Hôm nay,  

Tôi Đi Làm Thông Dịch

04/09/201200:00:00(Xem: 239065)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới.

Chuông điện thoại reo. Bắt máy lên, một giọng nói ngọt như mía lùi, lịch sự, nhỏ nhẹ làm người nghe phải chú tâm liền:

- Kính chào chú. Chú còn giữ ý định đi làm thông dịch cho bà con ta ở đây nữa không?

Lời nhắc của Tuấn đến đúng vào lúc tôi đang có ý đinh tạm nghỉ học để sửa soạn cho tuyển tập mà tôi chưa có thì giờ kiểm tra lại.

Nếu “làm thô ng dịch” như là một cái “nghiệp” mà tôi phải trả trong cái kiếp nhân sinh ngắn ngủi này thì quả thật đúng y lời Phật dạy là tôi đã phải trả cho cái “nhân” từ kiếp trước.

Mới tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 12 chưa bao lâu thì tôi được thuyên chuyển về Yếu Khu Phi Trường Vĩnh Long làm Đại đội Trưởng kiêm Sĩ Quan An Ninh Phi Trường Vĩnh Long.

Vào năm 1962 phi trường này chỉ có một đường băng ngắn bằng đất đỏ dành cho loại phi cơ hạng nhẹ là loại máy bay air taxi của hãn g Hàn g Không Air Việt Nam.

Thế nhưng khi Cộng Sản Việt Nam lộ rõ ý đồ xâm lăng Miền Nam Việt Nam, chính phủ Mỹ đã gởi một đại đội của Tiểu đoàn Không Binh thứ 502 (502nd Aviation Bn.) sang đồn trú tại đây để làm căn cứ xuất phát yểm trợ các cuộc hành quân trực thăng vận cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại miền đồng bằng sô ng Cửu Long.

Việc chính thức của tôi là sĩ quan an ninh phi trường với hai người phụ tá là hai hạ sĩ quan trông coi việc kiểm soát việc xuất nhập của những công nhân Việt Nam giúp việc cho lực lượng Mỹ đóng tại phi trường kiêm đại đội trưởng trông coi việc canh gác lối 11 vọng gác chung quanh hà ng rào phòng thủ.

Nhiệm vụ ấn định là như thế nhưng thực tế lại khác vì vừa nói được tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên tôi được “ưu ái” mời làm thô ng dịch viên bất đắc dĩ cho các công nhân làm việc tại đây.

Thôi thì đủ thứ chuyện hầm bà lằng chẳng liê n quan gì đến nhiệm vụ chính và phụ của tôi cả nhưng cứ có việc là tôi làm và làm một cách say mê vì tôi thấy thích thú để có dịp giúp bà con mình.

Trong cả hai công việc chính và phụ tôi đều tìm thấy những điều mới lạ cần học hỏi. Khi cần thông dịch cho quân ta thì tôi được yêu cầu bay theo để liên lạc với lực lượng bộ binh đang hành quân ở dưới đất.

Mỗi lần bay theo để thông dịch tôi đều báo cho Thiếu Tá Yếu Khu Trưởng hay và xách theo cái máy PRC-10 để liên lạc với các đơn vị của ta ở dưới đất.

Một hôm Thiếu Tá Đ.,Yếu Khu Trưởng, bảo tôi là nhiệm vụ của tôi là an ninh phi trường này, còn chuyện bay theo để giúp thô ng dịch thì đã có thô ng dịch viên dân sự mà người Mỹ mướn rồi. Ông chỉ nói thế nhưng tôi hiểu ông muốn nói gì.

Không bay theo để yểm trợ xa thì tôi lại được yêu cầu bay theo để yểm trợ gần vậy. Vào năm 1962, 1963, theo ước tính tình báo, Việt Cộng chỉ có khả năng quấy rối các tiền đồn của Yếu Khu bằng súng cối 81 ly thôi vì thế ba tiền đồn của Yếu Khu đã được chốt ở khoản g cách này.

Một đêm, qua vô tuyến, viên trung sĩ đồn trưởng cho biết có 3 chiếc tam bản bắn quấy rối vào đồn Tân Phú. Khi tôi cho đại đội 502 hay họ liền phái hai phi cơ trực thăng mà Tiểu đoàn Không Binh gọi là Fly Fly gồm một trực thăng có đèn rọi, tôi tháp tùng theo chiếc này, và một trực thăng võ trang có gắn hai giàn rocket và hai khẩu đại liê n ở hai bên hông .

Phi cơ cất cánh và bay được lối 15 phút thì tôi thấy phía dưới hàng hà xa số những chiếc đèn trên sông, dĩ nhiến là chỉ thấy đèn chứ không thấy ghe vì lúc đó phi công không mở đèn rọi.

Nói chuyện với trung sĩ T. thì ông này chẳng biết gì cả và qúa mừng vì có trực thăng yểm trợ ông ta yêu cầu cho tác xạ liền. Rất bình tĩnh tôi cho ông ta hay là theo báo cáo của chính ông ta thì chỉ có 3 cái tam bản thôi, còn đây là hàng hà vô số là ghe mà là ghe có đèn tức là của dân chứ không phải là của Việt Cộng.

Qua máy truyền tin tôi cho viên phi công Mỹ hay sự nghi ngờ của tôi vì cứ theo báo cáo của viên trung sĩ thì chỉ có 3 chiếc tam bản thôi mà tại đây chúng ta, tôi và hai viên phi công cùng hai xạ thủ sú ng đại liê n, lại thấy hà ng hà vô số đèn tức là ghe của dân và yêu cầu viên phi công coi lại xem sao.

Cầm tấm bản đồ xoay đi xoay lại thì viên phi công phụ cho biết phi cơ đã bay lạc qua Cần Thơ thế là viên phi công chính cho trực thăng đổi hướng. Chỉ ít phút sau qua chiếc đèn rọi cực mạnh của trực thăng đi đầu chúng tôi đã nhận ra ba chiếc tam bản có gắn máy đuôi tôm, dĩ nhiên ba chiếc tam bản này không có đèn, đang chạy trên con kinh. Trên mỗi chiếc là một người đang cầm súng trường nhắm bắn về phía chiếc trực thăng có đèn rọi, là chiếc tôi đang tháp tùng, bay phía trước.

Nhưng đã quá trễ, hai rocket từ chiếc trực thăng võ trang ở phía sau đã phóng ra lao vút về phía ba chiếc tam bản này. Khi chiếc trực thăng soi đèn quay lại hiện trường tôi chỉ thấy những làn só ng liê n tiếp đang xô mạnh vào bờ!

Viên sĩ quan an ninh Mỹ tương nhiệm với tôi là đại Úy Kyle, ông ta vừa phục trách an ninh cho căn cứ vừa là huấn luyện viên cho các phi công Mỹ mới từ Mỹ qua tham chiến tại Việt Nam vừa bay hành quân như các phi công khác trong Tiểu đoàn. Bất cứ điều gì tôi cần để hoàn thành nhiệm vụ, Kyle đều giúp tôi hết mình.

Như tất cả mọi người Mỹ có được nền giáo dục tốt, Kyle là một người dễ mến, nói năng nhỏ nhẹ, đặc biệt là ông ta tiết lộ số lương mà ông lãnh hà ng tháng không như nhũng người Mỹ mà tôi gặp sau này khi định cư ở Mỹ.

Ở Mỹ này lợi tức và tuổi tác là điều mà không người Mỹ nào cho bạn mình biết dù là bạn thân! Quả thực Kyle đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó quên!

Khi đến Mỹ tôi định cư ở thành phố Santa Ana, CA .Tại đây sau đủ thứ job tôi lại trở lại cái “nghiệp” cũ là làm thông dịch cho những người bịnh.

Sau đó một thời gian tôi làm đơn xin làm trợ giáo và sau khi qua một kỳ thi tuyển tôi được nhận vào làm trợ giáo cho học khu Westminster. Công việc nhàn nhã tôi chỉ làm thô ng dịch cho các em học sinh mới từ Việt Nam qua. Tôi thích cái job này nhưng tôi lại phải kiếm thêm một việc phụ khác mới đủ sống thế là tôi phải tìm con đường khác.

Một thời gian sau tôi lại làm một chuyến phiêu lưu mới là dọn nhà từ Santa Ana, CA qua Greenville, SC dù rằng học khu có yêu cầu tôi tiếp tục làm. (Xin xem bài Hành Trình Về Phương đông trên Việt Báo on line)

Khi tới Greenville, SC tôi được hãng X. nhận vào làm. Tại đây, tôi gặp ông David và ông đã yêu cầu và được ông chủ hã ng chấp thuận cho tôi về làm việc chung với ông.

David từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, với cấp bậc Đại Úy, qua hai nhiệm kỳ. Ông nói được tiếng Việt, qua tâm tình ông cho biết ông rất đau xót khi thấy Miền Nam Việt Nam bị đồng minh Mỹ phản bội và bỏ rơi.

Khi David dời nhà đi Raleigh, NC. Ông ngỏ ý muốn tôi thay ông làm thông dịch cho Children Hospital. Tôi nhận lời liền vì ông không những là bạn của tôi mà ông còn là bạn của những người Việt tị nạn sau ngày 30/4/75. (Xin đoc bài:” Tình Tự Quê Hương Việt Nam và Người Mỹ trên vietbao oline) Thế là tên tôi có trong bảng phong thần làm thô ng dịch cho Children Hospital .

David nói tiếng Việt đủ để người Việt hiểu đế có thể giúp người Việt nào có cái may mắn gặp ông. Việc ông bỏ thời gian rảnh rỗi để giúp người Việt cứ tiếp tục theo ông ở bất kỳ nơi nào ông dời nhà tới và nơi đó có người Việt cư ngụ và khi tôi tới Greenville vào năm 1995 thì gặp ông ở đây. Đó là lý do vì sao Archie Nguyễn biết tôi và điện thoại cho tôi. đây là lần thứ hai và lần đầu cách đây lối sáu năm khi đó tôi có hứa với Archie Nguyễn là tôi sẽ làm thô ng dịch khi tôi về hưu thật sự.

Archie Nguyễn là người phụ trách về thông dịch, làm việc cho Bridge Interpretation and Translation Services một hệ thống cung cấp thông dịch cho các bệnh viện tại thành phố Greenville và vùng phụ cận.

Ngày đầu tiên khi Archie cho tôi tên của một khách hàng tôi đã không nhận ra đó là anh bạn cùng làm một hãng cách đây 15 năm. Tới khi tôi đang trên đường bước vào cổng bịnh viện thì bỗng nhận ra anh đang đi trước một quãng. Thế là chuyện cứ nổ như pháo rang, tuy cùng làm một hãng nhưng lúc đó tôi chỉ biết anh và cũng không có dịp nói chuyện với anh.

Greenville,SC là thành phố nho, người Việt cư ngụ ở đây không nhiều nên hầu như là quen biết nhau. Những đợt đưa người Việt qua định cư ở Mỹ, nếu ai đến Gre enville, SC thường thường sẽ được giói thiệu cho vào làm ở hã ng Z. Đây là một hãng chuyên sản xuất đồ trang trí nội thất như tấm ra trải giường, bao gối, mền, màn cửa… Hãng này không cần tay nghề đòi hỏi kỹ thuật cao chỉ cần biết may là đủ còn nếu không biết may thì hãng sẽ cho người tập cho may.

Các bà, các cô, các cháu người Việt quả là khéo tay. Những loại mền khó may như loại có một sợi dây giống như dây thừng chung quanh thì Mỹ trắng, Mễ, Mỹ đen đếu chào thua ngưởi Việt mình về sản phẩm. Các bà, các cô ,các cháu không những may nhanh mà còn khéo may nữa nên thu nhập rất cao so với các đồng nghiệp người Mỹ.

Ở đâu thì tôi không biết chứ ở hãng này vào những năm 95, 96, 97 v…v… vào cuối tuần là cái check nào của các cô, các bà người Việt cũng “nặng” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bó ng và ông chủ hãng phất lên là nhờ người Việt … ta ! Khi khởi đầu, hãng chỉ là một hãng nhỏ tại một thành phố nhỏ cách Greenville lối 35 miles.

Có lần viên manager nói với tôi là ông chủ cho biết sẽ cắt công may xuống vì lý do là những seamtress kiếm nhiều tiền quá.Với số tiền này, theo như lời ông chủ hãng, thì phải có bằng tương đương với cử nhân thì mới kiếm được.

Khi nghe ông manager nói thế tôi biết rằng ông ta đã nhận được lệnh của ông chủ để đi “dò mìn” xem phản ứng của công nhân Việt Nam ra sao.

Tôi chỉ góp ý kiến là những người có bằng cử nhân thì không cần khó nhọc, không cần đổ mồ hôi mà cũng có mức lương như vậy. Còn như ở đây thì ngược lại họ phải cố gắng hết sức mình mới kiếm được số tiền này. Nay nếu ông chủ hãng cắt tiền gia công như vậy thì đó là chuyện của ông. Người Việt Nam, tuy họ không nói được tiếng Anh nhưng họ đủ thông minh để biết ông chủ hãng xử ép họ nếu ông thực sự cắt tiền gia công. Vì là người Việt nên tôi hiểu cách cư xử của người Việt. Tôi chỉ có thể nói với ông rằng sau đợt cắt tiền gia công mạnh tay như thế này, người Việt sẽ dần dần bỏ hãng để kiếm hãng khác. Bây giờ ít nhất họ cũng đã rõ biết đường đi nước bước chứ không phải là con nai vàng ngơ ngơ ngác ngác như khi mới đặt chân lên Mỹ vào những năm đầu của chương trình HO đâu. Lúc đó ông chủ có kêu gọi họ trở lại thì khó đấy vì người Việt Nam chúng tôi có câu “Một sự bất tín vạn sự chẳng tin.”

Không biết ông manager nói lại với ông chủ hã ng ra sao. Tôi chỉ biết sau đó thay vì cắt 35 xu ông ấy chỉ cắt có 3 xu để tượng trưng cho uy quyền của ông đối với ông manager và làm cho ông ta đỡ mắc cỡ chăng, tôi nghĩ vậy.

Làm thô ng dịch cũng có những niềm vui và nỗi buồn, có những nỗi đắng cay, những cái ”oan Thị Kính” chứ đâu có dễ dàng như ngồi uống cà phê vào một buổi sáng mùa thu với bầu trời xanh có lá vàng rơi lả tả theo gió heo may đâu.Mà hình như niềm vui nhiều hơn là nỗi buồn thì phải.

Có lần tôi trực hành quân cùng với viên một viên đại Úy, ông nhờ tôi nói với viên cố vấn Mỹ điều A nhưng kết cục thì A không xảy ra mà B ở đâu lại chen chân vào làm tôi lãnh đủ.

Còn khi làm ở hãng cũng vậy khi có chuyện gì xảy ra mà bà con không hài lòng thì tai lại nghe là tại …tui, anh chàng thông (mắc) dịch! Thế có chán mớ đời không! Còn người thâ n trong nhà thì ôi thôi… khỏi nói !

Chỉ trong vòng có 20 năm, lịch sử Việt Nam đã trải qua hai biến động lớn cuộc di cư năm 1954 của gần 1 triệu người Bắc vào Nam và cuộc di tản khốn khổ khốn nạn của người Việt vào ngày 30/4/75 vì bị đồng minh phản bội.

Năm 1954 đồng bào có cái may mắn là di cư vào Miền Nam, nơi cùng nói tiếng Việt nên không có gì trở ngại trong cuộc sống. Ngược lại năm 1975 khi họ đến Mỹ thì đối với người lớn tuổi, trở ngại chính trong đời sống là ngôn ngữ.

Cho nên khi một số người lớn tuổi đến được Mỹ thì cứ nghe họ than: “Có mắt như mù vì không đọc được chữ, có tai như điếc vì không nghe được, có miệng như câm vì không nói được.”

Muốn đi học Anh Ngữ thì lại phải đi làm để kiếm sống hơn nữa lớn tuổi thì đi học là một trở ngại lớn vì học thì học nhưng lại không nhớ được.

Riêng phần tôi, làm thông dịch giúp bà con ở hãng là công việc rất thích thú vì qua việc làm này tôi nghĩ là tôi đã giúp họ bớt được gánh nặng phần nào trong cuộc sống tha hương. Khi đi thông dịch tôi có được niềm vui y như khi lên lóp dạy Anh Ngữ vậy.

Mỗi lần xong việc tôi cảm thấy khoan khoái vì không ngờ cái vốn Anh Ngữ của mình lại hữu dụng, có thể giúp nhiều người đến như vậy. Khi cái nghiệp thô ng dịch đã ngấm vào máu mình rồi thì thấy nó sao nhẹ nhàng và thích thú đến thế. Cám ơn cái nghiệp của tôi.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,789,279
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến