Hôm nay,  

Tôi Đi Câu Cá Ngừ Đại Dương.

01/11/201200:00:00(Xem: 224448)
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

Cơn mưa trái mùa sáng hôm nay làm tôi đi ra đi vào lo lắng, bởi vì trời nam Cali mùa này thường khô hạn và ít khi mưa nhưng nghe đâu có cơn bão Isac, Isét gì đó đang từ dưới Mễ thổi lên làm thời tiết thay đổi.

Đi câu mà trời mưa bão kiểu này cộng thêm gió lớn thì mệt nhọc mà chưa chắc đã có cá. Thôi đành chịu, vì chuyến đi này chúng tôi đã đặt chỗ từ mấy tuần trước bây giờ có muốn hủy thì cũng không kịp.

Đến hẹn lại lên, anh John lái xe đến đón tôi rồi hai anh em lái xe xuống quận Cam đón thêm anh Cường, rồi tiếp tục cuộc hành trình gần 200 dặm để đến TP San Diego nơi cực nam của tiểu bang California. Nơi đó chúng tôi sẽ lên tàu đi Mễ câu cá cho chuyến đi một ngày rưỡi.

Đoàn này gồm 16 người không kể phụ tàu và thuyền trưởng, rời bến cảng Fisherman's Landing vào lúc 7 giờ tối. Không như Los Angeles, thời tiết tại San Diego lại khác hẳn, trời có gió nhẹ và không mưa, làm cho nỗi lo lắng của tôi về cơn bão Isac đang thổi tới San Diego không còn nữa. Biển hôm nay không động và giận giữ như tôi nghĩ, trái lại nó êm đềm và dịu dàng như một dòng sông hiền hòa.

Trời càng về khuya biển càng đẹp, ánh trăng rằm tháng tám chiếu sáng vằng vặc cả một góc trời, mặt biển thì phẳng lặng như mặt nước hồ thu làm cho tôi có cảm tưởng tàu của chúng tôi đang lướt trên một dải lụa dài xanh thẫm mượt mà, cùng với ánh trăng huyền diệu đang tỏa sáng bao phủ lấy tôi và con tàu.

Tôi ngớp một ngụm trà nóng, cẳn một miếng bánh trung thu mà anh Cường đã mua mang theo hồi chiều, mùi trà cúc thơm lừng cộng thêm vị bánh trung thu ngọt mặn, hai thứ đó như quyện vào nhau đưa tôi vào giấc ngủ để chuẩn bị lấy sức cho buổi câu sáng ngày mai.
vb5_mr_bond
Con cá của tôi bự nhất tàu, cân được gần 60 bls nhưng không được Jackpot vì tôi đã để người khác (một cô tóc vàng) kéo phụ.
Tôi thức dậy vào lúc 5g30, mọi người trên tàu cũng đã thức từ bao giờ. Đúng 6 giờ, thuyền trưởng thông báo qua loa phóng thanh là tàu bắt đầu trolling cho nhóm đầu tiên. Chúng tôi đứa nào đứa nấy cũng nôn nóng và hăm hở cho một buổi câu đầy hứa hẹn. Tay cầm cần, tay cầm lưỡi câu, tôi thủ thế để sẵn sàng quăng con mồi xuống nước một cách nhanh nhứt khi có một ai đó trong nhóm trolling la lên dính cá (trong chuyên môn, người ta gọi cách câu này là slide fishing).

Tàu đừng ở chặng đầu tiên, nhóm ba anh em chúng tôi đều dính cá, sau đó đến chặng thứ 2, cả 3 chúng tôi lại dính nữa nhưng cuối cùng chỉ có tôi và anh Cường là đem được cá lên tàu, còn John thì xẩy cá do vướng dây của người khác. Tàu lại dừng ở chặng thứ 3, rồi thứ 4. Cứ mỗi chặng dừng, nhóm chúng tôi không một thì hai có người dính cá. Người Việt mình dính cá nhiều đến nổi làm bọn Mỹ phát sốt, bọn nó than phiền với chủ tàu là bọn tôi nên “slow down” (câu chậm lại) một chút để cho họ có cơ hội làm ăn.

Tàu dừng ở chặng câu thứ năm, thuyền trưởng thông báo qua loa phóng thanh là trên máy tầm ngư xuất hiện có đàn cá lớn đang tới gần, và cảnh báo là mọi người nên dùng lưỡi câu loại lớn và dây có sức chịu lực từ 40-50 bls trở lên, làm cho tôi lo lắng vì cả ba anh em chúng tôi không ai mang theo mấy thứ này. Tôi cứ tưởng như những lần đi trước, dây thẻo 25-30 bls và lưỡi câu 2/o là quá sức rồi. Thôi kệ, có nhiêu xài nhiêu, dây nhỏ lưỡi nhỏ thì mình câu cho khéo và dìu em nó lâu lâu một chút chứ biết làm sao bây giờ.

Tôi và anh John dính cá cùng một lúc. Hai con cá của chúng tôi cứ nhằm biển sâu mà chạy thẳng xuống chứ không chạy ra xa hay xéo qua xéo lại như mấy con cá khác.

Cái máy câu trên tay tôi rít lên nghe phát kiếp và xả dây ra không kiểm soát được, làm cho tôi có cảm tưởng là nó đang bốc khói . Chẳng mấy chốc cái máy TranX high speed của tôi chỉ còn cái lõi, tôi quấn dây lụa 65 bls saltiga với đoạn thẻo 25 bls florucarbon seagard vậy mà con cá nó kéo hết cuộn dây, cũng may nó kéo đến đây thì dừng lại.

Tôi nhìn sang anh John, thì thấy sư phụ cũng giống như tôi không hơn không kém. Cái cần phenix 20-50 custom của anh cũng đang cong vòng, cái TranX vừa bóc tem của anh cũng đang “bốc khói”. Cũng như tôi anh chơi dây lụa Saltiga nhưng là 75 bls, còn đây thẻo thì hiệu gì tôi không rõ, nhưng nghe nói sức chịu lực chỉ có 23 bls. Quay sang tìm sư phụ Cường thì thấy anh cũng ôm cái cần cong vòng đang lặn hụp trong mê hồn trận giữa rừng dây chằng chịt, rồi đột nhiên tôi nghe một tiến “tách” khô khan phát ra từ phía anh ghe rợn người … cái cần nhẹ tưng. Cuộn dây lụa trong cái Trinidad16 NA narrow của anh đã không còn, thế là bái bai my love, nhìn cái mặt sư phụ cường méo xẹo làm tôi thấy thương ghê!

Vậy là chỉ còn John và tôi chiến đấu với 2 con cá to. Chúng tôi dìu cá đi từ đầu tàu cho đến đuôi tàu, rồi từ đuôi cho đến đầu, cứ thế mà đổi chỗ nhau gần cả tiếng đồng hồ, tay chân rã rời, mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau mà đổ làm bọn Mỹ trên tàu đứng chờ bọn tôi kéo cá sốt cả ruột chưởi ỏm tỏi. Cuối cùng rồi Mr.John cũng lên cá và chỉ còn có mình tôi.

Tôi kéo con cá không muốn nổi một phần vì đã mất sức với 4 con ngừ đại dương trước đó, nó không to nhưng cũng từ 20-25 bls/con chứ đâu có nhỏ. Và một phần nữa có lẽ do tôi đã “hao hơi, tổn sức” với mấy em người mẫu từ VN qua, show trình diễn Paris By Night của Thúy Nga 106 vừa rồi và tôi là người giữ nhiệm vụ dẫn dắt, take care cho họ từ A đến Z … đúng là số khổ.

Sau này nghe Cường và mọi người trên tàu nói nhìn tướng tôi kéo con cá mà thấy tội. Cái cần thì tôi kẹp vào háng, mình cần thì tôi dựa vào thành tàu làm đòn bẩy, nhưng tay vẫn rung lên bần bật, kềm cái cần không vững làm nó đưa qua đưa lại mỗi lần bị con cá kéo mạnh. Hai cánh tay tôi mỏi nhừ, cái lưng muốn cụp lại và đau ê ẩm, mắt tôi thì nhòa ra vì mồ hôi chảy vào trong mắt cay xè …

Thằng Mẽo thấy tôi kéo con cá không nổi trong lúc mọi người đang đứng đợi để tàu đi đến điểm câu khác nên hắn bước đến đòi kéo phụ. Tôi một phần vì quá mệt, một phần không muốn làm mất thời gian của mọi người nên tôi để cho hắn kéo phụ tôi một lúc. Thế là hắn quay cần giúp tôi và cũng phải công nhận là con cá này kéo khỏe thật. Sau khi được tiếp sức khoảng 10 phút tôi kêu hắn đưa lại để tôi kéo tiếp.

Chắc thấy tôi kéo vẫn không nổi, hắn liền kêu cô bồ hắn đến ôm và cạ vú để tiếp sức cho tôi, tôi tưởng hắn giởn cho vui ai ngờ bồ hắn làm thiệt, đúng là Mẽo có khác. Thú thật con bồ tóc vàng mắt xanh của hắn có cặp ngực bự khinh khủng, nó thuộc hàng bưởi da xanh hay dưa hấu chứ chẳng chơi. Người tôi thì nhễ nhại mồ hôi, cái áo thun tôi mặc thì ướt đẫm, còn ẻm mặc cái áo thung 3 lỗ không nịt vú. Nó ôm tôi chặt cứng, da thịt của tôi cạ sát vào cặp dưa hấu làm cho tôi có cảm giác tê tê….

Thế là tôi cứ dựa vào 2 quả đồi êm ái đó mà ra sức kéo cá. Phải công nhận da thịt đàn bà có khác, cũng mồ hôi nhễ nhai, mùi nắng, mùi cá mà tôi vẫn cảm thấy nó thơm tho, êm ái và tươi mát vô cùng. Nó làm tôi thấy xung thật, thế là tôi kéo con cá lên vù vù đến nỗi nó không kịp thở, sau mấy cú lượn vòng tròn thì nó nằm phơi bụng trên mặt nước rồi để mặc cho người ta móc khấu kéo lên tàu.

Con cá nằm như một con heo vừa độ để người ta xả thịt trên sàn tàu. Quả là một cảm giác “trên cả tuyệt vời,” tôi vui mừng quay sang ôm chầm em tóc vàng nói lời cảm ơn, em còn rộng lượng ghì đầu tôi vào cặp ngực lắc qua lắc lại mấy cái làm tôi ngộp muốn chết (Em đứng cao hơn tôi một cái đầu)… Tôi cũng không quên quay sang bắt tay cám ơn anh chàng Mỹ quá hào phóng, đã cho tôi mượn cô bồ của anh để tiếp sức kéo cá….

Đúng là một chuyến câu để đời và đáng đồng tiền bát gạo làm tôi không bao giờ quên.

Mr. Bond

Ps: Con cá của tôi bự nhất tàu cân được gần 60 bls nhưng không được Jackpot vì tôi đã để người khác kéo phụ (thú thật không trúng jackpot nhưng tôi không buồn chút nào). Con cá của Mr.John cân được 58 bls, và con cá Jackpot cho ngày hôm đó là 58 bls rưỡi.
Tổng cộng cho chuyến đi của chúng tôi ngày hôm đó ai cũng được limit và đây chỉ là phần nổi của tảng băng … vì tôi kéo được 8 em cá ngừ đại dương và một con yellow tail; Mr. John thì kéo được 7 con ngừ và 1 con mahi mahi; còn Mr.Cường thì cũng được 8 con ngừ đại dương và 2 con mahi mahi. (Bạn có tin không? Để đúng luật bọn tôi chỉ đem về đúng limit của mình …hihi).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,135,810
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến