Hôm nay,  

Chuyện Vui Hậu Bầu Cử

01/12/201200:00:00(Xem: 229429)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012 với chuyện tù “Trung Uý Nuôi Tôm” và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài ông cựu trung uý cho viết về nước Mỹ 2013.

Kính chào các bạn.

Đã đến mùa Giáng sinh và Tết, mà còn nói chuyện Bầu cử cũng thấy hơi lạc đề.

Nhưng những ngày vừa qua, coi các diễn đàn trên mạng, vẫn thấy có một số bạn thắc mắc về việc bầu cử ở Mỹ. Sao mà nó lại nhiêu khê phức tạp đến vậy.

Để góp vui, tôi xin kể Chuyện Dài Bầu Cử ở Mỹ theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình. Dĩ nhiên đây chỉ là một góc cạnh, ví như chuyện năm người mù đi xem voi, xin các bác có trình độ cao mở lượng đại xá.

Năm nay, hai lần vào phòng phiếu, tôi gặp hai cái hẫng vui vui, không hiểu lỗi tại mình hay lỗi tại trời.

Lần bầu Primary tháng trước, bước vào phòng đầu phiếu, nhìn vào tấm ballot, chao ơi sao nó nhiều ô trống quá, biết viết cái gì vào cho kín đây. Có ô nó bắt mình viết tên ứng viên, chứ không cho gạch Yes, No.

Tôi có một khách hàng quen, là Luật sư, mỗi khi công ty muốn lôi ai ra tòa, hay bị ai lôi ra tòa là tôi lại nhờ bà đại diện. Năm nay bà đổi nghề, không làm Luật sư nữa, mà ra tranh cử cái chức District Attoney của hạt Finney County. Hai vợ chồng bàn nhau bỏ cho bà một phiếu gọi là để đáp tí ân nghĩa. Vào đến phòng kín, trên lá phiếu, không thấy in sẵn tên bà cho mình gạch, mà lại bắt mình viết tên ứng viên vào cái ô chỉ có ghi chức vụ tranh cử mà thôi. Làm sao nhớ hết từng nét cái last name của bà, vốn bắt nguồn từ chữ Đức, cái chữ Kreutzer. Thôi thì đại khái vậy, đôi khi máy computer nó cũng thông cảm mà sửa tên giùm.

Lần thứ nhì, xếp hàng vào đến bàn ghi danh, móc cái bằng lái xe ra cho nhân viên phòng phiếu nhận diện.

- Ôoops. Ê B.T, bằng lái xe ông quá hạn rồi.

Cũng may là thành phố nhỏ, nhẵn mặt nhau trong mọi sinh hoạt nên cuối cùng họ cho qua ải để vào bầu.

Hai vợ chồng tôi có cái bệnh đãng trí, lần trước phải đón máy bay đi học hành gì ở đâu đó, tôi đưa bà ra phi trường, lúc kiểm hành lý mới khám phá ra bằng lái hết hạn. Cũng may bà có cái thẻ Sở Học Chánh cấp để đeo ở cổ mỗi ngày, nó có hình. Cuối cùng, để được lên phi cơ bà ấy phải chấp nhận dang chân dang tay cho TSA nó rờ rẫm đôi chút.

Năm nay vợ chồng tôi quyết định bầu cho ông Obama, dù biết rằng ông sẽ thua ở Kansas, cái tiểu bang gì toàn là Pro Cộng Hòa không thôi; đảng Dân Chủ khó mà chen chân vô.

Năm 2008, ông lão Mc. Cain gần đất xa trời, cái tay lúc nào cũng giựt giựt như Tuấn Ngọc hát, cặp đôi với bà Phó nhí Sarah Palin mà cũng thắng ở đó.

Lý do vợ chồng tôi bỏ phiếu cho ông Obama nói ra các bạn đừng cười: hơi cà tửng.

Vợ tôi nói ổng cười trông dễ thương, ổng viết tay trái như con Phương Toàn nhà mình, và lúc nào ổng cũng nhảy cà tưng như thằng con trai mình hồi nhỏ. Mà thật, ít khi tôi thấy ổng đi, từ lúc bước lên máy bay Air Force 1 đến lúc đi tranh cử, ông ta thường phóng nước kiệu. Phần tôi, bỏ cho ông ta vì ông giống một người ở Kinh 5 thuở trước, chúng tôi nói ông lai Miên, nhưng ông ta nói không phải, ông chính gốc Kampuchia.

Các cụ trong làng thường chép miệng:

-Vợ thì đẹp như tiên, còn chồng thì đen y như cây cột nhà cháy.

Bây giờ xin nói chuyện nghiêm túc.

Chúng ta biết, Mỹ bầu Tổng Thống vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 năm mà tổng thống đương nhiệm sắp hết nhiệm kỳ. Mỹ kỳ lắm, cái gì cũng đếm vào ngày thứ mấy, tuần thứ mấy của tháng mấy. Khó nhớ thấy bà.

Hiến pháp Mỹ còn rắc rối hơn khi ghi: Các tiểu bang phải chọn Cử Tri Đoàn vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11.

Bạn có để ý đến sự khác biệt của ngày tháng Mỹ dùng chưa?

Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11, chưa hẳn là ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Chẳng hạn năm nào ngày 1 tháng 11 rớt vào thứ Ba thì thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên sẽ là ngày thứ Ba thứ nhì của tháng 11. Hai ngày mới nói đến ở trên, có thể cách nhau một ngày, nhưng cũng có thể cách nhau cả bảy tám ngày.

Đúng là điên cái đầu.

Lý do Mỹ đi bầu ngày thứ Ba kể trên là vì ngày xưa, căn cứ trên tập quán, tôn giáo và thời tiết, ngày này thuận tiện nhất cho mọi người, này nhé:

Chuá nhật, Mỹ đi lễ nhà thờ, ngày thứ Hai, cuốc bộ đến phòng phiếu, ngày thứ Ba bầu cử, thứ Tư về nhà đi chợ Phiên. Tháng Mười một là tháng vừa gặt hái mùa màng xong và chưa vào Đông lạnh lẽo (Lễ Tạ ơn cũng vào tháng này, Tạ ơn Thượng Đế cho mùa màng xong).

Theo Hiến pháp Mỹ, khi đi bầu, chúng ta không trực tiếp bầu Tổng Thống, mà chúng ta bầu những Đại biểu Cử tri, họ sẽ thay ta bầu Tổng Thống. Số Đại biểu cử tri này, tương đương với số Nghị sĩ và số Dân biểu của Tiểu bang đó.

Mời các bạn xem qua nguyên văn bản Hiến Pháp, mục nói về Bầu cử:

UNITED STATE CONSTITUTION - Article 2:

Each state shall appoint include manner as the legislature thereof may direct, a number of Elector, equal to the whole number of Senators and Representatives to which the state may be entitled in the congress.

Như trình bày ở phần trên, tôi đi bầu mục đích là tôi bầu cho ông Tổng và ông Phó, vì ổng hợp gu với tôi: Ông đen đen giống người xưa cùng quê với tôi; ổng viết tay trái giống con gái tôi; ổng hay nhảy cà tưng giống thằng con trai tôi... chứ tôi biết mấy ông Đại Biểu Cử tri là cha căng chú kiết nào đâu mà bầu.

Đúng đấy bạn ạ, sao không bầu đơn giản như bầu mấy ông Nghị Sĩ hoặc Dân Biểu, cứ đếm phiếu ăn tiền.

Cái khó ở đây là Hiến Pháp đã viết rành rành ra như thế, muốn sửa đổi, phải có Tu chánh án (Amenmend). Tu chánh án không dễ mà làm, và không có mấy ai hứng thú "Ăn cơm nhà vác ngà voi hàng tổng". Việc làm dễ nhất để không vi phạm Hiến Pháp, đó là sáng tạo ra những độc chiêu để đi vòng vòng bên ngoài Hiến Pháp, Việt Nam hiện tại gọi là "Nách Nuật".

Mỹ nó Nách Nuật như thế nào?

Hiến Pháp nói Đại biểu Cử tri bầu Tổng Thống.

Đảng chọn Đại biểu Cử tri rồi Đại biểu Cử tri bầu cho ông đảng viên làm Tổng Thống, chơi thế có mà về VN mà chơi với với mấy ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng à.

Thôi vầy nhé:

Đảng chọn Đại biểu Cử tri cho hợp Hiến Pháp; Đảng chọn ứng viên Tổng Thống; quí nhân dân chọn Tổng Thống rồi đảng kêu mấy thằng đảng viên bầu chung kết theo ý dân. Thằng nào bầu bậy không theo ý dân, đảng cho nó sang Bắc Hàn hoặc Việt Nam mà sống để hưởng dân chủ vạn lần hơn bên này.

Như thế vẹn cả đôi bề.

Deal ? OK. Deal.

Bạn bầu cho ông Obama là đảng Dân Chủ làm Tổng Thống, thực ra Hiến pháp không cho bạn cái quyền đó, Hiến pháp nói Đại biểu Cử Tri mới được làm như vậy.

Khi bạn vào phòng phiếu bạn bầu cho Ứng viên Tổng Thống và Đại biểu Cử tri (Elector), nhưng bạn mí mí rằng: vì mày cùng phe với ứng viên Obama, tao chọn Obama nên tao phải chọn mày thay tao, để bỏ phiếu cho ổng cho hợp Hiến pháp, thế thôi, chứ bố tao cũng chẳng biết mày là ai.

Bây giờ nói đến tiến trình mùa bầu cử diễn biến như thế nào.

Từ mùa xuân đến mùa hè năm bầu phiếu, hai chánh đảng Mỹ bắt đầu chọn ứng viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng danh sách Cử tri đoàn. Chuẩn bị trình làng con gà cứng cựa nhất của đảng mình.

Ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11, tất cả cử tri hồ hởi đi bầu.

Ứng viên Tổng Thống nào được nhiều phiếu nhất trong tiểu bang, Đại diên cử tri của đảng có ứng viên nhiều phiếu đó, sẽ chính thức được chọn để thay mặt dân bầu chung kết vào ngày 16 tháng 12.

Ngày 11 tháng 12, tất cả tranh chấp về bầu bán được chấm hết.

Ngày 16 tháng 12, các Đại biểu Cử tri họp tại thủ phủ tiểu bang mình (State Capital) để bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống theo Hiến pháp qui định (năm nay là ngày 17-12 vì ngày 16 là chủ nhật). Mỗi Đại biểu Cử tri sẽ bầu hai phiếu riêng biệt, một cho Tổng Thống, một cho Phó Tổng Thống, họ sẽ ký tên vào lá phiếu để chứng thực là của mình. Kết quả này được chuyển ngay tới những nơi sau:

- Một bản gửi tới Văn phòng Chủ tịch Thượng viện. (President of Senate). Đây là văn bản được coi là chính thức (Chủ tịch Thượng viện là ông Phó Tổng Thống đương nhiệm).

- Một bản gửi đến văn phòng Nội chính Tiểu bang (State's Secretary of State)

- Một bản gửi tới Trung Tâm Lưu trữ Hồ Sơ (National Archieves and Records Adminitration).

- Một bản gửi tới Văn phòng Presiding Judge, nơi các Đại biểu mới bầu phiếu. Bản này được coi như bản chính thức nếu bản gửi cho Văn Phòng Chủ tịch Thượng viện bị thất lạc.

Ngày 26-12 là hạn chót, các tiểu bang phải hoàn tất gửi về văn phòng Chủ tịch Thượng viện các văn bản liên quan đến kết quả bầu của Cử tri Đoàn.


Ngày 6 tháng 1 năm 2013, Lưỡng viện Quốc hội nhóm họp để kiểm phiếu của Cử tri Đoàn và tuyên bố kết quả. Ứng viên nào được 270 phiếu trở lên sẽ được tuyên bố là thắng cử.

Ngày 20 tháng 1 năm 2013, Tân tổng thống chính thức tuyên thệ nhậm chức.

Bây giờ ta thử tìm hiểu xem Đại biểu Cử tri là ai, được chọn ra sao, họ bỏ phiếu như thế nào?

Chúng ta thường nghe danh từ Cử tri Đoàn, trong bài này tôi xin dùng chữ Đại biểu Cử tri cho dễ hiểu.

Theo Hiến Pháp qui định, hiện nay Cử tri đoàn là một tập hợp 538 người được chọn ra trên toàn nước Mỹ, đại diện toàn thể cử tri đã bầu phiếu năm đó. Mỗi tiểu bang có quyền quyết định phương cách riêng để đề cử ứng viên. Thông thường là mỗi đảng (Cộng Hòa hoặc Dân Chủ) đều đề cử Ứng viên Đại biểu cử tri lên Ủy Ban Bầu Cử. Các đảng này chọn elector trong dịp State Party Convention hay do phiếu bầu của Party Central Commitee. Số người mỗi đảng trong tiểu bang đề cử được ấn định là bằng số Dân biểu và Nghị sĩ tiểu bang đó cộng lại. Chẳng hạn Cali có 53 Dân biểu và 2 Nghị sĩ, nên mỗi đảng có quyền đề cử 55 ứng viên Đại biểu Cử Tri. Đặc biệt Washington DC. được đề cử 3 Đại biểu Cử tri (tương đương với số đại biểu cử tri của tiểu bang nhỏ nhất).

Đại biểu Cử Tri được Đảng đề cử căn cứ trên uy tín cá nhân, sự trung thành với Đảng hoặc quá trình hoạt động v.v.....

Hiến pháp qui định Đại Biểu Cử tri không được là thành viên của Quốc hội hoặc Nhân viên chính phủ Liên bang để khỏi xung khắc với nguyên tắc Tam quyền Phân lập.

Khi ứng viên Tổng thống Đảng nào được nhiều phiếu hơn trong số phiếu bầu cử tri (Popular vote) ở một tiểu bang, thì Ứng viên Đại biểu Cử tri thuộc đảng đó được chọn làm Đại biểu Cử tri cho tiểu bang đó, và chúng ta biết, dĩ nhiên là những người này sẽ bầu cho Vị Ứng viên Tổng thống của Đảng họ vừa đắc cử trong vòng chung kết.

Thí dụ kỳ bầu 2012 vừa rồi, Ông Obama được ba triệu phiếu ở CA. ông Romney có hai triệu chín phiếu, thì ông Obama đảng Dân chủ đã thắng.

Vì Obama thắng trong số phiếu cử tri đi bầu, cũng đồng nghĩa với dân CA đồng ý chọn 55 Ứng viên Đại Biểu Cử tri của đảng Dân chủ thay mình bỏ phiếu bầu cho ông Obama trong kỳ Bầu chung kết.

Nguyên tắc "Winner-take-All" (Được ăn cả, ngã về không) đã cho phép đại biểu đảng Dân chủ bầu Tổng Thống thay dân trong trường hợp này. (Có 2 tiểu bang không theo nguyên tắc này, đó là Nebraska và Maine).

Vấn đề thắc mắc là: Liệu ngày 16 tháng 12 những đại biểu cử tri có khi nào bỏ phiếu cho ông Romney mà không bầu cho ông Obama ở Cali không?

Xin thưa là có thể, nhưng trong quá trình 53 lần bầu Tổng thống Mỹ, những lá phiếu lẻ tẻ này chưa đủ sức để làm thay đổi kết qủa của cuộc bầu Tổng Thống nào cả.

Khi đề cử Đại Biểu Cử tri, Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa đều có cách ngăn ngừa trường hợp Đảng viên phản thùng, khi được đề cử làm Đại biểu Cử tri thay mặt cho đảng mình trong kỳ bầu chung kết, mà lại bầu cho ứng viên của Đảng đối lập, chẳng hạn như họ đề cử người có chức vị trong đảng ở địa phương, hoặc những người gắn bó với ứng viên tranh cử năm đó.

Vì Tối cao Pháp Viện không qui định Đại biểu Cử tri được hoàn toàn bầu theo ý mình một cách tự do, nên nếu tiểu bang không có luật nào chế tài, thì Đảng qui của mỗi đảng cũng có điều lệ bắt Đại Biểu Cử tri phải tuyên thệ là trung thành, bầu cho Ứng viên của Đảng mình, ai phản bội lời thề, sẽ bị tước đi nhiệm vụ đó và Đảng sẽ đề cử Đại Biểu mới. (Căn cứ trên điều luật Faithless Elector Disqualify).

Nếu có một Đại biểu cử tri vì lý do nào đó, đã thề là trung thành bỏ phiếu cho ứng viên đảng đề cử trước khi được cử làm Đại biểu Cử tri mà bây giờ làm ngược lại, họ sẽ bị áp dụng những biện pháp kỷ luật.

Hiện tại, có 29 tiểu bang có điều luật áp dụng cho những người này, còn 21 tiểu bang khác thì không. Tiểu bang Minnesota và Michgan hủy bỏ kết quả lá phiếu của những người được gọi là Faithless elector này (Đại biểu Bội phản). Có tiểu bang qui hành động này về tội Đại hình, hoặc phạt vạ từ 500 đến 1,000 đồng.

Chắc bạn cũng thắc mắc, những người đại biểu bội phản này được lợi gì khi họ làm như vậy?

Chúng ta biết, ngày thứ tư đầu tiên của tháng 11 năm bầu cử, dân chúng đã biết ai được nhiều phiếu rồi (Win populate vote), nhưng có những kết quả bầu cử thắng thua rất gần nhau, phiếu Cử tri đoàn có thể lật ngược thế cờ. Cử tri đoàn bỏ phiếu bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống vào thứ Hai liền sau ngày thứ Tư thứ nhì của tháng 12, (năm nay nhằm ngày 17-12-2012) thời gian này là thời gian thương lượng, đổi chác lá phiếu giữa người thắng và người thua, thường là sự hứa hẹn để có một vai trò nào đó trong nội các mới. Thời gian này, giới chính khách gọi là Horse Trading.

Mỗi tiểu bang, Đại biểu Cử tri khi bỏ phiếu (elector cast the vote), họ nhận hai lá phiếu, một bầu cho Tổng Thống, một cho Phó Tổng Thống và kết quả này được gửi lên Quốc hội kiểm vào ngày mùng 6 tháng Giêng, trước sự hiện diên của các Tân nghị viên VÀ TẤT CẢ CÁC NGHỊ SĨ VÀ DÂN BIỂU ĐƯƠNG NHỊÊM. Ứng viên Tổng thống nào được 270 phiếu hay hơn thì được quốc hội chính thức công nhận là người đắc cử Tổng thống.

Mỹ có cần sửa đổi luật bầu cử hiện nay không?

Cứ sau mỗi lần trục trặc về thắng thua giữa cách tính phiếu Cử tri Đoàn và phiếu Phổ Thông (Popular Vote), thì lại có sự vận động để thay đổi cách bầu cử (Chẳng hạn mùa bầu cử năm 2000 giữa ông Bush và ông Gore), nhưng những vận động này vẫn chưa mang lại kết quả nào. Cũng có nhiều cuốn sách nói nên thay đổi luật bầu cử của Mỹ nhưng cũng không lôi cuốn được nhiều sự chú ý, vì không mấy người hứng thú ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Mỹ có cần bầu theo phương thức Phổ thông đầu phiếu hay không, còn là vấn đề tranh cãi và có thể là tốn rất nhiều giấy mực.

Năm 2016 tới này, ông Obama không còn tái cử nữa. Vợ chồng tôi lại phải chuẩn bị kiếm một ông Ứng viên Tổng thống nào hao hao giống một người Kinh 5 quê tôi để bầu. Nếu không giống theo vóc dáng, thì ít ra cũng hao hao giống tính tình, chẳng hạn như hay làm việc nghĩa như chú Hiền, hay giúp người như cô Hải, cùng lắm thì cũng phải nấu phở giỏi như chú Hồ. Quả thật nếu nói bầu Tổng Thống mà bầu theo kiểu tài giỏi thì thú thật hai vợ chồng tôi xin vái, vì không đủ trình độ.

Lá phiếu vợ chồng tôi bầu cho ông Obama năm nay không có liên quan gì đến việc ông đắc cử Tổng thống kỳ này, vì ông đã thất cử tại Kansas, dĩ nhiên là đại biểu Cộng hòa ở Kansas sẽ thay dân Kansas mà bầu cho ông Romney. Tuy nhiên, sau ngày 17 tháng 1 tới này, sau khi Đại biểu cử tri bầu hết những lá phiếu theo luật định, và ông Obama được chính thức đắc cử, thì tôi cũng sẽ vênh mặt lên mà khoe rằng:

-Ông Obama được làm Tổng Thống là do phiếu của vợ chồng tôi. hi hi hi.....

Vợ chồng tôi biết ông Obama thất cử ở Kansas mà vẫn bầu cho ông, vì ngoài sự thắng thua của cuộc tranh cử, các ứng viên Tổng thống nhờ lá phiếu của mọi người (Popular Vote) mà rút ra được nhiều bài học bổ ích.

Trong diễn văn Thắng Cử năm nay (Victory Speech) ông Obama có nói:

-Cho dù bạn ủng hộ tôi hay cho ông Romney, bạn cũng nói lên được ý nguyện của mình, và nó sẽ làm thay đổi được nhiều việc....

Cho dù bạn có bỏ phiếu cho tôi hay không, tôi cũng lắng nghe tiếng nói của bạn, tôi học hỏi được nhiều điều từ bạn và chính bạn sẽ giúp tôi trở thành một Tổng Thống khá hơn.

(Whether you held an Obama sign or a Romney sign, you made your voice heard and you made a different....... And wheter I earned your vote or not, I have listened to you, I have learned from you, and you made me a better president).

Ha ha ha, tôi nhìn ông Obama trên diễn đàn hôm đó mà khoái quá cỡ, tôi có công làm cho ông Obama trở thành Tổng Thống khá hơn, tôi chỉ muốn nhìn ổng mà nói:

- Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó, tôi chúc ông phải nỗ lực thực hiện cho bằng được cái này. Ha ha ha.... nhìn ổng mà thấy thương nên không muốn "phân hóa cái nội bộ của ổng".

Phương Toàn.

PS. Riêng ông Đức có thắc mắc: "Tại sao có người nói rằng lá phiếu của ông bầu cho ai cũng vô ích vì ở các tiểu bang: CA, OR, WA kết quả bầu cử đã được định sẵn rồi".

Thực ra người nói câu này hơi chủ quan nhưng có lý. Bởi vì ba tiểu bang này có lịch sử đa số bầu cho ứng viên đại diện đảng Dân Chủ làm Tổng thống. Tuy nhiên nếu ai cũng nghĩ như vậy rồi không đi bầu thì đâu có bao giờ làm thay đổi lịch sử. Hiến pháp cho mình cái quyền được lựa chọn thì mình cứ thực hiện, biết đâu một ngày nào đó nhờ lá phiếu của người Kinh 5 nói riêng và của người VN nói chung mà phần thắng nghiêng về phía đảng Cộng Hoà thì mình sẽ làm lên lịch sử.

Ý kiến bạn đọc
11/12/201218:47:29
Khách
Cam on su ca tung cua vo chong anh Phuong Toan ma cac con anh va con toi cung nhu cac chau nho khac se phai tra no dai dai cho nhung viec xai tien vo toi va vi khong phai do mo hoi lam ra, uoc gi anh chi dung di bau thi hay hon
03/12/201219:20:23
Khách
Kinh' anh Phuong Toan,
Kim đa~ ko đoc het' bai` anh viet ,chi? toi' đoan "..... 2008 Mc. Cain.... " voi' loi` van kha' cham biem' ve` ong Cain .
Anh co' biet rang ong ay' la` cha đe~ chuong trinh`H.O .Nguoi`tung` la`ddong minh cua? anh & quan trong hon het ong ay' đa~ thau' hieu? su. tan` nhan~ trong nguc tu` CS vi` chinh' ong ay' cung~ la`" ban." tu` cua? anh .
Co' bao gio` anh nghi~ rang` nho` ong ay' ma` co' rat nhieu` gia đinh nguoi` than , ban. be`cua? anh đa~ đuoc đinh cu tai US nhu anh ko .
Co' the? anh may man' đa~ đi vuot bien đen' US, hoac anh co thuc su la`tu` chinh' tri CS ko? nen anh đa~ ko nghi~ tinh` ong Mc Cain chăng?
Vai` hang` chia xe~
Kim Ho`
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến