Hôm nay,  

Cái "ALARM"

25/12/201200:00:00(Xem: 231671)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết ngắn. Mong Y Châu tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Những buổi bình minh còn đọng hơi sương,vầng dương ửng hồng báo hiệu một ngày mới hay lúc hoàng hôn, ráng chiều buông nhẹ, đàn chim hối hả tìm về tổ ấm, màn đêm bắt đầu phủ trùm vạn vật.Giữa lúc giao thời:bóng tối-ánh sáng hay ánh sáng-bóng tối ấy bà Năm thường đi ra khu vực nghĩa địa để thăm viếng phần mộ của tổ tiên, ông bà.Đây là thời điểm linh thiêng nhất trong ngày mà người sống có thể "thông linh" được với người khuất mặt. Bà Năm nói sau khi "thông linh" bà lâng lâng như người trở về từ vùng đất lạ; đâu có quỉ ma gì!

Nhưng đâu phải ai cũng gan dạ đi "thông linh" như bà.Sự vận hành của vũ trụ mưa cuồng thác lũ làm con người cảm thấy mình quá bé nhỏ trước thiên nhiên, hoảng sợ.Nhưng có những nỗi sợ lạ lùng.Có người cao to dềnh dàng gặp cái gì cũng sợ sệt, từ cái to lớn đến nhỏ xíu, thậm chí con mèo, con chuột cũng sợ.Con chuột con mới sanh ra đỏ hói, cặp mắt chưa mở, cái đầu quơ quơ, bốn cái chân ngọ ngoậy thật ngộ nghĩnh, nếu có người đùa dai bắt đưa cho, họ sẽ...ngất xỉu.Âu cũng là "tuơng sanh tương khắc", có ai muốn được đâu à.

Đầu thâp niên 90, bà Năm cùng con cháu đi định cư ở bên kia bờ Thái bình Dương.Thấy thằng con cực khổ đi làm từ sáng đến chiều mới về, bà lấy con cá "rô mề", từ trong tủ lạnh ra cho tan đá, đem ra chiên.Chảo cá chiên vàng lửa reo vui, mùi dầu, mùi cá bốc lên thơm phức cả nhà.Chắc là thằng con trai đi làm về sẽ khen bà:"món cá chiên gia truyền ngày xưa của má rất hợp khẩu vị của con".Nếu có thêm món gỏi bóp sổi:bông súng và điên điển thì giống y chang như buổi cơm tối ở quê nhà, nghĩ tới đây bà Năm lâng lâng sung sướng...

Bỗng nhiên mấy cái "alarm" ở trong nhà đồng loạt kêu ầm lên, mấy đứa con cháu trong phòng chạy túa ra xuống nhà bếp.Đứa lo mở cửa cái, đứa lo mở cửa sổ, đứa thì mở quạt máy, lấy cái khăn quạt lấy quạt để cái "alarm" ở trần nhà.Một lúc sau nó mới chịu êm, hết kêu.


Thời gian qua thật nhanh bà quen dần với lối sinh hoạt của xứ nầy.Trong cái hay nào cũng có cái dở, trong cái dở nào cũng có cái hay dù ít hay nhiều, có gì hoàn hảo đâu.Bà chia sẻ những buồn vui cùng đàn con cháu ở xứ sở tạm dung thân thương nầy.Không biết tự lúc nào mà bà, người không sợ quỉ ma lại sợ tiếng hụ còi của xe cứu thương, cứu hỏa, tiếng kêu của cái "alarm".

Bà Năm cầm mân mê cái "alarm" mà thằng con mới vừa mua cho bà.Nó nhỏ xíu, nằm gọn trong lòng bàn tay, giống như món đồ chơi của mấy đứa cháu của bà mua ở cửa hàng"toys R us", nhưng công dụng vô song.Trong trường hợp khẩn cấp không cần phải gọi cấp cứu cho lâu lắc, khỏi cần phải giải thích nọ kia, khỏi cần phải đọc đia chỉ nhà, ...Khi hữu sự chỉ cần bấm cái nút"đo đỏ" là có người của công ty, trực 24/24 tới ngay tức thì.Bà khen thằng con, nó làm việc gì cũng vậy, rất chu đáo có nó là bà an tâm, giống như tía của nó như đúc, giao tế rộng rãi, hoạt bát, nói chuyện có duyên...Người Mỹ cũng giỏi thiệt, chế những cái lớn trên trời như phi thuyền, phi cơ...mà còn chế ra những cái nhỏ chỉ...như cái "alarm" tiện ích vô cùng.Đang thả hồn mơ màng...vô tình bà Năm đụng mạnh vào cái nút "đo đỏ" làm nó kêu lên, kéo bà trở về thực tại.

Cái máy nó nói một tràng tiếng Mỹ, bà chỉ nghe được có tiếng HELLO.Bà phát hoảng, chạy tìm người giúp, trong nhà thì từ sáng sớm đâu còn ai. Bà chạy ra khỏi nhà tìm người giúp, vắng bóng.Bà hết chạy ra rồi chạy vô, lại thăm cái "alarm", nó càng hăng, nói liên tục.Bà xanh mặt, mệt lã...ngã ra bất tỉnh.Khi bà tỉnh lại thì đang nằm trong phòng cấp cứu.

Bữa sau vào lúc ăn tối có đầy đủ người trong gia đình, đứa con bà nói là đã "cancel" cái"alarm".Vì công ty chưa có chương trình tiếng Việt, nó nói"sorry", một thời gian nữa, có nhiều người Việt mua cái"alarm" nó sẽ cho biết, xin hãy chờ...

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến