Hôm nay,  

Cơn Bão Đi Qua, Vầng Trăng Hiện Ra

08/11/201200:00:00(Xem: 189252)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về trận siêu bão Sandy vừa tàn phá miền Đông, nhìn từ Boston.

Sáng Chủ nhật trời không nắng. Cha tôi đi chùa với chúng tôi. Cha tôi chỉ mới sang Mỹ từ cuối Hè này. Mẹ tôi thì đã được bảo lãnh qua trước rồi.

Mấy ngày này đã thấy thông báo nhắc nhở trên các tấm bảng điện tử ở xa lộ: "Severe weather. Plan ahead". Các tin tức thông báo cho mọi người sắp có bão nhiệt đới.

Chiều. Trời đổ mưa lất phất lạnh giống mưa phùn. Cầm tay con nhỏ đi trong mưa tôi nhớ lại thời thơ ấu đi học dưới mưa với bạn. Mặc áo mưa , quần thì xắn cao ,tha hồ đạp nước bắn tung tóe. Tóc trán ướt sũng. Mặt lạnh vì mưa gió tạt mà vẫn cùng lũ bạn cười giỡn trên đường đi học về. Ôi tuổi thơ vô tư ít lo nghĩ, dù là những mùa mưa trắng đất trắng trời của miền Trung.

Đêm mưa rỉ rả. Mưa từ chiều rồi suốt đêm. Sáng thứ hai 29 tháng 10 dù biết sắp có bão Hurricane tôi vẫn đi làm. Tôi lái xe chậm vì đường trơn ướt.

Ồ, một chiếc xe Toyota mới đẹp đang dừng bên cạnh ông Cảnh sát và chiếc xe đang chớp đèn xanh đỏ của ông. Nhìn lại thì thấy xe Toyota kia phần đầu xe đã bị móp méo, bể.

Tới chỗ làm, vài đồng nghiệp đã đến làm sớm như thường lệ. Sau đó các email của Manager, từ Vice President, Phòng Nhân sự gởi tới bảo rất biết ơn những ai đi làm hôm nay vì bệnh viện luôn mở cửa, người có mặt có thể sẽ trợ giúp luôn phần việc của người vắng mặt. Hôm nay tùy theo nhận định thời tiết và sự an toàn, tự cá nhân có thể quyết định đi làm hay ở nhà . Một số người đã gọi vào xin nghỉ làm.Vì Hurricane Sandy đang tiến vào Đông Duyên hải - East Coast của Hoa Kỳ ,ảnh hưởng đến nhiều tiểu bang...Các trường học đều nghỉ. Bạn tôi ở Connecticut email cho hay New York, New Jersey bão hoành hành tan hoang lắm. Rồi hãng của bạn tôi sẽ đóng cửa từ 12 giờ trưa và ngày mai luôn nên mọi người vội ra về vì Connecticut cũng đang trong tình trạng khẩn cấp bão đến.

Trời vẫn mưa gió không ngơi. Cây xao xác, lá bay đầy. Mấy sếp chỗ tôi làm thông báo ai đi tàu và xe buýt phải về khoảng 12 h vì cho kịp các chuyến tàu xe cuối cùng ngừng lúc 2 giờ chiều. Nghe thế mọi người lũ lượt về vì ai đi tàu xe buýt về sớm sẽ được trả lương phần giờ không làm còn lại trong ngày.

Tin dự báo từ 2pm -10pm bão gió sẽ tăng tốc. Mà đúng thật, hơn 2 giờ chiều mưa bắt đầu đổ xuống nặng hạt, gió rít trên những ngọn cây.Tôi nhìn cây sồi cành lá uốn lay mạnh ngoài cửa sổ. Có cây gió bứt đến chiếc lá cuối cùng. Chỉ có hàng thông thân vẫn chắc, tàng lá xanh chỉ hơi chao vẫy. 2 giờ 30' tôi ra khỏi sở làm. Trời mưa to lắm rồi. Lần đầu tiên tôi nán lại làm, lái đi trong bão dù biết gió mưa sẽ lớn đó. Kìa một nhánh cây khá to đã bị tước khỏi cây, nằm trên đường nên phải lái xe đi vòng. Lại một cây cành to bị gãy rồi. Xe trên đường không nhiều. Lái vô đường hầm, mọi khi giờ này Boston vẫn kẹt xe mà giờ vắng vẻ. Chạy ra khỏi tunnel là hứng ngay gió mạnh ,mưa như hắt tạt nước vào mặt kính xe. Gió vần vũ ào ào bên ngoài trời, đưa mưa tạt tung tóe tứ phía, trắng mờ trước mặt và xung quanh, thật không dễ lái xe. Đúng là mưa bão có khác, mưa thường chỉ rơi theo một chiều nào đó. Tôi cũng lo sợ bão gió nên vừa lái vừa niệm Phật... Những hàng đèn nhỏ gắn trên mặt đường cho dễ thấy lane chạy xe ban đêm thì nay đã được bật sáng rồi dù chỉ mới chưa đến 3 giờ chiều. Về đến gần nhà nhẹ người, dù thấy nhiều nhánh cây, lá vàng lá xanh đã rơi đầy trên đường và lối đi.

Cha tôi hé cửa nhìn trời. Gió mưa gào, lá bay tơi tả khắp nơi. Ông nói : mưa gió lớn quá con hả.

Ngồi ăn cơm tối cha tôi nhắc nhớ Việt nam, mùa mưa lũ vậy khổ dân lắm. Lũ năm nào cũng cao vì rừng bị chặt đốn vô tội vạ. Có rừng cản, nước chảy chậm lại, giữ đất, lớp lá mục hút thấm nước. Tôi nói: thêm phần bởi vì họ xả lũ ở các đập Thuỷ điện nên lũ càng tràn dâng dữ dội. Và nước dâng nhanh đến sợ. Không sinh hoạt nấu ăn được, rồi mưa lạnh lẽo. Cha tôi thở dài: sợ nhất là nước cuốn trôi người đi.

Tin tức live nóng hổi và hình ảnh các tiểu bang chịu ảnh hưởng Hurricane Sandy- cơn bão nhiệt đới cuối mùa đang tàn phá rộng khắp các vùng biển phía Đông Hoa Kỳ. Bão Sandy đã tràn vô thành phố Atlantic, New Jersey. Gió mạnh, mưa lớn, nước dâng. Một nhà máy điện hạt nhân New Jersey bị ngập sâu. New York lụt dâng tràn vì nước biển, không thể vận hành hệ thống tàu điện ngầm, giao thông đình trệ... Các cửa hiệu siêu thị ở NewYork người ta đã mua sạch trơn thức uống. Sức gió gần 100 mph. Một chiếc cần cẩu bị gió đánh gẫy. Khu Manhattan New York mất điện hàng trăm ngàn hộ... Nhiều tiểu bang MA, CT, Rhode Island, PA, VT ,Maine, Michigan, Delaware...báo động khẩn cấp. Tổng thống Obama cũng theo dõi nhận tin tức cập nhật từ các tiểu bang. Ông cảnh báo đây là cơn bão nghiêm trọng và dài. Ngoài trời gió đang gào cuốn cây cành vật vã run rẩy. Mưa xối xả rạt rào. Bạn tôi ở Newton -một thành phố nổi tiếng giàu đẹp, an ninh của tiểu bang, được xếp một trong những nơi tốt nhất để sống của nước Mỹ, cũng bị mất điện mấy tiếng. Vài thành phố khác cũng bị cúp điện.

Rất may Boston không mất điện và không bị lụt lội, hơn 10 năm ở đây tôi chưa hề thấy Boston bị lụt. Nơi đây từng được gọi tên hiệu-nickname " city in the hill" - là thành phố trên đồi.

Tôi coi tin tức, rồi đọc sách và thiếp đi. 10 :20 pm tôi thức giấc, trời dường như đã lặng, còn mưa nhỏ. Ngủ tiếp đến 3 giờ sáng tôi thức dậy, hé cửa sổ nhìn ra thì trời ơi, có lẽ cơn bão đã đi qua rồi : Một vầng trăng vằng vặc sáng soi bầu trời trong, thấy cả nhiều ngôi sao đang nhấp nháy. Lòng bỗng mừng rỡ, vui lên, trăng Rằm như một người bạn đúng hẹn. Tự dưng tôi chợt nhớ ngay đến câu thơ:

"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương".

Một ngày sẽ tươi sáng, cuộc đời còn đó với mình. Vầng trăng hiện ra sau cơn bão, đẹp huyền ảo mà tôi như tự hỏi không biết có phải là trăng thực...

6 giờ tôi ra khỏi nhà đi làm. Xung quanh khu nhà hàng xóm lá vàng lá xanh rải dày cùng cành nhánh ngổn ngang trên đất ẩm ướt. Chiếc xe nào cũng bám đầy xác lá tả tơi đủ biết hôm qua mưa gió vần vũ đất trời thế nào. Trên đường đi vài chiếc bus đã đi đón học sinh sớm. Cả ngày sau cơn bão Sandy, chỉ còn có mưa hơi dai dẳng đến tối khuya thôi.

Thật là may mắn làm sao cho Boston, Massachusette! Cơn bão đã lướt qua không gây nhiều tổn thất như một số nơi, nhất là New Jersey và New York. Lần đầu tiên phải đóng cửa thị trường chứng khoán New York trong 2 ngày bão kể từ năm 1888. Theo thống kê tôi được biết khoảng 24 tiểu bang của Hoa kỳ chịu ảnh hưởng của Hurricane Sandy từ Florida đến New England. Hai triệu học sinh phải nghỉ học trong thời gian bão hoành hành. Hàng chục triệu gia đình, nhiều cơ sở thương mại bị mất điện. Nhiều trạm điện đang phải sửa chữa, dây điện dứt, cột đèn ngã gãy cần được nối dựng lại. Khoảng 60 triệu người bị tác động từ bão. Nhà cửa dân bị đổ nát, lụt, mất mát. Tính đến nay có hơn 100 người thiệt mạng ở Hoa kỳ và các nước bão đi qua, cả ở Bahamas, vùng biển Caribbean, Cuba, Jamaica, Haiti... Người ta gọi Hurricane Sandy là Siêu bão- Superstorm vì sức tàn phá tác hại cũng quá lớn, tổn hại cho nước Mỹ khoảng 20 tỉ Mỹ kim. Các thương vụ bị gián đoạn dở dang ước tính khoảng 50 tỉ Mỹ kim.

Không gì vĩ đại mạnh mẽ bằng Mẹ Thiên nhiên. Con người chúng ta sống chịu sự tác động của xã hội, số phận, thời cuộc -lịch sử và trên hết đó là Thiên nhiên. Cho nên ta hãy hết sức yêu quí giữ gìn Thiên nhiên.

Vầng trăng đã trả lại cho đất trời nơi đây sự yên bình đáng quí. Vầng trăng như một bạn hiền với trái đất chúng ta.

Nhất Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến