Hôm nay,  

Ra Tòa Xin Xóa Ticket

13/10/201200:00:00(Xem: 320996)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Cuối tháng Tám, một đêm tôi vừa từ First street rẽ vô Harbor, tính ra freeway 22 East về lại Riverside thì thấy xe cảnh sát chớp đèn xanh đỏ loang loáng sau lưng. Thôi rồi, năm nay tiểu hạn, lưu đại hạn có Mã và Lưu mã đụng Không kiếp thì bị ticket là cái chắc, biết trước mà vẫn không tránh được.

- Where are you headed, son?

Son? Bộ tôi trẻ lắm sao mà “officer” kêu “con” ngon lành vậy cha? Chắc tưởng teenager nào chạy ẩu chăng? Đang suy nghĩ bị lỗi gì, thì chàng police Mễ trắng bước lại cửa, dòm vào, chỉ cái đèn head light đàng trước đang “high-beam”.

- Anh mở đèn “pha” làm mù mắt thiên hạ đang lái xe.

Vậy sao? Vội vàng “I am sorry..” .

- Xin lỗi, tôi tưởng quên chưa mở đèn nên bật thêm một nấc nữa… I am sorry…

- Your drivers licence, registration…please.

Anh ta cầm giấy tờ về ngồi trong xe một lúc, mình tưởng cùng lắm thì chỉ trở lại cảnh cáo miệng thôi, hồi đó ở Fresno, cũng vậy, cảnh sát chỉ chớp đèn mấy lần cho biết để bật xuống low-beam, rồi bỏ đi, ai dè lần này họ muốn “kiếm tiền”. Tiểu bang bây giờ thiếu tiền, công sở đâu cũng thâm thủng nên chắc là phạt ticket tối đa bù vào thâm hụt ngân sách. Quả nhiên, anh tá tới bắt mình ký vô tờ citation với tội trạng “Fail to dim”, nói:

-OK, Mister Pham, không bao giờ mở đèn high-beam ban đêm, chỉ trừ khi nào không thấy có đèn đường thôi.

Lại còn đòi coi giấy bảo hiểm xe nữa, cho “tròn” nhiệm vụ.

Mấy tháng trước, bạn bè emailed cho hay tiền phạt ticket ở Cali lúc này tăng giá khủng khiếp, chạy nhanh quá tốc độ, hay vượt đèn đỏ, stop sign… đều phạt 500 đồng trở lên, nên tự nhủ thầm sẽ lái cẩn thận. Năm ngoái, “change lane” không signal tôi đã bị tới 300 mấy. Tháng rồi, con tôi nói chuyện cell phone trong xe bị 150$. Còn lái quên cài “seat belt”, năm kia tôi bị 140$, nghe nói nay đã tăng lên 175$ .

Về nhà mấy hôm sau, nhân dịp anh Đức, bạn tử vi bên Orange County, gọi qua hỏi thăm lá số con trai anh, tôi mới đem chuyện bị ticket ra than thở:

- Thiên mã, Lưu mã gặp Không kiếp, anh nghĩ coi, biết trước bị ticket , vậy mà cũng không thoát khỏi . Lưu mã năm nào cũng đi 4 góc, đụng Song hao đụng Không kiếp của tui ở Dần Thân Tỵ hợi, làm sao mà tránh khỏi ticket đây, Trời?

Đức cười an ủi:

- Thì coi nguyệt hạn, tháng nào xấu đừng đi đâu hết, nằm nhà cho chắc ăn…

- Ở Mỹ mà anh biểu đừng đi? Cái xe là 2 cái chân. Mệnh có MÃ là số phải đi, không ở yên một chỗ.. Đóng chung Không kiếp là mang họa vì đi nhiều. Ở Vn tôi đi từ Bạc liêu,Rạch giá ra tuốt tới Lào cai , Sapa. Vượt biên ghé đảo Hải nam, ở Hong kong, Philippines, qua Mỹ,đi chơi Thái lan, Nhựt, Canada, Mễ,Thụỵ sĩ, Pháp, Âu châu… Đi đâu cũng không sao, chỉ có đi ở Cali là bị hao tài .

Ba tuần sau, nhận được giấy báo ticket phạt 330$, muốn học traffic school thì đóng 383$. Thật là quá đáng. Vô ý để đèn pha mà cũng phải học traffic school để xóa điểm trong record. Gọi Đức, Đức cũng chới với, nói xin ra Tòa, năn nỉ chánh án bớt. Tôi nói:

- Mình phải trả trước tiền phạt, rồi mới được xin ra tòa cãi anh à. Nếu Tòa cho mình thắng, dismiss cái ticket, họ mới gửi “refund check” hoàn tiền lại sau. Tôi bị một lần ở tòa Los Angeles rồi.Họ bày tôi xin hoãn lại ngày ra tòa một hai tháng nữa cho cảnh sát nó quên đi, ai dè nó vẫn “show up”, kể tội mình vanh vách trước mặt chánh án, hết đường cãi.

- Tòa Santa Ana khác, tôi biết, không cần trả trước đâu. Để tôi hỏi lại chi tiết rồi cho anh hay.

Gọi Lý, bạn thầu xây cất nhà cửa ở Santa Ana. Lý nói:

- Ô, tòa án đó ở xa khu dân cư, xung quanh các lề đường đều cấm đậu xe. Anh phải đậu xa 2 ba miles, rồi đi bộ tới...

Tôi nghe thấy nản, năm xui tháng hạn, số hao tài phải đành chịu, nếu “tránh vỏ dưa” sẽ “gặp vỏ dừa” chỗ khác, muốn ký check gửi trả 330$ quách cho xong, khỏi thèm nghĩ tới nữa. Cũng không cần học traffic school cho mất công. Coi kỹ lại citation, thấy ghi có quyền xin ra tòa, sẽ không có police officer dự, bèn email hỏi ý anh Trần quốc Sỹ, tác giả VVNM, kiêm hiệu trưởng traffic school ở Huntington Beach. Sỹ trả lời:

- Anh cứ ra Tòa xin chánh án bớt xuống, sẽ được giảm tối đa đó.

Gặp Hoàng ở Anaheim, Hoàng nói:

- Em ra tòa đó 2 lần rồi, một lần bị camera ticket, ra cãi, nói “mấy photos này nguời khác không phải tui”, nói “hôm đó bạn bè mượn xe tôi lái, nhưng tôi không nhớ là ai”, nên được “dismissed”. Gần Tòa có nhiều chỗ parking công lẫn tư, chỉ tốn vài đồng, anh không cần đậu xe ở xa rồi đi bộ lai đâu.

Đức cũng gọi cho hay:

- Anh xin ra tòa xin bớt đi. Được đó, bạn tôi làm luật sư chuyên về xe cộ nói vậy. Đỡ được đồng nào hay đồng đó, tội gì.

Được mấy nguời khuyến khích, bèn lên Internet, theo website trên citation, lấy hẹn ngày giờ ra tòa. Tòa cho cái hẹn gặp chánh án 8:30 am ngày thứ tư, tại tòa án sô 700 Civic Center Drive West, phòng C 46. Bèn in số reservation ra. Check Map quest coi directions lái xe xuống đó xa gần. Thầm nghĩ sẽ phải nói những gì với ông “judge”, mang theo chứng từ gì, để thuyết phục ông ta. Nói mình “thày giáo già đã về hưu, low income, chỉ đủ ăn, xin bớt tiền phạt xuống” chắc ổng thông cảm. Nói “mắt tôi đi bác sĩ khám nói bị cườm (cataract) nên trời tối không thấy rõ, nên đêm đó, thấy phía trước tối, tưởng lầm đèn chưa bật, mới bật thêm 1 lần nữa thành ra “high beam” mà không hay”. Bỏ monthly income statement và kết quả khám mắt vô 1 folder cầm theo, phòng hờ chánh án đòi coi.

Tối thứ ba, tôi lên giường sớm để sáng dậy sớm qua Santa Ana cho kịp giờ hẹn 8:30. Vậy mà nửa khuya chập chờn tình giấc mấy lần, lại nhắm mắt ngủ tiếp, trằn trọc tới 4 giờ không ngủ đựợc nữa, lo xa sợ trễ hẹn , bèn dậy rửa mặt thay đồ rồi 5 giờ rời nhà.

Sáng sớm thiên hạ đi làm đông đen, nên kẹt trên freeway hơn 1 tiếng rưỡi, tới tòa án kiếm public parking chui vào đậu vừa đúng 7:30, thong thả tới tòa “get line” vô trong, tới trước phòng C 46 ngồi chờ. Thấy một thanh niên Phi luật tân hay Trung đông đứng đó, hỏi bị gì, nói bị camera ticket, cua trái ở ngã tư lúc đèn bật đỏ mà không biết vì bị “contre soleil” chói mắt , bị phạt 550$. Lại có một cô Viêt nam tới ngồi bên, cũng nói bị camera ticket, mới ra tòa lần đầu. Cô nói bạn cô cũng bị vậy, mà hôm nọ được chánh án dismissed dễ dàng.

Đúng 8:30, một nhân viên cảnh sát ra mở cửa cho vào, lúc đó đám dông tụ họp chờ đã lên tới 7 tám chục người, đủ các quốc tịch. Những nguời Mễ không hiểu English phải ngồi riêng các hàng ghế dài bên mặt, có 1 bà Mễ thông dịch đứng cắt nghĩa. Ai hiểu English thì ngồi bên trái và chính giữa. Bỗng ông cảnh sát hô:

- All , rise…!

Mọi nguời đứng lên, ông chánh án Mỹ xuất hiện, bước lên bục, ngồi chính giữa bàn cao, bên cạnh có ông cảnh sát và 2 cô đánh máy, ghi chép. Ông mặc áo thụng đen, tóc dày màu bạch kim, da dẻ hồng hào, trông dáng mập mạp phúc hậu làm tôi cũng đỡ lo phần nào. Ông nói một tràng dài có tới 10 phút về luật traffic phạt những ai vi phạm luật, California lúc này tăng giá phạt khủng khiếp, cao nhất nước Mỹ, vì lí do kinh tế suy thoái, và cá nhân ông không thể giúp gì nhiều được cho bà con. Ông nói ông sẽ đọc tên 1 lần 10 người lên ngồi hàng ghế đầu, rồi từng nguời nghe tên gọi, sẽ lên đứng “vành móng ngựa” trả lời ông. Ông không muốn nghe ai kể lể dài giòng, chỉ muốn nghe trả lời văn tắt chọn 1 trong 3 options này: Guilty, NOT guilty, và xin học Traffic School.

Mười người đầu lên ông giải quyết nhanh chóng. Cô Việt nam tôi quen hồi nảy không hiểu tiếng Anh, đứng ngẩn ra, nên ông cho xuống ngồi riêng 1 chỗ, chờ thông dịch VN giúp sau. Chín người còn lại toàn bị “Speeding ticket” và “Vượt đèn đỏ”, bị camera chụp, 550$ phạt. Có người nhận GUILTY ngay, ông nói “qua phòng Collection đóng tiền nộp phạt”, có người nói NOT GUILTY, ông thản nhiên “set up” ngày giờ ra tòa (TRIAl) để cãi với cảnh sát, có nguời nói “GUILTY và xin học TRAFFIC school”, ông chỉ ra Collection đóng tiền. Hầu hết không ai dám kể lể phân trần dài dòng, trừ một cô bị Camera ticket, nói không có lái xe hôm đó, mấy hình chụp đó không phải là cô, được “dismissed” ngay. Tôi ngạc nhiên sao ông không thèm dòm hình trên giấy với mặt cô để so sánh, mà lại tin ngay dễ dàng như vậy. Một cậu Mễ cao to, béo tốt ú ù 17 tuổi đứng cạnh bà mẹ, lí nhí trả lời cái gì tôi không nghe rõ. Nghe ông tòa nói, mới đoán ra cậu lái xe của cha mẹ bị police chận lại, lòi ra bảo hiểm chỉ có tên cha mẹ, không có tên cậu. Vì còn đi học không có tiền nộp phạt nên được ông “tòa” khoan hồng cho đi làm community work 10 tiếng và viết 1 bài “English essay” nộp , thay vì đóng tiền phạt..Thấy vậy, tôi cũng phấn khởi, bớt lo. Ông này nhân đức, xử cũng có tình có lý. Như vậy, mình có thể trình bày để xin giảm bớt tiền phạt.

Mười người kế có tên tôi. Khi nghe gọi tên, tôi lên trả lời ngay GUILTY cho ông vui vẻ, nhưng lật đật nói thêm liền:

- Tôi bị con mắt có cataract nên đêm đó lái xe thấy đàng trước tối quá, tưởng lầm chưa bật đèn, nên bật thêm 1 lần nữa, té ra là high-beam, vừa lúc police thấy chụp liền. Xin ông tòa làm ơn giảm bớt tiền phạt xuông cho …vì tôi đã về hưu… income thấp…

Ông nhìn tôi nói tiếng Anh lưu loát, bèn cúi coi giấy phạt, phán ngay không thèm suy nghĩ:

- 160 $, go to Collection…

Tôi mừng hết lớn:

- Thank you, Your Honor…

Vội đi ra phòng collection , nói số “citation”, trình ID, nói chánh án giảm xuông còn 160$. Cô thư ký Mễ không tin, nhấc phone hỏi lại trong Tòa. Một lúc, quay lại nói tính luôn tiền fee là 172$. Tôi ký check cái rẹc đưa cô, lây receipt, hỏi:

- How about traffic school?

- High - beam, traffic school is not required (đèn pha , không bắt học traffic school).

Thở phào nhẹ nhõm ra về. Vậy mà trong citation đòi 383 $ nếu muốn học traffic school. May mà chịu khó ra tòa xin, chứ không mất toi hơn 200 oan uổng.

Về nhà, email cho Đức và Sỹ cám ơn, khoe được bớt 1 nửa tiền phạt. Mười lăm phút sau, Đức gọi qua chúc mừng liền. Tôi nói;

- Lần đầu tiên ở Mỹ 30 năm nay tôi mới biết là nếu mình xin, sẽ được giảm tiền phạt, hồi giờ toàn là è cổ ra đóng y chang. Ba cái tòa án phạt tickets này… không lương thiện thẳng thắn chút nào, lợi dụng nguời vi phạm không rành luật lệ , phạt quá mức ấn định, ai nghèo chịu khó ra tòa xin xỏ thì mới giảm xuống, ai giàu ký check trả liền thì nín thinh hưởng, tội không đáng học traffic cũng ghi traffic school cho mình sợ bảo hiểm tăng, lo đóng thêm tiền…Như là nguời lớn gạt con nít vậy.
Đức nói:

- Anh nói không sai. Anh biết không, tôi chỉ anh cái này, lần sau biết đường cãi, ai bị camera ticket nếu hình in không rõ, có quyền ra tòa cãi là không phải đúng hình mình, họ dismiss liền. Mình nhận giấy phạt vì mình là chủ xe mang bảng số đó, nhưng người lái phạm luật bị chụp thì nguời ấy bị lỗi, mình chỉ cần bình tĩnh nói không nhớ đã cho ai mượn xe, họ không có quyền làm gì mình hết. Chánh án có nổi giận đập bàn mắng mình “cho mượn xe mà sao không nhớ?”, mình cứ ngậm miệng ăn tiền, là thắng. Thứ hai, theo luật, camera phải chờ đúng 3 giây mới được chụp, mới hợp lệ, chính xác, dưới 3 giây mà đã chụp là hình đó không đúng, mình có quyền đem “Luật camera” ra chất vấn. Anh để ý coi bên dưới hình có ghi thời gian chụp, con số 2.30 , 2:45…hay 3” ở duới mỗi tấm hình. Thứ ba, camera chụp 1 thời gian hay bị hư, nếu mà camera chưa chỉnh sửa lại sau 6 tháng là không chính xác, mình có quyền yêu cầu Tòa điều tra coi camera được xử dụng đã quá 6 tháng chưa, hay còn trong vòng 6 tháng. Nếu quá 6 tháng thì camera đó không đáng tin cậy nữa, còn trong vòng 6 tháng thì mới chịu phạt. Chánh án có trách nhiệm phải hoãn lại, giao cho Ban kỹ thuật điều tra độ chính xác của camera theo yêu cầu của mình. Thứ tư, cái citation in hình mình lái bị camera chụp, phải có chữ ký bằng mực của người lo phần kỹ thuật in hình ký mới có giá trị, chứ chữ ký bằng con dấu, hay chụp lại, không có giá trị.

- Sao anh rành luật xe cộ quá vậy?

- Hồi đó tôi học Luật 3 năm mà…Tính ra làm luật sư cãi cho các vụ nhà cửa bị nhà bank xiết, giúp nguời thất nghiệp, nghèo..nhưng sau đổi ý, bỏ học qua ngành kỹ sư. Anh không biết, chứ tôi có nhiều bạn luật sư lắm. Anh biết chuyện O J Simpson giết vợ mà được trắng án 10 năm trước không?

- Biết. Nghe nói chánh án sợ bị mang tiếng kỳ thị kết án Mỹ đen, lại không tìm ra bằng chứng rõ rệt, nên tuyên bố hắn trắng án.

- Không phải đâu. Simpson vô ý bỏ lại cái găng tay trên hiện trường, sau khi bóp cổ con vợ. Đó là bằng chứng duy nhất công tố viện có thể buộc tội hắn. Luật sư bảo vệ hắn, quá tinh ranh quỷ quyệt, nghĩ ra cách chạy tội cho thân chủ bằng cách chứng minh cái găng không vừa bàn tay Simpson, nên không phải găng của Simpson, mà là của nguời khác. Luật sư đó vô tù thăm Simpson, chỉ khuyên 1 câu,” anh cần phải ăn cho nhiều muối vô trong mỗi bữa ăn”…vậy mà Simpson thoát tội, trả cho luật sư đó 10 mấy triệu đô…

- Ăn muối cho tay chân sưng phù ra, bàn tay to thì xỏ vô cái găng không lọt…Thật là cha luật sư đó quá khôn, vừa giỏi luật, vừa giỏi y khoa nữa, ghê thật. Nhưng nghe nói Simpson bây giờ cũng nghèo mạt, ở tù vì chuyện gì đó nữa..Thiên bất dung gian. Lưới Trời lồng lộng…

- ANh biết nó ở tù vì chuyện gì không? Nó bị một tụi nọ “gài bẫy”. Tụi này nghe đâu do cha của Nicole, vợ cũ nó, âm thầm mua chuộc tìm cách hại Simpson để trả thù cho con gái. Tụi này vô nhà nó ở Cali, ăn cắp mấy cái trophy thể thao hồi còn học đại học, đem qua Nevada mướn hotel chuẩn bị triễn lãm bán đấu giá …..Simpson nghe được, sai bộ hạ lẻn vô phòng hotel trước, trói gô bọn đó, khóa cửa phòng lục tìm trophy , rồi mới vào sau . Vừa lúc đó, cảnh sát nằm phục kích sẵn, ùa ra tóm cả bọn bắt nhốt, đưa ra tòa. Mặc dù là đồ của nó bị ăn cắp, nhưng ở Nevada, ban đêm ”break in” phòng nguời ta, khóa cửa trói người là bị tội nặng lắm, giam từ 6 đến 14 năm .

- Công nhận luật nhân quả quá hay. LÀm ác, có thể lọt lưới người đời, chứ không thoát khỏi lưới Trời.

- À, còn cái này nữa. Khi tới ngã tư đèn vàng, anh đang chạy thẳng, hay cua, mà thình lình chuyển đỏ, camera chụp, kêu ra tòa phạt, đó là moving violation, mình có lỗi, nhưng nếu thấy trong hình, cái mũi xe , hay bánh trước xe anh, đã get off (ra khỏi) đường vạch phấn trắng trên cùng của 2 cái vạch của lane bộ hành băng qua đường, là anh thắng. Lý do lúc đó anh không thể lùi lại được nữa, lùi thì đụng xe sau, phải chạy tới luôn . Như vậy, đèn đỏ sẽ tha thứ anh. Không phải luật thương gì anh, mà chính là thương cho tài xế xe sau anh, vì an toàn cho xe sau thôi. Lên mạng coi video clip, sẽ biết mũi xe mình ló qua khỏi vạch lane bộ hành chưa. Nếu qua khỏi rồi, có bằng chứng rồi, thì cứ mạnh miệng cãi .

- Hay quá ha… Nhưng Trời ạ, mấy ai được học luật như anh mà biết những chuyện lắt léo như vậy để cãi chánh án, xưa nay toàn è cổ ra cho Tòa chém… Luật lệ do con nguời đặt, cũng do chính con nguời áp dụng, du di, nên chi nó cũng tương đối, bất toàn như mọi thứ trên đời này.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
07/04/202414:04:21
Khách
Biển số xe của bạn mình năm rồi đem đi cho người ta Sơn trắng đen nên bị cảnh sát tịch thu và đã đóng tiền phạt rồi nay lại bịt phat nữa tại vì bạn ấy đem dan biển số đen vàng bây giờ phải đợi ra tòa tôi lo quá cho xin ý kiến
16/08/201817:30:39
Khách
Nếu cần xóa ticket xin hãy vào https://xoatickets.com/ hoặc gọi (714) 888-5122
24/08/201622:02:14
Khách
Toi bi ticket co sigh only toi co ra toa cai duoc khong ? Xin cho toi y kien
06/11/201216:31:15
Khách
Bạn tôi nói chỉ có LOS ANGELES mới bỏ luật phạt camera ticket,nhưng vẫn không tháo gỡ cameras, còn các thành phố khác của Cali vẫn còn áp dụng.
18/10/201200:49:18
Khách
Hello chu Chuong,
Phai chi ma cháu biết luật này vào năm 2007, cháu đã không mất 550$ bị camera chụp lúc quẹo trái :(
23/10/201217:30:56
Khách
Nghe nhiều người nói, Cali không còn phạt về vụ camera chụp hình này nữa, không hiểu tin này đúng hay là vẫn phải ra Toà xin dimiss như là TG. PHC viết. Ai thông thạo xin cho biết. Cảm ơn.
17/10/201201:05:05
Khách
Gửi anh Kim QUan,

Cung Nô bộc tôi có Âm duơng xuơng khúc + tả hữu+ khôi việt +hồng tấu+ thiên quan đuọc Cơ Cự miếu địa ở Mão Dậu chiếu lên.
14/10/201207:23:50
Khách
HAY!
13/10/201222:07:52
Khách
Rất hữu dụng cho các tài xế người Mỹ gốc Việt nhất là các bác tài phải làm việc bằng xe như giao hàng,chuyên chở...

Thật tình mà nói không phải thu nhập thấp hay muốn gian lận (như trường hợp bị phạt mà cứ cãi là cho ai mượn xe chứ không phải mình tự lái ) nhưng nhớ lại lúc còn bé,những khi bị cha mẹ rầy la,trách phạt...thường thì chí ít mình cũng có điều kiện phân trần,trình bày tự sự...huống chi là ở ngoài đường bị mấy "quan chi phụ mẫu-police"phạt...tức tưởi vầy !Không phân trần thì ấm ách biết thuở nào nguôi...

Cũng may tác giả có bạn quý hiểu biết tường tận lại ân cần chỉ vẽ.

Chắc cung Nô bộc có Quan,Quý phải không ông.

(Tôi ghiền Tử vi lắm mà trình độ cỡ mới.... đi Kindergarten thôi,đánh hơi Tử vi thì mắt sáng như đèn.)

Cám ơn một bài học vô cùng thực dụng cho cộng đồng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến