Hôm nay,  

Nháy Mắt Với Trăng

23/09/201200:00:00(Xem: 241717)
viet-ve-nuoc-my_190x135Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”

Biển trong những đêm trăng tròn là một trong những tác phẩm hoàn thiện nhất của Thượng đế. Cái đẹp của biển vừa dịu dàng, vừa vĩ đại. Cái đẹp có một không hai đó được ánh trăng tròn đêm mười sáu âm lịch trang điểm thì nhìn hoài không bao giờ chán, vì càng thấy rõ cái đẹp thiên nhiên vượt trội tất cả công trình kiến trúc nhân tạo.

Lớn lên ở miền "thùy dương cát trắng” Nha Trang, những đêm trăng tròn thời còn ở Trung học, chúng tôi thường kéo nhau ra bãi biển ngắm trăng, thả hồn mơ ước đủ thứ chuyện trên đời. Mặt trăng dễ thương và hiền dịu hơn mặt trời vì mắt thường có thề nhìn thẳng vào trăng. Chúng tôi thường ngồi gần chỗ tiếp giáp biển và cát để cảm thấy mình đang ngồi giữa biển trời bao la. Những đêm mùa hè trời trong, mặt trăng tỏa ánh sáng xuống , mặt biển như được dát vàng, đẹp không bút mực nào tả được.

Có lần cả nhóm đang ngồi bên mấy chiếc xe đạp cũ đã bạc màu, im lặng nhìn trăng, một em bé khoảng 10 tuổi đến mời chúng tôi mua đậu phụng luộc. Lúc đó vào khoảng đầu thập niên 80, thời điểm khốn khó nhất về cả vật chất lẫn tinh thần của người dân miền Nam sau chiến tranh, học trò Trung học thường không có tiền, cả bọn vét cả túi quần lẫn túi áo mua giúp em mấy lon đậu phụng còn lại trong cái rỗ hàng cũng nhỏ như em. Em bé thấy chúng tôi chăm chú nhìn trăng, lại bán hết hàng nên cũng ngồi bệt trên cát cạnh chúng tôi, trở thành "một tín đồ" mới của biển và trăng. Khuôn mặt với đôi mắt sáng thông minh, còn nét ngây thơ mặc dầu phái sớm ngược xuôi kiếm sống, rạng rỡ dưới ánh trăng, gật gù đồng ý với chúng tôi:

- Nhìn kỹ thấy trăng tròn đẹp thiệt !

Chúng tôi mời em cùng ăn đậu phụng luộc, em khéo léo từ chối :

- Các anh chị ăn đi, ngày nào em cũng luộc đậu đi bán, ngửi thấy mùi đã ngán !

Chúng tôi "đe dọa" nếu em không ăn đậu sẽ không cho em ngồi cùng "hội ngắm trăng rằm" của chúng tôi. Có lẽ cũng bị chinh phục trước biển và trăng, hay vì đi bộ bán hàng cả buổi đã mỏi chân, em vui vẻ ngồi ăn đậu phụng luộc. Chúng tôi thưởng thức vị ngọt bùi của đậu bằng miệng và thưởng thức vẻ đẹp thanh thoát của trăng bằng mắt.

Đó là một đêm đầu mùa hè, trời trong vắt, trăng lên cao, chừng như cũng mỉm cười với bầy con nít chưa đến tuổi "em ước mơ mơ gì tuổi mười lăm, tuổi mười sáu." nhưng đã có sự khôn ngoan đi trước tuổi đời như trái cây còn xanh bị hái sớm đem vùi vào thùng gạo để phải chín sớm.

Ngồi nhìn trăng rất lâu từ lúc trăng mọc lên từ từ nhô lên như trồi lên từ biển đến lúc trăng lên cao, chúng tôi nghĩ đủ thứ về trăng, từ chị Hằng và chú Cuội trong huyền thoại Tết Trung thu, đến nhà khoa học Neil Amstrong, người Mỹ, phi hành gia của phi thuyền Apollo 11, người đầu tiên đặt chân lên mặt trãng, ngày 21 tháng 7 năm 1969. với câu nói nổi tiếng cả thế giới

"Đó là một bước nhỏ của một người nhưng là một bước tiến vĩ đại cho nhân loại"

Lúc đó chúng tôi chỉ biết câu nói lẫy lừng của ông Amstrong, người có tài năng và diễm phúc đặt chân lên mặt trăng đẹp huyền ảo, dịu dáng.

Sau này, sống ở Mỹ, tìm hiểu về những hoạt động của NASA (National Aeronautics and Space Administration) , tôi mới biết và học hỏi thêm ở ông Neil Amstrong nhiều điều.

Chẳng hạn ông là một nhà khoa học giỏi, nổi tiếng, nhưng rất khiêm nhường, không muốn sống trong vùng danh lợi lao xao của đám đông. Mọi người đều nhận ra cá tính đáng quý này, vì vậy trong phi hành đoàn ba người cùa Apollo 11, NASA đã chỉ định ông Amstrong là người bước ra và đặt bước chân đầu tiên trên mặt trăng tháng 7 năm 1969.


Chẳng hạn ông có bằng lái máy bay khi ông mới 16 tuổi, trước cả lúc ông có bằng lái xe. Chẳng hạn ông cũng là một hướng đạo sinh kỳ cựu, đã mang theo huy hiệu hướng đạo thế giới theo với ông trong chuyến du hành nổi tiếng cùa phi vụ Apollo 11.

Chẳng hạn ông cũng yêu biển như yêu không gian và đã có thời phục vụ qua vai trò một phi công trong Hải quân Mỹ trước khi trở thành nhân viên của NASA.

Ông qua đời ngày 25 tháng 8 năm 2012 tại quê nhà, tiểu bang Ohio, ở tuổi 82 để lại sự ngưỡng mộ và thương tiếc cho cả triệu người trên thế giới, nhất là những người biết về phi vụ Apollo 11.

Theo ước nguyện của ông, thân xác của người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng được hỏa thiêu và tro tàn đã được rải ở biển Đại Tây dương với nghi thức thủy táng trang trọng từ một chiến hạm của Hải quân Mỹ vào một ngày cuối hè đầu thu, chắc là để phi hành gia vẫn được "thấy" trăng ít nhất là vào mùa trời trong, biển lặng.

Thay mặt người quá cố, gia đình ông đưa ra thông báo:

"Với những người hỏi là họ có thể làm gì để vinh danh Neil, chúng tôi chỉ có yêu cầu đơn giản: trân trọng, noi theo những đóng góp của ông cho ngành không gian; và lần tới khi bạn bước ra khỏi nhà trong một đêm trời trong, thấy mặt trăng nhìn xuống mỉm cười với bạn, hãy nghĩ tới Neil và nháy mắt với ông"

Chắc chắn là tôi sẽ làm được những điều đó, sẽ luôn trân trọng những đóng góp cho khoa học, đặc biệt là ngành không gian, của Neil Amstrong từ lúc ông còn là một phi công trẻ trong Hải quân Mỹ, đến lúc là một phi hành gia, rồi là một giáo sư dạy ở phân khoa kỹ thuật không gian trường University of Cincinnati, Ohio; sẽ cố gắng luôn luôn sống khiêm nhường như ông (tương tự kiểu sống "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ " của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm). Mỗi lần có dịp thấy trăng, dù từ cửa sổ nhà hay qua cửa kính xe, tôi sẽ nháy mắt với trăng vài lần tưởng như mình đang cúi chào ông Neil Amstrong, và chào cả sự chịu đựng hồn nhiên, dễ thương đến tội nghiệp của một em bé Việt Nam bán đậu phụng luộc có cặp mắt thông minh ở bãi biển Nha Trang năm nào.

Thời gian còn ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, thỉnh thoàng tôi vẫn mon men ra bãi biển ngắm trăng, trăng mười sáu vẫn tròn, vẫn đẹp, thời tiết cũng là thời tiết nhiệt đới, nhưng biển trời Mã Lai hình như không có hồn như biển trời quê hương. Cũng như bây giờ, ven biển California vẫn là Thái bình dương nhưng Thái bình dương ở Bắc Mỹ lạnh cóng quanh năm không ấm như Thái bình dương ở Đông Nam Á, nên chúng tôi không còn thú ngồi hàng giờ ở bãi biển ngắm "đèn trời" vào những đêm trăng rằm .

Tuy vậy “tình yêu” của tôi với trăng vẫn còn nguyên. Nên có những đêm trăng rằm mùa hè, tôi vẫn lái xe về phía hướng trăng mọc ít nhất cũng năm, bảy dặm, và cẩn thận chạy ở những con đường nhỏ , lane bên phải, để có thể thả gẩn hết tâm hồn vào trăng mà không làm phiền người lái xe phía sau. Tôi còn cẩn thận lau kính xe bằng chất lỏng Windex cả bên ngoài lẫn bên trong để có thể nhìn trăng rõ ràng, thấy được cả những chấm đen đồi núi trên hành tinh dễ thương này.

Rất ngưỡng mộ phi hành gia Neil Amstrong, sau khi ông mất, chúng tôi có thêm lý do để yêu trăng và không bỏ lỡ dịp ngắm trăng vào mùa trời trong, "Chị Hằng" không bị mây che.

Trung thu năm 2012, chưa đến 49 ngày kể từ khi ông Amstrong mất, tôi sẽ nhìn trăng lâu hơn, tường nhớ đến người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, nhớ đến "mối tình chung" của chúng tôi với biển và trăng. Và chắc là tôi sẽ "nháy mắt" nhiều lần với Neil Amstrong, với trăng, và cả với biển trời Nha Trang yêu dấu...

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
23/09/201212:59:22
Khách
Thiệt là dễ thương, lãng mạn vầng trăng kỉ niệm, vầng trăng hiện hữu cho đời còn mãi những vẻ đẹp của thiên nhiên,cuộc sống. Xin cảm ơn TG viết cho ta thêm một lần nữa yêu trăng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,212
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.