Hôm nay,  

Luồng Gió Bẻ Măng

02/01/201300:00:00(Xem: 257489)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Mỗi ngày, sau giờ tan học, Liễu bước vội xuống chiếc xe bus vàng chở học sinh, em hớn hở đi nhanh về nhà thay áo quần để kịp giờ qua nhà chị Tám, cách hai block đường làm “ baby sitter”; trông coi hai bé Tâm, Can lên ba và bốn, con anh chị Tám. Chị Tám vừa mới kiếm được việc làm ca hai ở hãng điện tử gần phi trường John Wayne, Irvine, California nên phải rời nhà từ ba giờ rưởi chiều. Tuy em làm mỗi ngày có ba tiếng, tuần được mười lăm tiếng, mỗi tháng Liễu kiếm gần ba trăm đô-la. Anh Tám làm ca sáng tới sáu giờ chiều mới về nhà. Liễu giao Tâm và Can lại cho chú Tám, rồi thong thả ra về. Mới mười sáu tuổi, em kiếm ra tiền nên vui lắm. Tuị nhỏ rất hiền, không phá phách, chạy nhảy lung tung, em đỡ vất vả, rảnh rỗi Liễu lấy sách ra đọc, và trông chừng lũ trẻ chơi game hay xem TV. Thỉnh thoảng, Liễu dạy chúng nói tiếng Việt.

Liễu là con gái út của ông bà Sim. Em còn sống với cha mẹ. Em có hai người anh đang học y-khoa ở New York, người chị kế Liễu, tên Jenny, 22 tuổi vừa được một trường Dược ở tiểu bang Oregon nhận, và mới rời nhà tháng trước. Ông bà Sim rất hãnh diện về những đứa con của họ. Có lẽ bà Sim sanh ở gần kho đạn Thành Tuy Hạ, Sài gòn, không rõ kho đạn có ảnh hưởng gì đến tính nết không mà mỗi lần có họp mặt bạn bè, bà con, sinh nhật, lễ Tết v…v.. bà “ nổ” như kho đạn Thành Tuy Hạ bị đặc công cọng sản đặt mìn hồi năm 1964. Bà thường nói:

“-Các anh chị biết không? Chừng thời gian nữa, con út Liễu nhà tôi vào trường Nha thì chừng hơn bốn năm sau, gia đình chúng tôi ra mở một trung tâm y tế ngay tại cộng đồng chúng ta ở Bolsa đây nầy, đủ bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ tha hồ mà hốt bạc. Tôi cũng tính lấy vợ, gã chồng cho tụi nó phải là bác sĩ, nha sĩ hay tệ lắm thi dược sĩ mới đươc. Chứ dân thường đừng mong dòm ngó vào làm dâu rễ nhà tôi. Như vậy, gia đình tôi còn ai hơn nữa không.

Chị Sáu Nail có tiếng là người ưa nói thẳng, khi nghe những lời chướng tai, tai gai mắt, chị thường nói “ móc lò, xỏ xiên”. Chị tằng hắn để lấy trớn, rồi lên giọng phát biểu.

- Lúc đó anh chị Sim phải ráng mở thêm cho được một nhà băng cạnh trung tâm y tế để bỏ tiền vào, khỏi đi đâu xa. Khỏi sợ cướp bóc. Còn nhà chị toàn là những dân làm về nghề thuốc, nhà thương, khi đến tuổi già đau ốm, anh chị cứ tới nhà chúng nó mà nằm thì đâu thua gì bệnh viện. Đủ cả mà. Khỏi vào nursing home. Thế còn gì sung sướng cho bằng!

Thiếm Xẩm Ky, người Việt gốc Hoa, vợ ông Xùi, hồi năm 1979 là chủ ghe cho dân trốn cọng sản đóng vàng vượt biên, thật thà nói chen vào, mặt hướng về bà Sim:

-À! Thằng A Cớn nhà ngộ nó đang học luật ở trường Western trên Los, nị dành cho nó một căn để nó mở văn phòng luật trong trung tâm y-tế của anh chị thì đã lắm. Có gì trục trặc về medicare, medical, SSI, welfare, thuốc đế quá hạn; bị FBI, sở thuế, cơ quan FDA điều tra ; các cháu qua gặp nó là yên ngay. Tiền thù lao ngộ bảo nó tính phải chăng cho.Thêm nữa, chị em mình có dịp gần gũi chuyện trò vui vẻ thì còn gì thú vị hơn.

Có tiếng đàn ông không rõ ai nói lẫm bẫm, chưởi thề trong miệng: “ Mẹ kiếp! Chưa Đỗ Ông Nghẻ Đã Đe Hàng Tổng. Đồ Dỡm.”

Chị Năm Bánh Cuốn có máu cờ bạc trong người, hồ hởi góp ý:

- Nói chuyện suông thì chán chết, mình gây sòng tứ sắc, đổ xâm hường hay chơi domino thì vui hơn.

Bà Xẩm Ky, gốc Tàu luôn luôn có máu buôn bán, bà hiện đang có phần hùn trong công ty xe bus thường chờ dân đi đánh bạc lên các sòng bài Casino Da Đỏ, cách Little Sài gòn gần hai giờ lái xe như: Agua Caliente, Soboba, Pechanga, Magengo v…v.. gặp dịp là quảng cáo ngay để kiếm khách, liền đưa ý kiến:

- Mỗi sáng tụi mình tập trung lại sau Phước Lộc Thọ đi xe bus lên casino kéo máy hay chơi bài thì hay hơn, có dịp vận động cơ thể; còn hơn ngồi ỳ một chỗ đánh tứ sắc, đổ xâm hường, chơi đô-mi- nô. Thêm nữa, mình còn được công ty xe bus tặng mỗi người hai mươi lăm đô-la nữa đó. Đi xe không tốn tiền mà còn được tặng tiền nữa đó.

Chị Chín Lĩnh là người có tiếng cần kiệm, năng lặt chặt bị, kiến tha lâu đầy tổ, vắt cổ chày ra nước; nên tích cực góp ý rất thực tế, chị nói một hơi dài, lên lớp:

-Tôi và ông xã tôi cũng thường lên xe bus đi casino đều đều. Hai vợ chồng tôi được chủ xe bus tặng tiền mỗi lần đi casino. Đến đó, chúng tôi không đánh bạc, kéo máy, góp lại bỏ túi êm năm chục. Tụi tôi đi lòng vòng xem thiên hạ đỏ đen. Tuyệt đối không rờ vào máy nào, sà vào sòng nào. Quyết không bị con ma cờ bạc ám ảnh. Tới chỗ cho uống cà phê chùa làm một ly hay kêu mấy cô bưng rượu, bưng nước đi lòng vòng mời khách, ông xã lấy ly cô-ca, tôi chai nước lạnh, vui thì tặng tiền típ một đồng, buồn thì lờ đi cũng không sao. Qúi vị phải biết, họ tặng tiền mình là chủ mưu dụ khị chúng ta đi đánh bạc, kéo máy, không những mình thua hết tiền họ tặng trong chớp mắt mà còn bao nhiêu tiền trong túi lấy ra để gỡ. Rốt cục, lúc về trắng tay, buồn xo. Có người thua sạch phải lấy credit card ra cạ, rồi chơi tiếp. Về nhà, bill gởi tới, trả nợ mệt nghỉ. Hai vợ chồng xảy ra cấu ó, cãi cọ lẫn nhau, gia đình mất hạnh phúc, có khi còn đến ly dị nữa. Tụi tôi chỉ đi thẩn thơ, quanh quẫn trong sòng bài cho đã, xem người ta sát phạt đỏ đen, canh đúng giờ xe bus về thì leo lên. Chúng tôi đi liên tục mười ngày như vậy, kiếm năm trăm đô-la tiền mặt là thường, không thuế má, không phải khai báo gì.Ngon ơ! Đi chơi như vậy không khác gì đi bộ thể dục mỗi buổi sáng, mùa Đông có máy sưởi ấm, mùa Hè thì có máy lạnh, khỏi phải ra công viên Square Park lúc thì nóng, lúc thì lạnh, lúc có gió đâu bằng đi bộ ở đây. Đi tập thể dục mà có xe đưa rước, có tiền bỏ túi. Chỉ có ở nước Mỹ nầy mới có thôi.


Chị Sáu Nail nổi máu giang hồ sẵn có, hùng hổ phản bác:

- Chơi kiểu như anh chị thì sòng bài đóng cữa hết ráo. Lấy đâu trả lương cho nhân viên. Lấy đâu trả tiền điện, tiền gas, lấy đâu cho anh chị uống cà-phê, uống cô-ca chùa v…v…Như vậy không đẹp chút nào. Ăn gì ăn ác vậy!

Câu chuyện của các bà đang bàn qua, tán lại ra chiều sôi nổi, căn thẳng, đang tới hồi cao điểm, thì Năm Taxi “ nhà” đẩy cửa bước vào. Anh vừa nghe loáng thoáng các bà dự đinh dùng xe bus đi chơi casino; nên liền tham gia:

- Chiếc xe van của tôi chở hết sáu bà ngồi đây, các bà chỉ trả tiền xăng thôi. Chỗ quen biết nhau mà . Muốn đi, muốn về giờ nào cũng được, chứ đi xe bus phải theo giờ giấc của họ. Nhiều khi mình đang đỏ mà đúng giờ xe bus về thì tiếc quá!

Chị bốn Miến xen vào:

- Còn đang đen thì có tiếc không!

Cách đây ba năm, anh Năm taxi “ nhà “ đang làm hãng điện tử Coroket ở Santa Ana bị layoffs vì hãng mất contract, cọng thêm tình trạng kinh tế suy thoái; nên giảm nhân viên, anh ăn hết tiền thất nghiệp, liền nạp đơn xin việc khắp nơi mà không nơi nào gọi anh để phỏng vấn, thu nhận, anh chán nản, bán chiếc xe cũ đi, góp tiền mua chiếc van nầy, và đăng trên tờ Việt Báo với câu: “ Đưa đón phi trường, casino, điền đơn xin SSI, welfare, thi nail, quốc tịch, đưa rước trẻ em đi học, người già neo đơn đi nhà thương, bác sĩ, nha sĩ, đến pharmacy lấy thuốc, và chở đi bất cứ nơi đâu, giá cả phải chăng, nhẹ nhàng. Muốn biết thêm chi tiếc xin gọi Năm Taxi ở số điện thoại 714….và xin lấy hẹn trước.” Sau khi đăng báo, nhiều điện thoại của đồng hương gọi đến nhờ anh chở. Có bà còn nhờ anh chở theo dỏi ông chồng đi “ăn chè” với bồ nhí nữa. Những việc như vậy, anh kiếm khá bộn, mấy bả cho tiền típ hậu hỉ lắm. Công việc làm ăn của anh ngày càng khấm khá, tiền mặt anh bỏ túi đều đều, chị Năm ở nhà lại giữ trẻ hàng xóm cho những cặp vợ chồng bận đi làm, nên anh chị có đồng ra đồng vào, rung ra, rủnh rỉnh, có của ăn, của để, sắm sửa bày biện trong nhà không khác gì nhà các đại gia, thỉnh thoảng ban đêm còn rủ nhau đi nghe nhạc thính phòng, nhảy đầm. Họ còn dư định đi một chuyến du lịch qua Pháp để nhìn thấy sông Sein và tháp Eiffen ở Paris nữa. Các con lớn của anh chị đều ra riêng, và có việc làm ở tận các tiểu bang khác. Lâu lâu mới về nhà thăm cha mẹ. Ở nhà chỉ còn cháu út Nancy đang học cùng lớp với Liễu.

Liễu đang học lớp mười, còn hai năm nữa mới tốt nghiệp trung học mà ông bà Sim đã có ý tưởng bắt em phải vào cho được trường Nha. Năm 2008, em tốt nghiệp trung học với hạng tối ưu, và được nhà trường đề cử phát biểu trong ngày lễ ra trường ( Valedictorian). Hai người anh Liễu, một hiện đang làm việc tại bệnh viện lớn nhất New York, người anh kế vừa được bệnh viện Saint Louis ở Texax nhận làm nội trú. Jenny, chị kế, thấm thoát đã sắp tốt nghiệp trường Dược. Tết năm nay, các anh chị của Liễu hẹn sẽ về nhà ăn Tết với gia đình. Ông bà Sim nghe tin rất là phấn khởi. Không khí trong nhà những ngày sắp Tết rộn hẵn lên. Bà Sim cùng những bà bạn hàng xóm ở quanh block mỗi chiều thường tụ tập sau vườn ngồi tán dốc, và dự định những điều tốt đẹp cho tương lai gia đình. Mỗi lần có cuộc hội họp như vậy, các bà thường “ nổ” ra khoe của, khoe con cho nhau nghe.

Liễu được nhiều trường đại học gởi thư mời ghi tên nhập học. Có trường còn hứa cấp học bỗng toàn phấn liên tục bốn năm. Hôm bữa họp mặt gia đình, anh Hai hỏi Liễu:

- Em đã dự định ghi tên nhập học vào trường nào chưa? Anh nghe Jenny nói, em được cả trường Yale, Harward và Standfort, Berkerly thu nhận nữa phải không? Vậy em tính chọn trường nào.?

- Anh Hai ạ! Đúng vậy. Nhưng em không muốn đi học xa. Em tính ghi tên vào đại học Fullerton hay UC Irvine cho gần nhà.

- Em có điên không? Những đại học nổi tiếng nhận em, em chê à! Em phải biết rằng: khi em tốt nghiệp từ những đại học đó ra là có việc làm ngay, và là một vinh dự nữa.

Người anh thứ hai chen vào:

- Anh Hai nói đúng đó. Em nên nghe lời anh Hai đi. Không chần chờ gì nữa. Dịp may không tới hai lần.

Bà chị Jenny tiếp lời:

- Học xong chương trình bốn năm, em phải vào trường Nha cho được. Đó là niềm ao ước, mong đợi của ba mẹ và anh chị đó. Em phải lấy đó là kim châm chỉ nam cho mình. Thêm nữa, nghề thuốc, nha, dược là những nghề “ care giver” kiếm nhiều tiền lắm, và không sợ bị layoffs bất tử như những ngành nghề khác. Em thấy chú Năm Taxi không? Kỷ sư cơ khí đấy. Bị layoffs kiếm việc mãi không ra, bây giờ làm nghề taxi nhà đó. Chị có anh bạn làm nha sĩ mở một lúc hai clinic, mượn thêm mấy nha sĩ mới ra trường phụ giúp, tập sự, anh ấy chỉ chạy vòng ngoài mà lượm bạc đều đều đó em. Khoẻ ru. Thì giờ rảnh, anh ta họp hành văn nghệ liên miên đó . Sướng không.

Liễu điềm nhiên trả lời:

- Nếu học nghề y, dược, nha để ra kiếm nhiều tiền thì quả thật em không bao giờ có tư tưởng đó cả. Em nghĩ, nếu ai chọn những nghề đó để mong có nhiều tiền thì họ là những người đã đi ngược lại thiên chức cao qúi của những nghề nầy. Ba mẹ, anh chị có giận thì em chịu, chứ em sẽ không bao giờ chọn đi học Nha đâu.

- Sao vậy?

- Em nghĩ sống trên đời con người ta phải có một lý tưởng để theo đuổi, đâu phải lẽ sống của con người chỉ chuyên lo làm ra cho nhiều tiền để hưởng thụ cho cá nhân đâu. Em chỉ thích học ngành xã hội để có dịp giúp đỡ những người kém may mắn, anh ạ,

Anh Hai chen vào:

- Bộ những nghề như Y, Nha, Dược không giúp đỡ những người kém may mắn sao?

- Chuyện đó cũng tùy người anh ạ.

Anh chị em đang lời qua, tiếng lại đến hồi gay cấn thì có tiếng điện thoại reo. Đầu dây bên kia là Nancy ( bạn của Liễu, con anh chị Năm Taxi). Liễu tiếp điện thoại nên mọi người bỏ dỡ câu chuyện.

Mấy năm sau, Liễu tốt nghiệp chương trình bốn năm Social Work ở Đại học UC Irvine, và hiện em đang làm việc cho sở xã hội ở Orange County.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
27/11/202101:25:51
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis 20 mg
23/02/202118:02:11
Khách
erectile function cocaine abuse <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil blindness</a> erectile health
08/01/201301:41:00
Khách
Wow! "bà Sim sanh ở gần kho đạn" hen` chi Nổ cũng có tầm cỡ đấy chứ! “em được cả trường Yale, Harward và Standfort, Berkerly thu nhận” mà em chê! Thông thường thì em nào mà được nhận vào một trong những trường này thì phải mừng đến phát khóc đi đấy chứ! Em không thèm sao em lại nộp đơn làm chi cho mất công và tốn tiền vậy em?
07/01/201301:05:24
Khách
Tác giả đã nói thẳng, nói thật lòng mình giống như câu nói của người quen mà tôi được nghe "ai cũng làm kỹ sư, bác sĩ thì lấy ai bán McDonalds cho mình ăn?!". Cách dạy con, dạy em của gia đình Liễu từa tựa như cách dạy con em của nhiều người Việt ta rằng ráng học giỏi đê kiếm nhiều tiền, nhàn hạ hay "một người làm quan, cả họ được nhờ" chứ mấy ai dạy con, em phải sống tốt, sống thật hơn con, em bè bạn, hàng xóm...Có thể do ảnh hưởng giáo dục như thế nên nước ta mãi vẫn là nước nghèo, kém phát triển vì "nhân tài" được dạy bảo phải sống íck kỷ!
05/01/201321:20:02
Khách
Mong tác giả viết đúng chính tả tiếng Việt ! Chỉ có "luồn gió bẻ măng" chứ không có "luồng gió bẻ măng" !!! Con cháu chúng ta mai sau viết như thế này sẽ trở thành "người lạ" mất !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến