Hôm nay,  

Mùa Đông Ở Xóm Tôi

16/12/201200:00:00(Xem: 231396)
Tác giả là cư dân Roches- ter, NewYork. Hình ảnh và bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả được chuyển tới bằng điện thư, được giới thiệu như sau:

Ba năm trước đây, vào những ngày cuối năm 2009, mọi người lo mua sắm, chuẩn bị cho Mùa Lễ Giáng Sinh và đón mừng năm mới 2010,... thì ông thần thời tiết đem bão tuyết tang thương đến tặng cho bà con trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Hình ảnh tuyết trắng được hệ thống truyền thông “ăn hại” của Mỹ, truyền hình trên TV,.. khiến bà con ở xa lo sợ, gọi điện thoại, viết i-meo hỏi thăm bà con trong vùng liên tục.

Trong những ngày thời tiết sôi động nầy, người viết cũng được bà con, thầy cũ, bạn bè...hỏi thăm. Bài nầy được viết với lòng biết ơn mọi quan tâm thăm hỏi quí giá, luôn tiện giới thiệu về mùa đông nơi người viết sống đã gần hai mươi năm nay.

Thành Phố tôi ở có tên là Rochester, lấy tên của một Đại Tá Hải Quân Hoa Kỳ tên là Nathaniel Rochester, lần đầu tiên đưa quân tới đây mua đất của Bộ Lạc Seneca của người da đỏ để lập thành phố, cách đây hơn 200 năm.

Trong nước Mỹ, có nhiều thành phố mang cùng tên nầy, Rochester, nên khi gọi đến, hay khi mua vé đi tàu bay, tàu thủy, tàu lửa, hay đi xe buýt liên tỉnh,.. đi đến Rochester phải nói rõ tên Tiểu Bang kèm sau đó; nếu không thì lạc mấy ngàn cây số như chơi. Vì ngoài New York, Tiểu Bang tủ lạnh của Mỹ là Minnesota cũng có City of Rochester, Tiểu Bang New Hampshire ở phía cực Đông nước Mỹ, bên bờ Đại Tây Dương cũng có City of Rochester,... còn nữa, tôi không nhớ hết.

Theo cách nói nầy, thì thành phố tôi ở có tên đầy đủ là ROCHESTER, NEW YORK. Mã số quốc tế của phi trường, ga xe lửa Amtrak, bến xe buýt Greyhound,... cũng đều có chung một mã số (code) là ROC. Theo địa dư thì nó nằm ở bờ Nam của Hồ Ontario, một hồ lớn như cái biển, chiều ngang bằng 2 giờ chạy tàu cao tốc, chiều dài lớn hơn khoảng cách từ Cà Mau về Sài Gòn, nhưng nó lại là cái hồ có diện tích nhỏ nhứt nằm trong Ngũ Đại Hồ (The Great Lakes), chứa nước ngọt, làm biên giới thiên nhiên cho hai nước láng giềng rất thân thiện là Canada và USA. Đó là các hồ, tính từ phía Đại Tây Dương vào là: Ontario, Erie, Huron, Michigan, và Superior.
2_image014
Thành phố Rochester New York có con sông đi ngang qua, tên là Sông Genesee. Đây là con sông đặc biệt bắt nguồn từ Tiểu Bang Pennsylvania ở phương Nam, chảy ngược ra hướng Bắc, dài 157 dặm, đổ nước ra Hồ Ontario, và tạo ra thành sức mạnh cho những máy xay bột hồi thế kỷ 19, nên thành phố Rochester New York có tên là Flour City.

Theo các nhà khảo cổ, Sông Genesee được băng hà tạo nên từ.... lâu lắm. Khi qua Thành Phố Rochester, băng hà tạo thành ba cái thác nước rất đẹp, góp phần cho thành phố giới thiệu cho khách tới thăm nét đặc biệt của mình.

Khi thuỷ lộ là đường giao thông chính khi Hoa Kỳ mới lập quốc, chưa có xe lửa, xe ô tô, hay máy bay, thì Tiểu Bang New York đã đào một con kinh, nối từ Hồ Erie chaỵ qua Thành Phố Buffalo, rồi qua Rochester, qua New York City dài 363 dặm, gọi là Erie Canal cho tàu bè qua lạị trong Tiểu Bang.

Con kinh đi qua nhiều nơi và nối thông với nhiều hồ nhỏ trong vùng, nằm dài như những ngón tay trên một bàn tay, nên người ta gọi những hồ nầy là Finger Lakes. Do mực nước các hồ khác nhau, nên có những "âu thuyền" (docks), để điều hoà mực nước theo " nguyên tắc bình thông nhau" mà chúng ta học trong các bài vật lý lớp đệ lục năm xưa.

Mùa đông, các âu thuyền đóng lại, nước trên kinh Erie Canal và Sông Genesee đóng băng, tàu bè phải chờ mùa xuân, chính quyền mở cửa âu thuyền, tàu bè mới qua laị được.

Rochester New York là một nơi có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa khác đã được nói đến trong những bài trước. Bài nầy chỉ giới thiệu về mùa đông mà thôi.

Nằm dưới phía Nam, vĩ độ thấp hơn của Canada, nên dù có lạnh, Rochester New York vẫn không lạnh hơn các thành phố ở nước bạn láng giềng như Ottawa, Toronto, hay Montreal, Québec... Nhưng vì nằm cạnh bên hồ Ontario, nên thời tiết trên hồ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đối với Rochester New York. Các nhà khí tượng gọi những ảnh hưởng nầy là lake effects, đôi khi nó làm các nhà dự đoán thời tiết ... lạc quẻ, dự đoán thời tiết... trật lất hết trơn.

Mấy ngày nay, do ảnh hưởng bão tuyết ở mấy tiểu bang lân cận, Rochester NY cũng đầy tuyết, tuyết phủ khắp mọi nơi, đầy trên sân cỏ, ngập rừng cây,...trắng xóa.

Cây cối đã rụng lá vào cuối thu, nay khắp đường phố thật buồn; không còn một cành hoa nào, dù rằng tên thân mật của thành phố nầy hiê?n nay là "thành phố hoa" (flowers city).

Để đi laị được ngoài đường phố, xa lộ... chánh quyền thành phố sắm những xe ủi tuyết, trên xe chở năm, sáu tấn muối mõ, chế bến, để rãi xuống đường làm tan tuyết trên đường,... cho xe chạy.

Mùa đông tuyết lạnh đường khó đi, tại nạn thường xảy ra cho xe cộ chạy trên đường,...nhưng cũng có người sống được nhờ tuyết rơi trong mùa đông lạnh giá. Không có tuyết rơi trong mùa đông, họ mất việc. Đó là những người công nhân đào muối mõ, những tài xế lái xe xúc tuyết, những người ở kinh doanh nghề, vui chơi trợt tuyết trong vùng, không có tuyết, nơi làm ăn của họ sẽ điêu đứng.

1_image013
Có những người mùa hè sống bằng nghề cắt cỏ, mùa đông họ lãnh xúc tuyết trên những driveway vào nhà cho cư dân trong vùng.

Nhiều nhà không mướn người xúc tuyết, tự mình xúc lấy bằng xẽng; nhưng cũng có người dùng máy thổi tuyết bay khỏi nơi mình muốn.

Có một chuyện khá vui về tuyết có thể kể hầu quí vị trong dịp nầy. Cách đây bốn năm, mới giữa tháng mười dương lịch mà ông thần thời tiết có bao nhiêu tuyết đem ra đổ hết xuống làm ngập Thành Phố Buffalo, gần bên Hồ Erie, cách xóm tôi ở hơn 60 dặm Anh, khiến cho thành phố tê liệt, xe cộ không chạy được vì tuyết ngập ngâ?p mui xe, học trò không có xe school bus vàng đưa về nha?, phải ngủ lại trong trường học; công nhân ngủ lại trong sở làm;... cả thành phố báo động. Ông Thống Đốc Tiểu Bang New York ban bố tình trạng khẩn trưong tại county đó, và yêu cầu các thành phố lân cận đem xe ủi tuyết, xúc tuyết đến giúp,...cào tuyết đem ra đổ xuống Hồ Erie ( đầu nguồn của Thác Niagara), để giải toả cho thành phố nổi tiếng vì có Đội Bóng Bầu Dục Buffalo Bills nổi tiếng mấy năm trước. Phải mất cả một ngày đêm với hàng trăm xe xúc tuyết của mấy thành phố lận cận làm việc hết mình mới giải quyết xong.mớ tuyết rơi bậy bạ trên đường phố ,...để sinh hoạt thành phố trở lại bình thưòng.

Trong khi đó, Thành Phố Rochester NY, nơi tôi ở, đường phố khô queo, không có tuyết cho bà con có việc làm, mà cũng chẳng có ... tuyết cho ... con nít nó chơi; nên ông thị trưởng ra lệnh cho những xe xúc tuyết của thành phố, khi qua giúp thành phố bạn, thay vì chở tuyết đổ xuống Hồ Erie, lại chở ngược về Rochester NY (cách xa hơn 60 dậm Anh), đem về đổ trên một đoạn đường dài gần một dặm, ở giữa downtown cho con nít ... ra trượt tuyết ... chơi.

Mưa thuận gió hoà là điều mà ai cũng mong muốn. Năm nào tuyết rơi nhiều, nhà nông vui mừng vì tuyết giúp việc ũ phân cho đất thêm phì nhiêu và trong năm không sợ thiếu nước tưới cho cây trồng.

Cách đây ba năm, vùng Rochester NY không có tuyết từ tháng mười đến hết Tết Dương Lịch, dĩ nhiên bà con trong vùng buồn 5 phút vì không có tuyết trắng Mùa Giáng Sinh (White Christmas). Đường phố sạch sẽ, nắng ấm trời cao, nhưng nhà nông buồn sợ năm sau không có nước; người thợ đào mỏ muối... thất nghiệp vì năm đó hơn nửa triệu pounds muối... còn tồn đọng trong kho chứa, không có dịp rải ra đường, vì trời không có tuyết,.. Hằng trăm người thất nghiệp, nhiều cơ sở vui chơi mùa tuyết dẹp tiệm,...

Nhiều người giàu có, mùa đông họ xuống miền Nam nắng ấm, trốn cái lạnh ở miền tuyết trắng, vui hưởng cái thú vui chơi dưới ánh mặt trời miền nhiệt đới. Mùa xuân họ lai trở về nhà tránh cái nóng của miền Nam.

Cây cối trụi lá từ cuối mùa thu, vào đông, nhìn tuyết trắng thật buồn.

Những con vịt đói meo trong mùa tuyết.

Xóm tôi có vài ông già đã nghỉ hưu, con cái trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng nên họ không phải lo. Hai vợ chồng già, mua một xe RV, một loại xe đi chơi như một cái nhà lưu động với phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, nhà tắm, ... đủ tiện nghi hiện đại như điện thoại, truyền hình vệ tinh, internet, computer,...; họ đi vòng quanh nước Mỹ, Canada, và Mexico,...bằng cái nhà lưu động đó,.. thăm cảnh đẹp, trốn cái lạnh, trốn luôn cái nóng,..Các công viên quốc gia,... là những nơi dừng chân của họ; lâu hay mau là tùy ý muốn của họ. Tiền hưu trí, hàng tháng tự động vào ngân hàng, muốn xài thì trả bằng thẻ, rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM, có khắp nơi, trả tiền "biu" các thứ bằng internet,..

Xóm tôi nằm trong vùng phụ cận của Thành Phố Rochester New York, với những láng giềng đủ mọi sắc dân rất tốt bụng, đúng là một nơi "ai cũng quen nhau", moị người sống yên bình trong những căn nhà ấm cúng.

Trẻ con được xe buýt vàng đưa dón đi học trong một khu học chánh rất tốt, trường sở khang trang, Buổi sáng học trò đợi xe đến đón. Nếu trong đêm tuyết rơi nhiều, trường đóng cửa, hay hoãn giờ học, thì TV sẽ báo rõ ràng, hay Khu học chánh, hoặc thầy cô giáo, gọi điện thoại báo từng nhà có học sinh.

Có một vài đường nhỏ trong xóm tôi, nhân Mùa Giáng Sinh, cả một khu lớn người ta treo đèn kết hoa mừng lễ.

Nhừng ngọn đèn đầy sáng tạo được trưng bày trước nhà. Dù trời lạnh ở độ nước đá tan, nhưng tối lại, khi đèn lên, người trong phố lái xe đi xem. Có vài cụ già đóng vai Ông Già Noen, ra đứng nhìn vào mỗi xe; nếu trên xe có trẻ con, ông lấy kẹo phát cho với nụ cười tươi, và miệng chúc Merry Christmas.

Mấy ngày nay, tuyết rơi nhiều, xóm tôi vẫn sinh hoạt bình thường. Đêm 19/12/2009, Cộng Đồng Việt Nam thuộc vùng Rochester New York tổ chức đêm Dạ Vũ Mừng Lễ Giáng Sinh 2009 tại một nhà hàng; gần 200 người đến dự bữa ăn tối.

Một chương trình văn nghệ vui tươi với nhiều tiết mục. Ban nhạc và những ca sĩ địa phương cũng đã dẫn mọi người ra sàn nhảy quay cuồng với hơn 20 bản nhạc tour đủ các điệu nhảy tình tứ, vui tươi... coi như bên ngoài không có gì... là tuyết rơi lạnh lẽo cả.

Nước Mỹ rộng mênh mông, nơi nào cũng đẹp, và chỗ nào cũng là nơi sống tốt, tốt xấu là do mình chọn lựa.

Trần Kim Sa

Ý kiến bạn đọc
16/12/201215:50:44
Khách
Ở mấy chổ này oải quá, khổ hơn VN.
16/12/201202:15:54
Khách
Cộng sản thuyết giáo dẫn dụ nhân loại để xây dựng một cõi thiên đàng nhưng thực tế cho thấy lý thuyết ấy chỉ là ảo tưởng trong khi đó với nhân tình thế sự của Rochester, có gì xa với thiên đàng mà con người mơ ước ?!

Chốn tạm dung êm đềm như thế thì chuyện lạc nghiệp là lẽ đương nhiên phải không?

Hạnh phúc thay cho những con người may mắn!

Chỉ thương cho đồng bào mình còn ngập chìm trong hoả ngục của chế độ cai trị bất nhân xuẩn động nhất thế kỷ ở quê nhà !!!
17/12/201218:34:47
Khách
thinh thoang đi co^ng ta'c ta.i Victor NY, ne^n hay đa'p phi truong ROC. tu*` đa^y hay đi Niagara Fall. thanh pho^' ra^'t đe.p
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến