Hôm nay,  

Bài Viết Cho Ngày Đầu Năm Tây

01/01/201300:00:00(Xem: 248636)
viet-ve-nuoc-my_190x135Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li.

Đứa con gái níu tay mẹ, phụng phịu:

- Mẹ không chơi với con, con giận Mẹ.

An bật cười. Ai có thể thản nhiên trước một đứa con bé bỏng đang giận hờn như thế? An ngừng tay, bế con đặt lên chân mình, rồi hôn lên đôi má phính thơm phức của con. Mọi ý nghĩ tan biến hết, như chỉ còn có một niềm hạnh phúc ngất ngây lan tỏa trong đầu. An hít một hơi dài, mỉm cười sung sướng.

- Mẹ làm cái gì đó?

- Mẹ đang viết bài.

- Không phải, Mẹ đang gõ phím.

- Đúng. Nhưng cũng là viết.

- Không phải là viết. Viết là “write”, còn gõ phím là “type”.

Không lý sự được với đứa con gái sáu tuổi này đâu! Nó đã học giữa năm lớp Một. Lại còn khôn khéo và biết hai thứ tiếng nữa. An gật gù, chịu thua:

- Ừ, thì Mẹ đang gõ phím.

- Mẹ gõ bài gì?

An phì cười:

- Bài báo.

- Bài báo là sao?

- Là… là những gì mình muốn cho nhiều người khác đọc.

- Vậy không giống homework?

- Không.

- Không giống viết thư?

- Không.

- Vậy… bài báo có gì hở Mẹ?

An ngoẹo đầu qua một bên, thở ra, nhưng cũng rất vui vì thấy con mình thích tìm tòi để hiểu biết. An tìm lời để nói cho con hiểu:

- Có những gì Mẹ thấy hoặc Mẹ biết và suy nghĩ về chúng.

- Là sao?

- À… thí dụ như… như bão Sandy, Mẹ đang viết về bão Sandy, và Mẹ ghi những gì Mẹ nghĩ về những thiệt hại…

- Thiệt hại là sao?

- Là những gì bị mất đi, là những gì không vui.

- Con hiểu rồi!

An lại hôn lên má con. Thương quá đi mất!

Bà gọi cháu. Con bé chạy ra với Bà. An lại rảnh tay tiếp tục công việc. Cuối “năm tây”, viết một bài báo, một bài điểm tin. An lựa những tin thật nổi bật. Thật ra trong năm, những tin “nóng” nhất vẫn là xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống. Tháng Mười, “siêu bão” Sandy trở thành điểm nóng nhất, làm khựng lại một phần những hoạt động tranh cử. Trận bão dữ tàn phá miền đông Hoa Kỳ, gây thiệt hại nặng nề, gợi lại hình ảnh của Katrina bảy năm trước. Nhiều người đã mất trắng tài sản. Nhiều gia đình khóc người thân. Nhưng tháng Mười Hai, một cái tên Sandy khác đã nổi lên: Sandy Hook. Một ngôi trường tiểu học hiền lành ở một thị trấn hiền lành, thị trấn Newtown, tiểu bang Connecticut, trở thành nơi xảy ra cuộc tàn sát khủng khiếp của một tay súng trẻ măng. Cậu thanh niên hai mươi tuổi Adam Lanza dùng súng của mẹ ruột bắn chết mẹ rồi ra tay hạ gục hai mươi bé học sinh cùng sáu người lớn và tự sát sau đó. Khi gõ đến đây, An ôm lấy ngực. Một nỗi đau nhói lên từ tim và lan tỏa thật nhanh khắp người.

Ngoài phòng khách có tiếng của Bà kêu lên thảng thốt:

- Ôi Trời ơi! Phải đến thế này sao?

Rồi Bà chạy vào, nói với An:

- Con ơi, thầy cô giáo ở một số nơi đã phải đi học bắn súng.

Bà vừa mới theo dõi ti-vi, hết hồn vì không thể tưởng tượng nổi cái điều là thầy cô giáo phải mang súng để bảo vệ học trò. Bà đã từng là một cô giáo. Cô giáo thì hiền lành lắm, dù thỉnh thoảng có phải la rầy học trò, hoặc ở vào cái thời bà dạy học có quyền khẻ tay học trò để răn dạy thì cũng đã là quá “dữ” rồi. An giải thích với Mẹ:

- Đã xảy ra chuyện như vậy thì phải đành có biện pháp Mẹ ạ! Bà hiệu trưởng và các cô giáo ở Newtown đã dùng thân mình chắn đạn cho các bé. Họ là những vị anh hùng tay không.

- Mẹ biết thế, nhưng vẫn thấy làm sao ấy! Những người đã chọn nghề giáo là những người không muốn cầm vũ khí, vậy mà…

An thở dài:

- Mỗi nơi, mỗi thời đều khác nhau cả Mẹ ạ!

Bà chép miệng:

- Khổ!.. Ồ, Mẹ xin lỗi đã làm con gián đoạn công việc. Con làm tiếp đi, Mẹ ra chơi với con bé.

An mở to đôi mắt. Một cái gì đè nặng lên đôi tròng. Sao mà bài viết cuối năm của mình lại giống như một bài ta thán về tội ác thế này? Xứ Mỹ có còn là một nơi bình yên hay không? Những kẻ có súng cộng với tâm thần điên loạn, thù hận cuộc đời, xả súng bắn người vô tội. Thị trấn Aurora, Colorado, “Ánh ban mai”, trở thành một địa danh của thảm cảnh, trong cái đêm tháng Bảy xảy ra vụ xả súng tại rạp hát đang chiếu phim “The Dark Knight Rises”, lấy đi sinh mạng của 12 người. Tháng Mười Hai, một kẻ tâm thần ở Webster, New York, phóng hỏa để gài bẫy lính chữa lửa rồi bắn chết họ. Mà rồi dù không có súng, vẫn xảy ra những thảm cảnh chỉ vì sự hận thù, vì lòng muốn giết người. Cùng trong tháng Mười Hai, tại New York, một người đàn ông đẩy một người khác xuống đường tàu điện ngầm mà ông ta bảo là vì “tự vệ”; rồi cũng tại New York, một người phụ nữ đẩy một người đàn ông té xuống đường xe lửa để rồi ông này phải chết, chỉ vì bà “ghét những người Hồi giáo cực đoan đã gây nên thảm họa 11 tháng 9 năm 2001” mà không biết người đàn ông kia có phải là Hồi giáo cực đoan hay không. Một thanh niên ở L.A. bỗng dưng lại đốt cháy một bà cụ homeless đang ngủ trên băng ghế nơi trạm xe bus. Ôi, sao mà dễ dàng vậy, cái sự giết người!!!


Và rồi trên cả thế giới, lúc nào cũng có tin tức về bạo lực. Ai cũng biết đến cô gái Bibi Aisha người Afghanistan năm 2010 bị chồng cắt mũi cắt tai vì cô muốn trốn khỏi cảnh bạo hành gia đình. Cô đã dũng cảm xuất hiện trước công chúng và muốn đối diện với nỗi thống khổ của mình, đồng thời nói cho cả thế giới biết về hiện trạng kỳ thị phụ nữ ở đất nước Afghanistan của cô. Em gái Malala Yousafzai 15 tuổi người Pakistan cũng vậy. Tháng Chín 2012 em bị Taliban bắn vào đầu chỉ vì em muốn bênh vực phụ nữ ở nước em và em đã viết blog bày tỏ ý kiến chống lại luật lệ khe khắt của Taliban cấm các em gái đi học. Ở hầu hết các nước, dù nghèo hay phát triển, trẻ em đến trường học là một điều tự nhiên, một quyền căn bản, nhưng đối với Yousafzai và các bạn thì phải tranh đấu mới có được. Em trở thành một biểu tượng của lòng can đảm, của sự hy sinh vì quyền của các em gái, vì những ước mơ thật bình thường nhưng rất khó khăn. Yousafzai được hàng trăm ngàn người ký thỉnh nguyện thư đề nghị trao giải Nobel hòa bình.

Tháng Mười Hai, một nữ sinh viên 23 tuổi người Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập thể và hành hạ trên một chiếc xe bus ngay tại thủ đô New Delhi. Cô và người bạn trai đã bị bọn vô lương cướp hết tư trang và xô xuống đường. Dù được đưa qua Singapore chữa trị nhưng những vết thương tàn nhẫn đã lấy đi mạng sống của cô. Tên của cô không được công bố, nhưng người dân thương mến cô đã gọi cô là “Damini”, tên của một cuốn phim Bollywood Ấn Độ nói về cuộc tranh đấu giành công lý cho nạn nhân của bạo hành tình dục. “Damini”, “Tia chớp”, đã ra đi trong yên bình. Nhưng đất nước Ấn Độ không thể bình yên, chừng nào mà những luật lệ bảo vệ phụ nữ còn chưa chặt chẽ, kẻ ác còn chưa bị trừng phạt thích đáng. Nơi một xứ sở mà phụ nữ còn bị kỳ thị và coi rẻ, nơi mà những “lề luật văn hóa” đã ngăn cản các nạn nhân tố cáo các hành vi xâm phạm tình dục, thậm chí còn làm cho nạn nhân trở thành tội nhân, tháng Mười Một, cô gái 17 tuổi bị cưỡng hiếp trong lễ hội Diwali của đạo Hindu tại tỉnh Punjap, đã báo cảnh sát nhưng không ai chịu điều tra để trả lại công lý cho cô. Nửa tháng sau tai họa, cô đã uống thuốc độc tự tử và đã chết. Trong thư tuyệt mạng, cô gái chỉ danh những kẻ ác, sau đó nhà chức trách mới tiến hành điều tra và bắt giữ những kẻ này.

Nước mắt rơi lã chã trên má An, rớt xuống bàn phím. An cố nén tiếng nấc…

- Mẹ ơi! Sao Mẹ khóc?

Ồ, búp bê xinh xắn đang đứng bên cạnh, nhìn mình chăm chăm. An lau vội nước mắt, bế con lên, lắc đầu:

- Mẹ đâu có khóc. Sao con không chơi với Bà?

- Bà coi ti-vi, con sợ lắm. Người ta ai cũng khóc. Sao có mấy em bé giống như con bị bắn vậy hở Mẹ?

An giật mình, hỏi nhanh:

- Ai nói vậy?

- Ti-vi nói đó!

An ôm con vào lòng, siết chặt. Con búp bê bé nhỏ ấm và mềm mịn, món quà quý giá của An đây mà! Rồi liên tưởng đến những ông cha bà mẹ mất con trong biến cố ở Newtown, An nghe xúc động mạnh mẽ.

Đối diện với sự thật, vâng, đó là chủ đề đã được bàn tán rất nhiều trong thời gian gần đây giữa An và các bạn. Có trốn tránh mãi với con trẻ về những đề tài này không? Ở trường lớp, thầy cô giáo sẽ nói như thế nào cho các em hiểu? Trong gia đình, cha mẹ ông bà phải làm gì để các em đừng lo sợ? Biến cố Sandy Hook không chỉ là tai họa của một địa phương. Nó thật sự khó giải quyết cho cả những người ở cách Newtown hàng vạn dặm. Nó tác động đến toàn đất nước.

Để đối diện, những gia đình mất người thân cần có sự tham vấn chuyên môn về tâm lý và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Tâm trạng vô vọng có thể được giảm nhẹ nếu các gia đình trong biến cố này tìm đến và ngồi lại với nhau. Họ dễ tìm được sự an ủi cùng nhau.

Nhưng chưa hết, điều ít ai để ý chính là tâm trạng của những đứa bé còn lại trong gia đình. Chúng dễ mang tâm trạng “tội lỗi”. Có em đã tự hỏi: “Tại sao mình còn sống mà anh, chị hoặc em mình lại phải chết?” Các chuyên gia tâm lý đã hiểu vấn đề này và thường phải giải thích cho em rằng điều em nghĩ là không đúng. Các em cần được chăm sóc và trị liệu tâm lý. Đó là những gì mà An tham khảo được. Nhưng với con búp bê bé bỏng của mình, An sẽ làm gì đây?

Bà cầm một cuốn sách truyện tranh, đứng chờ cháu. Bà trông giống như một bà tiên nhân từ.

An nói với con:

- Chuyện trên ti-vi là chuyện có xảy ra, do một kẻ xấu gây ra, con ạ. Nhưng Mẹ tin là chuyện đó không bao giờ xảy ra ở trường của con. Bởi vì luôn luôn có các bà tiên che chở cho con.

Đứa bé con nhoẻn miệng cười, gật đầu. Bà cũng cười.

An kết thúc bài viết cuối năm, dành cho một ngày đầu năm mới: “Dù có thế nào đi nữa, tôi cũng luôn tin vào lòng thiện của con người. Tôi vẫn tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác. Những điều đau lòng mà chúng ta phải chứng kiến hôm nay càng thôi thúc chúng ta góp một bàn tay để làm cho đất nước này, và cả thế giới này, trở nên hiền lành hơn, công bình hơn, và an toàn hơn”.

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Ý kiến bạn đọc
04/01/201318:49:08
Khách
Rất cám ơn tác giả Cam Li NTMT về bài viết này.
02/01/201318:50:43
Khách
Cam on My Thanh. Chuyen rat cam dong ! Van con am-huong cua Tuoi Hoa dao nao.
Than men
Thang
02/01/201301:50:01
Khách
Cám ơn tác giả Cam Li.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến