Hôm nay,  

Ước Gì Không Phải Người Quen…

23/08/201200:00:00(Xem: 729112)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nươ1ớc Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.

Tôi ngồi trong góc quán, cái vắng vẻ của hàng quán bây giờ bất kể trưa hay tối cũng y như nền kinh tế chậm chạp đang diễn ra ngoài cửa. Ngồi đợi người bạn đã 15 phút, nhưng điện thoại chỉ lóe lên cái text message, “Sorry huynh. Em bi boss keu hop bat tu! Anh an minh di. Toi nay gap nhau sau…”

Không lẽ bạc lòng đến đứng dậy ra về, có khác nào hắt ly nước lạnh vào quán quen! Nhưng ăn trưa một mình là điều chán nhất trên nước Mỹ. Hơn nữa, người chủ quán biết rõ tôi đang đợi ai, và người ấy đến, rất có thể nhiều người khác đến nữa. Điều có thể tiếp theo sau bữa ăn trưa là những người bạn ở Dallas ưa giở trò ra xe lấy cái này, cái nọ vô cho anh em coi, mà cái này hay cái nọ của mấy anh bạn đều hấp dẫn như nhau! Vậy là chúng tôi ngồi tới chiều, tới tối, tới quán đóng cửa; thậm chí có hôm quán phải cử một người ở lại với chúng tôi vì đã quá giờ đóng cửa cũng bởi cái này, cái nọ trong xe ai cũng là những chai vang có tên tuổi cho những lúc ngẫu hứng hiếm hoi từ khi cái thú đi quán mới đã chết tự bao giờ trong lòng những người chỉ thích quán nhà cho yên thân. Tôi nói với cô chủ, “Chị cho tôi món gì có nước, nóng nóng là được, tôi phải đi bây giờ…” Cô trả lời, “Anh không bạn đến à…” tiếng cô nhỏ dần rồi mất hút xuống bếp.

Ngoài cửa có hai người cộng lại hơn trăm tuổi bước vào, sự suy thoái nổi bật là người đàn bà lớn hơn người đàn ông cỡ con giáp. Lối ăn mặc và trang điểm của bà quen mắt đến chả có gì để chú ý. Nhưng người đàn ông lại có hấp lực từ ký ức đã xa, tôi tin mình có quen biết người này!

Người đàn bà ngồi phịch xuống ghế, ném cái giỏ xách sang ghế bên cạnh một cách giận dữ. Bà giỡ cái kính mát đen hù ra khỏi mặt thì đôi mắt thấy quen quen. Không lẽ tôi biết cả hai người!

Người đàn ông cao, gầy, da trắng xanh, tóc dợn rất đẹp, càng đẹp với màu muối đã nhiều hơn tiêu; phong cách từ tốn, chậm rãi của anh làm tôi quen mắt cũ, nhưng kỳ thực không nhớ ra đã gặp anh, quen anh lần nào chưa, ở đâu?

Cháu gái con cô chủ quán bưng ra hai ly trà đá cho họ. Quán này có lối tiếp khách như thế, hãy dùng ly trà đá thơm mùi lá dứa trước đi, rồi order sau; và quán sẽ mời chén chè đậu xanh tráng miệng sau khi khách dùng xong bữa, dễ thương nhất là 2 món free đó đều lạ miệng, ngon.

Cô bé con bưng hai ly trà đá đứng tần ngần vì người đàn bà đang cơn thịnh nộ, xỉa xói vào mặt người đàn ông! “Mày muốn về hả, tự đi kiếm tiền mà về, trước khi tao đồi ý! Đừng để tao trở cơn điên bất tử thì… (tục ngữ)!”

Tiếng người đàn bà rít qua kẽ răng làm cô bé sảng hồn, để hai ly trà đá cộp cộp xuống bàn, nhún vai như xin lỗi khách-rồi dông vô nhà sau! Tội nghiệp con nít Việt sinh ra hay lớn lên ở Mỹ, chúng rất sợ người lớn tiếng hay khiếm nhã nơi công cộng, hàng quá... Tôi tiếp tục quan sát người đàn ông bằng tai vì quán không có ai ngoài tôi và họ nên buộc lòng tôi phải đọc báo cho anh đỡ mắc cỡ vì đang bị người đàn bà chì chiết đến tội nghiệp.

Theo phán xét lõm bõm từ người đàn bà độc thoại, anh chàng kia đã mang ơn bà cưu mang từ khi anh còn trong nước. Một tay bà nuôi ăn, nuôi chơi, giúp đỡ luôn cho gia đình anh cũng không tiếc… rồi cũng một tay bà đem anh sang đây. Mười mấy năm nay, anh làm được gì có lợi ích cho bà chưa, mà, bây giờ, bùa mê thuốc lú con nào đến đòi về Việt nam?

Tiếp theo là những lời hăm dọa vô căn cứ của người đàn bà không biết mình là ai, vì tưởng một hai năm thì còn hù người ta được-khi chưa có thẻ xanh, chứ anh kia đã qua Mỹ mười mấy năm thì còn gì để khè nhau nữa chứ; đó là chưa nói tới sự so le đến thảm hại - tương đương với giấy thông hành rồi còn gì!

Nhưng thái độ lép vế của người đàn ông làm tôi e ngại, dám anh ta chưa có quốc tịch, hoặc có rồi nhưng bị người đàn bà giữ passport làm bùa hộ mệnh cho bà không chừng! Tôi chờ đợi sự phản kháng của con giun xéo mãi cũng oằn; tưởng tượng ra cái mỏ bơm kia mà ăn cái bộp tai thì toé silicone đầy bàn-chắc kinh lắm! Tưởng tượng thôi chứ biết chắc không có chuyện đó xảy ra vì người đàn ông không có vẻ giận dữ -cũng lạ!

Cô chủ quán bưng ra cho tôi tô bún mộc, nghĩa là cô bé con cô chủ chưa hết kinh hãi ở nhà sau, vì thường lá cháu gái bưng ra. Trong mắt tôi, cái mỉm cười và ánh mắt của cô chủ rất ý nhị, tôi định hỏi có cần tố giác người giả vờ đọc báo không vậy?! Nhưng cô đã sang bàn họ lấy order. Đó là dịp tôi quan sát người đàn ông bằng mắt lần nữa. Anh ta trông rất quen.

Rồi thì người đàn bà vùng vằng với cô chủ quán gì đó! Có lẽ trong lòng cô chủ cũng nói thầm, “vào quán cũng phải chọn quán thích hợp với mình mà vào chứ! Nhà hàng chúng tôi không welcome khách dữ đâu!” Tôi đoán thế thôi vì cô chủ quán này lịch sự nhưng không dễ tính, nhưng thời buổi làm ăn buôn bán khó khăn nên đôi khi cũng phải bấm bụng cho qua...

Hai người đàn bà trao đổi xong, càng thương hại cho gã đàn ông cúi mặt trong thời gian chờ đợi thức ăn, anh ta được khai vị với một loạt từ ngữ mới,-khó nghe đến nổi da gà. Chắc bởi thế nên khi thức ăn được đưa ra, anh ta ăn ngon lành mới đáng nể. Bao nhiêu thương hại anh ta tan biến trong tôi,… nhất là từ trong cõi mơ hồ đã lờ mờ hiện ra người hàng xóm cũ.

Có hai mươi năm rồi, tôi mua căn nhà trong con hẻm ở Tân Định. Người con trai út của ông bà cụ ở căn nhà đối diện cỡ ba mươi tuổi, anh ốm, cao, gầy, tóc dài và dợn sóng rất lãng tử. Thời đó mà anh ta cỡi chiếc Dream II mới cáu là ngon lành lắm. Phong độ của anh ta rất dân chơi, ăn mặc bảnh bao, đi xe xịn, xài tiền như nước. Tôi nhớ một lần gặp anh ta ở tiệm phở hạng sang vào buổi sáng, anh đi với cô bạn gái trẻ đẹp, nên tôi chỉ gật đầu chào, phần tôi cũng đi với mấy người bạn nên không tiện ngồi chung. Nhưng khi chúng tôi tính tiền bàn mình thì nhà hàng cho biết anh đã trả tiền cho cả bàn tôi rồi! Nhìn sang bàn anh thì hai người đã đi, không nói được lời cảm ơn làm tôi áy náy…

Nhưng không lâu sau lại gặp nhau trong phòng trà, vũ trường gì đó, anh ta lại đi với một cô bạn trẻ đẹp khác. Chỉ có hai người ngồi bàn riêng trong góc, nên tôi tính tiền cho họ luôn để trả nợ chầu phở. Lần thứ ba gặp anh với cô bạn gái còn trẻ đẹp hơn hai cô trước, cô bé chắc chắn chưa xong trung học mới ghê! Nhưng anh đi chung với hai cặp khác nên cũng không tiện ngồi chung, nhất là quán nhậu thì không nên ngồi khác hệ, dễ sinh chuyện! Hôm đó anh làm tôi nở mặt nở mày với bạn bè, anh đưa sang bàn chúng tôi chai Johnnie Walker nắp đen với lời lẽ khiêm tốn, dễ thương, đại khái anh với tôi là hàng xóm nhưng chưa có dịp ngồi chung. Hy vọng dịp nào bạn bè tôi đến chơi nhà thì anh xin được sang chơi chung cho vui, trước lạ sau quen.

Tôi ngại quá vì chai rượu đắt tiền, nhưng anh nói có người nhà bên Mỹ về, mời anh em chung vui. Và bàn bên anh cũng thượng lên một chai Johnnie đen làm quán thịt rừng hôm đó lé mắt, thời bà con còn uống rượu Nàng Hương hay bia Chương Dương. Bàn nào uống Maxims Cognac hay bia Saigon là sang lắm rồi!

Nhưng sáng hôm sau, tôi thấy bên nhà anh thường vắng lặng thì hôm nay nhiều tiếng nói cười, có người đàn bà chắc chắn là Việt kiều về thăm quê hương. Tôi hiểu ra xuất xứ của mấy chai Johnnie Walker hồi hôm. Nhưng khi ra quán cà phê đầu ngõ thì người bán tủ thuốc lá trước quán cho biết tin sơ khởi của xóm tôi, “Đó là con ghệ già của thằng H, con này bên Mỹ về, cung phụng cho nó đủ điều. Chỉ hai tuần là đi. Ở đây, nó tha hồ bay nhảy… nhà mày đối diện nhà nó mà không biết gì hết vậy? Ngày mai là nó đi Đà Lạt, Vũng Tàu cho coi. Nó cũng sợ mấy con ghệ nhí biết nên đi xa với con ghệ già cho êm. Mày khờ quá!”

Tôi biết mình không thể khôn bằng ông phế bán thuốc lá lẻ với bơm quẹt ga nên không nói gì! Chỉ để ý là H vắng vóng đúng hai tuần. Người đàn bà Việt kiều biến mất, lại gặp H ở những nơi ăn chơi về đêm và những cô bạn gái đến phải ghen tức với H. Một lần nào đó, H có nói với tôi, mấy hôm bà chị về chơi, muốn mời ông đi chơi nhưng lại không thấy ông đâu! Tôi trả lời là tôi cũng đi dữ lắm. Nhiều khi theo khách hải ngoại về bao xe cả tuần, hai, ba tuần thì tôi đi suốt thôi. Nói xong, tôi cảm thấy mình là người dễ bạn bè, nhưng với H cứ có một khoảng cách nào đó! Sao lại có thể hẹn những người bạn quen sơ ở đâu đó là ngày mai chúng ta gặp nhau. Nói dễ dàng và gặp dễ dàng như bạn bè đã quen lâu. Sao với H khó gần đến không hiểu!

Rồi thì giấy tờ bảo lãnh của tôi tới lúc kêu đi, phải lo bán nhà, bán xe để đi. Lo đủ thứ việc nên không quan tâm đến những chuyện bên lề nữa. Hôm tôi đi, có sang chào hai bác ba mẹ của H, cảm ơn hai bác cho con tôi quà bánh, cho bạn bè tôi đậu xe trong sân nhà bác những hôm nhà tôi có tiệc đông người. Gởi lời chào đến H vì anh ta đang đi chơi xa, không gặp. Hôm đó, bác Hai gái có đưa cho tôi số điện thoại của vợ thằng H bên Mỹ, bác dặn, “Vợ chồng con qua bển, có khó khăn gì thì kêu nó giúp đỡ. Bác Hai tiếc là nó về thì thường con đi, nên không gặp. Con về thì nó đi chơi xa với thằng H nên cũng không gặp…”

Không biết hai bác hàng xóm hiền lành của tôi có còn không vì đã hai mươi năm không gặp. Cuộc gặp trưa nay chỉ mong là không đúng người mà bác Hai gái đã đưa số điện thoại, và người đàn ông cúi mặt ăn trưa kia đừng phải là H thì hai bác hàng xóm hiền lành xưa dẫu có đã ra người thiên cổ cũng đỡ tủi thân…

Phan

Ý kiến bạn đọc
07/09/201818:46:02
Khách
sung sướng là không đi cày kiếm miếng ăn nhưng đổi lại phải cày đêm và có khi phãi cày luôn ban ngày trên giừong cho mụ dzợ già khi mụ cần ..... cái gì cũng có cái giá của nó , ông bà cụ cha mẹ cũa H cũng dư sức biết thằng con mình là loại người như thế nào mới cặp với máy bay bà già và có tiền tiêu xài .....
23/08/201202:24:24
Khách
Truyện của tác giả Phan viết thường là hay và hấp dẫn!
25/08/201218:40:03
Khách
Tủi thân cái gì, được đàn bà nuôi không đi cày là sướng như tiên mà còn không biết ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Bước qua thêm một lần 30 tháng Tư, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư năm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng thương tiếc cố Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO,
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 4 bài đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ năm.
Nhạc sĩ Cung Tiến