Hôm nay,  

Ông Noel và Bé Emilie

25/12/201200:00:00(Xem: 280620)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Bé Emilie, sáu tuổi, học sinh tiểu học ở trường Sandy Hook, New Town, bang Connecticut cùng 19 em khác bị một tên thanh niên bắn chết ngày Thứ Sáu 14 tây tháng Mười Hai năm 2012. Sáu cô giáo và bà hiệu trưởng cũng bị thảm sát cùng ngày.

Ông Neol đứng trước cổng Thiên Đàng hai tay dang rộng đón bé Emilie:

- Con mau lại đây với ta!

Bé Emilie chạy đến ôm chầm lấy ông khóc nức nở:

- Ông ơi, sao con bị người ta bắn chết như vày hả ông? Con đâu có làm gì hại ai đâu? Ông xem lại sổ ông ghi năm nay đi, đâu có tên con trong danh sách những bé hư xấu! Sao vậy ông?

Ông Noel rơi nước mắt:

- Ta biết Emilie ơi! Ta biết! Con là và những bạn xấu số của con là những đứa bé ngoan dưới trần vì vậy giờ đây chúng con được lên Thiên Đàng với ta.

- Ông ơi, con không muốn lên Thiên Đàng! Con chỉ muốn ở với cha mẹ và anh em con để đi học và xem cây Noel ngày lễ tới này thôi!

Ông Noel nghe Emilie nói mà lòng quặn thắt:

- Con ơi ta biết vậy và biết là anh em và cha mẹ con buồn lắm. Ông muốn nói với con điều này là Trời đã định số phàn của các con phải chịu như vậy để con người biết thương yêu nhau hơn và biết quý những gì mình đang có.

- Như vậy là sao ông? Con không hiểu? Emilie hỏi.

- Con à mỗi người sinh ra đều có số phần không ai muốn được theo ý mình nhưng mỗi cuộc đời mang theo nó một ý nghĩa và đóng một vai trò mà Thượng Đế giao cho.


Như các con đây mới sinh ra đời được sáu bảy năm mà phải bị lấy đi mạng sống một các tàn nhẫn như vậy phải là do theo ý Trời định.

Đầu tiên là số phần con ở trần thế chỉ có được bấy nhiêu năm và các con bị chết một cách oan uổng và kinh khiếp là để thức tỉnh con người vì chỉ biết chạy theo vật chất và ham muốn thấp hèn mà quên đi những người thân và gía trị của cuộc sống trong từng ngày. Các con đã hy sinh cuộc sống của mình để làm việc đánh thức lương tri con người đó Emilie à.

- Nhưng ông ơi con thương cha mẹ, anh em, bạn con và cô giáo lắm. Emilie khóc.

- Ông biết là con nhớ cha mẹ anh em và bạn bè cùng thấy cô lắm nhưng ông nói để cho con mừng là rồi con sẽ được gặp lại họ hết ở trên cỏi Thiên Đường này. Chẳng những vậy mà ngay giờ đây con sẽ gặp lại mười chín bạn con bị chết cùng này và cả sáu cô và bà hiệu trưởng đang chờ con.

- Thiệt hả ông? Con cảm ơn ông quá. Emilie reo lên.

- Không phải chỉ có vậy mà con sẽ thấy một cây Noel đẹp chưa từng có ở dưới trần như con mong muốn trước khi qua đời và vô số quà mà con và các bạn con sẽ được mở ra trong ngày Giáng Sinh đó!

- Thiệt vậy hả ông? Thôi con hết buồn rồi ông! Ông dẫn con vào để con gặp bạn con và các cô giáo đi ông.

Emilie tung tăng nắm tay Ông Noel bước qua cổng Thiên Đàng trong tiếng ca vang của các vị thiên thần.

Xin thương nhau thật nhiều và nhận biết ra rằng cuộc sống thật là mỏng manh. Tưởng niệm Emile và các em bị thảm sát cùng các nhà giáo dục đã hy sinh đời mình cho thế hệ tương lai.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến