Hôm nay,  

Ở Đâu Cũng Chỉ Một Vầng Trăng

19/09/201200:00:00(Xem: 257274)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Bài mới nhất của ThaiNC là viết về vầng trăng, nhân mùa trung thu đang dần tới.

Tôi không nhớ rõ lắm là khoảng năm 1988 hay 89 gì đó, Thiền Sư Nhất Hạnh từ Pháp qua Cali, và có một buổi thuyết pháp tại trưòng đại học San Jose State, thuộc thành phố San Jose nơi tôi cư ngụ. Đề tài sư ông sẽ thuyết giảng là sự tĩnh thức và điều hoà nhịp thở.

Một ngưòi quen trong sở làm rủ cùng đi. Tôi từ chối liền. Chị Hoàn ấy hỏi tại sao? Muốn tìm hiểu đạo Phật thì đây là dịp hiếm có một thiền sư danh tiếng từ nơi xa xôi đến, đâu phải khi nào cũng có.

Nhưng tôi vẫn khăng khăng, và không ngần ngại gì nói cho chị ấy biết cái “bất mãn” của tôi với thiền sư.

Là một Phật tử, khi nào tôi cũng kính trọng đạo pháp và kiến thức uyên thâm của thiền sư, nhưng tôi lại không đồng ý với quan điểm và những hoạt đông chính trị của thiền sư trước kia.

Chị Hoàn đó nói với tôi rằng “Thái ơi, nếu có ai chỉ cho Thái vầng trăng, thì Thái hãy theo vầng trăng đó thôi. Còn ngón tay ai chỉ đâu cần biết đến làm gì?” Tôi dại quá cứ tưởng đó là ý của chị ấy dạy khôn mình nên vẫn một mực từ chối, lại còn mỉa mai thêm mấy lời nữa chứ!

Tôi không đi hôm đó, để chị ấy phải đi một mình.

Tuy tình bạn của chúng tôi không vì vậy mà sứt mẻ. Câu chuyện về buổi thuyết giảng của thầy Nhât Hạnh, tôi và chị đều không nhắc đến nữa.

Cuộc đời bèo giạt mây trôi. Tôi và chị Hoàn ai rồi cũng có phận nấy. Chúng tôi mất liên lạc lâu lắm rồi từ dạo ấy. Câu chuyện tưởng đã vào quên lãng.

Một hôm vợ tôi mang quyển kinh Phật về nhà để trên bàn. Tôi tẩn mẩn giở ra xem và vô tình mở ngay đúng chương nói về “Ngón Tay Chỉ Trăng” này. Đọc xong mới vở lẽ ngày ấy chị Hoàn đã mang điển tích kinh Phật để dẫn chứng và chỉ điểm cho tôi, nhưng tôi đã vô minh. Tôi xét đoán một nhà tu hành dưói đôi mắt chính trị chủ quan và đầy mâu thuẩn cuả cuộc đời nên chỉ mới thấy ngón tay đã để cho mình bị cuốn hút, chưa kịp nhìn tới vầng trăng.

Tôi hối hận và cảm thấy mắc cở quá. Vợ thấy lạ hỏi tại sao. Tôi kể lại câu chuyện. Nàng vổ vai an ủi “ Không phải vô minh, mà là chưa đủ duyên đó thôi. Ngày đó chị Hoàn không giận anh chắc là thấy anh còn nhỏ, và chưa đủ duyên mà thôi”.

Rằm tháng Bảy, tôi về chùa dự đại lễ Vu Lan và nghe thuyết pháp. Đại Đức trụ trì có đoạn nhắc đến sự tích ngón tay chỉ trăng này. Ký ức cũ lại kéo về. Với triết lý của đạo Phật, chỉ một chữ duyên thôi, tôi hãy còn mịt mờ, và vẫn chưa thấu đáo thế nào là hữu duyên hay vô duyên, minh hay vô minh…chỉ biết rằng tôi rất mong đưọc gặp lại chị Hoàn lần nữa để bày tỏ đôi lời.

Chị Hoàn đó và tôi có lẽ đã hết duyên, nhưng với trăng thì tôi lại còn duyên lắm, cho nên một lần đã gặp được trăng.

Nói đến trăng, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến ông Lý Bạch, nhà thơ nổi tiếng như cồn bên Tàu cách nay cả hơn một ngàn năm có dư, và được tôn sùng là nhà thơ số một từ trước tới nay của Trung Hoa. Thơ ông hay làm sao, thật tình tôi chưa hân hạnh đựợc thưởng thức, nhưng ông chết thế nào thì tương truyền rằng một hôm ông đang đi thuyền uống rượu trên sông bỗng thấy bóng trăng phản chiếu xuống dòng nước đẹp quá, sẵn hơi men, ông nhảy ùm xuống nước để ôm trăng và ngủm.

Mỗi lần nghe câu chuyện trên, tôi vẫn cười tự hỏi không biết ông Lý Bạch đã để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ, và ngày nay biết còn được mấy người có thể nhớ trọn một bài thơ nào đó của ông. Nhưng chính cái chết của ông lại được thi vị hoá thành một huyền thoại và lưu truyền rộng rãi mãi cho đến bây giờ. Tôi thì tôi cho rằng bữa đó ông xỉn quá ngồi trên thuyền không vững nên bị tai nạn té xuống nước, và xui một điểm là nhà thơ không… biết bơi, nên đành lặng lẽ trôi theo khóm lục bình. Vậy thôi. Trăng thì cứ nhìn lên trời thấy nó sáng chói, rõ ràng mới đẹp chứ đợi nó in hình dưới nước thì đâu có gì đẹp? Tôi lấy thí dụ bạn muốn ngắm một người đẹp thực sự bằng xương bằng thịt trước mặt mình, hay nhìn cô ta trong gương vậy?

Vậy đó mà những cơn mưa bão thổi qua Cali mấy ngày qua đã làm tôi suy nghĩ lại. Không chừng ông Lý Bạch quả đúng như tương truyền, ông ấy nhảy xuống sông để ôm trăng mà chết thiệt.

Hôm kia, không hiểu vì lý do gì tôi ra vườn sau nhà vào buổi tối. Mưa đã tạnh, nhưng hậu quả của mấy ngày mưa dầm dề đã làm nước ngập một cái vũng trong vườn nhà tôi, khá lớn, độ gần một mét đường kính. Nếu không nhờ mấy cơn mưa lớn vừa rồi tôi cũng không biết vườn nhà mình có một chỗ hủm để nước có thể tụ lại thành vũng trông như một cái ao tý hon vậy. Nhưng điều làm tôi thích thú nhứt là ở ngay giữa ao là nguyên một vầng trăng. Đúng vậy. Mưa tạnh, mây tan, và trăng lại hiện trên cao. Trăng rằm vành vạnh chói sáng cả bầu trời sau cơn mưa,và in trọn vẹn xuống …cái ao vườn nhà tôi.

Trăng đẹp. Chúng ta có ai không một lần trong đời nhìn trăng trên cao và tấm tắc khen là nó đẹp. Đã biết bao nhiêu giấy bút, thi văn, thần thoại xuất xứ từ trăng lưu truyền từ ngàn xưa và sẽ mãi đến ngàn sau. Tôi cũng vậy. Thỉnh thoảng, thường là những ngày rằm, tôi có khi tình cờ nhìn vầng trăng chiếu sáng trên bầu trời và cũng tấm tắc khen nó… đẹp. Chỉ vậy thôi. Nữa phút là nhiều lắm. Nếu lúc đó có ai hỏi trăng đẹp ở chỗ nào thì đành cười trừ.


Hôm nay cũng vậy. Tôi cũng nói là vầng trăng trên trời thật đẹp. Đẹp ở đâu? Không biết. Nhưng vầng trăng ở trong vũng nước ngay trước mặt tôi thì khác. Tôi sẽ không ngần ngại gì mà trả lời rằng trăng đẹp vì hình như là nó có hồn. Hồn Trăng.

Có sự khác biệt rõ ràng giữa hai vầng trăng. Trăng ở trên trời thì xa xôi diệu vợi, còn vầng trăng dưói đất trước mặt tôi thì nó gần gủi làm sao, thậm chí tôi có thể lấy tay đụng nó được. Trăng trên cao thì bất động vô tri, còn trăng ở đây thì đang chuyển mình theo từng gợn sóng lăn tăn mỗi khi có cơn gió thổi qua làm cho tôi có cảm tưởng như trăng đang múa. Một cảm giác man mác, thanh thản chạy khắp cơ thể làm tôi rùng mình với ý nghĩ này. Trăng trên trời là của chung nhân loại, còn vầng trăng này là của riêng tôi. Của tôi mà thôi. Trong một khoảnh khắc mấy giây thôi, tôi có cảm giác như thế giới chung quanh mình bỗng nhiên ngừng đọng; chỉ còn vầng trăng trước mặt đang lã lướt uốn mình trong một vũ điệu nghê thường nào đó, và tôi là khán giả duy nhứt được chọn để thưởng thức.

Tôi ráng đứng thật yên tận hưởng những giây phút kỳ diệu này, vì một đám mây đang dần kéo đến xâm chiếm và che dần vầng trăng của tôi. Tôi tiếc lắm nhưng không làm gì được. Tôi linh cảm là những cảm giác vừa qua có thể là cơ hội duy nhứt trong đời. Trăng thì bao giờ cũng còn, và nước thì ở đâu cũng có, nhưng phải đợi đến bao giờ cảnh và tình mới có thể kết hợp một cách hài hòa và sống động trong tôi như vậy nữa?

Và tôi bỗng nhớ tới ông Lý Bạch. Họ nói ông thấy trăng dưới nước đẹp quá bèn nhảy theo xuống. Cũng có thể lắm. Tôi chỉ là một hậu sinh tầm thường mà bỗng nhiên cũng có vài giây xuất thần như vậy thì với công lực cao siêu của ông Lý Bạch, có lẽ ông không những thấy trăng đang muá vũ khúc Nghê Thường, mà chắc là ông còn thấy cả Hằng Nga Tiên nữ trong đó nữa nên ông nhào xuống ôm là phải rồi.

Trở lại cái vũng nước sau vườn.

Tôi vẫn còn tiếc nuối vầng trăng của tôi nên nấn ná chờ cụm mây đi qua. Quả nhiên chỉ vài phút sau sự nhẫn nại của tôi đã được bồi đáp. Trăng lại xuất hiện một lần nữa, trong veo vẻo giữa cái ao. Nó cũng uốn mình lăn tăn theo từng gợn sóng. Tôi mừng lắm, nhưng rồi lại thất vọng ngay vì quả nhiên là không còn tìm lại được cảm giác như lúc nảy nữa. Trăng vẫn đẹp, nhưng tôi không còn cảm được cái hồn của nó nữa. Tiếc quá !

Có một đoạn thơ xưa như vầy:

Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy

Chàng ở đầu sông, thiếp ở cuối sông. Nhớ nhung, nhưng không thể gặp mặt; hãy cùng nhau uống nước sông Tương.

Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là bốn câu trong bài thơ Trường Tương Tư. Bài thơ khá dài nhưng đây là bốn câu độc đáo và được trích đọc nhiều nhứt. Chuyện xưa kể rằng có nàng Lương Ý Nương nhà ở bên bờ sông Tiêu Tương vừa đẹp lại vừa hay chữ. Ở trọ nhà nàng có thư sinh tên là Lý Sinh. Một đêm Trung Thu trăng tròn, hai người cùng thưởng trăng, tâm đầu ý hợp và thương yêu nhau. Cha của nàng không đồng ý cuộc tình nên đã đuổi Lý Sinh ra đi thật xa. Nàng Ý Nương ở lại nhà bên bờ sông Tương, thương nhớ người tình mà cảm tác ra bài Trường Tương Tư này.

Phải chi ngày đó có ai nói cho họ biết rằng không phải chỉ có nước sông Tương mới là cái chung của họ. Còn vầng trăng trên trời nữa chi? Dù có cách xa nhau ngàn dặm sơn khê thì vầng trăng kia cũng chỉ một. Hai người chỉ cùng nhìn lên trăng mà tâm sự thì cũng vơi đi nỗi niềm.

Nhưng rồi họ lại nói rằng trăng kia có cả…ngàn cặp tình nhân khác cùng nhìn và cùng tâm sự như họ thì đâu còn gì là riêng tư. Được thôi. Muốn riêng tư thì có riêng tư.

Dù chàng có ở đầu sông nàng ở cuối sông , thì nơi nào cũng phải có những vũng nước như vũng nước sau vườn nhà tôi, phải không? Vậy thì chàng và nàng cứ ra sau vườn, mỗi người một vũng, đợi trăng lên cao in bóng xuống nước, thế là mỗi người đã có một vầng trăng riêng mặc sức mà tâm sự. Và điều tuyệt vời nhứt là bây giờ trăng đang ở gần ngay trước mặt. Hai người có thể đặt tay lên và nhờ ánh trăng làm cầu đưa lên gặp nhau trên Cung Quảng.

Thi sĩ Tản Đà của chúng ta trước đây cũng có một câu Lục Bát độc đáo:
Ai mang cho khói lên trời
Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly.

Làm người thì phải biệt ly, nhưng hội ngộ thì lại tùy duyên. Nếu có duyên, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp lại nhau ở những khúc rẻ cuộc đời.

Nhưng nếu lỡ vô duyên?

Giữa thời đại Email, Facebook…như bây giờ, dù xa xôi muôn dặm, tìm gặp nhau không phải là vấn đề khó khăn gì. Biết vậy, nhưng nhân loại đâu phải ai cũng có phương tiện đó? Tuyệt đại đa số vẫn không. Vậy muốn tìm đến nhau thì làm sao?

Xin hãy gởi tình qua ánh trăng.
Bởi vì, dù ở phương trời xa xôi cách biệt nào, ở đâu chúng ta cũng chỉ một vầng trăng.
Đêm nay, dưới ánh trăng thanh bình của xứ người, xin gởi tình tôi về bên kia bờ đại dương, qua những xóm làng, đến những dòng sông...

Trăng rơi rơi tỏa ngập bờ đê.
Có người quảy gánh cuối đường quê
Nghiêng vai bóng đổ chân đều bước
Sương khuya trắng phủ mái tóc thề.

Tôi về từ nghìn dặm sơn khê
Theo trăng dừng bước cạnh bờ đê
Đôi dòng viết vội treo đầu gánh
Gánh trăng cô gánh cả thơ về

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
26/09/201203:34:16
Khách
Rất hân hạnh đựoc cùng Mimi và bạn Kim Quan thưởng trăng.
Chúc một mùa Trung Thu thật đẹp.
20/09/201223:54:00
Khách
A! Sống trong xã hội vật chất xa hoa như nước Mỹ mà tâm cảm được một vầng trăng như tác giả thật hiếm có vô cùng!

Khí vị Thiền tông trong bài thật nhẹ nhàng mà thanh thoát quá!

Cám ơn vầng trăng trác tuyệt;chỉ thoáng phút giây đã đưa tác giả và cả chúng ta đến những giây phút thoát tục hiếm có.
19/09/201215:19:00
Khách
Cảm ơn bài viết rất hay của Chú, ngồi ngắm trăng một mình thật yên tĩnh và thoải mái nhưng nếu có người tri kỷ cùng uống trà, cafe tâm sự thì tuyệt biết bao. Lâu lắm cháu không để ý đến trăng, nhưng khi đọc bài viết này của Chú, cháu sẽ tận hưởng cảnh thơ mộng ngắm trắng dưới hồ. Vợ Chồng cháu rất thích đọc những bài viết của Chú. Chúc Chú sức khỏe , hạnh phúc và mong đọc nhiều bài mới của chủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến