Hôm nay,  

Lần Đầu Dự Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ

16/08/201200:00:00(Xem: 224269)
viet-ve-nuoc-my_190x135Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.

Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ 12, lần đầu tiên tôi mới đi dự lễ phát giải, mặc dù tôi đã gửi bài viết ngay từ năm 2000 và đã trúng giải "Vinh Danh" năm 2001.

Năm đó, vào ngày phát giải, tôi đã "mày râu nhẵn nhụi", chuẩn bị sẵn một bộ quần áo bảnh bao nhất để lên Bolsa lãnh thưởng, không quên kéo theo bà vợ và ông bạn "đồng sinh đồng tử" để chung vui. Tới khi lên chiếc Cressida 84 rồ máy, nó cứ khọt khẹt khọt khẹt mãi, rồi tắt ngúm luôn, im lìm và bất động như một động vật vừa mới lìa đời. Quính quá, tôi chạy vào nhà cấp tốc gọi điện cho mấy ông sửa xe lưu động. Khi mấy ổng tới, giúp chiếc xe nổ máy xong, nhìn lại đồng hồ, mới biết buổi lễ đã diễn ra gần hết chương trình. Lúc bấy giờ, tôi chỉ có nước đưa hai tay lên cao, kêu Trời. Rồi 12 năm trôi qua, lần nào có lễ cũng rơi vào ngày Chúa Nhật, rơi đúng vào giờ tôi đi lễ Nhà Thờ, rơi đúng vào lúc tôi hướng dẫn tiếng Việt cho các em thiếu nhi trong các cơ quan thiện nguyện. Thế là, lần lữa năm này qua năm khác, tôi vẫn chưa bao giờ đặt chân đến ngưỡng cửa buổi lễ phát giải.

Năm nay, tôi được may mắn vào chung kết với 9 tác giả khác. Năm nay nhất định phải đi lên Bolsa, trước: dự lễ Viết Về Nước Mỹ, sau: thăm viếng bạn bè để coi đứa nào còn đứa nào mất? Nhất là không thể phụ lòng cô Trần Quyên trong Ban Tổ Chức, sau khi nghe giọng nói quyến rũ và lôi cuốn của cô trong điện thoại "Chú nhớ đến nha chú! Đến sớm nha! Đây là buổi lễ trọng đại và đầy ý nghĩa dành cho các tác giả đó!..."

Để chắc ăn, hai tuần lễ trước, tôi đã thay nhớt mới cho máy xe và hộp số, rà đi rà lại các bánh, chuẩn bị cho cuộc lên đường một cách an toàn. Ngày đi, tôi nhắc nhở bà xã đủ điều và không quên kéo theo ông bạn thân, sau khi nhét vào tai anh ta lời nói xúi giục đầy phấn khởi: " Kỳ này nhào vô viết đi cha nội! Viết về nước Mỹ. Mình đâu còn bao lăm hơi nữa...mà không viết. Thấy chưa? Như tui đây! Bữa nay lãnh giải đó! Mình viết, cứ viết... nào có ai phụ lòng mình cho được?"

Nhà hàng Royal hiện ra trước mặt với tấm banner to lớn Viết Về Nước Mỹ. Hàng chục tà áo dài màu hồng đứng xung quanh kệ sách Viết Về Nước Mỹ 2012 mới phát hành, xếp cùng chung với những cuốn sách của những năm trước. Thấy bóng hồng đoan trang nhoẻn miệng cười duyên, ông bạn tôi bỗng nổi hứng.

- Thấy mấy tà áo dài thướt tha, làm mình nhớ đến thời Việt Nam Cộng Hòa quá! Không ngờ Viết Về Nước Mỹ tổ chức chu đáo, trang trọng và lịch sự ghê!

Cùng bước vào phía trong với tôi là tác giả Paul LongMy Choate trong bộ quân phục sĩ quan hải quân Hoa Kỳ. Nhìn tướng ông oai nghi và hùng dũng làm tôi chạnh nhớ đến những Hạm Trưởng thân yêu ngày xưa của binh chủng chúng tôi. Tác giả Choate hiện là một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS CARL VINSO, chính con tàu đã đem thi hài Osama Bin Ladin thủy táng trên biển.

Một không khí ấm cúng và trang trọng toát ra trong gian phòng rộng lớn của nhà hàng Royal. Các tác giả bắt tay, chúc mừng nhau. Các tác giả cũ và mới hàn huyên, làm quen nhau. Bốn thế hệ hội tụ, gặp gỡ nhau: cao niên, trung niên, thanh niên và thiếu niên... như lời phát biểu của nữ tài tử Kiều Chinh mở đầu chương trình. Tôi không ngờ hôm nay cũng là dịp kỷ niệm Việt Báo vừa tròn 20 tuổi. Năm 1992, Việt Báo ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, chật vật. Cặp nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca đã cố gắng bám trụ, sống chết với nghề báo của ông bà, và hôm nay Việt Báo trưởng thành, có vóc dáng như thế.


Tôi bắt tay chị Nhã Ca chúc mừng sức khỏe, đồng thời cũng cho chị biết tôi đã đọc và thích truyện dài đầu tay của chị, cuốn “Đêm Nghe Tiếng Đại Bác” ngay từ những năm còn học trung học. Cũng như anh Trần Dạ Từ, nhạc phẩm phổ thơ anh: Người Đi Qua Đời Tôi, tôi thuộc nằm lòng và thường nghêu ngao hát ở ngưỡng cửa đại học, mặc dù chưa có em nào thật sự qua đời tôi lúc bấy giờ.

Bàn số 4, nơi chúng tôi ngồi, có vợ chồng tác giả Nguyễn Tài Ngọc, có vợ chồng tác giả Mr. Bond. Anh Nguyễn Tài Ngọc, tôi đã từng biết tên nhưng chưa biết mặt. Vì tôi thường vào trang Web Saigonocean của anh để đọc thơ và nghe nhạc. Còn Mr. Bond, với nghề câu cá đại tài và điêu luyện mà anh kể trong tác phẩm, khiến tôi cứ nghĩ anh là một ông lão ngư phủ kinh nghiệm nào đó ở vùng sông nước miền tây năm xưa, nhưng té ra chỉ là một anh chàng trẻ măng, nói cười vui vẻ.

Còn một tác giả tôi biết đến nữa, là chị Trương Ngọc Bảo Xuân. Chị đoạt giải chung kết 2001. Tôi đã mến chị sau khi đọc những bài viết cảm động của chị và đã gửi email làm quen từ lâu, nhưng chưa được hân hạnh gặp mặt. Đang loay quay tìm chị, thì có một tác giả đến hỏi tên tôi và yêu cầu ký tên trên cuốn sách. Khi nhận ra nhau mới biết chị là Trương Ngọc Bảo Xuân. Mừng, tôi vội nắm tay chị siết chặt. Đến khi ra về, tôi mới nhớ rằng, vui quá nên quên xin chữ ký của chị, ký kỷ niệm trên cuốn sách của mình.

Giải chung kết 2012 vào tay tác giả trẻ Lê Thị với đề tài đồng tính - một đề tài đang làm nhức nhối chính phủ và dân Mỹ trong thời điểm bây giờ. Giải Việt Bút thuộc tác giả Nguyễn Duy An. Giải tác giả và tác phẩm được trao cho tác giả Nguyễn Văn và Paul LongMy Choate & Trương Kim Hoàng Thư.

Buổi lễ phát giải chấm dứt trong niềm hân hoan và rộn rã của các tác giả. Bữa cơm tối cũng đang chuẩn bị dọn ra, tiếp tục cuộc vui một cách thân mật. Bỗng nhà thơ Trần Dạ Từ nghiêm trang và buồn bã bước chầm chậm lên sân khấu cùng với ban tổ chức Việt Báo để thông báo một tin quan trọng. Từng lời từng lời một, anh nhắc đến công trạng của giáo sư kiêm nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, và cuối cùng ngậm ngùi báo tin giáo sư vừa qua đời lúc 8 giờ 15' sáng nay tại nhà riêng ở Santa Clara, hưởng đại thọ 92 tuổi. Nghe xong, mọi người đều bùi ngùi đứng lên cúi đầu tưởng niệm.

Riêng tôi, ngôi trường đại học Vạn Hạnh chợt hiện về trong trí tưởng. Niên khóa 1968 - 1969, tôi học với Giáo Sư Nguyễn Viết Khánh ở phân khoa Báo Chí. Tuy những năm học ngắn ngủi, nhưng tài nhận định sắc bén về thời cuộc và kiến thức tổng quát về cuộc sống của ông đã để lại trong tôi các bài học quý báu cho nghề nghiệp. Những năm trước, giáo sư đại đức Thích Nguyên Tánh (tức Phạm Công Thiện) cũng mãn phần. Năm nay đến lượt giáo sư Khánh. Các bậc tài hoa lần lượt rơi như các vì sao rụng...

Trong lúc tôi đang chạnh lòng hướng về quá khứ thì ông bạn tôi kéo ghế ra ngoài. Một lát sau, anh ta khệ nệ ôm về ba cuốn sách. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, giọng anh đã từ tốn.

- Mua về, gửi cho ba đứa con đọc. Biết đâu các con sẽ bắt chước viết. Viết về cuộc đời nó. Xuyên qua cuộc hành trình. Khởi đầu từ những bước chân yếu ớt trên đất Mỹ. Phần tôi, có thể viết từ đêm nay. Viết cho năm nay. Cũng như anh, viết cho những năm kế tiếp... để mỗi năm có dịp về đây, gặp gỡ bạn bè, cùng nhau nói chuyện văn chương. Thú vị lắm chứ!

Cám ơn Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Cám ơn Ban Tổ Chức. Cám ơn những người đã góp công sức cho mảnh đất chung để cùng nhau gieo trồng những bông trái lịch sử. Viết Về Nước Mỹ, đúng như chị Trương Ngọc Bảo Xuân viết từ năm 2001, là bộ sách để đời.

PHẠM HỒNG ÂN
(Escondido, 14/08/2012)

Ý kiến bạn đọc
19/08/201221:17:33
Khách
Anh Hồng Ân kính mến
Cảm tình anh dành cho tôi và gia đình rất quí, cám ơn anh.
Tôi cũng hay quên và bây giờ thấy tiếc quá, quên mời anh chị chụp với tôi tấm hình kỷ niệm vì nhóm tác giả chúng ta như Ngưu Lang Chức Nữ, mỗi năm gặp nhau chỉ một lần, có khi vì chuyện này việc nọ bất ngờ, cũng khó thể có mặt, như trường hợp của anh, đã quen biết nhau qua thư từ bài vở, mãi tới 12 năm sau mới biết mặt nhau!!! Thiệt tình.
Tôi vẫn thường ngâm nga mấy bài thơ của anh, thích nhứt là bài thơ Rau Má, nhì là thơ Hoa Cải Vàng. Có phải chị là cô hàng xóm ấy ?
Hy vọng năm sau, sẽ gặp lại anh chị và nhứt định sẽ chụp hình chung nha.
Anh viết bài này dễ thương quá.
Chúc anh và gia đình luôn an vui.
tnbx
19/08/201201:12:59
Khách
Chú đi dự lễ phát giải mà không cho cháu hay để đi theo với...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,964,212
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”