trẻ tuổi ghé vào pharmacy đưa cái lọ thuốc trống rỗng dán nhãn CVS nhờ An gọi CVS để transfer prescription qua tiệm An. Ngồi không, An vào 1 website của pharmacy, làm mấy cái continuing education courses, kiếm được 15 credits đủ để renew license cho sang năm. Lâu lâu có điện thoại reng, bà con gọi xem …pharmacy có mở cửa hay không, store có mở cửa hay không, nếu open thì mấy giờ sẽ đóng cửa. Gọi là gọi vậy, chứ cũng không có mấy ai đến được tiệm hết. Vắng như chuà bà Đanh !!!!!!!!!!!! 
Metro Chủ nhật không chạy, em ơi Jim gọi cho An, nói là xe cào tuyết cũng chưa vào đến khu nhà An ở nữa…Cái chỗ đậu xe của em, không có xe, bà con hàng xóm xúc tuyết quăng vào, bây giờ cao gần đến đầu người rồi, I am so sorry. , Jim nói với An, metro có chạy, em mà về cũng không có chỗ đậu xe đâu. Chủ Nhật đậu xe trong garage của metro không phải trả tiền, có gì thứ Hai anh đi làm, anh vào garage dời cái xe em đi qua tầng khác, làm vậy vài hôm rồi tụi mình dọn sạch tuyết cho assigned parking spot của mình ơ nhà, mình lấy xe về vậy, Jim nói. 
Tối thứ Bảy, Debby và An ở chung phòng trong hotel, ăn frozen dinner, tán dóc và coi phim Harry Potter đến khuya lơ khuya lắc. Phòng có cái couch to thật to, Debby ngủ ở đó, pillow, blanket extra đầy đủ hết. Gần mười giờ đêm, An nhìn cell phone, thấy có message Jin nhắn. Thứ hai metro không chạy, federal workers được nghỉ, Jim báo tin cho An. Schedule An làm tối thứ hai, 4 giờ chiều đến 9 giờ đêm. Vậy là lại không về nhà được rồi, An thở dài ngao ngán. Và An bắt đầu nghĩ đến Plan B. 
Cô Somsri làm bên quầy bánh ngọt, bread, donuts , muffins, bagels, croissants, kế bên pharmacy của An, nhà cách tiệm chưa đến ½ mile. Ngày nào An làm sáng sớm lái xe đến tiệm cũng hay gặp cô Somsri đi bộ đến chỗ làm. Sáng Chủ Nhật An check out khỏi hotel, vào pharmacy, kiếm cô Somsri hỏi xem An tá túc nhà cô mấy hôm được không. Cô Somsri là vợ chú Tâm, chú Tâm có 2 chị là dì Hằng và dì Linh, hầu hết đã về hưu cả rồi, chỉ còn cô Somsri còn đi làm. Mọi người trong nhà Somsri đều là khách của pharmacy An làm, An biết dì Hằng, dì Linh, chú Tâm cả 6, 7 năm hơn. Để cô hỏi lại mấy chị, cô Somsri nói với An. Chút xíu sau, điện thoại pharmacy reng, tiếng dì Hằng và dì Linh bên đầu dây ấm cúng, được chứ sao không, An tối đi làm ra qua nhà mấy dì ở cho vui, nhà nhỏ, có gì ăn đó nha, và An cảm ơn dì Hằng, dì Linh quá chừng. 
An gọi điện thoại cho Jim, Jim kể là Jim dọn sạch tuyết quanh chỗ Jim đậu xe, nhưng không lái xe ra được vì xe cào tuyết vẫn chưa vào đến khu nhà An và Jim !!! An nói với Jim là metro Chủ nhật và thứ Hai không chạy, An định sẽ qua nhà mấy người khách quen của pharmacy để tá túc, hy vọng thứ Ba metro chạy lại, An về nhà ở Fairfax với Jim được. Metro không chạy, An nói với Jim, Plan A là Jim đi bộ từ nhà vượt bao núi tuyết lớn nhỏ ra garage của metro lấy xe, lái 12 miles lên chỗ làm của An, đón An về, hai đứa bỏ xe ở garage của metro, cuốc bộ băng rừng về nhà. A nice, wonderful, romantic walk in the woods in the dark with snow up to your tummy, so joyful……Plan B, Chủ nhật An có thể gọi taxi sau khi tan ca làm lúc 5 giờ chiều để về nhà và hy vọng kiếm được taxi với giá cắt cổ sau khi mỏi cổ cò đứng đợi đê về coi SuperBowl với Jim, nhưng không có metro thì ngày thứ hai, An sẽ phải đi bộ từ nhà xuyên đường tắt qua một cánh rừng nhỏ ngập tuyết để ra garage của metro, lấy xe ra để lái vào chỗ làm, ca bắt đầu lúc 4 giờ chiều, tối 9 giờ đêm lái xe về bỏ ở garage, đi bộ về nhà, ngủ mấy tiếng, lại đi bộ ra metro để làm sáng sớm thứ Ba, too exhausting , mệt ngất ngư con tàu đi luôn. Bao nhiêu kế hoạch, bàn tới bàn lui với Jim, An ở lại Arlington là thượng sách 
I miss you, I love you, I miss you….Jim nói với An, An nói với Jim…. Well, vậy là tối Chủ Nhật Jim ở nhà coi SuperBowl một mình. Sau khi gác điện thoại, An giật nảy người… Oops, kẹt trời tuyết ở chỗ làm, An quên đưa ông Táo chầu trời. Bây giờ mà gọi về nhà, nói với Jim là anh ơi, lấy cái hộp candy em mua cúng kitchen god dùm em thì là qúa trễ rồi, An lắc đầu, lòng thầm xin Táo quần nhà mình lên thiên đình safe and sound, báo cáo về An và Jim không quá đỗi …negative An mà gọi về nhà, mô tả hộp thèo lèo, kẹo đậu phọng An mua mà Jim chọn ra trúng phóc là điều khó xảy ra, vì ngoài hộp thèo lèo, còn có hộp mứt hạt sen, mứt dừa, mứt bí, hộp nào cũng tròn, cũng màu đỏ dán hình hoa mai, cùng một cỡ, nằm chung trong cái bao nylon An để trên cái bàn trong dining room Ông Táo ơi, I am so sorry, sorry…. 
Chiều Chủ Nhật, An đi làm xong khệ nệ xách giỏ, đeo backpack đi bộ đến nhà dì Hằng, dì Linh.. Đi thẳng đường, ngang qua cái công viên sát pharmacy, băng qua đường, quẹo trái, đi chừng chục mét là đến khu townhouse, nhà số mấy..Mấy dì vạch đường cho An còn kỹ hơn là Mapquest ! 
Tối Chủ Nhật, sau bao nhiêu năm trời coi SuperBowl với Jim, đây là lần đầu tiên An không coi SuperBowl. Dì Hằng, dì Linh, chú Tâm và cô Somsri ân cần tiếp đón An. An sẽ ngủ ở cái sofa này, gối, mền có đủ hết…An có muốn dùng máy giặt không…An ăn cơm với mấy dì nha…
Dì Hằng ăn mặn, dì Linh ăn chay, chú Tâm và cô Somsri ăn đồ nấu kiểu Thái, tủ lạnh trong nhà mỗi tầng là một style đồ ăn khác nhau. Tối Chủ nhật An được ăn đủ thứ món, cơm trắng nóng hổi ăn với cá lòng tong kho và bắp cải xào tôm dì Hằng nấu, canh chua chay dì Linh nấu, ngon quá xá luôn….
Sau đó là coi cuốn Paris By Night mấy dì mới mua. Vui ơi là vui…mãi đến khi đi ngủ An mới thấy hối hận khi nghĩ tới Jim ở nhà một mình, coi SuperBowl một mình………… 
Sáng thứ hai, An thức dậy, được mấy dì cho ăn bánh mì trứng ốp-la, uống cacao. Ăn sáng, rồi trưa dì nấu cơm ăn với gà ram gừng, dì Hằng nói.
Nhà mấy dì có đặt mua báo Washington Post, An nhìn vào, thấy New Orleans Saints thắng SuperBowl. Chú Tâm ra sân sau, xúc tuyết dọn cái deck cả mấy tiếng. Nghe nói Thứ Tư sẽ có bão tuyết nữa đó An, mấy dì và chú Tâm nói. An nhìn mấy cái thông báo trên TV, thấy trường học ở Maryland, Virginia, DC đóng cửa hết trơn, hospital cần người có xe 4-wheel drive , metro không chạy, bus nhiều nơi không chạy luôn, federal offices closed…..Nhìn cảnh đường phố trên TV, xe ngập tuyết đến nóc, chú Tâm nói với dì Hằng và dì Linh là cầu mong nóc nhà mình không bị sập vì tuyết nhiều quá 
Cell phone của An thuộc loại từ thế kỷ trước còn sót lại, cell phone của Jim cũng vậy, thành ra bây giờ muốn send email cho nhau cũng không được, An muốn text message cho Jim nhưng biết là Jim không bật cell phone bao giờ, nên chào thua, phải xin ké internet access qua computer của mấy dì để gởi email cho Jim. Chú Tâm hỏi An muốn xem khu nhà An sau trận tuyết ra sao, chỉ An log vào một website có satellite images, zoom vào khu nhà An, thấy đường sá, nhà cửa nóc trắng xóa tuyết là tuyết.


Nhìn trời xam xám, đường ngập tuyết, lâu lâu mới có một chiếc xe chạy qua, kẹt ở Arlington vì phải đi làm, An thấy depressed gì đâu….. Được cái là nhà mấy dì, An khám phá vô số điều thú vị , làm cho thời gian trôi qua nhanh không thể tả. 


Hóa ra ngày xưa, nhà mấy dì ở ngay Đakao. Nhà An ở Tân Định. Nói về Sàigòn, về đường Trần Quang Khải ngang rạp Văn Hoa Đakao, đường Đinh Tiên Hoàng chạy đổ xuống rạp Casino Đakao, chợ Tân Định với rạp chiếu bóng Kinh Thành, cầu Bông, đình Sơn Trà, đình Nam Chơn, nhà bảo sanh Dương Ngân, nhà bảo sanh An kỳ, An và mấy dì có bao nhiêu là hồi ức…Những người con của ông bà Bảy Mập, tên hàng xóm gọi ba má các dì, chào đời ở mấy nhà bảo sanh này, các em của An cũng vậỵ 
.Trên bức tường trong phòng khách có hình của ba của mấy dì và chú Tâm , một người đàn ông có nụ cười rất tươi , dáng người phốp pháp như tên gọi, ông Bảy Mập , đã qua đời hơn nửa thế kỷ trước, nhưng vẫn sống trong những câu chuyện dì Hằng, dì Linh kể cho An nghe. Tiếng rao đêm của bà bán bánh ít, hễ nghe là ba mấy dì gọi vào, mua hết cả rỗ bánh ít cho đàn con 8 đứa… Tiếng gõ cắc cụp của xe mì ông Chệt cũng vậy, hề nghe là ông Bảy Mập gọi vào mua cả chục tô….Chuyện dì Linh hồi còn nhỏ ốm nhom, hễ ba dì dắt con cái vào quán mì là gọi thêm thịt cho tô của con Linh, bắt ăn cho mập ra, lúc đó dì Linh ăn mà nước mắt giọt ngắn giọt dài, còn nhỏ quá nhưng đã chỉ biết thích ăn đồ chay, cơm chan chau, tàu hủ, nước tương ngon hơn ăn thịt….Sài gòn của mấy dì, vườn Tao đàn là vườn Bờ-rô, Tết Mậu Thân là lúc nhà một cô bạn mấy dì trúng pháo kích, cả nhà cô chết trong đám gạch vụn… Hình mấy dì chụp ở Việt Nam , ai cũng aó dài chích eo bó sát, tóc đánh rối bới cao, đánh phồng ra, style in the early 60s, qua Mỹ từ 75 nhưng mấy dì vẫn nhớ thật nhiều Saigon năm nào xa lắc xa lơ và kể cho An nghe …. 
Dì Linh có 3 con két, mid-size, con nào cũng có bộ lông và cánh xanh lá cây, đầu màu vàng, mỏ đen, đuôi có màu đỏ ở chóp lông đuôi, so cute, An nghĩ, tuổi các em két này đã quá tuổi trăng tròn từ lâu, biết nói hello, “mệt quá”, và có một anh chàng biết huýt sáo. Anh chàng nghệ sĩ két biết huýt sáo ngày xưa có chủ là một anh Việt Nam làm cùng sở với dì Linh. Anh mua con két , cưng vô cùng, đi làm về là dành ra vô số thời gian cho con két, tập cho nó nói và huýt sáo. Có lẽ nói thì khó, huýt sáo thì funny, interesting hơn, nên con két master nghệ thuật huýt sáo khá nhanh. Đến lúc này thì vợ anh ra chiêu tối hậu, either anh chọn con két, hay là anh chọn em. One choice vậy là anh đồng nghiệp, đồng hương cho dì Linh con két, cho mà đứt cả ruột. No choice, though……..Dì Linh nhận con két, đem về nuôi với 2 em két kia. Muà hè, dì Linh kể, dì đem các lồng két ra cái deck sau nhà, tắm mấy con két, cho phơi nắng , và phát hiện ra là con két mới biết huýh sáo, whistle rất là điệu nghệ khi có mấy bà, mấy cô đi ngang qua Chú Tâm đi ngang qua, nghe kể chuyện con két, nói là bởi vậy, hễ bà chị tui đem két cưng ra tắm nắng là tui dzọt chỗ khác, đứng ngồi gần mấy con két rồi nó huýt sáo, mấy cô tưởng là tui harass họ, có phải là ách giữa đàng mang vào cổ hay không kia chớ…. 
Chiều thứ Hai, An đi bộ qua tiệm với cô Somsri. Cô hôm nay cũng làm đến 9 giờ, chốc nữa chú Tâm buổi tối qua tiệm đón cô và An về nhà, cô Somsri dặn An. 
Từ chiều đến tối, pharmacy vắng ngắt. An đi đến từng kệ thuốc, check expiration date trên mấy lọ thuốc, rồi vào intranet, check và delete cả trăm cái emails cũ mèm từ đời nào, rồi gọi điện thoại thăm hỏi bà con mấy tiệm gần bên, nghe kể có một cô pharmacist khác hôm tối thứ Sáu mang theo cái ghế bố, mền, gối, ngủ ngay trong manager office của tiệm để sáng thứ Bảy mở cửa pharmacy đúng 9 giờ sáng, anh pharmacist kia thì kẹt ở nhà, may sao store có người lái xe 4-wheel drive chạy đến đón vào tiệm làm, chở đến tiệm để làm, store quên không có plan chở anh về nhà….Hôm nay mày bán được bao nhiêu toa , cô bạn An hỏi, An trả lời, con số nhỏ nhoi đến tội nghiệp, bán không bao nhiêu thuốc nhưng trả lời không biết bao nhiêu là cú phone, toàn là hỏi store mở cửa hay không, pharmacy mở cửa hay không, mở cửa thì bao giờ đóng…. 
Chín giờ đêm, An đóng cửa pharmacy. Finally… Chú Tâm và cô Somsri đã đứng ngoài pharmacy, đợi An về chung. Chú Tâm mua hai bình nước loại 1 gallon, lấy dây buộc, đeo vào người, 1 bình phía trước ngực, 1 bình sau lưng (An nói để An xách hộ 1 bình, chú không cho), tay cầm đèn pin, đi trước soi đường, An và cô Somsri đi sau. Chỗ này slush nhiều, trơn, chú Tâm báo. Chỗ này icy dữ lắm…. Cuối cùng chú Tâm, cô Somsri và An về đến nhà bình yên. Cũng may là An có mang theo đôi ủng cao, đế thiết kế đi trên tuyết và băng, không thấm nước, nặng chình chịch, chứ mang giày thường gặp tuyết kiểu này thì ướt giày, ướt vớ , trượt chân dễ như chơi. 
Dì Hằng tối nay cho An ăn cơm với gà ram gừng và canh cải bẹ xanh.
An coi TV đài VN không, mấy dì hỏi. Nhìn chương trình trên TV, An thấy đó là đài truyền hình có xướng ngôn viên nói giọng Bắc, những cô gái trẻ mặc áo dài màu đỏ, màu hồng, khá xinh, nói tiếng Việt trong chương trình này, đọc tiếng Anh trong chương trình khác….Bỗng trong trí nhớ tồi tàn của An hiện lên khuôn mặt của những nữ xướng ngôn viên đài truyền hình ngày nào ở miền Nam, Mai Liên tóc bới cao nghiêm trang, Lệ Hoa tóc dài duyên dáng … và An chợt nhận ra rằng nơi cô gái trẻ trên TV bây giờ, dù cô phát âm rất chuẩn, vẫn có cái gì đó mà An cảm nhận, khó diễn tả, cái gì đó far behind, không đạt đến trình độ diễn cảm ngày nào của những người nữ xướng ngôn viên ngày xưa trên đài truyền hình băng tầng số 9 An xem hồi còn nhỏ. Was it an error of judgement , An tự hỏi…… 
Federal offices vẫn đóng cửa , metro vẫn không chạy, trường học không mở , An sáng sớm thứ Ba bừng mắt ra là bật TV xem thời tiết thế nào. Dự báo tối thứ Ba sẽ có tuyết, tuyết rơi đến thứ Tư, sáng thứ Tư là một trận bão tuyết nữa, 12 inches or more, An nghe mấy người dự báo thời tiết trên TV bàn. Thế là kẹt ở Arlington nữa rồi, An ngán ngẫm thở dài…Ở lại với mấy dì đi An, dì Hằng và dì Linh nói, về nhà chiều thứ Ba, sáng thứ Tư bão tuyết làm sao mà quay lại đi làm cho được. An gởi email cho Jim, nói là mình ở lại Arlington , hopefully thứ Năm An về nhà được. I don’t think so, Jim trả lời, dự báo 12-20 inches tuyết từ tối thứ Ba đến chiều thứ Tư nè em.
À, Jim kể, ở nhà boring quá, anh đi bộ từ nhà xuyên qua rừng đến garage của metro, lấy xe ra, chạy đến tiệm Safeway gần nhà mua rau, rồi lái xe bỏ lại garage, đi bộ về nhà. Tuyết trên đường mòn trong rừng dày lắm, em mà đi bộ sẽ gặp nhiều khó khăn, anh cao mà đi còn trượt lên trượt xuống bao lần mới về đến nhà mình. 
Ngày thứ ba, An chỉ phải làm từ 9 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Jennifer, cô pharmacist làm chung, đi vào làm, nói với An là tối nay có tuyết , không biết làm sao mà lái xe về nhà được. Biết đâu tối nay compay cho đóng cửa sớm, An nói theo kiểu thầy bói rờ mu rùa để lên dây cót bạn đồng nghiệp, trong đầu thì đã có chữ NO to tướng, không đề nghị quay trở lại để giữ pharmacy open cho Jennifer về nhà sớm. Snowpocalypse kiểu này, chuyện hy sinh vì đại nghĩa cho lợi nhuận của pharmacy, cho boss lớn, boss nhỏ, là chuyện An không làm. Kẹt mấy hôm rồi, quần aó có giặt có sấy, sạch sẽ, nhưng every other day lại mặc lại một bộ đồ, nhất y nhất quởn, khó chiụ quá xá quà xa đi……Trước khi ra về, An đi vòng qua quầy thịt, mấy cái kệ thịt gà, thịt bò gần cạn cả hàng, An nóng lòng vớ 2 vỉ đùi gà đem về cho dì Hằng để ….tiếp tục được ăn cơm với gà ram gừng. 
Tối thứ Ba, tuyết bắt đầu rơi nhiều sau 6 giờ chiều. Nhìn ra ngoài trời, An thấy tuyết rơi, lúc đầu còn lất phất, về sau thì thành một bức mành màu trắng nối liền trời đất. Chú Tâm và cô Somsri ăn riêng, còn An ăn chung với dì Hằng và dĩ Linh. Dì Linh ăn chay trường, soong nồi chén diã dùng riêng, đũa muỗng ly tách dùng riêng, cái thớt cũng riêng, thành ra An muốn vào bếp phụ dì Hằng mà đành chịu, được mấy dì cho ra check email trên computer và coi TV. Ăn cơm tối xong, dọn dẹp xong, các dì và An coi một chương trình phim nhiều tập tiếng Việt trên TV. Cô bé Vũ Vũ từ miền quê lên thành phố đi làm cho một công ty computer, không hiểu lý do gì (An miss mấy tập đầu) lại phải chiều lụy một anh chàng đẹp trai nhưng phách không chịu được trong công ty , bị anh chàng bắt đi mua cà phê, mua lunch, lúc có đồ ăn thì chê bai đủ thứ, chỉ vì muốn nhờ anh chàng giả làm boyfriend của mình nhân dịp ông bố cô từ quê lên thăm con gái trên thành phố…. 
An đi ngủ , cuộn mình trong chăn ấm, đầu óc vẫn còn âm hưởng nhừng cây chuyện trao đổi với dì Hằng và dì Linh về những diễn viên kịch ngày nào, về ban kịch Sống của nữ nghệ sĩ Tuý Hồng, về ban kịch Kim Cương của một thời Saigon xưa trong ký ức, xưa mà người xa xứ vẫn nhớ hoài…. 
Sáng thứ Tư An dậy sớm, nhìn ra ngoài trời, tuyết bay vần vũ….Damn it, damn it, An thầm nghĩ trong đầu khi bật TV, tất nhiên trong snowstorm như vầy thì ma nào mà dám ra đường, vậy mà pharmacy vẫn phải mở cửa đúng 9 giờ sáng. Cô Somsri sáng nay cũng làm ca sáng, thành ra An chuẩn bị aó khoác, khăn quàng cổ, ủng đầy đủ, đi cùng với cô Somsri đến tiệm. Hai cô cháu bám vào nhau mà đi. Tuyết bay vùn vụt hất vào mặt, tạt vào mắt, gió thổi mạnh, xoáy, đất trời chìm trong tuyết, cách vài mét là không thấy gì hết. Cô Somsri kéo An đi đường tắt đến tiệm, cô nói tuyết kiểu này mình băng qua đường đi ngược chiều xe sợ xe nó cũng không thấy, đường sá trơn trợt, nguy hiểm lắm, đi đường tắt an toàn hơn. An lò dò đi theo cô Somsri, đường tắt cô Somsri chọn từ nhà đến tiệm hóa ra đi ngang qua bãi parking của một cái funeral home !!!! 
Snowmagddon, snowcalypse, TV và báo chí gọi cơn bão tuyết này như vậỵ Từ tối thứ Ba đến trưa thứ Tư, không biết bao nhiêu tuyết đổ xuống khu nhà An ở, Jim gọi điện thoại cho An báo là tuyết rơi phủ gần đến nóc xe, anh dọn tuyết khỏi xe anh phải hất tuyết qua những đụn tuyết cao cả trên 5 feet, tuyết hôm thư Sáu chưa tan, bây giờ thêm trận tuyết này nữa, không biết phải xúc tuyết bỏ đi đâu nữa.. Federal offices đóng cửa, metro không chạy, trường học đóng cửa, bus không chạy, An kẹt trên Arlington thêm một ngày nữa 
Tối thứ Tư An đi làm ra lúc 9 giờ tối, thấy dì Hằng đợi ở phía ngoài pharmacy. Dì đi đến tiệm kiếm xem có khúc cá nào ngon ngon mua vê` kho hai dì cháu mình ăn, dì Hằng nói với An, hôm trước dì thấy An ăn cá kho với cơm ngon miệng quá. An nghe dì Hằng nói mà thấy nghẹn lời, muốn chảy nước mắt hết sức. Hồi sáng mới có bão tuyết, vậy mà tối đến dì Hằng quấn khăn, đội nón len, aó khóac mấy lớp đi bộ đến tiệm …Chú Tâm đi cùng với dì Hằng đến tiệm. bà chị tui đòi đi chợ giữa mùa bão tuyết như vầy tui phải đi theo escort , chú cười cười giải thích. . Chú Tâm đến tiệm mang theo đèn pin, trên đường về soi đèn pin dẫn đường cho dì Hằng và An như hôm tối thứ Hai , chú mua tiếp hai bình nước và cột dây, tiếp tục đeo 1 bình trứớc ngực, một bình sau lưng. 
An về nhà dùng cơm với dì Hằng và dì Linh, xong coi tiếp bộ phim nhiều tập trên TV, bố Vũ Vũ lên thành phố thăm con gái, được anh chàng boyfriend giả hiệu biếu xén không bết bao nhiêu là quà cáp; chừng ông ra về rồi thì chi phí mua quà, anh chàng bắt Vũ Vũ phải trả lại hết, cái giọng Bắc của chàng diễn viên này đểu không thể tả….Coi phim với mấy dì, trong lòng An bồn chồn nhớ Jim.. Không biết tối nay Jim ở nhà ăn món gì, đang làm gì, xúc tuyết mấy ngày trời có bị đau lưng chưa… 
Sáng thứ Năm, An dậy thật sớm. Bật TV. Metro vẫn không chạy, trường học đóng cửa, federal offices đóng cửa. An gọi điện thoại cho Jim. Xe cào tuyết chưa vào đến nhà , anh dọn tuyết khỏi xe anh mà không lái được xe ra, Jim nói với An. An thở dài, Chủ Nhật tới là Mùng Một Tết, An bây giờ kẹt cứng trên Arlington, không về nhà được, chưa chuẩn bị hành lý đi vacation gì hết. Nghe An nhắc đến vacation, Jim nói với An là anh nghe dự báo thời tiết tuần tới, nghe nói có bão tuyết nữa, em xin boss hủy bỏ tuần vacation này và dời vào tháng khác được không , mấy con bé miêu và mấy con két của tụi mình ở nhà mà gặp tuyết kiểu này, bạn tụi mình không chạy qua thăm lo cho ăn, cho uống, tội tụi nó lắm. Tụi mình đi vacation mà lúc về gặp bão tuyết kiểu này nữa là bị delay, e không về kịp để đi làm, anh thì không sao, chỉ lo cho cái job của em thôi hà, Jim nói thêm. 
An nghe Jim nói mà thấy nản lòng chiến sĩ quá xá, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng có lý. An gọi điện thoại cho ông district pharmacy supervisor, nói là An kẹt trên Arlington từ tối thứ Sáu đến nay, không về nhà được, hiện tá túc tại nhà customer để đi làm , xin cancel tuần vacation bắt đầu từ Chủ Nhật này, dời qua tháng khác có được không. Hỏi xin mà không dám chắc là xin được, nhưng sau khi nghe An nói, ông supervisor hứa là sẽ thu xếp và gọi lại cho An. Chừng một tiếng sau, một trong mấy người schedulers sắp xếp thời khóa biểu làm việc và vacation của pharmacist trong vùng gọi đến cho An, báo tin là mọi chuyện ổn thỏa, tuần vacation của An sẽ dời qua đầu tháng Tư. Vậy là An gọi cho Jim, đến phiên Jim gọi điện thoại đến hãng máy bay đổi chuyến bay , gọi hotel book tuần khác. 
Thứ Năm, cô Somsri nghỉ, cô lấy album chụp hình cô và chú Tâm hồi còn trẻ , hình chụp hồi đám cưới, hình chụp bên Thái Lan cho An coi. Bất chợt An nhìn thấy một tấm thiệp bọc rất kỹ trong nylon kẹp trong album, tấm thiệp xuân mấy chục năm trời An vẫn nhớ trong trí óc, không quên được. Tấm thiệp Xuân của truờng Luật trước 75, hình cô gái tóc xõa dài, mắt thật to, cười mím chi, mặc aó dài trắng, cổ quàng cái khăn màu đỏ buông dài bay bay, cô đứng giừa rừng hoa, trến đầu có hai con bồ câu trắng xoãi cánh, trước mặt cô gái là đóa hứớng dương nở vàng rực rỡ….Xuân Luật Khoa, cuối tấm thiệp có dòng chữ như vậỵ Chú Tâm ngày xưa học Luật, và tấm thiệp Xuân Luật Khoa là một trong nhữn món đồ quý gíá nhất mà chú đem theo khi di tản cùng gia đình hồi tháng 4 năm 75. Thấy An săm soi tấm thiệp, chú Tâm hỏi An có thích không, thích thì chú cho. Dạ thích, nhưng cháu không dám nhận đâu, An trả lời, thấy lại tấm thiệp Xuân Luật Khoa này trên đất Mỹ, thiệp original, là cháu vui lắm rồi. Chú Tâm học Luật, những kỷ niệm của chú với trường Luật sâu đậm biết chừng nào, nghe chú kể chuyện An cảm nhận như vậy. 
Chiều thứ Năm, metro vẫn không chạỵ Từ thứ Sáu tuần trước khi có trận bão tuyết đầu tiên, metro chỉ chạy underground, các trạm nào có metro chạy ngoài trời thì coi như tắt nghẽn, bị tuyết vô hiệu hóa. Tối thứ năm, Jim gọi điện thoại cho An, báo tin là federal offices sẽ mở của ngày thứ Sáu, vậy là tối thứ Sáu An đi làm ra sẽ đi metro về nhà được. Có thể về nhà được.. 
Sáng thứ Sáu, An bật TV. Metro chạy lại, federal workers đi làm trở lạị .Buổi trưa Jim gọi cho An, nói là tối đến Jim sẽ ra trạm metro gần nhà đón An về nhà. Xe cào tuyết vào dọn khu nhà mình rồi, bây giờ anh chỉ cần đẽo gọt chút xíu băng và tuyết nữa là lái xe ra được, Jim nói với An. An chào dì Hằng, dì Linh, chú Tâm, đeo backpack đi bộ với cô Somsri đến tiệm để đi làm ngày thứ Sáu. Dì Linh dúi vào tay An hai trái hồng để lúc nào rảnh thì ăn. Nhà mấy dì lúc nào cũng mở rộng cửa đón An, dì Hằng và dì Linh nói, kẹt trời tuyết thì An cứ ghé đây nha, đừng có ngại gì hết. 
Tối thứ sáu, An đi làm ra lúc 9 giờ tối, đi bộ ra trạm metro gần tiệm, 9 giờ 20 metro đến, về đến trạm sát nhà An là 9 giờ 45, đi ra khỏi metro thì An đã thấy xe Jim đợi ở đó. Một tuần , 2 cơn bão tuyết, An và Jim không thấy mặt nhau. An ngồi vào xe, Jim nhìn An, hờn dỗi nói là An ở trên Arlington chắc vui lắm, còn Jim ở nhà 1 tuần xúc tuyết nhừ cả người , làm An cảm thấy guilty quá xá luôn…. 
An không nhìn ra cảnh quen thuộc của khu nhà mình ở nữa. Trước mặt các ngôi nhà townhouse là một bức tường tuyết cao ngất, một dãy núi tuyết thì đúng hơn , rồng rắn chạy dài , cao gần đến đầu An Nhìn chỗ đậu xe, An mở hé cửa xe ra, lách người mới chui ra khỏi xe được, khe hở giữa mấy chiếc xe là một bức tường băng cứng ngắc. Hèn chi Jim nói qua điện thoại với An chuyện đẽo gọt băng như điêu khắc nghệ thuật để lái xe ra..
An nhìn qua chỗ đậu xe dành riêng cho xe của An xeo xéo bên kia đường, tuyết và băng do xe cào tuyết dọn đường, do hàng xóm đẩy qua, tất cả ùn lại thành một núí tuyết cao khủng khiếp 
Sáng thứ bảy, ba mươi Tết, An và Jim ra chỗ đậu xe của An để xem có dọn tuyết được không. Loay hoay, hì hục, hai vợ chồng cuối cùng chỉ phá được một góc nhỏ xíu. Tuyết tan ra, lại thêm mưa ngày thứ Tư, trời buổi tối lạnh gíá, bao phủ cái núi tuyết là những lớp băng khá dày, An phát hiện ra như vậy khi dùng búa gõ vào cho băng nứt ra để lấy xẻng xúc đem đổ qua …chỗ khác (chỗ nào An có thể hất tuyết lên tới được). Give up thôi em ơi, Jim nói với An, chừng 10 bữa nửa tháng nữa họa may tuyết tan bớt mình mới dọn sạch đuợc cái parking spot của em…..Chiều thứ bảy, An mới sực nhớ ra là nhà có mấy hộp mứt, sắp ra bàn khấn vái mời ông bà về ăn Tết.
Sao toàn là sweets vậy em, Jim tò mò hỏi An, anh nhớ mấy năm trước có mấy cái bánh vuông vuông gói trong lá chuối và dưa hấu nữa mà…. 
Sáng Chủ Nhật, Valentine’s Day, Mùng Một Tết, An khó nhọc bò ra khỏi chăn ấm để ..đi làm. Vacation đã dời lại tháng Tư, bây giờ lại tiếp tục ca bài khỏe re như con bò kéo xe every day như bao năm khác, đầu năm đi cày, cả năm đi cày…….Không có lì xì, không có khai bút đầu năm, không có gì đặc biệt hết, An lái xe đi làm trên đường chợt nhớ ra là mấy hộp mứt ở nhà vẫn còn trong lớp giấy bóng kính đỏ, chưa mở ra. An vào trong pharmacy, gọi điện thoại thăm và chúc Tết dì Hằng, dì Linh, chú Tâm và cô Somsri. 
Chiều Chủ Nhật, cô Somsri từ quầy bánh ngọt chạy qua pharmacy thăm An, đưa cho An một cuộn giấy khá to cuốn tròn, bọc ngoài bằng giấy hoa. Happy New Year, An, cô nói với An. Cái này là quà năm mới cho An đó. Tan sở, về nhà, An mở gói quà. Gói trong tờ giấy hoa là một bức tranh khá lớn, ảnh phóng to của tấm thiệp Xuân Luật Khoa mà An tấm tắc, xuýt xoa khen và cầm coi lâu lắc mới để xuống mấy hôm trước……

Karen N. Nguyen

Ý kiến bạn đọc
05/10/201416:34:43
Khách
Karen N Nguyen ! không biết làm sao liên lac được vớicô , tôi đã tìm hết các thông tin về cô trên mạng để được gởi lời cám ơn về bài viết " chuyện kể ban đêm qua điện thoại " và chia sẻ với cô đoạn tiếp sau của cuộc đời . Nay from Utah .
27/01/201312:46:32
Khách
Chen oi may qui vi nay sao ma kho tinh qua! Co nguoi viet chuyen cho doc free hong ton tien ma lai di ray ra phe binh. Chuyen cua Karen viet là chuyen thiet, khong them bot bia dat. Van gian di, vui ve, de hieu. Karen là 1 trong nhung nguoi tui thich doc nhut. Tui o Paris, lay chong Duc (German), noi doc viet Anh, Phap, Duc, tui dau co uprooted. Khi ranh hay surfing dao choi do day... bua nay ghe vo Thoi Bao xem hay qua :0) Mong se duoc tiep tuc doc chuyen Karen. Please don't give up!
21/01/201316:41:42
Khách
Tôi dồng ý với độc giả Nhu về việc phê bình tác giả cách dùng tiếng Mỹ không cần thiết trong bài này. Độc giả Doan Trang nói chữ Federal worker không dịch sang tiếng Việt được thì tôi tạm đồng ý; còn các chữ khác có cần thiết không? I cannot believe it, 3 options, positive report cho Ngọc Hoàng (nửa nạc nửa mỡ), too exhausted, ...
23/01/201319:36:55
Khách
Hoa DHBK 1980 & Nhu,
Thu*' nha^'t, to^i kho^ng do^`ng y’ vo*’i su*. phe^ bi`nh cua? 2 qu'i vi. Tha^.t ti`nh ma` no'i, mo^~i nguo*`i co' lo^'i vie^'t va(n va` vie^'t truye^.n kha'c nhau. Co' nguoi viet ra^'t hay va` co' nguoi viet okay va` co' nguoi viet khong duoc hay cho la('m. Co^ Karen khong fai la` nguoi viet van chuyen nghiep ne^n co' le~ vi` the^' ma` ca^u chuyen khong duoc ha^'p da^~n cho la('m. Nhu*ng, qu'i vi. ne^n nho*' ra(ng co^ da~ da`nh tho*`i gian qui' ba'o cua? co^ de^? vie^'t truyen ro^`i gui? le^n viet bao cho mo.i nguoi do.c khong to^'n tie^`n ne^n to^i nghi~ mo.i nguoi ne^n te^' nhi. va` lu*.a lo*`i ma` no'i cho nghe e^m tai. Lo*`i no'i khong ma^'t tie^`n mua, lu*.a lo*`i ma` no'i cho vu*`a lo`ng nhau. Nha^'t la` do^.c gia? Nhu, do^.c gia? kho^ng to^n tro.ng nguoi kha'c. To^i nghi~ Nhu di la.c de^` va` ra^'t qua' da'n khi Nhu attacks co^ Karen's character. Nhu chi? co' quye^`n ba`n lua^.n ve^` ba`i vie^'t va` kho^ng ne^n phe^ bi`nh hay da'nh gia' con nguoi cua? ta'c gia?. Nhu simply chi? la` 1 do^.c gia? tre^n ma.ng va` Nhu khong biet ro~ tha^n the^' hay con nguoi cua? co^ Karen nhu* the^' na`o ne^n Nhu khong co' quye^`n xu'c pha.m de^'n ta'c gia? nhu* vay. Do' la` 1 de^`u kho^ng the^? na`o cha^'p nhan duoc.

Thu*' nhi`, mi`nh so^'ng o*? my~ thi` no'i tie^'ng my~ co' gi` sai tra'i da^u. Muo^'n no'i tie^'ng vie^.t nam thi` ve^` viet nam ma` so^'ng. The^' he^. tre? o*? viet nam co`n no'i tieng anh ra^'t gio?i va` no'i chuyen toa`n la` che^m tieng anh vo^ thi` co' sao da^u. Ho. chi? trao do^`i kien thu*'c de^? vuo*n le^n thi` ta.i sao la.i tra'ch nguoi so^'ng o*? my~. Nha^'t la` ho. so^'ng o*? my~, co' cho^`ng my~ va` la`m vo*'i nguoi my~. Co^ Karen vie^'t va(n che^m tie^'ng my~ va`o du`ng tu*` tie^'ng anh thi` khong co' gi` sai tra'i ca?. Ne^'u nguoi na`o do.c ma` kho^ng hieu nhu*~ng tu*` ma` co^ du`ng nhu* la` federal worker thi` ho. se~ tra tu*. die^?n thi` se~ ho.c the^m 1 tu*` tie^'ng my~ nu*~a khong co' che^'t ai ca? ma` chi? giu'p the^m kie^'n thu*'c cho nguoi do.c thoi.

To^i chi? la` mot do^.c gia? va` la` nguoi viet nam. Nhu*ng toi lo*'n le^n o*? my~, la`m vo*'i my~ va` co' cho^`ng my~ ne^n to^i nghi~ to^i va` ta'c gia? ngo^`i cu`ng thuye^`n. Nhu*ng tha^.t ti`nh ma` no'i to^i tha^'y nhieu nguoi viet nam ra^'t la` xe'o sa('c. Ca'i gi` cu~ng no'i duo*.c. Cha('c co' le~ kho^ng co' ha`i lo`ng vo*'i cuo^.c so^'ng hie^.n ta.i ne^n hay ti`m ca'ch la`m nguoi kha'c buo^`n. Mo^.t vi' du. die^?n hi`nh ma` to^i tu*`ng bi. nhu*~ng nguoi Viet Nam kha'c hay no'i la` to^i la` nguoi Viet Nam ta.i sao khong chi.u no'i tieng viet nam khi no'i chuyen voi nguoi Viet Nam . Na`o la` toi sang my~ lu'c muoi ma^'y tuoi, bo^. toi que^n tieng viet nam sao, na`o la` to^i kho^ng tu*. ha`o la` nguoi Viet Nam nen khong muon no'i chuyen voi nhu*~ng nguoi Viet Nam kha'c......To^i kho^ng de^? su*. phe^ bi`nh vo^ co*' cu?a nguoi kha'c ma` buo^`n. Tha^.t ra to^i no'i va` vie^'t tieng viet nam ra^'t ra`nh va` pha't a^m ra^'t chua^?n nhu*ng toi chi? no'i chuyen vo*'i nguoi ho*.p gu ma` thoi va` khong thi'ch qua la.i hay no'i chuyen voi loa.i nguoi gap gi` cu~ng che^ hay thi'ch da'nh gia' nguoi kha'c hay thi'ch phe^ bi`nh nguoi kha'c va` chuyen gi` cu~ng no'i duoc. Khi to^i ho.c trung ho.c o*? my~, co^ gia'o my~ co' da.y ra(`ng nhu*~ng nguoi biet no'i 2 thu*' tieng ne^n no'i tieng anh khi giao thiep vi` do' la` phe'p li.ch su* de^? mo.i nguoi chung quanh hieu la` minh dang no'i gi` va` khong co' la`m cho ho. kho^ng duoc thoa?i ma'i vi` ho. khong hieu thu*' tieng ma` minh du`ng hay ho. nghi~ ra(`ng minh no'i gi` ve^` ho..... Vi` ne^'u nhu* co' 2 nguoi viet nam va` 2 nguoi me^~ va` 1 nguoi my~ trong lop, thi` 2 nguoi me^~ no'i tieng me^~ voi nhau, 2 nguoi viet nam no'i tieng viet nam voi nhau thi` 1 nguoi my~ ngoi do' khong hieu gi` he^'t. Vi` va^.y khi toi di la`m vo*'i ha`ng tra(m ky~ su* va` nha` khoa ho.c chu?ng to^.c kha'c nhau, nhu*~ng ky~ su* nguoi me^~ de^`u no'i chuyen vo*'i nhau ba(ng tieng anh vi` ho. so^'n
20/01/201300:50:07
Khách
Bài viet hay lắm. Những chữ tiếng Mỹ trong bài này làm sao mà dịch ra tiếng Việt được. Federal worker thì typed vậy chứ làm sao mà trách người ta viết tiếng Mỹ nhiều.
19/01/201317:14:15
Khách
Có tiền nhưng sao tui thấy kiểu sống này khổ quá.
Có chồng cũng như không vì cày quá.
18/01/201319:20:39
Khách
Độc giả Nhu đọc xong ngứa mắt lắm hả? Giọng văn cô này là văn kể chuyện, cô đem những câu nói nguyên thuỷ của người nói hoặc những suy nghĩ của cô - người hiểu đủ 2 ngôn ngữ - vào bài viết của cô . Đọc mà không hiểu lại chê bai . Tự ti!!!
17/01/201312:22:08
Khách
29 tuổi mợi đặt chân đến Mỹ mà quên được tiếng Việt hay sao? Hay là muốn khoe ta đây giỏi tiếng mỹ vì có chồng người mỹ cho nên chêm nhiều từ mỹ quá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến