Hôm nay,  

Chuyện Cha Và Con

15/10/201200:00:00(Xem: 239193)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con


Tôi không biết danh tính tác giả bài thơ, nhưng bỗng nhớ đoạn thơ trên đây, khi kể lại câu chuyện đau lòng này.

Chuyện về người cha được kể lại với mong ước người con của ông, và những ai đang vô tình với cha, hãy ngừng lại vài phút trong nhịp sống tất bật hàng ngày, mà suy nghĩ, để sống cho phải đạo làm người.

Người cha khóc:

- Nó hoàn toàn khác xưa. Cứ như ai đó đã tráo đổi nó. Đôi lúc tôi ngờ ngợ, không biết nó có phải là con của mình. Tại sao đứa con máu thịt của mình mà cứ như người xa lạ.Tại sao? Có những lúc nữa đêm, giật mình thức giấc, tôi liền nghĩ ngay tới nó, nhớ nó quá. Tôi ngồi dậy, trùm mền kín người, khóc một mình. Mà hình như lúc nào tôi cũng nghĩ tới nó. Hình ảnh nó choán hết cả tâm trí tôi, như tình yêu đầu tiên của tôi.

Người cha đưa tay áo chậm vài giọt nước mắt đang lăn chậm chạp

Trên đôi má nhăn nheo khô héo mỏi mệt. Chỉ có vài giọt thôi. Có phải đàn ông ít nước mắt? Hay là nước mắt cha đã vơi?

- Thật ra, tôi chỉ tủi buồn cho mình, chứ không trách nó. Thật ra, tôi đã mãn nguyện, vì đã làm tròn bổn phận người cha. Và nhất là tôi đã giữ đúng lời hứa với vợ tôi.
Người cha chợt thở dài. Mắt nhìn xa xăm. Vẻ mặt đăm chiêu:

- Tôi chỉ sợ… sợ sau nầy, khi tôi mất đi, nó nhớ lại, nghĩ lại, hối hận, rồi tâm hồn nó sẽ không bình an để mà sống thanh thản. Tội nghiệp nó lắm. Còn bây giờ, nó không biết việc nó làm. Phải, chắc chắn con tôi không hề biết gì hết. Bởi, tôi tin, nếu nó biết tôi đã khóc nhiều vì nó, nó đã không đối xử với tôi như vậy.

Và người cha bắt đầu kể.

Mẹ mất khi cha mới hơn ba mươi. Mẹ mất khi đứa con trai duy nhất của hai người vừa chập chững bước vào lớp một. Mẹ mất vì bệnh tim. Bữa đó cha không có nhà. Cha đang trông nom chăm sóc trại heo cho một người bạn ở một tỉnh xa.

Khi thả nắm đất xuống chiếc quan tài đã nằm sâu trong huyệt lạnh, cha cố nuốt nỗi đau cùng cực, thì thầm với mẹ:

- Em hãy yên lòng nghỉ ngơi. Anh sẽ nuôi con ăn học nên người.

Rồi sợ con mắc bịnh hiểm nghèo, cha vội bồng con rời nghĩa trang, bởi lúc đó trời đang mưa lâm râm.

Qua ba cái giỗ đầu tiên của mẹ, nhiều người khuyên cha nên đi bước tiếp. Cha lắc đầu.

Sau đó, hồ sơ bảo lãnh được gửi về. Cha tới Toà Lãnh Sự Mỹ, xoá tên mẹ.

Ngày hai cha con bước chân xuống phi trường Los Angeles, mưa tầm tã. Nội nói đùa, tại bay đem mưa từ Việt Nam qua.

Con vào high school. Con học rất giỏi. Con rất ngoan hiền. Cha đi làm

Trong quầy cá của một ngôi chợ. Cha chắt chiu từng cent để con học after school, học đàn, học võ. Cha chắt chiu từng cent và đã mua được một cái đàn piano cũ cho con.

Con học giỏi, rất giỏi. Cha rất vui. Cha không quản ngại bất cứ việc gì. Chẳng hạn bữa nào không làm trong chợ, cha đi nhặt đồ da chai trong các thùng rác. Cha đi cắt cỏ. Cha sẵn sàng làm tất cả, và dồn tất cả cho con ăn học, cho con khoẻ mạnh, cho con nên người.

Con được học bổng của một trường danh giá ở Boston. Ngày đưa con lên phi trường Los, cha sung sướng thầm thì trước di ảnh mẹ:

- Em thấy đó, con mình học rất cừ.

Con đi rồi, chỉ còn một mình, cha tìm share một căn phòng nhỏ xíu,

kín đáo, được add vào phía sau garage, không có cửa sổ, không có bếp, mùa đông thì lạnh thấu xương, mùa hè thì nóng như lò lửa. Tuy nhiên, điều đó chẳng hề khiến cha phiền hà. Cha nghĩ, mình đi làm suốt ngày ngoài đường, tốn kém làm gì với chỗ chỉ để ngủ.

Suốt bốn năm, con không về thăm cha. Con nói con bận học. Con nói con cần dành dụm tiền để mua sách vở. Cha muốn lên thăm con. Con nói con ở trong dorm, không có chỗ cho cha ngủ. Với lại, cha đi máy bay một mình, tiếng Anh không biết, lỡ bị lạc thì phiền lắm. Nói chung, con nêu đủ lý do để con không thể về thăm cha và đủ lý do để cha không thể đi thăm con. Dù sao cha cũng vui, vì con chăm học, biết lo, biết nghĩ.

Nên cha vẫn cần mẫn làm việc trong không khí buốt giá, tanh tưởi của quầy cá. Hằng đêm, cha vẫn bóp dầu nóng để giảm bớt cơn đau nhức ở đôi bàn chân đứng suốt ngày, cùng đôi bàn tay vật lộn với những con cá đông cứng, lạnh tê. Cha vẫn đều đặn gửi tiền lên cho con. Có được bao nhiêu cha gửi hết cho con, chỉ chừa lại số tiền thuê nhà, tiền xăng và chút xíu tiền ăn. Thực ra, cha cũng chẳng tốn tiền ăn bao nhiêu, vì cha có ông bạn già, được lãnh thực phẩm già, ăn đâu hết, nên chia sẻ với cha, nào cereal, nào sữa, nào đồ hộp, bơ đậu phộng… Cha ăn gì cũng được, miễn đầy cái bao tử là OK rồi. Mà đồ ăn của người già lại càng tốt cho sức khoẻ. Đáng phải lo là con kìa. Tội nghiệp, con phải học đêm học ngày. Mà, theo cha thì, trên đời nầy, cái việc học chữ là cực nhất, là khó nhất, là đau đầu nhất.

Cuối cùng thì cha cũng được lên thăm con. Đó là ngày lễ tốt nghiệp của con. Lúc đầu, vẫn với những lý do rất thuyết phục, con không muốn cha lên. Nhưng khi cha năn nỉ đến bật khóc, bởi con cho biết, sau khi tốt nghiệp xong, con sẽ làm việc ở trên đó, biết ngày nào cha con mới gặp nhau? Thế là con đành phải OK ngắn ngủn trong giọng nói có vẻ bực bội.

Cha xin nghỉ việc và nghỉ nhặt da chai một tuần trước khi đi để mùi cá và mùi rác không vương trên người cha. Cha sợ con xấu hổ với mọi người, chứ cha thì không hề gì.

Con đón cha tại phi trường. Trong tưởng tượng của cha, con sẽ lao vào lòng cha, hai cha con sẽ ôm chặt lấy nhau cho thoả lòng thương nhớ. Nhưng không, khi cha ôm con, con nhẹ nhàng đẩy cha ra. Giây phút đầu tiên gặp lại sau bốn năm xa cách đó khiến tim cha bỗng nhói đau, như thể có hàng ngàn mũi kim đâm vào. Rồi không biết có phải bực mình vì cha không vừa ý con, đã đòi lên dự lễ tốt nghiệp của con, mà mặt mày con cau có, và con đã lái xe bạt mạng?

Tối đó, trong căn phòng nhỏ khá đẹp, đầy đủ tiện nghi của con, cha lo giành trước:

- Để cha nằm dưới sàn. Cha hơi khó ngủ, lại đau nhức, cha hay đập chân đập tay. Lỡ gây tiếng động. Con cần khoẻ để mặt mày tươi tắn cho ngày mai làm lễ tốt nghiệp. Nên cha nằm dưới sàn thì tốt hơn.

Con OK ngắn gọn, lạnh lùng. Thấy hãy còn sớm, cha gợi chuyện. Cha con lâu ngày gặp nhau, bao nhiêu là chuyện. Cha thèm được nghe con nói, bất cứ chuyện gì cũng được. Nhưng thấy con sẵng giọng, có vẻ không muốn trò chuyện, cha đành thôi. Đêm đó, trái tim cha nhức nhối hơn vạn lần tay chân cha nhức nhối. Nhưng cha vẫn ráng nằm im, không động cựa, để con trai cha có giấc ngủ ngon.

Sáng hôm sau, con không nói một lời, lái xe đưa cha đến trường con. Cha hạnh phúc đến lịm người khi lếch thếch chạy theo sau con, bước vào ngôi trường đại học cổ kính, bề thế, quý phái. Cha cứ thầm nghĩ, đời không thể lường trước được điều gì. Ngày xưa, khi còn ở Việt Nam, làm sao cha dám mơ tưởng tới hình ảnh nầy.

Con kiếm cho cha một chỗ ngồi trong hội trường thênh thang. Xung quanh cha, hầu hết tóc vàng. Cha chỉ nghe loáng thoáng được vài từ đơn giản như OK, thank you, please… Con dặn cha cứ ngồi yên đó, đừng đi đâu, kẻo lạc thì phiền phức lắm.

Chương trình mở đầu với những lời giới thiệu, những bài diễn văn. Cha nghe như vịt nghe sấm. Hơn nữa, cha chỉ quan tâm tới một việc, con trai cha sẽ đi ra hội trường bằng lối nào, lối bên phải hay bên trái. Mong sao con đi ra lối phải, vậy là con sẽ đi ngang qua chỗ ngồi của cha. Cha sẽ đứng dậy, đeo vòng hoa vào cổ con.

Rồi cũng đến lúc hai dòng sinh viên bước ra, tất cả đều mặc trang phục đen, mũ đen, rất trang trọng. Hình ảnh đó đã từng đi vào giấc mơ của cha. Kìa, con trai của cha! Con trai của cha đi gần cuối hàng, theo lối rẽ trái. Biển người trên khắp khán đài vỗ tay, la hét, huýt sáo, đánh trống, đập ghế ầm ĩ. Cha say sưa ngắm con, rồi cha đứng lên, kêu to tên con. Tay cha vung vẩy vòng hoa. Nước mắt cha rưng rưng. Trái tim cha như thắt lại vì quá hạnh phúc.

Nhưng con không hề nhìn về phía cha. Con đang nhìn về hướng khán đài bên trái sát lối vào. Hình như con vẫy tay với một cô gái?

Một nam sinh viên tóc đen, hình như người Ấn độ, đi ngang chỗ cha ngồi, bắt gặp ánh mắt cha, cậu cười chào vui vẻ.

Buổi lễ đã chấm dứt. Cha ngồi yên một chỗ đợi con như lời con dặn. Đến khi hội trường trống trơn, lạnh lẽo, im vắng hoàn toàn, cha đành phải bước ra ngoài. Lòng cha phập phồng sợ con không vừa ý, không vui, vì cha đã trái lời con. Cũng không hiểu từ bao lâu rồi, không dưng cha lại sợ con. Có lẽ tại cha nói gì con cũng la rầy. Con cũng gằn giọng. Hồi xưa con trai của cha đâu có như vậy?

Cũng may, cuối cùng thì con cũng đến rước cha về. Con không phiền hà cha về cái tội cha đã rời chỗ ngồi đi ra ngoài, bởi cha đã kịp phân bua với con trước. Chỉ là cha sợ con mang tội. Cha luôn ráng tránh mọi việc để con đừng phải mang tội. Bước vào xe, cha lúng túng vụng về với cái vòng hoa vải màu xanh rẻ tiền mà cha đã mua trong chợ 99cent. Cha liếc nhìn con, thấy con không nói gì, chỉ đăm đăm nhìn về phía trước, tập trung lái xe. Cha lặng lẽ ôm vòng hoa vào lòng, nâng niu nhẹ nhàng vì sợ hoa bị bẹp.

Đứa con nói:

- Ông ấy không chịu hiểu cho tôi. Ông ấy không chịu chấp nhận thực tế rằng tôi đã lớn, tôi có cuộc sống của tôi, và tôi phải được sống cho đời tôi. Tôi rất bận. Thời gian của tôi rất quý. Vậy mà ông ấy cứ gọi điện thoại, kể lể vớ va vớ vẩn, chẳng hạn chuyện hồi tôi còn nằm nôi, chẳng hạn ngày đầu tiên ổng chở tôi đến trường, hay chuyện tôi được lãnh thưởng… Chán kinh khủng. Có vẻ như ổng muốn tôi mãi mãi là một thằng bé. Ổng lẩn thẩn quá rồi. Vì vậy, tốt nhất là tôi tìm cách ít liên lạc với ổng. Tìm cách cho ổng thấy là tôi không muốn nói chuyện với ổng, để tôi được yên thân.

Đứa con cau có:

- Hình như ổng nghĩ chút đỉnh tiền hàng tháng ổng gửi cho tôi là lớn lắm. Thôi kệ, ổng nghĩ gì ổng nghĩ. Mặc ổng. Việc tôi cần làm cứ làm. Biết sao cho vừa ý ổng? Thời gian đâu có chờ đợi ai? Bạn gái của tôi là con nhà giàu. Tôi phải gắng hết sức mình để có chỗ đứng đàng hoàng trong dòng chính, để không bị người ta khi dễ. Trời ơi, tôi có cái khó của tôi, ổng không biết thông cảm cho tôi. Tôi chán lắm rồi.

Chúa ơi, xin ngài thương xót họ. Xin ngài lắng nghe đoạn nầy một lần nữa, Chúa ơi!

“Người cha khóc:

- Nó hoàn toàn khác xưa. Cứ như ai đó đã tráo đổi nó. Đôi lúc tôi ngờ ngợ, không biết nó có phải là con của mình. Tại sao đứa con máu thịt của mình mà cứ như người xa lạ. Tại sao? Có những lúc nửa đêm, tôi giật mình thức giấc, tôi liền nghĩ ngay tới nó, nhớ nó quá. Tôi ngồi dậy, trùm mền kín người, khóc một mình. Mà hình như lúc nào tôi cũng nghĩ tới nó. Hình ảnh nó choán hết cả tâm trí tôi, như tình yêu đầu tiên của tôi.

Người cha đưa tay áo chậm vài giọt nước mắt đang lăn chậm chạp trên đôi má nhăn nheo khô héo mỏi mệt. Chỉ có vài giọt thôi. Có phải đàn ông ít nước mắt? Hay là nước mắt cha đã vơi?

- Tôi chỉ tủi buồn cho mình, chứ không trách nó. Thật ra, tôi đã mãn nguyện, vì đã làm tròn bổn phận người cha. Và nhất là tôi đã giữ đúng lời hứa với vợ tôi.

Người cha chợt thở dài. Mắt nhìn xa xăm. Vẻ mặt đăm chiêu:

- Tôi chỉ sợ…sợ sau nầy, khi tôi mất đi, nó nhớ lại, nghĩ lại rồi hối hận, rồi tâm hồn nó sẽ không bình an để mà sống thanh thản. Tội nghiệp nó lắm. Còn bây giờ, nó không biết việc nó làm. Phải, chắc chắn con tôi không hề biết gì hết. Bởi, tôi tin, nếu nó biết tôi đã khóc nhiều vì nó, nó đã không đối xử với tôi như vậy.”

Tịnh Tâm

Ý kiến bạn đọc
22/10/201204:48:36
Khách
Chuyện người con trong bài nầy không hiếm trong thời buổi nầy. Mong bài viết nầy được những người con đọc, hoặc cha mẹ đọc cho con cháu nghe, rồi nhắc nhở chúng cái đạo đầu tiên của con người: Đạo Hiếu.
Để đánh giá nhân cách của một con người, đầu tiên xem người đó đối xử với cha mẹ như thế nào. Tôi vẫn luôn dạy các con tôi, khi lấy chồng hoặc lấy vợ phải nhớ coi đầu tiên người đó có hiếu hay không, bởi vì cha mẹ sinh ra nó, yêu thương nuôi nấng nó, hi sinh hết thảy cho nó, mà nó không thương thì làm sao nó thương con được?
18/10/201220:27:18
Khách
Đau lòng quá! Thực tế ngoài đời Melody cũng biết rất nhiều câu truyện tương tự như vậy, nhưng không đủ sức để viết thành bài văn hay như của tác giả Tịnh Tâm. Mong những người làm con có dịp đọc và suy nghĩ về những hành động của mình!
17/10/201203:24:14
Khách
Rất mong Tịnh Tâm viết nhiều về đề tài gia đình như vầy để thức tỉnh những đứa con lầm lạc, mất phương hướng.
Tôi đã khóc khi đọc chỗ người cha nữa đêm bật ngồi dậy, trùm kín mền, ngồi khóc.
17/10/201200:34:48
Khách
đọc bài này không biết là thật hay hư cấu ..nhưng thật dau lòng ..vì tôi đã tìm thấy mình trong đó.chúng tôi qua mỹ này cũng chỉ có một thằng con trai nhưng cách cư xử thì cũng không khác con của người cha này là mấy..cứ tặc lưỡi sống cho qua ngày..đôi khi nhớ con bốc diện thoại ..50 second,,chưa dược lấy một phút giọng điệu khô khan gắt gỏng làm như nó nuôi mình chứ không phải mình nuôi nó cũng may chúng tôi còn dược 2 vợ chồng .Đôi khi ráng can đảm để tự nhủ coi như mình không có con để đở đau lòng
16/10/201204:20:27
Khách
Anh con trai đã dẫm lên chiếc thảm đỏ đi đến vinh quang mà không nhận ra cha mình là người đã dệt nên chiếc thảm bằng tất cả tình yêu ông dành cho cậu.

Câu chuyện để lại một ngậm ngùi không tên cũng giống như kết cuộc của nhiều bậc cha mẹ đã và đang ngộ nhận trường học cộng với vật chất sẽ chắp cánh cho con thành nhân nhưng thực tế lại không phải vậy.
Không thấy kể người cha có vui đùa hoặc kỷ niệm nào cha con có được niềm vui mang đến cho nhau không...

Trách chi cha và con đi bên đời nhau như hai chiếc bóng lầm lũi không ai hiểu ai...
15/10/201218:47:24
Khách
Hay lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,087
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”