Hôm nay,  

Duyên Anh Tình Em

08/09/201200:00:00(Xem: 209747)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.

Cả tuần nay, khoảng chừng năm giờ chiều khi tôi sửa soạn đóng cửa văn phòng đi về thì một phụ nữ trẻ, người My, dẫn hai đứa bé, một gái, một trai, cả hai đều giống con lai đi ngang qua văn phòng tôi. Tôi chào hỏi qua loa, nháy mắt mỉm cười với hai đứa bé rồi ra về. Văn phòng của tôi nằm gần thang máy trên lầu thứ năm của bệnh viện nên người qua kẻ lại thăm viếng thân nhân là chuyện thường.

Một bữa tôi đi họp về sớm, khi trở lại văn phòng thì thấy người đàn bà đã đứng đó với hai đứa bé, trên tay bà ta cầm một cái khay nhựa lớn bọc giấy bạc bên ngoài. Dường như bà ta có ý chờ đợi tôi nên khi tôi đến mở cửa văn phòng thì bà ta cười tươi tiến tới và nói:

- Tôi làm chả giò biếu nhân viên của cô vì họ tận tụy săn sóc cho Mimi.

Nói xong bà ta mở tấm giấy bạc, trong khay đó sắp thứ tự những cuốn chả giò vàng rực, thơm ngát và bà ta mời tôi nếm thử. Tôi lịch sự từ chối nhưng lại khen:

- Bà học ở đâu mà làm chả giò khéo qúa vậy?

Bà ta nhoẻn miệng cười:

- Tôi lấy chồng Việt Nam nên món gì cũng làm được hết

Bây giờ tôi mới hiểu sao hai đứa bé kia có làn da mịn màng màu hơi ngăm ngăm ửng hồng, đôi mắt tròn xoe đen lánh, và mái tóc mày hung hung nâu. Hai đứa bé chừng bốn năm tuổi và có những nét xinh đẹp giống nhau. Nhìn hai đứa bé dễ thương tôi buột miệng:

- Hai cháu xinh xắn qúa

Người đàn bà trả lời rất tự nhiên:

- Ba của chúng nó rất đẹp trai cô ạ

Đúng là người Mỹ, họ ăn nói rất thật tình. Tôi nhìn kỹ người đàn bà trước mặt, bà ta có lẽ chừng ngoài ba mươi, vóc dáng mảnh mai với mái tóc vàng óng ả buông ngang vai, khuôn mặt đẹp như Delena, cô ca sĩ có một dạo hay hát trên Thuy Nga Paris. Tôi lại khen:

- Gia đình bà như vậy qúa hoàn toàn.

Tôi bất chợt bắt gặp một nỗi muộn phiền trong đôi mắt xanh biếc khi bà ta thở dài:

- Nếu Mimi được khỏe thì chúng tôi thật là hạnh phúc.

Tôi đoán Mimi là một trong những bệnh nhân đang nằm trên lầu của tôi làm, mới chợt nhớ ra nãy giờ mình chưa hỏi thăm gì về người nhà của bà ta hết. Tôi lật đật hỏi tới:

- Xin lỗi bà, cô Mimi đang nằm ở phòng nào?

Bà ta xua tay:

- Xin cô cứ gọi tôi là Melissa. Mimi nằm phòng 554, Thôi xin phép cô tôi đưa hai cháu vào thăm vì mấy ngày nay Mimi nằm trong phòng nóng (hot room) nên chúng tôi chỉ đứng ngoài không vào thăm được. Hôm nay thì điều trị xong rồi nên hai đứa bé chắc rất mừng khi được ôm Mimi.

À thì ra thế, thân nhân của Melissa nằm trong cái “phòng nóng” đó. Thường thì tôi hay đi thăm viếng và theo dõi những bệnh nhân hằng ngày, nhưng lại hay tránh những “phòng nóng” vì sự giới hạn tiếp xúc trong khi bệnh nhân đang chữa trị. Tôi cám ơn Melissa đã nhớ tới nhân viên của tôi và làm cho họ món ăn đặc biệt này. Tôi cũng đưa cho Melissa tấm business card và dặn là nếu cần gì cứ cho tôi biết, và cũng hứa là hôm sau sẽ trở lại thăm Mimi.

Tôi cầm khay chả giò đi vào phòng giải lao của nhân viên và không cần giải thích, tất cả những y tá đang làm việc đều biết món ăn ngon này là do Melissa làm vì có lẽ đây không phải là lần đầu tiên cô ta đem chả giò cho họ. Tôi nói với cô y tá Lisa là Melissa đang đưa hai đứa bé vào thăm Mimi. Lisa hoảng hốt la lên:

- Không được đâu, Mimi đang ói mửa tùm lum vì vừa uống xong thuốc xổ.

Nói xong cô ta lật đật chạy ra hành lang đi theo Melissa. Chỉ vài phút sau cô ta hai tay dắt hai đứa bé trở về phòng giải lao. Lisa nói với tôi là mấy cô y tá ở đây thường trông chừng hai đứa bé giùm cho Melissa trong lúc cô ta thăm viếng Mimi vì có lúc Mimi bệnh nặng và rất đau đớn nên Melissa không muốn cho chúng nó vào chứng kiến cảnh đó. Hai đứa bé ngoan ngoãn ngồi trên ghế xem phim hoạt hoạ. Đứa bé gái buồn buồn nói với em nó:

- Không được thăm Mommy Mimi rồi

Tôi nghe con bé nói như thế thì lại nghĩ, hoá ra hai đứa bé này là con của Mimi. Tôi xoa đầu con bé và trở về văn phòng xem hồ sơ của Mimi. Thời buổi điện tử tối tân, tất cả những tài liệu về bệnh nhân đều nằm trong máy vi tính, chỉ cần đánh tên vào là tôi đã có thể đọc được về bệnh tình cũng như tiểu sử của bệnh nhân. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể làm như thế được, chỉ có nhân viên như chúng tôi mới có quyền xem hồ sơ của bệnh nhân thôi.

Mimi Phạm năm nay 35 tuổi, cô ta mắc bệnh ung thư cổ vòng tử cung (cervical cancer), cô ta đã từng chửa trị bằng chemotherapy hai lần rồi và lần này thì phải trị bằng Cesium Seeds. Thông thường khi chữa trị thì bệnh nhân phải vào phòng giải phẩu để cấy tạm (temporary implant) những ống nhỏ (rods) ở tử cung, sau đó bệnh nhân trở về phòng và những hạt Cesium sẽ được đặt (load) vào những ống nhỏ đó, Cesium là một nguyên tố, hình thức phóng xạ của chất này có hữu ích để chửa trị ung thư.

Bệnh nhân khi điều trị bằng phương thức này thì phải nằm yên lặng, bằng phẳng trên giường, hoặc chỉ có thể ngẩn đầu lên chừng 30 độ (30 degrees) thôi. Trong thời gian 48 tiếng đồng hồ, họ chỉ được ăn những thức ăn lỏng (clear liquids), và sẽ bị uống thuốc chống đi tiêu chảy (anti- diarrhea). Họ còn phải đặt thêm một ống vào đường tiểu (Foley catheter) để nước tiểu tự động chảy ra ngoài mà họ không cần phải di chuyển. Để tránh sự đau đớn và trấn an tinh thần, họ được chuyền thuốc đau liên tục bằng máy qua một đường gân (PCA pump).

Sở dĩ những người bệnh nhân này cần phải hết sức cẩn thận trong vấn đề di chuyển vì nguyên tố Cesium có thể rớt ra ngoài (perforate). Vì sự phóng xạ của nguyên tố (Cesium) cho nên bệnh nhân phải nằm riêng biệt trong một phòng riêng và hai phòng nằm phía hai bên cũng phải để trống (blocked). Những người săn sóc cho những bệnh nhân này đều phải đeo một miếng bảng rất nhỏ (radiation badge). Mỗi khi tiếp xúc với bệnh nhân, cái miếng bảng nhỏ đó là cách để đo lường số lượng tích tụ từ những tia quang tuyến (ionizing radiation) trong khi săn sóc cho bệnh nhân. Vì những tia quang tuyến mãnh liệt đó nên phòng này được coi như là phòng nóng (hot room). Sau hai ngày thì những nguyên tố được giải tỏa (unload) và bệnh nhân bắt đầu đi đứng lại và phải uống thuốc xổ để tránh chứng táo bón. Có những người không quen với thuốc xổ nên họ lại ói mửa như tình trạng của Mimi hiện giờ.

Theo như sự liệt kê về lý lịch của Mimi thì nàng ta độc thân và thân nhân khi cần phải liên lạc lúc khẩn cấp liệt kê là cô Melissa Phạm. Tôi đọc xong hồ sơ của Mimi thì cũng hơi thắc mắc về tình trạng của cô vì cô ta không có bảo hiểm (unfunded patient), và mấy cô làm về xã hội trong nhà thương đang xin giấy tờ cho Mimi được hưởng quyền lợi chính phủ dành cho những người nghèo hoặc vì sức khỏe yếu kém không thể đi làm (Medicare/ Medicaid/SSI). Mimi mới có 35 tuổi còn rất trẻ, có nghĩa là sự tiên đoán về dư hậu bệnh (prognosis) rất là mỏng manh. Tôi nói thầm trong lòng là sớm mai vào làm chuyện đầu tiên là phải đến thăm Mimi trước.

Sáng hôm sau khi vừa vào tới thì Melissa một lần nữa đứng một mình chờ tôi ở cửa văn phòng với nét mặt đăm chiêu. Tôi hỏi thăm về hai đứa bé thì Melissa cho biết là hai đứa đang ở nhà của ba chúng nó. Tôi mời Melissa vào văn phòng, vừa ngồi xuống ghế thì cô ta bỗng khóc oà lên. Tôi hốt hoảng nghĩ là đã có chuyện gì xảy ra cho Mini. Nhìn nét mặt của tôi, Melissa lau nước mắt và nói:

- Tôi khổ tâm lắm cô ơi! Chồng tôi đang muốn bắt hai đứa con.

Nghe Melissa nói tôi lại thắc mắc:

- Melissa muốn nói là hai đứa bé tôi gặp hôm qua phải không? Tôi tưởng chúng nó là con của Mimi vì nghe chúng nó gọi Mommy Mimi.

Melissa giải thích:

- Mimi là cô của hai đứa bé. Cô có rảnh làm ơn vào giải thích cho Mimi biết về sự ăn uống dinh dưỡng như thế nào khi về nhà vì Mimi không hiểu tiếng Anh nhiều. Tôi cũng nhờ cô khuyên giùm chồng tôi…

Melissa nói nửa chừng thì bỏ lửng, tôi không hiểu ý cô ta muốn nói gì và đang muốn tôi giúp đỡ chuyện gì. Dường như đoán được ý nghĩ của tôi, Melissa nghẹn ngào :

- Thú thật với cô chuyện gia đình chúng tôi rất dài dòng, phức tạp…

Melissa bắt đầu kể, cô ta và chồng là Hải lấy nhau được bảy năm. Hai người sống rất hạnh phúc mặc dầu Hải lớn hơn Melissa cả chục tuổi. Hải là người có học thức, chàng làm kỹ sư ở một cơ sở khá lớn trong tỉnh. Cách đây năm năm Hải bảo trợ cô em gái là Mimi qua Mỹ. Trong khi đó thì Melissa đang mang bầu đứa con đầu lòng bé Tina.


Sự có mặt của Mimi trong đời sống của hai người là một may mắn cho cả hai bên vì Mimi rất đảm đang. Suốt ngày Mimi ở nhà săn sóc cho Tina trong khi cả Hải và Melissa đi làm. Tối về thì Melissa chở Mimi tới trường học thêm Anh ngữ. Khi thằng bé Tino ra đời thì hai đứa con của Hải và Melissa cũng là con của Mimi vì hai đứa quấn quít với Mommy Mimi cả ngày. Một năm trước đây Mimi mắc phải chứng ung thư, vì Mimi yếu sức nên Melissa phải ở nhà lo cho hai đứa bé và lo cho Mimi…

Melissa ngừng kể, lau nước mắt và năn nỉ:

- Tôi nhờ cô nói chuyện với Hải giùm tôi, anh ấy đang đau khổ và đang tức giận kinh khủng lắm…

Melissa ngưng lời và khóc nức nở. Tôi lúng túng nắm lấy tay cô và không biết phải an ủi như thế nào vì tôi càng nghe Melissa nói, càng lẫn lộn vì không hiểu cô ta muốn nói gì. Melissa nhìn tôi e dè và chùng giọng tiếp tục câu chuyện:

- Tôi ở nhà lo cho Mimi trong khi Hải tiếp tục đi làm, anh ấy cũng rất ưu tư về bệnh tình của cô em gái. Nhà anh ấy chỉ có hai anh em, cha mẹ thì đã già nên họ chọn ở lại Việt Nam. Một bữa Mimi lên cơn sốt, mê sảng và la khóc um xùm, tôi sợ qúa ôm chầm Mimi lại, cho uống thuốc và không dưng hôn Mimi rồi hai đứa tôi ôm nhau nằm ngủ. Từ đó, chúng tôi biết tình cảm của chúng tôi có với nhau là tình cảm của một đôi tình nhân.

Phải nói là tôi rất bàng hoàng sau khi nghe Melissa kể, nhưngcố làm mặt tỉnh và càng nắm chặt bàn hai tay của Melissa như một sự trấn an. Chuyện của Melissa khiến tôi nhớ đến câu chuyện của Rosie ODonnell, người điều chương trình “talk show” nổi tiếng. Gần đây Rosie và người yêu là Michelle Rounds vừa mới bí mật làm đám cưới trước khi Michelle lên bàn giải phẫu vì chứng ung thư. Khi đọc tin tức này tôi đã nghĩ đó chính là tình yêu chân thật giữa hai nhân chứng với nhau, tình yêu này có khác gì tình yêu giữa đôi trai gái. Tôi làm trong nghề khá lâu và đã từng chứng kiến tình yêu nồng nàn của những cặp tình nhân phái nam cũng như phái nữ với nhau. Nếu có ai nhìn thấy được sự săn sóc thương yêu và sự hy sinh, lo lắng cho nhau khi một trong hai người họ bệnh hoạn thì mới hiểu được họ đã biểu hiệu tình nghĩa vợ chồng rất mặn mà với nhau. Những cơ hội tiếp xúc với những người không ngại ngần bộc lộ tình cảm của họ như thế này đã tạo cho tôi được một cái tính là không phán đoán một ai mà trái lại chấp nhận họ như những cá nhân khác thôi.

Melissa xiết chặt tay tôi và năn nỉ:

- Tôi biết cô là người có ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá Đông Tây và là người có kiến thức nên tôi mới mạo muội tỏ bày tình cảnh của tôi với một van xin là cô hãy giúp nói chuyện giùm với Hải, anh ấy muốn từ Mimi, đòi ly dị với tôi và muốn bắt hai đứa bé. Tôi sẵn sàng chấp nhận sự ly dị, nhưng hai đứa bé là nguồn hạnh phúc của Mimi vì không biết Mimi còn sống đưọc bao lâu.

Chuyện Melissa nhờ làm tôi rất khó nghĩ vì tôi luôn chủ trương là không bao giờ dính dáng gì tới những chuyện riêng tư của bệnh nhân. Melissa yêu cầu tôi làm một điều ngoài khuôn khổ, phạm vi làm việc của tôi nhưng trong thâm tâm tôi thì rất áy náy, không đành nghoảnh mặt. Melissa cho tôi số điện thọai của Hải và rối rít cám ơn.

Tôi đến phòng thăm Mimi, nhìn thân hình nhỏ nhoi, ốm yếu của Mimi dưới lớp mền dày tôi cảm thấy tội nghiệp và bứt rứt. Mimi đang bị sốt nên nằm mê man, khuôn mặt dễ thương của Mimi tái xanh và hơi thở thoi thóp dưới ống oxygen. Melissa đã về nhà, trong căn phòng trống trải đó tôi cảm thấy sự lạc lõng, chơi vơi của Mimi. Tôi nghĩ đến sự trôi nổi của một kiếp người và những mâu thuẩn trong đời sống với những đưa đẩy không lựa chọn.

Tôi lưỡng lự, đắn đo về những lời năn nỉ của Melissa và sau cùng tôi gọi cho Hải. Tôi nói với Hải là tôi cần gặp anh để nói rõ về tình trạng của Mimi. Hải có vẻ ngập ngừng, nhưng cuốì cùng bằng lòng gặp tôi ở một quán café gần bệnh viện.

Khi tôi đến nơi thì người đàn ông chừng ngoài bốn mươi và qủa thật rất đẹp trai như lời Melissa tả đứng dậy ở một góc bàn trong quán café vắng chào tôi.

Hải ăn nói rất từ tốn, lịch sự và chàng đã không do dự đi thẳng vào vấn đề:

- Có lẽ chị đã hiểu rõ hoàn cảnh trái ngang của gia đình tôi. Tôi thật là rối trí.

Hải nhìn tôi rồi tiếp tục:

- Chị có xem phim “Brokeback Mountain ” chưa, hoàn cảnh của tôi gần giống như trong phim, chuyện chỉ khác người nạn nhân là vai nữ. Khi nữ tài tử Michelle Williams đóng vai người vợ chứng kiến cảnh chồng mình hôn người bạn trai cũ thì chị cứ tưởng tượng nỗi giận dữ và cay đắng của tôi khi bắt gặp sự âu yếm giữa Melissa và Mimi…

Hải nói với tôi là anh không còn giận Mimi và Melissa nhưng chỉ trách mình là tại sao không cảm thấy được tình cảm của Melissa trong những năm chung sống với nhau. Còn Mimi thì anh cũng không ngờ vì từ thuở nhỏ Mimi rất xinh đẹp và chưa bao giờ có những thái độ “thất thường” trong vấn đề tình cảm.Chuyện Mimi không có bạn trai và sống với cha mẹ cho tới lúc 30 tuổi thì cũng dễ hiểu vì cả nhà hy vọng là Mimi sẽ được bảo trợ đi Mỹ cho nên nàng không muốn vướng bận gia đình vì đó là một trở ngại cho việc xuất cảnh.

Hải qủa là người hiểu biết và có kiến thức, anh nói với tôi quan niệm về sự đồng tính luyến ái, chúng tôi đồng ý đây là tính bẩm sinh nhưng vì xã hội qúa khắt khe nên phải đến một thời gian thật lâu, và gần đây khi những khuôn mặt nổi tiếng của Hollywood mạnh bạo tiên phong phô trương sự lựa chọn “lệch lạc” về tình dục của họ thì xã hội mới dần dà chấp nhận. Hải mỉm cười :

- Chị coi đó, ngay đến con gái ông phó tổng thống Dick Cheney mà còn có “vấn đề”, gia đình ông cũng phải chấp nhận thôi. Mới đây cái tin sốt dẻo nhất là Anderson Cooper, người anchor của đài CNN cũng vừa ra khỏi bóng tối tỏ bày cuộc sống tình dục trung thực của mình. Khi nghe tin tức này tôi không ngạc nhiên và không có ý nghĩ xấu gì về họ…

Hải nhìn qua song cửa sổ, một cái nhìn xa vắng. Tôi nghĩ Hải đang trấn an chính anh và đang tự đi tìm một tha thứ trong lòng nên tôi kiên nhẫn lắng nghe. Bỗng nhiên Hải bật cười:

- Chuyện người ta thì mình sáng suốt lắm chị à, nhưng chuyện của tôi thì tôi tối mò. Tôi đã từng đi qua những giai đoạn hỷ, nộ, ái, ố, rốt cuộc thì rất hoang mang. Tôi đã đi bác sĩ tâm lý, khi không giải thoát được thì tôi đi thăm vườn Lộc Uyển của thiền sư Thích Nhất Hạnh để tìm cho tôi một tịnh tâm. Giờ đây tôi ngồi đây với tâm trí ngổn ngang, rối beng như mạng nhện.

Tôi hỏi Hải là mối quan tâm nhất của anh hiện tại là gì thì anh lại hỏi tôi: 

- Xin chị cho tôi biết rõ về tình trạng của Mimi.

Trước khi đi gặp Hải tôi đã nói chuyện sơ với người bác sĩ của Mimi và ông cho biết là tình trạng của Mimi không được khả quan, có thể phải tiếp tục trị với những thuốc chống ung thư mạnh hơn, nhưng còn tùy thuộc vào sự chịu đựng và phản ứng của cơ thể Mimi nữa. Dĩ nhiên tôi không thể khẳng định được định mệnh của Mimi với Hải cho nên tôi chỉ biết khuyên:

- Mimi rất yếu từ thể xác đến tinh thần, chỉ có tình thương yêu của những người thân mới có thể giúp cô ta chống chỏi được những thử thách trước mặt của cơn bệnh trầm trọng.

Dường như có giọt nước mắt đang làm ướt khóe mắt của Hải, anh cám ơn tôi và xin điạ chỉ email của tôi để tiện việc liên lạc. Tôi trở lại làm việc với một ưu tư nặng trĩu trong lòng.

Hai ngày sau đó tôi nhận được email của Hải, anh gửi cho tôi vỏn vẹn mấy câu thơ:

Như các đám mây trôi lang thang trên bầu trời
Không gốc rễ, không nơi trú ngụ, không phân biệt
Các ý tưởng nổi trôi trong tâm ta cũng thế
Khi con nhìn thấy được Tự Tánh
Thì mọi sự phân biệt đều chấm dứt
(Kinh DIỆU PHÁP ĐẠI KHÔNG THỦ ẤN, được truyền bởi vị Thánh Tăng Tây Tạng Tilopa (988-1069)

Tôi tiếp tục đến thăm Mimi mỗi ngày, chỉ dẫn cho Mimi cách thức ăn uống bổ dưỡng và dặn dò phải tránh tiếp xúc nơi công cộng để tránh nhiễm trùng trong khi đang thời kỳ chữa trị với chemotherapy. Một tuần sau thì Mimi đã khỏe hơn, ngày Mimi xuất viện tôi đã bật khóc khi thấy Hải đẩy chiếc xe lăn cho cô em gái, bé Tino ngồi trên lòng của Mimi, Hải đi ngang qua văn phòng tôi chào từ giã, Melissa và con bé Tina hớn hở đi phía sau.

Khi nhìn hình ảnh của cả năm người khuất lần trong thang máy, tôi ngậm ngùi nghĩ đến sự chịu đựng của Hải và tự hỏi không biết sự hy sinh vô biên của anh có giữ được chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho gia đình, nhất là cho cuộc đời còn lại rất ngắn ngủi của cô em gái.

Nguyễn Thị Huế Xưa

Ý kiến bạn đọc
29/09/201223:01:00
Khách
Ôi quả thật đời là bể khổ!

Thiệt tình tôi cũng bồi hồi,bối rối như Nguyễn thị Huế Xưa vậy!Thiệt tình sự đời sao lắm cảnh éo le ngang trái !

Cô Mimi đó chắc không thọ bao lâu nhưng những người còn lại!!!

Thôi tôi đầu hàng!Đeo theo cái chuyện bi thảm này chắc tôi hết làm ăn gì nổi!Tự thân cuộc đời mình đã nặng nề ,nhìn ra xung quanh cũng thấy:Đời là bể khổ!Hổng lẽ phải gởi thân vào chốn am thiền hết sao?!
11/09/201201:22:54
Khách
Bài viết rất cảm động và đằy tình người, hy vọng tất cả mọi người rất là người VN đều có sự cảm thông và chia sẻ cho nhừng người "đồng tính" nhứt là nhứng người hay lấy giới tính này mà mỉa mai khinh bỉ và trêu chọc đầy ác ý! mong lắm thay!!
10/09/201221:18:14
Khách
Bài cảm động lắm!
10/09/201217:35:53
Khách
Bài viết thật là cảm động, cảm ơn Cô đã chia sẻ.
08/09/201223:44:02
Khách
Câu chuyện rất cảm động và thương tâm qua ngòi bút đầy tình người của tác giả Huế Xưa!
11/09/201222:20:47
Khách
Rất cám ơn câu chuyện thật hay. Lâu rồi không được đọc những truyện như thế này. Quý hoá thay !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,766
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.