Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Liên thắng vội chiếc Toyota Camry trên driveway, đóng mạnh cửa xe, hối hả bước lên bậc cấp, mở cửa vào nhà. Nàng lên tiếng gọi mẹ:
- Con về đây. Nghe mẹ gọi vào sở, con về ngay đây. Mẹ thấy trong người thế nào? Con chở mẹ đi bác sĩ ngay nhé.
Chị Sáu Nông đang nằm trong phòng, và gượng trả lời khe khẽ:
- Mẹ chỉ bị cúm xoàng thôi. Gọi nhắn cho con biết vậy mà. Con đâu phải bỏ sở chạy về nhà.
- Mẹ ở nhà một mình. Con không yên tâm khi nghe mẹ bệnh.
Chị Sáu chống tay trên thành giường, cố gắng ngồi dậy, và uể oải nói:
- Không hiểu sao mấy năm nay, mẹ cứ bệnh rề rề hoài. Giờ nghỉ bệnh thường niên của sở, mẹ đã dùng gần hết rồi. Mỗi lần trở trời, lạnh, mẹ thấy trong người bần thần khó chịu. Đi bác sĩ khám bệnh, thử máu nhiều lần, vẫn không tìm ra bệnh gì. Như con đã thấy, mấy tuần nay, mẹ chuyển qua thuốc Bắc cũng không thấy kết quả.
Liên im lặng, ra chiều suy nghĩ lắm.
Chị Sáu Nông là vợ anh Sáu. Năm nay, chị lên năm mươi hai tuổi, nếu chị nạp đơn thi hoa hậu phu nhân, không đạt hoa hậu, thì cũng á hậu. Anh gặp chị khi làm trưởng ty nông nghiệp ở một tỉnh miền hậu giang. Lúc đó, chị là nữ sinh, và nhỏ tuổi hơn anh đúng một con giáp. Vợ chồng lấy nhau; nếu tính đến nay đã hơn ba mươi năm rồi. Nhưng thật sự, họ sống cùng mái nhà chỉ có mười bốn năm. Sau khi đỗ tú tài hai xong, anh thi đậu vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc ở Sàigòn, thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Theo lời anh kể, hồi thời sinh viên, anh đi thực tập ở rừng cao su Trảng Bàng để viết luận đề ra trường, gặp mấy tên du kích Việt cộng lân la đến làm quen, tuyên truyền, dụ dỗ theo chúng. Anh sợ quá, ầm ừ cho qua chuyện; nhưng không ngờ hơn tháng sau, chúng tìm đến trường học thăm anh, và ra sức vừa dụ dỗ, vừa hăm dọa; nếu anh không chịu cộng tác, làm việc nội tuyến cho chúng. Chúng theo dỏi biết nhà anh ở, cho người dòm ngó, rình rập, áp lực ngầm. Anh đủ thông minh, và sẵn có ác cảm với bọn cọng sản, anh đem cả nội vụ trình báo thật tình với cơ quan an ninh VNCH, và chỉ một thời gian ngắn; cả bọn bị chính quyền bắt gọn tại một căn nhà ở ngoại ô Sàigòn. Tuy bị hốt trọn ổ; nhưng cái tổ chửc chuyên khủng bố, phá hoại, lừa dối, gian manh, áp chế, phỉnh phờ người dân chất phác, chân thật miền Nam; không quên anh. Chúng tìm cách trả thù. Nhưng “ Vỏ quit dày móng tay nhọn”. Anh bỏ ngay nghề làm kỷ sư nông nghiệp , dời nhà, và thi vào học viện cảnh sát quốc gia. Ra trường, anh quyết ăn thua đủ với chúng. Nhiều tổ chức cọng sản nằm vùng, đặc công lẫn lộn trong dân chúng miền Nam, bị cơ quan anh phá vỡ, kẻ bị đi tù, người bị ra côn đảo, kẻ nào tỉnh ngộ, anh giúp cho họ được hồi chánh.
Tháng Sáu, năm 1974, anh được chính phủ VNCH gởi sang Mỹ tu nghiệp. Tháng Tư năm 1975, cọng sảm xua quân cưỡng chiếm miền Nam, anh không liên lạc được với gia đình, anh bị kẹt lại ở Mỹ, và xin tỵ nạn cọng sản ở trại Indian Town Gap, tiểu bang Pennsylvania. Chị Sáu và cháu Liên dọn về sống bên ngoại ở Rạch giá,thấp thổm chờ tin chồng, tin cha.Cuối cùng, anh có tin vợ con qua một người bà con bên Pháp.Tháng Chín, năm 1981, anh vào quốc tịch Mỹ, và bảo lãnh chị Sáu cùng cháu Liên sang Hoa kỳ đoàn tụ theo chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure Program) của chính phủ Hoa Kỳ. Vợ chồng đoàn tụ với nhau chỉ được mấy năm, thình lình có chuyện bất hạnh, tai họa xảy ra cho gia đình anh. Trên đường đi làm về,anh bị tai nạn giao thông qua đời. Chị Sáu trở lại kẻ cô đơn, và vẫn tiếp tục đi làm, nuôi bé Liên khôn lớn. Giờ đây, cháu là một thiếu nữ 26 tuổi, tốt nghiệp đại học, và có việc làm khá vững chắc.Hai mẹ con âm thầm sống nương tựa, đùm bọc, từ ngày chồng và cha mất.
Liên ghé ngồi bên cạnh giường, nàng nhẹ nhàng cầm lấy tay mẹ, và thỏ thẻ nói chuyện:
- Mẹ à! Hôm nay là ngày sinh nhật của bác Nam, trưởng nhóm trong Dept. của con. Trưa nay, anh chị em trong nhóm có mời bác ra tiệm dùng cơm, mừng sinh nhật. Bác có hỏi thăm sức khỏe mẹ.
- Thế à!
Liên tiếp:
- Bác Nam nói, bác ráng làm thêm năm nữa, rồi nghỉ hưu đấy. Năm nay, bác đã sáu mươi bốn rồi.
Kỹ sư Nam là bạn cùng học với anh Sáu ở trung học Phan Thanh Giản, Cần thơ. Gặp nhau lại nơi đất khách quê người, “ tha hương ngộ cố tri” nên ngày càng thân thiết, thường qua lại thăm viếng, chuyện trò.
Những năm đầu đến Mỹ, chị Nam, không chịu nỗi những gian khổ, vất vả, cực nhọc, làm việc lao động để sống còn. Chị “đứng núi nầy trông núi nọ” nên đã ly dị, bỏ anh Nam, và “ôm cầm sang thuyền khác với một ông người Việt gốc Hoa, có cửa tiệm bán thực phẩm trên China Town, Los Angeles. May mà hai người chưa sinh được con cái gì. Anh Nam thất chí, và để quên bớt nỗi buồn mất vợ, sống cô đơn, anh quyết chí trở lại học đường, vừa làm, vừa học. Ban ngày đi “cày”, ban tối ôm sách vở đến trường, nhẫn nại và chịu đựng, sau sáu năm, anh tốt nghiệp được bằng kỷ sư cơ khí (Mechanical Engineer) năm 1987 ở đại học CalPoly. (Nếu học full time, sinh viên thuần túy, chỉ cần bốn năm. Nam học ban đêm, có nhiều lớp nhiệm ý chỉ mở ban ngày, thảng mới có lớp đêm, nên phải chờ.)
Chị Sáu lững lờ trả lời:
- Còn sức khoẻ thì nên đi làm, chứ nghỉ hưu ở nhà, chỉ sinh bệnh thôi. Hơn nữa “Nhàn Cư Vi Bất Thiện.” con ạ! À! mà lâu quá, mẹ chưa gặp lại bác Nam. Cho mẹ gởi lời hỏi thăm bác.
Như chợt nghĩ ra điều gì, Liên bỗng lay mạnh cánh tay mẹ, và sôi nổi nói:
- Từ năm ba mất đến giờ, con cũng không thấy bác Nam đến nhà mình chơi nữa mẹ.Nhân tháng sau giỗ ba, con xin phép mẹ được mời bác Nam, và các bạn thân con đến nhà mình ăn giỗ nghe mẹ.
Chị Sáu ậm ừ:
- Sao cũng được. Tùy con.
Từ hôm sau ngày ăn giỗ ở nhà Liên, Nam thỉnh thoảng đến thăm hai mẹ con chị Sáu, và thường được chị và Liên mời ở lại dùng cơm. Tình thân của họ trở lại như khi còn anh Sáu. Tết tư, ngày lễ, Nam thường mời hai mẹ con đi chơi. Có những lần Liên từ chối khéo, lý do bận việc.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay lễ lạc, chị Sáu và Nam thường dung dăng, dung dẻ quanh Little Sài gòn, có khi họ đi tới bãi biển San Diego, đi tàu ra đảo Catalina v…v… Họ kết với nhau lắm!
Một biến cố đột ngột xảy ra, Tuấn , bạn trai của Liên xin làm đám cưới khẩn cấp với nàng. Người Việt mình có tên gọi “ Cưới chạy tang”. Cha Tuấn bị ung thư nặng được các bác sĩ gởi vào nằm ở trung tâm Hospice ( nơi những bệnh nhân không còn cách nào chửa trị đươc nữa).
Sau đám cưới Liên Tuấn, căn nhà chị Sáu Nông ở, đã vắng vẻ lại càng vắng vẻ hơn.Chị sống thui thủi một mình, lặng lẽ đi, về. Mỗi lần về thăm, Liên thường khuyên mẹ nên “bước thêm bước nữa” cho có bầu bạn, để bớt nỗi cô đơn, trống vắng. Chị Sáu quyết liệt từ chối:
- Mẹ đã lớn tuổi rồi. Lấy chồng nữa, bạn bè, bà con sẽ chê cười cho. Hơn nữa, có ai mà bằng được ba con đâu. Mẹ không thể nào quên được ba con mà tính chuyện lấy người khác. Vả lại, như con đã thấy, sức khỏe mẹ ngày càng suy yếu. “Bước thêm bước nữa” chỉ đem gánh nặng cho người ta thôi hoặc nếu gặp người không khỏe mạnh, già yếu, chỉ tổ hầu hạ, thay tã cho họ đó con.
- Cảm ơn mẹ luôn nghĩ đến ba con. Mẹ thật là chung thủy và lãng mạn. Trong mắt con, mẹ thật tuyệt vời; nhưng mẹ phải nhìn vào thực tế, và nghĩ đến mình, ở lẻ loi như vậy, con không yên tâm chút nào. Thêm nữa, khi có động đất, khủng bố, mưa bão, đau ốm bất thường, ai giúp cho mẹ đây. Ai chia xẻ cho đây. Con thì ở quá xa!
Chị Sáu không nói gì, buồn, và xoay người lại nhìn lên hình anh Sáu. Mỗi lần về thăm nhà, Liên nhẫn nại thuyết phục riết, chị cũng bắt đầu xiêu lòng. Tuy có cảm tình với Nam; nhưng chị chỉ xem anh là người bạn thân.Hơn nữa, trong tình yêu đôi lứa, hôn nhân, tình cảm, phái nam phải là kẻ chủ động, gợi ý trước. Đàng này, Nam e dè, rụt rè, kín đáo, nhiều lúc ngớ ngẩn, lẩm cẩm như người mộng du.Giữa họ, hai người đều “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Kiều, Nguyễn Du”, nhưng bên ngoài, họ đối xử với nhau như khách.
Nhân một hôm đi biển, Nam lấy hết can đảm, mạnh dạn tỏ tình mình, và muốn đi đến hôn nhân. Chị như nắng hạn gặp mưa; nhưng còn e lệ, ngập ngừng trả lời:
- Chuyện đó tùy anh. Nhưng điều quan trọng là em phải hỏi ý kiến con Liên cái đã…
Từ hôm chính thức về sống chung với Nam, chị Sáu Nông thay đổi khác thường, chị ăn diện thời trang,làm tóc, làm móng tay mỗi tuần, và đặc biệt chị trở nên vui vẻ, da dẻ hồng hào, sức khỏe tăng tiến một cách rõ rệt, không còn đau ốm lai rai như những năm qua, chị nhí nha, nhí nhảnh như con gái dậy thì. Thuốc Tây, thuốc Bắc, chị xa lánh. Cuộc sống chị ngày càng khởi sắc.
Những ngày cuối tuần, chị rủ anh Nam đi bơi, đi tập thể dục ở trung tâm Family Fitness mở cửa 24/24. Sở chị làm gần nhà, trưa chị thường xuyên lái xe về dùng cơm với chồng.
Kỹ sư Nam nay đã hưu trí, suốt ngày ru rú trong nhà, chơi với máy computer, lại bệnh rề rê, tiểu đường, cao máu, cao mỡ, suyễn. Anh đi bác sĩ hoài mà vẫn không hết. Thuốc Tây không bớt, thuốc Bắc cũng không lành, nước da xanh xao, vàng vọt, mặt mày ủ rũ, đi đứng không vững như người bệnh vừa mới mổ. Bây giờ, trông anh bước đi, lưng phải hơi khum xuống, thiếu điều phải chống gậy. Bác sĩ Tây y, Đông y đều quả quyết, anh bị suy nhựợc thận nặng.Chị Sáu lo lắng, săn sóc cho anh thật chu đáo,từ miếng ăn, giấc ngủ, lúc nào chị cũng chiều chuộng, ngọt ngào, ấm áp. Khi chị đi làm về, việc đầu tiên là hỏi:“Hôm nay mình thấy có khỏe không? Mình thấy trong người thế nào?”. Chị thường mua gà ác đen ở chợ Sài gòn City về hầm với thuốc Bắc, bỏ thêm nắm gạo Panda Rice cho anh dùng, mua gân bò, xương bò, nước cốt gà Tây hồ ở chợ ABC về nấu phở để anh ăn lấy sức. Chị thường nói, ăn phở tiệm; sợ có nhiều bột ngọt, nhiều mở, không tốt cho sức khỏe. Chị mua những lọ thuốc đặc biệt cho anh, tuy đắt tiền; nhưng có nhiều hiệu lực, tăng cường sức khoẻ, sinh lực cho anh uống mỗi ngày, còn tới tiệm thuốc Bắc bổ thang thuốc toa Minh Mạng về ngâm rượu cho anh nhâm nhi trước khi đi ngủ. Chị săn sóc anh thật chu đáo, chí tình. Anh đau nhức chỗ nào, chị lấy dầu nóng hiệu con ó màu đỏ, xoa bóp cho anh. Chị đúng là người vợ hiền hết lòng lo cho chồng. Có bữa, lúc đi làm về, chị nói “Bữa nay, em không nấu cơm mình à. Chút nữa, chúng ta đi ăn tiệm.” Đêm ngủ, thỉnh thoảng chị mớ gọi “Mình ơi! Mình hỡi! Mình đâu rồi!” Mỗi lần nghe như vậy, anh Nam toát cả mồ hôi, nín khe, không dám cục cựa, sợ chị thức giấc bất thường!
Ở Mỹ, anh có người vợ chấp nối như vậy, thật là tuyệt vời!Đúng là anh “đẻ bọc điều”, còn hơn trúng số độc đắc MEGA. Trên đời nầy, nhất là ở Mỹ; hiếm có người được may mắn như anh. Một số phái nữ thường quan niệm “ Bánh Đúc Trôi Đi Thì Bánh Chì Trôi Lại”, không có chuyện “Cơm Bưng Nước Rót, Chồng Chúa Vợ Tôi” như thời phong kiến xa xôi đâu. Em làm cơm thì anh rửa chén, em hút bụi, thì anh đổ rác, giặt, sấy áo quần, em trả bill điện, nứớc, điện thọai thì anh bao tiền mortgage, tiền thuế property, tiền bảo hiểm xe, nhà, tiền chợ.Đàng nầy, chị Sáu bao tuốt luốt mọi chuyện. Việc nhà, việc sở, chị bận cả tuần, tối tăm mặt mũi; nhưng chị biết dành giờ săn sóc riêng cho anh. Có điều cái check social security, pension hưu trí, 401K, IRA của anh, chị giữ giùm cho. Chị thuyết phục anh Nam bỏ thêm tên chị vào cái Deeds của anh (Giấy chủ quyền nhà) để dễ dàng khi khai thuế với IRS. Anh Nam cứ việc ăn no, ngủ kỹ, chơi computer thỏa mái.Cuộc sống cuối đời của anh thật là hạnh phúc.
Anh thầm cảm ơn người bạn đồng nghiệp cùng sở, trẻ tuổi tên Liên, mấy năm trước, đã khuyến khích, tạo cơ hội cho anh gặp lại chị Sáu, nên anh mới có được niềm vui hôm nay, nhưng chuyện đời không có gì trọn vẹn, đường đời cũng có nhiều khúc khủy, cay đắng.
Anh thường than thầm trong bụng, sao ông Trời chỉ cho mình đi nửa đoạn đường lên thiên thai! Khi không có vợ ở nhà, anh ê-a mấy câu thơ, anh lượm trên Net để than thở, nói lên cảm nghĩ của mình:
“Đêm khuya nghe gọi: Mình ơi!
Dậy em nhờ tí: Mình ơi, mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già!”
Anh cũng thường ngâm nga hai câu thơ con cóc, anh sáng tác:
Nam nầy trách với ông Trời
Sao cho Nam chỉ nửa đời yên vui.
Nguyễn Hữu Thời
Liên thắng vội chiếc Toyota Camry trên driveway, đóng mạnh cửa xe, hối hả bước lên bậc cấp, mở cửa vào nhà. Nàng lên tiếng gọi mẹ:
- Con về đây. Nghe mẹ gọi vào sở, con về ngay đây. Mẹ thấy trong người thế nào? Con chở mẹ đi bác sĩ ngay nhé.
Chị Sáu Nông đang nằm trong phòng, và gượng trả lời khe khẽ:
- Mẹ chỉ bị cúm xoàng thôi. Gọi nhắn cho con biết vậy mà. Con đâu phải bỏ sở chạy về nhà.
- Mẹ ở nhà một mình. Con không yên tâm khi nghe mẹ bệnh.
Chị Sáu chống tay trên thành giường, cố gắng ngồi dậy, và uể oải nói:
- Không hiểu sao mấy năm nay, mẹ cứ bệnh rề rề hoài. Giờ nghỉ bệnh thường niên của sở, mẹ đã dùng gần hết rồi. Mỗi lần trở trời, lạnh, mẹ thấy trong người bần thần khó chịu. Đi bác sĩ khám bệnh, thử máu nhiều lần, vẫn không tìm ra bệnh gì. Như con đã thấy, mấy tuần nay, mẹ chuyển qua thuốc Bắc cũng không thấy kết quả.
Liên im lặng, ra chiều suy nghĩ lắm.
Chị Sáu Nông là vợ anh Sáu. Năm nay, chị lên năm mươi hai tuổi, nếu chị nạp đơn thi hoa hậu phu nhân, không đạt hoa hậu, thì cũng á hậu. Anh gặp chị khi làm trưởng ty nông nghiệp ở một tỉnh miền hậu giang. Lúc đó, chị là nữ sinh, và nhỏ tuổi hơn anh đúng một con giáp. Vợ chồng lấy nhau; nếu tính đến nay đã hơn ba mươi năm rồi. Nhưng thật sự, họ sống cùng mái nhà chỉ có mười bốn năm. Sau khi đỗ tú tài hai xong, anh thi đậu vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc ở Sàigòn, thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Theo lời anh kể, hồi thời sinh viên, anh đi thực tập ở rừng cao su Trảng Bàng để viết luận đề ra trường, gặp mấy tên du kích Việt cộng lân la đến làm quen, tuyên truyền, dụ dỗ theo chúng. Anh sợ quá, ầm ừ cho qua chuyện; nhưng không ngờ hơn tháng sau, chúng tìm đến trường học thăm anh, và ra sức vừa dụ dỗ, vừa hăm dọa; nếu anh không chịu cộng tác, làm việc nội tuyến cho chúng. Chúng theo dỏi biết nhà anh ở, cho người dòm ngó, rình rập, áp lực ngầm. Anh đủ thông minh, và sẵn có ác cảm với bọn cọng sản, anh đem cả nội vụ trình báo thật tình với cơ quan an ninh VNCH, và chỉ một thời gian ngắn; cả bọn bị chính quyền bắt gọn tại một căn nhà ở ngoại ô Sàigòn. Tuy bị hốt trọn ổ; nhưng cái tổ chửc chuyên khủng bố, phá hoại, lừa dối, gian manh, áp chế, phỉnh phờ người dân chất phác, chân thật miền Nam; không quên anh. Chúng tìm cách trả thù. Nhưng “ Vỏ quit dày móng tay nhọn”. Anh bỏ ngay nghề làm kỷ sư nông nghiệp , dời nhà, và thi vào học viện cảnh sát quốc gia. Ra trường, anh quyết ăn thua đủ với chúng. Nhiều tổ chức cọng sản nằm vùng, đặc công lẫn lộn trong dân chúng miền Nam, bị cơ quan anh phá vỡ, kẻ bị đi tù, người bị ra côn đảo, kẻ nào tỉnh ngộ, anh giúp cho họ được hồi chánh.
Tháng Sáu, năm 1974, anh được chính phủ VNCH gởi sang Mỹ tu nghiệp. Tháng Tư năm 1975, cọng sảm xua quân cưỡng chiếm miền Nam, anh không liên lạc được với gia đình, anh bị kẹt lại ở Mỹ, và xin tỵ nạn cọng sản ở trại Indian Town Gap, tiểu bang Pennsylvania. Chị Sáu và cháu Liên dọn về sống bên ngoại ở Rạch giá,thấp thổm chờ tin chồng, tin cha.Cuối cùng, anh có tin vợ con qua một người bà con bên Pháp.Tháng Chín, năm 1981, anh vào quốc tịch Mỹ, và bảo lãnh chị Sáu cùng cháu Liên sang Hoa kỳ đoàn tụ theo chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure Program) của chính phủ Hoa Kỳ. Vợ chồng đoàn tụ với nhau chỉ được mấy năm, thình lình có chuyện bất hạnh, tai họa xảy ra cho gia đình anh. Trên đường đi làm về,anh bị tai nạn giao thông qua đời. Chị Sáu trở lại kẻ cô đơn, và vẫn tiếp tục đi làm, nuôi bé Liên khôn lớn. Giờ đây, cháu là một thiếu nữ 26 tuổi, tốt nghiệp đại học, và có việc làm khá vững chắc.Hai mẹ con âm thầm sống nương tựa, đùm bọc, từ ngày chồng và cha mất.
Liên ghé ngồi bên cạnh giường, nàng nhẹ nhàng cầm lấy tay mẹ, và thỏ thẻ nói chuyện:
- Mẹ à! Hôm nay là ngày sinh nhật của bác Nam, trưởng nhóm trong Dept. của con. Trưa nay, anh chị em trong nhóm có mời bác ra tiệm dùng cơm, mừng sinh nhật. Bác có hỏi thăm sức khỏe mẹ.
- Thế à!
Liên tiếp:
- Bác Nam nói, bác ráng làm thêm năm nữa, rồi nghỉ hưu đấy. Năm nay, bác đã sáu mươi bốn rồi.
Kỹ sư Nam là bạn cùng học với anh Sáu ở trung học Phan Thanh Giản, Cần thơ. Gặp nhau lại nơi đất khách quê người, “ tha hương ngộ cố tri” nên ngày càng thân thiết, thường qua lại thăm viếng, chuyện trò.
Những năm đầu đến Mỹ, chị Nam, không chịu nỗi những gian khổ, vất vả, cực nhọc, làm việc lao động để sống còn. Chị “đứng núi nầy trông núi nọ” nên đã ly dị, bỏ anh Nam, và “ôm cầm sang thuyền khác với một ông người Việt gốc Hoa, có cửa tiệm bán thực phẩm trên China Town, Los Angeles. May mà hai người chưa sinh được con cái gì. Anh Nam thất chí, và để quên bớt nỗi buồn mất vợ, sống cô đơn, anh quyết chí trở lại học đường, vừa làm, vừa học. Ban ngày đi “cày”, ban tối ôm sách vở đến trường, nhẫn nại và chịu đựng, sau sáu năm, anh tốt nghiệp được bằng kỷ sư cơ khí (Mechanical Engineer) năm 1987 ở đại học CalPoly. (Nếu học full time, sinh viên thuần túy, chỉ cần bốn năm. Nam học ban đêm, có nhiều lớp nhiệm ý chỉ mở ban ngày, thảng mới có lớp đêm, nên phải chờ.)
Chị Sáu lững lờ trả lời:
- Còn sức khoẻ thì nên đi làm, chứ nghỉ hưu ở nhà, chỉ sinh bệnh thôi. Hơn nữa “Nhàn Cư Vi Bất Thiện.” con ạ! À! mà lâu quá, mẹ chưa gặp lại bác Nam. Cho mẹ gởi lời hỏi thăm bác.
Như chợt nghĩ ra điều gì, Liên bỗng lay mạnh cánh tay mẹ, và sôi nổi nói:
- Từ năm ba mất đến giờ, con cũng không thấy bác Nam đến nhà mình chơi nữa mẹ.Nhân tháng sau giỗ ba, con xin phép mẹ được mời bác Nam, và các bạn thân con đến nhà mình ăn giỗ nghe mẹ.
Chị Sáu ậm ừ:
- Sao cũng được. Tùy con.
Từ hôm sau ngày ăn giỗ ở nhà Liên, Nam thỉnh thoảng đến thăm hai mẹ con chị Sáu, và thường được chị và Liên mời ở lại dùng cơm. Tình thân của họ trở lại như khi còn anh Sáu. Tết tư, ngày lễ, Nam thường mời hai mẹ con đi chơi. Có những lần Liên từ chối khéo, lý do bận việc.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay lễ lạc, chị Sáu và Nam thường dung dăng, dung dẻ quanh Little Sài gòn, có khi họ đi tới bãi biển San Diego, đi tàu ra đảo Catalina v…v… Họ kết với nhau lắm!
Một biến cố đột ngột xảy ra, Tuấn , bạn trai của Liên xin làm đám cưới khẩn cấp với nàng. Người Việt mình có tên gọi “ Cưới chạy tang”. Cha Tuấn bị ung thư nặng được các bác sĩ gởi vào nằm ở trung tâm Hospice ( nơi những bệnh nhân không còn cách nào chửa trị đươc nữa).
Sau đám cưới Liên Tuấn, căn nhà chị Sáu Nông ở, đã vắng vẻ lại càng vắng vẻ hơn.Chị sống thui thủi một mình, lặng lẽ đi, về. Mỗi lần về thăm, Liên thường khuyên mẹ nên “bước thêm bước nữa” cho có bầu bạn, để bớt nỗi cô đơn, trống vắng. Chị Sáu quyết liệt từ chối:
- Mẹ đã lớn tuổi rồi. Lấy chồng nữa, bạn bè, bà con sẽ chê cười cho. Hơn nữa, có ai mà bằng được ba con đâu. Mẹ không thể nào quên được ba con mà tính chuyện lấy người khác. Vả lại, như con đã thấy, sức khỏe mẹ ngày càng suy yếu. “Bước thêm bước nữa” chỉ đem gánh nặng cho người ta thôi hoặc nếu gặp người không khỏe mạnh, già yếu, chỉ tổ hầu hạ, thay tã cho họ đó con.
- Cảm ơn mẹ luôn nghĩ đến ba con. Mẹ thật là chung thủy và lãng mạn. Trong mắt con, mẹ thật tuyệt vời; nhưng mẹ phải nhìn vào thực tế, và nghĩ đến mình, ở lẻ loi như vậy, con không yên tâm chút nào. Thêm nữa, khi có động đất, khủng bố, mưa bão, đau ốm bất thường, ai giúp cho mẹ đây. Ai chia xẻ cho đây. Con thì ở quá xa!
Chị Sáu không nói gì, buồn, và xoay người lại nhìn lên hình anh Sáu. Mỗi lần về thăm nhà, Liên nhẫn nại thuyết phục riết, chị cũng bắt đầu xiêu lòng. Tuy có cảm tình với Nam; nhưng chị chỉ xem anh là người bạn thân.Hơn nữa, trong tình yêu đôi lứa, hôn nhân, tình cảm, phái nam phải là kẻ chủ động, gợi ý trước. Đàng này, Nam e dè, rụt rè, kín đáo, nhiều lúc ngớ ngẩn, lẩm cẩm như người mộng du.Giữa họ, hai người đều “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Kiều, Nguyễn Du”, nhưng bên ngoài, họ đối xử với nhau như khách.
Nhân một hôm đi biển, Nam lấy hết can đảm, mạnh dạn tỏ tình mình, và muốn đi đến hôn nhân. Chị như nắng hạn gặp mưa; nhưng còn e lệ, ngập ngừng trả lời:
- Chuyện đó tùy anh. Nhưng điều quan trọng là em phải hỏi ý kiến con Liên cái đã…
Từ hôm chính thức về sống chung với Nam, chị Sáu Nông thay đổi khác thường, chị ăn diện thời trang,làm tóc, làm móng tay mỗi tuần, và đặc biệt chị trở nên vui vẻ, da dẻ hồng hào, sức khỏe tăng tiến một cách rõ rệt, không còn đau ốm lai rai như những năm qua, chị nhí nha, nhí nhảnh như con gái dậy thì. Thuốc Tây, thuốc Bắc, chị xa lánh. Cuộc sống chị ngày càng khởi sắc.
Những ngày cuối tuần, chị rủ anh Nam đi bơi, đi tập thể dục ở trung tâm Family Fitness mở cửa 24/24. Sở chị làm gần nhà, trưa chị thường xuyên lái xe về dùng cơm với chồng.
Kỹ sư Nam nay đã hưu trí, suốt ngày ru rú trong nhà, chơi với máy computer, lại bệnh rề rê, tiểu đường, cao máu, cao mỡ, suyễn. Anh đi bác sĩ hoài mà vẫn không hết. Thuốc Tây không bớt, thuốc Bắc cũng không lành, nước da xanh xao, vàng vọt, mặt mày ủ rũ, đi đứng không vững như người bệnh vừa mới mổ. Bây giờ, trông anh bước đi, lưng phải hơi khum xuống, thiếu điều phải chống gậy. Bác sĩ Tây y, Đông y đều quả quyết, anh bị suy nhựợc thận nặng.Chị Sáu lo lắng, săn sóc cho anh thật chu đáo,từ miếng ăn, giấc ngủ, lúc nào chị cũng chiều chuộng, ngọt ngào, ấm áp. Khi chị đi làm về, việc đầu tiên là hỏi:“Hôm nay mình thấy có khỏe không? Mình thấy trong người thế nào?”. Chị thường mua gà ác đen ở chợ Sài gòn City về hầm với thuốc Bắc, bỏ thêm nắm gạo Panda Rice cho anh dùng, mua gân bò, xương bò, nước cốt gà Tây hồ ở chợ ABC về nấu phở để anh ăn lấy sức. Chị thường nói, ăn phở tiệm; sợ có nhiều bột ngọt, nhiều mở, không tốt cho sức khỏe. Chị mua những lọ thuốc đặc biệt cho anh, tuy đắt tiền; nhưng có nhiều hiệu lực, tăng cường sức khoẻ, sinh lực cho anh uống mỗi ngày, còn tới tiệm thuốc Bắc bổ thang thuốc toa Minh Mạng về ngâm rượu cho anh nhâm nhi trước khi đi ngủ. Chị săn sóc anh thật chu đáo, chí tình. Anh đau nhức chỗ nào, chị lấy dầu nóng hiệu con ó màu đỏ, xoa bóp cho anh. Chị đúng là người vợ hiền hết lòng lo cho chồng. Có bữa, lúc đi làm về, chị nói “Bữa nay, em không nấu cơm mình à. Chút nữa, chúng ta đi ăn tiệm.” Đêm ngủ, thỉnh thoảng chị mớ gọi “Mình ơi! Mình hỡi! Mình đâu rồi!” Mỗi lần nghe như vậy, anh Nam toát cả mồ hôi, nín khe, không dám cục cựa, sợ chị thức giấc bất thường!
Ở Mỹ, anh có người vợ chấp nối như vậy, thật là tuyệt vời!Đúng là anh “đẻ bọc điều”, còn hơn trúng số độc đắc MEGA. Trên đời nầy, nhất là ở Mỹ; hiếm có người được may mắn như anh. Một số phái nữ thường quan niệm “ Bánh Đúc Trôi Đi Thì Bánh Chì Trôi Lại”, không có chuyện “Cơm Bưng Nước Rót, Chồng Chúa Vợ Tôi” như thời phong kiến xa xôi đâu. Em làm cơm thì anh rửa chén, em hút bụi, thì anh đổ rác, giặt, sấy áo quần, em trả bill điện, nứớc, điện thọai thì anh bao tiền mortgage, tiền thuế property, tiền bảo hiểm xe, nhà, tiền chợ.Đàng nầy, chị Sáu bao tuốt luốt mọi chuyện. Việc nhà, việc sở, chị bận cả tuần, tối tăm mặt mũi; nhưng chị biết dành giờ săn sóc riêng cho anh. Có điều cái check social security, pension hưu trí, 401K, IRA của anh, chị giữ giùm cho. Chị thuyết phục anh Nam bỏ thêm tên chị vào cái Deeds của anh (Giấy chủ quyền nhà) để dễ dàng khi khai thuế với IRS. Anh Nam cứ việc ăn no, ngủ kỹ, chơi computer thỏa mái.Cuộc sống cuối đời của anh thật là hạnh phúc.
Anh thầm cảm ơn người bạn đồng nghiệp cùng sở, trẻ tuổi tên Liên, mấy năm trước, đã khuyến khích, tạo cơ hội cho anh gặp lại chị Sáu, nên anh mới có được niềm vui hôm nay, nhưng chuyện đời không có gì trọn vẹn, đường đời cũng có nhiều khúc khủy, cay đắng.
Anh thường than thầm trong bụng, sao ông Trời chỉ cho mình đi nửa đoạn đường lên thiên thai! Khi không có vợ ở nhà, anh ê-a mấy câu thơ, anh lượm trên Net để than thở, nói lên cảm nghĩ của mình:
“Đêm khuya nghe gọi: Mình ơi!
Dậy em nhờ tí: Mình ơi, mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già!”
Anh cũng thường ngâm nga hai câu thơ con cóc, anh sáng tác:
Nam nầy trách với ông Trời
Sao cho Nam chỉ nửa đời yên vui.
Nguyễn Hữu Thời
Ý kiến bạn đọc
18/03/201607:44:25
Trần thị Tuyết
Khách
Những người con có hiếu lúc nào cũng nghĩ đến hạnh phúc của cha mẹ. Liên trong bài là cô gái đáng trân trọng.