Hôm nay,  

Quán Bên Đường

13/08/201200:00:00(Xem: 171066)
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Ngô Văn Thu tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết thứ tư của ông, về những “quán bên đường” vòng quanh thế giới, trong số này có cả “quán giữa đường Độc đáo hơn là quán “giữa đường” trên đỉnh tháp Eiffels giữa đại lộ Champs Églysées Paris -Pháp, như hình ảnh tác giả cho thấy.

Quán bên đường có thể chỉ là mái lá đơn sơ nghiêng theo bờ đường, hay một mái tranh ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ đầu làng, hoặc quán chỉ là một tấm vải vá víu, giăng kéo bốn góc được chống đở bằng cành cây khô làm trụ, đứng cạnh bến đò. 

Khá hơn, quán bên đường cũng có thể là một căn chòi có khung dàn, có che chắn phên lác để tránh mưa che nắng. Chủ các quán bên đuờng kiểu nầy là các cụ có tuổi. Khó tìm được nơi đâu có cô chủ quán bên đường xinh đẹp bán chè tươi như” cô hàng chè xanh” đã làm say đắm lòng người mà nhạc sĩ Canh Thân đã mô tả.

Khách của quán bên đường có thể là một lử hành phương xa tìm về cố hương dừng chân tạm nghỉ, hoặc khách là đoàn lái buôn gánh gồng từ làng nọ qua làng kia chờ đò sang sông. Quán bên đường ngày xưa nay chỉ còn là ký ức…

Thời gian đi tới, quán bên đường ngày nay tại Việt-nam được biến đổi theo kinh tế thị trường. Quán gần tỉnh lỵ thì chuyên bán sản phẩm điạ phương, Xoài, mít, cam, quýt, bưởi, mận. Thậm chí còn bán cả rượu hồng đào, rượu Gó Đen nữa. Khách của nhữnh quán nầy là kẻ hiếu kỳ, muốn tìm chút hương đồng gió nội,và cơn chếnh choáng cuả rượu Gò Đen để biết “trời đất lăng quay” thế nào.

Quán bên đường còn đi xa hơn tình làng nước là quán bán “cơm tù”. Xe khách đổ khách vào quán theo thoả thuận trước, khách vào quán phải ăn cơm của quán, nếu ai không ăn hoặc mua hàng trong quán thì bị” ăn đòn”vì quán mất thu nhập không đủ sở hụi để chung chi cho kẻ đầu gấu. Quán của thời đại mất nhân tính.
vb2_vvnm_quan_ben_duong
Các quốc gia khác cũng có quán bên đường. Theo đường bộ từ biên giới Việt-Cambodia hay campuhia (xin đừng gọi Miên là một sự si nhục với dân tộc họ). Khởi điểm từ Mộc Bài (Tây Ninh VN) Đi sâu vào tỉnh Siem-Riep. Quán bên đường ở Campuchia bán Chim chiên, chuột chiên, Dế chiên, kiến chiên và đường Thốt Nốt đậm đặc để khách làm quà. Có quán treo cả đầu lâu lũng lẳng trông thật ghê rợn. Chủ quán mang theo, không để bán, chỉ để tõ bày tình yêu thương với nguời thân đã bị Pôn Pốt sát hại năm nào. (Tỉnh Siem-Riep là quê hương của sát thủ Pôn Pốt). Sự nghèo nàn nay vẫn còn phơi bày trên quê hương quá đọa đày nầy trông thật mũi lòng!

Nhưng bù lại, họ được tự hào về đền đài miếu mạo cổ của họ. Liên hiệp Quốc đã công nhận hai đền Angkor Wat và Angkor-Thum là di sản văn hoá của thế giới. Khách thăm viếng khi ra về, đều in đậm lòng khâm phục và sự ngưởng mộ cuả những kiến trúc cổ quá ư nghệ thuật độc đáo nầy.

Quán bên đường dẩn xuống ngỏ cụt Biển Hồ Campuchia thật èo ụt, chỉ có mì gói và vài chai nước tương bán để khách làm quà cho người đồng chủng Việt nam của ta, nhưng nghiệt ngã thay số phận họ lại long đong rong rủi trôi dạt qua đây, không tổ quốc để gọi, dù họ là người Việt nam, chết không địa tán vì chung quanh là nước. Gia đình đùm túm trên con thuyền mong manh trôi dạt theo cơn thuỷ triều để sống còn.

Thảm thương thay họ chỉ nhận được chút quà hẩm hiu nói trên như số phận cuả họ, đưá bé lớn lên như cây khô héo giữa đồng vì thiếu nước, chúng thiếu dinh dưỡng vì xa làng xóm, xa phố thị và xa hẳn ánh sáng văn minh bên ngoài rọi chiếu vào.

Thăm họ để ngậm ngùi thương cảm đời họ, và thấy rằng quanh ta còn có những mảnh đời khốn khổ cần lòng từ tâm cứu trợ cuả mọi ngưòi hướng về họ.

Quán bên đường ở Thái-Lan thì bán sản phẩm riêng của mình như: Sầu Riêng giá rẻ, khách ăn tại chổ không ngon không tính tiền. Nhưng khi đã ăn rồi, dầu ngon hay dỡ khách cũng phải móc ví, nếu không muốn bị mang tiếng là “ăn quỵt”Quán còn bán cá sấu con, trăng con nữa. Ai muốn có bóp, ví da hàng thiệt mua về nuôi 5, 6 năm lấy da cũng không muộn ! Có quán chỉ bán mỗi sản phẩm dầu gió Thái-Lan, và một lời cầu nguyện cho khách đi đường được bình an qua sợi chỉ đỏ cột quanh tay, khách tùy hỷ cho bao nhiêu cũng không phiền lòng.

Tâm lý, đường xa vạn dặm biết rủi ro gì sẽ xãy ra. Nhận được lời cầu nguyện của người thiện tâm, ai nỡ lòng nào hẹp hòi mở ví.

Quán bên đường ở Mã-Lai bày bán cơm gói, mấy con cá nục kho(mùi còn tanh) lát trên mặt cơm, không có muổng,nĩa.Ăn bốc là truyền thống của họ. Thậm chí có quán còn bán cả kinh cầu nguyện và khăn đen trùm đầu(ngày phải cầu kinh 5 lần theo luật của đạo Hồi).

Cũng có một khu quán bên đường đồ sộ khác (như khu rest area bên Mỹ) có cả đền thờ để khách cầu kinh, có thương xá, có tiệm ăn, có khu bán đồ lưu niệm và khu nghỉ ngơi cho khách qua đêm. Nhìn sinh hoạt nhộn nhịp, cách tổ chức tinh vi cho thấy một đất nước trên đà tiến bộ theo thời đại mới.

Đặc biệt quán bên đường ở Singapore cũng tăng trưởng theo đà văn minh cuả đất nuớc nổi tiếng giàu đẹp và sạch sẻ. Một đất nước của màu xanh, toàn đảo được phủ kín bởi hằng hà cây xanh theo phong thủy họ tin tưởng, màu xanh là màu của hy vọng. Nhưng trong cái linh hoạt xinh tươi ấy, bên ngoài cũng có quán bên đường. Quán được tổ chức gọn nhẹ, bán hàng trên xe bus xuyên quốc gia Singapore – Malaysia theo nhịp lăng của bánh xe. Tài xế kiêm luôn chủ quán, bán để kiếm thêm lợi tức, để quên đường dài!. Quán chuyên bán đồ lưu niệm. Hình tượng sư tử phun nước rất đẹp, là biểu tượng quốc gia đắc ý nhất của nước Singapore. Giá chỉ bằng ¼ trong các tiệm lớn. Xe bus Malaysia chạy xuyên bang, xuyên quốc gia cũng bán hàng theo kiểu nầy. Malayia tự hào với toà tháp đôi twin town. Qùa lưu niệm cũng làm theo hình tượng trên.

Xa hơn bên trời Âu là quán bên đường ở biên giới Pháp-Đức. Quán được xây tên ngọn đồi mờ ão của sương mù se lạnh. Ngày trước, Việt Nam ta cũng có quán kiểu nầy trên đỉnh đèo Hãi Vân Đà-nẵng. Vì thời ấy đường đèo còn nhỏ xe chỉ chạy một chiều. Xe đò từ Đà-nẵng ra Huế khi lên đến đỉnh đèo Hãi Vân phải dừng lại đợi xe từ Huế vào, đỉểm giao thoa gặp nhau tại đây. Trong hai giờ chờ đợi để được ”xổ đèo”, khách lãng đãng nhìn trời mây nước, nhìn đường đèo bò quanh sườn núi, nhìn đoàn tàu hõa phun khói nặng nề chạy xình xịch, nhìn sóng bạc đầu đuổi nhau ngoài biển Đông. Phong cảnh thật nên thơ hưu tình, có khác nào chốn bồng lai….

Trong khi đó các món ăn Huế-Quảng gặp nhau trên đỉnh đèo, bánh bèo, bánh nậm, mỳ Quảng, bún giò Huế tõa hương ngây ngất, trong cái lạnh của núi đá toã ra, cái lạnh cuả gió biển Đông lùa thốc vào khiến bụng cồn cào, khó ai có thể cầm lòng không vào quán thưởng thức hương vị quê hương của hai vùng Huế-Quảng.


Nay cảnh cũ còn đó, nhưng ngưòi xưa lòng buồn tênh, chịu cảnh ly hương sầu cố quốc, đang có mặt tại biên giới Pháp-Đức nầy. Tại đây khách phải vào quán ăn uống thật trịnh trọng, có bồi bàn phục vụ theo văn hoá ẩm thực cuả người Âu, cho dù khách có bận rộn giờ giấc cũng phải theo tập tục nầy, không có phong cách ẩm thực “fast food to go” kiểu Mỹ. Vì theo văn hoá ẩm thực “fast food to go”thì làm sao thưởng thức được giây phút ngắm nhìn “mây lang thang” lướt qua quán, tai nghe suối róc rách dưới chân đồi, để còn nói lời yêu thương, hay lời từ biệt trước lúc chia tay kẻ ở người đi tại biên giới nầy... Thật đúng với phong hóa lãng mạn của người Âu. Dù ai khó tính cũng đồng điệu gọi tên quán là”lưu khách quán”.

Độc đáo hơn là quán “giữa đường”.Quán được xây nghênh ngang giữa đại lộ mà hợp pháp, được ca ngợi, được nổi tiếng khắp thế giới. Khách muốn vào quán có lúc phải sắp hàng chờ đợi hằng giờ. Quán có an ninh bảo vệ, có xe cứu thương chờ chực, có cả cờ xí treo rợp trời vào các ngày đại lễ. Đó là quán coffee trên đỉnh cuả tháp Eiffels giữa đại lộ Champs Églysées Paris -Pháp.

Khách vào quán phải mua vé lên tháp, mua vé uống coffee. Coffee thơm lừng mùi Pháp! (coffee rang với beurre bretel chính hiệu). Uống coffee tại đây còn thú vị được phóng mắt nhìn xuống thấy toàn cảnh cuả thành phố Paris, thấy xa xa là vườn Luxemburg, lá vàng hôn tượng đá của muà Thu Paris, và hơn nữa còn thấy cả “ga Lyon đèn vàng, cầm tay ta muốn khóc, biết nói gì khi chia ly!” (Cung trầm Tuởng) thử hỏi còn gì lãng mạn và trử tình bằng!

Bên cạnh quán còn có phòng trưng bày hình tượng các danh nhân thế giới bằng sáp. Nào là đại văn hào Victor Huggo, nhà thơ La Martin, nhà bác học Albert Einstein và Thomas Edison và còn nữa, họ được trang phục đúng mốt của thời đại mà họ đang sống, họ như đang họp mặt bàn bạc nhiều chuyện văn học cuả thế giới và sự tiến bộ khoa học cuả nhân loại. Trông thật linh động và ngoạn mục, không phí công chờ đợi lâu dài khi lên quán. Quả là quán cuả thời đại trăng sao giao tình trên chín từng mây…

Thế nhưng, không đâu “đẹp” bằng quán bên đường tại quê nhà! Quê nhà đây là Hoa-Kỳ, là chốn dung thân yên ấm của người tỵ nạn cộng sản chúng ta! Không biết đây có phải là một sinh hoạt văn hóa đặc biệt của Mỹ hay không mà quán chỉ xuất hiện vào các mùa nghỉ học của học sinh như: Spring break hay vacation mà thôi, đặc biệt là quán chỉ mọc lên ở khu nhà giàu cuả Mỹ, nhà giá bạc triệu. Có water fall, có hoa nước phun lên giữa hồ.

Quán lập nên không có chủ đích kiếm gạo chống đói, vì quán chỉ bán duy nhất là món nước giải khát lemonate sweet, giá mỗi ly chỉ 50 cents, với khạp nước 2 gallons, giá vốn ước chừng 40 dollars. Quán không mái che, không ghế ngồi rườm rà, đúng là quán “dã chiến, sáng nỡ tối tàn”. Chủ quán là cô bé Nancy 9 tuổi, có đôi mắt trong xanh như mắt chú mèo con, khuôn mặt mủn mỉm như quả táo Nhật. Phụ bán là Davis 7 tuổi, thân hình dong dong cao gầy nhanh lẹ và woody 5 tuổi độ tuổi thèm kẹo chocolate. Trong khi Nancy đang pha chế thì Davis dọn bày hàng, còn nhóc tì woody 5 tuổi cầm bảng quảng cáo đứng xa xa mời khách vào quán như kiểu mời rữa xe (car wash) trông thật nhịp nhàng ăn ý, rất dể thương. (có hình nhưng không được cha mẹ các em cho post lên). Nhìn cảnh nầy gợi cho ta niềm vui lâng lâng trong lòng và tự hỏi con nhà ai mà ngoan thế? Với tuổi đời như hoa vừa chớm nỡ, còn ham vui chơi sao không tung tăng với bạn bè mà lại chiụ đứng quán nơi đây?

Hỏi ra mới biết. Bé gái Nancy 9 tuổi có cô bạn tên Chriscomb cùng tuổi, cùng lớp, bỗng dưng nghỉ học. Thoạt đầu Nancy tưởng Chriscomb bận theo gia đình đi xa. Nhưng không phải vậy. Tin buồn ập đến! Chriscomb bị bệnh, căn bệnh ngặt nghèo gây khổ đau buồn thảm cho bản thân và gia đình. Đó là bệnh ung thư máu. Gia đình Chriscomb đang trông chờ những ân nhân có lòng từ tâm mạnh dạn hiến tũy để cứu chửa. Thế nhưng đã bao lâu tìm kiếm mỏi mòn vẫn vô vọng! Mấy ai có cơ hội ngàn vàng match tũy để được cứu sống. Chriscomb ở trong sự bất hạnh đó, thân hình sung mãn đầy sức sống cuả tuổi trẻ đang lên ngày nào nay khô héo dần, như ngọn đèn hết dầu sắp tắt. Nancy đau buồn nhìn bạn hoạn nạn mà không cách gì giúp được, vì Nancy còn quá nhỏ không đủ tuổi theo quy định để tình nguyện cho thử nghiệm hiến tũy. Tình thương bạn như thôi thúc réo gọi, mỗi khi vào lớp thấy bên cạnh mình vẫn còn vắng bóng Chriscomb. Phải làm cái gì để giúp bạn chứ? Nancy tự hỏi và quyết tâm tìm cách.

Tuổi thơ, tuổi của thần tiên mơ mộng chỉ biết rong chơi trong các ngày hè, bắt bướm hái hoa là thú vị. Thế mà Nancy đành hy sinh vì bạn, lập quán bên đường cùng với hai em đứng bán kiếm tiền(funrising) giúp bạn. Hẳn nhiên tiền kiếm được chẳng là bao so với sự tốn kém mà gia đình Chriscomb phải gánh chịu, nhưng ý nghĩa cao cả đuợc gói ghém trong việc làm đầy tình thương và lòng cao thượng của chị em Nancy dành cho bạn Chriscomb.

Đất nước Hoa-Kỳ có truyền thống bảo trợ, đùm bọc (trong đó có chúng ta) và cứu đói ở hầu hết các nước trên thế giới thông qua các hội từ thiện. Cơn sóng thần Sunami xãy ra ở Indonesia năm nào. Hoa-Kỳ là quốc gia đóng góp cưú trợ trên 200 triệu dollars chưa kể tốn kém do chiến hạm, máy bay chuyên chở hàng cưú trợ vào ra hơn tháng trời. Đặc biệt được dẫn đầu bởi hai vị cựu tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Bush cha, xông xáo lao vào công tác nhân đạo nầy

Gương hy sinh đời sống riêng tư cuả nhị vị tổng thống, tính bằng hiện kim lấy gì sánh được. Nhưng họ đã để lại cho thế hệ mai sau lòng cảm phục qúy trọng và gương sáng để hậu thế noi theo.

Nancy, Davis, Woody đã theo buớc chân cha ông, đang thể hiện tình thương cuả mình qua nghiã cử bán quán gây qủy giúp bạn, chịu hy sinh thú vui riêng tư của mình để góp tâm huyết cứu bạn. Cha mẹ của Nancy có thể bỏ tiền ra giúp, nhưng người Mỹ có cách giáo dục con em họ phải tự lập, phải tự mình thể hiện việc làm của mình qua hành động trước, để con trẻ thấy giá trị việc làm cuả mình rồi sau đó mới tiếp tay.

Khác với quán cao ngất ở tháp Eiffels Paris, quán đồ sộ bên Malaysia, ”lưu khách quán” bên Đức. Quán lập nên chỉ để kinh doanh tìm giàu sang lợi lộc. Quán nhỏ bên đường ở Mỹ của chị em Nancy ngược lại, tuy nhỏ bé trơ ra giữa trời, thế nhưng ý nghĩa cuả quán đã bay vút cùng tầm cao cuả lòng nhân ái con người. Quán đón nhận nhịp đập thổn thức từ trái tim cuả khách qua đường, gom tiền lẻ để xây tình thương, xây tình người.

Thật đáng khâm phục dành cho các bé Nancy, Davis và woody. Dù quán không tên, nhưng ai muốn gọi quán bằng tên “ba quả tim vàng, ba trái táo, ba con mèo ngoan” đều đáng được trân trọng cả./.

Ngô Văn Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,391,889
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến