Hôm nay,  

Chuyện Việt Kiều Cấn Xề

05/08/201200:00:00(Xem: 198946)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Máy bay đang trên không phận Sài Gòn. Tôi hồi hộp nhìn xuống, thấy nôn nao một tâm trạng khó tả. Nó giống như đứa con xa nhà mong gặp lại người mẹ hiền sau bao năm xa cách. Sau hơn mười lăm năm xa cách, tất cả qúa khứ lại hiện về. Từng ngôi nhà, con đường, với biết bao kỷ niệm của quê hương mà tôi luôn ấp ủ. Máy bay đáp xuống đường băng. Nước mắt tự nhiên dâng trào khiến tôi phải cúi xuống, sợ người chung quanh thấy.

Đã tới! Xong thủ tục tại cửa khẩu, tôi chất đầy hành lý lên chiếc xe, đẩy ra cửa. Một cơn nóng ùa vào người. Đó, cái nắng nóng của mùa hè vùng nhiệt đới. Đang muốn nhớ tuổi ấu thơ tung tăng trên sân trường, đá banh với đám bạn cùng lứa thì chợt nghe tiếng gọi: Cấn ơi! Cấn ơi! Tôi đẩy xe bước tới… Rồi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc ngày nào. Anh, em, cháu, bạn, họ hàng. Họ vây quanh chúc mừng… Mọi người ai cũng nói, trông tôi trẻ hơn là họ tưởng. Anh Đạo, bạn tôi, còn đùa: “Mày phong độ thế này về đây coi chừng gái nó làm thịt mất!” Và mọi người cười rộ.

Lên xe, tiếng cười nói vui vẻ của mọi người nói về tôi vẫn không ngớt. Xe chạy. Những con đường quen cũ nay trở thành xa lạ! Tôi phải cố moi trong trí những hình ảnh ngày xưa để so sánh sự thay đổi. Chiếc xe cứ đi san sát với những chiếc xe hai bánh khiến tôi có cảm giác như sắp sửa đụng nhau, phải gồng cứng cả người như sẵn sàng chờ đợi.

Xe tới khu Hàng Xanh cũ. Đang cảnh kẹt xe. Con đường mới khác xưa nhiều qúa. Tôi vừa nhìn vừa nhớ cảnh mười bẩy năm trước. A, ven đường này là quán cơm gà, sườn nướng ngày nào. Trên đường về từ Sài Gòn tới Biên Hòa. Mùi thịt nướng thơm ngào ngạt bay ra từ một quán ăn, nó như mời gọi tôi dừng lại mà thưởng thức.

Bụng đói chẳng nghĩ ngợi, tôi lái chiếc xe Dream ghé vào một quán cơm đang nướng thịt thơm phức. Tôi gọi cho mình một đĩa cơm gà nướng đặc biệt... Lấy khăn lau mặt, nhấp ly nước trà đá cho đỡ khát, Đĩa cơm được bưng lên! Ái chà chà! Ôi sao mà hấp dẫn thế này! Gà nướng vàng ươm, cháy dòn xém cạnh, được đặt nằm trên một đĩa cơm tấm có điểm mỡ hành với vài miếng tóp mỡ, bên cạnh vài cọng rau sà lách, với một ít đồ chua, chén nước mắm chấm đã được pha chế, ớt nổi đỏ trên mặt, nhìn hấp dẫn qúa chừng chừng!

Dao nĩa sẵn sàng, tôi đang định cắt miếng thịt thưởng thức trước, nhưng chợt khựng lại! Móc bóp, rồi vội sờ vào các túi quần. Tôi vừa nhớ ra là túi mình không chắc còn đủ để trả cho đĩa cơm gà nướng! Đúng vậy. Chỉ còn đúng năm trăm đồng! Mà đĩa cơm gà, liếc coi gía biểu đã là hai ngàn rưởi (tiền Việt thời đó). Vậy là đành đau đớn mà nhìn cái đùi gà, còn tay thì gỉa vờ ôm miệng, cứ xít xoa… Cuối cùng bà chủ đến bên tôi hỏi. Sao cậu không ăn? - Tôi nhức răng qúa! Nhìn miếng đùi gà ngon mà ăn không được! Thật là tiếc! Bà có thể cảm phiền cho gửi lại miếng gà, tôi chỉ ăn cơm! Có được không thưa bà?

Bà chủ như hiểu ý! Vui vẻ nhận lời. Tôi mừng qúa hỏi luôn, thế cơm không bao nhiêu tiền thưa bà? Tính cậu năm trăm, tôi gật đầu móc túi lấy năm trăm đưa ngay cho bà ta, sợ tí nữa bà lại đổi ý thì to chuyện.

Đang nhớ đĩa cơm tấm ngày xưa, chợt có tiếng ông tài xế qúat lớn, “Tiên sư bố mày! Muốn chết hả?”

Tôi giựt mình hỏi chuyện gì thế. Mấy thằng lái xe hai bánh chạy ẩu! Tiếng ông tài xế trả lời.

Xe về tới gần nhà, đoạn đường hơn hai kilômet! Tất cả đã thay đổi, từ con đường, hàng quán, nhà cửa, con người, cho đến phương tiện đi lại, xe hai bánh đâu mà nhiều thế này? Các bảng hiệu mọc lên như nấm tất cả làm tôi phải chú ý! Hình ảnh cũ mới chen lấn nhau. Cái này mất! Cái kia còn! Tôi cứ bồi hồi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác!

Nhà cũ của mẹ tôi đây rồi! Ôi sao mà bé nhỏ thế! Nhà vẫn hai gian ba lầu đúc mà mẹ tôi vất vả để xây dựng nó. Biết bao kỷ niệm lại hiện về… Ngôi nhà cũng đã đựơc sửa sang nhưng vẫn còn nét cũ. Một thời nó là niềm tự hào của anh em chúng tôi. Không hiểu sao lúc đó nhìn nó đồ sộ thế! Bây gìờ sau hơn mười lăm năm trở về, trông nó lại bé nhỏ cả bên trong lẫn bên ngoài…

Hôm sau, tiệc mừng Việt kiều về nước đã sẵn sàng. Trước khi tiệc “khai mạc”, ông trưởng họ gặp riêng tôi phỏng vấn sơ qua về nghề nghiệp chức danh ở bên Mỹ. Tôi thật thà nói mình sửa chữa nhà cửa, và làm thợ mộc. Ông vội hỏi tôi, thế ông có cái thẻ ghi tên nghề nghiệp không.?

Ồ business card! Tôi móc ra tấm thẻ đưa cho ông ta. Ông nhìn rồi nói, “con sì trúc ti on” là con gì thế?

Construction, tức là sửa chữa nhà cửa đấy!

Ông trưởng họ vẻ mặt nghiêm trang nói, vậy phải gọi là kiến trúc sư! Tôi bảo ông, chỉ sửa nhà dạo thôi! Kiến trúc sư cái quái gì.

Không! Phải nói vậy, để mọi người biết ông có “đẳng cấp!”

Thôi! Thôi Tôi không cần! Tôi nói nhưng ông không để tâm.

Tôi được mọi người đón tiếp long trọng tại một hội trường của nhà thờ họ. tiếng vỗ tay cứ liên tục, làm tôi bỗng chốc trở thành một nhân vật quan trọng. Mọi lời nói của tôi được mọi người chú ý và nể phục. Hết người này đến người khác đặt câu hỏi về giáo dục, đời sống, sức khoẻ Tôi cứ thao thao bất tuyệt… Hết đề tài này đến đề tài khác, bao nhiêu kiến thức nhờ nghe được từ đài phát thanh tiếng Việt hay đọc báo ở bên Mỹ mà biết, lần lượt tuôn ra. Rồi cứ như múa kiếm vào chỗ không người, tôi càng nói càng hăng… Mọi người trầm trồ kiến thức uyên bác của tôi. Hết người này đến người khác nâng ly chúc mừng. Đang trong hơi men ngà ngà… Ông trưởng nhà thờ họ đứng lên xin phép có đôi lời với tôi.

Kính thưa ông Cấn, nhà kiến trúc sư ở Mỹ,

Hôm nay tôi xin thay mặt bà con trong họ có vài lời khẩn cầu đến ông. Nhà thờ họ đang trong qúa trình tu sửa còn thiếu… Được biết ở bên Mỹ ông là một Viêt Kiều thành đạt… có tấm lòng quảng đại với quê hương…

Tôi nghe điệp khúc này hơi quen quen! Đang chú ý nhớ coi nó ở cái đoạn nào trong mục vòi tiền mà tôi đã đọc được ở đâu! Nhưng tôi không còn đủ tỉnh trí để xua đi những lời tâng bốc, kính thưa!

Việt Kiều thành đạt! Lúc tỉnh táo thì nghe nó sáo ngữ thật, nhưng hôm nay sừng sừng nghe nó hay hay thêm một chút hãnh diện với bà con lối xóm. Nó khiến tôi tê liệt sự phản kháng, và như chích thêm một luồng xung điện, làm tôi hăng máu hứa luôn, tôi sẽ ùng hộ mười ngàn đô la! Tiếng vỗ tay reo hò hoan hô rồi chúc xôm tụ!

Có tiếng người nói. Đúng là ông Cấn! Phải như thế! Ông ấy giàu qúa mà!

Tôi như chợt nhớ ra con số mười nó có thêm chữ ngàn dollars… Nhưng “đã lỡ phóng lao thì phải theo lao…” Tiếng cụng ly, lời tán dương, tôi cứ như đi trên mây nhưng con số mười ngàn dollars cứ kéo ghì tôi xuống, nó khiến tôi muốn hụt hơi khi nghĩ đến ngày trở lại Mỹ phải cầy trợn mắt, điều quan trọng là không biết bà vợ nhà tôi phản ứng thế nào khi tôi vung tiền mà chẳng cần suy nghĩ. Bên Mỹ con tôi đang cần mua một chiếc xe đi học, đòi mấy tháng nay mà hai vợ chồng cứ khất lần…

Đang lo âu như sự hớ miệng của mình! Một người ra vỗ vai tôi.

- Anh Cấn Xề!

Ai mà biết tên cúng cơm của mình? Tôi nghe giọng nói quen quen quay lại… Chào bà!

- Bà nào? Em đây! Thảo đây! Thảo hồi bé anh cứ đòi cưới em!

Tôi ngớ người, nhưng khi nhắc đến chuyện đòi cưới tôi như sực nhớ ra! Á Thảo Hồng. Cứ tưởng bà cụ nào?

- Cha qủy lão Cấn Xề!

Nhận ra người yêu cũ, tôi thấy hỡi ôi. Con người ta sao mà thời gian làm phai bạc đi nhanh thế này! Trông người yêu đã thành một bà già, tôi cảm thấy xót xa khi nhớ lại hồi còn bé mười hai mười ba tuổi, hai đứa ở sát nhà nhau nên rất thân, nàng cứ hồn nhiên chơi giỡn với tôi. Tôi thì lợi dụng. Cứ gỉa vờ bắt nạt mấy đứa em của cô hàng xóm. Nàng nổi máu chị hùng bênh em, đi qua đòi đánh nhau tay đôi. Tôi cứ gỉa vờ thua nằm dưới để được nàng đè xuống, tát cho mấy cái… Mà nàng vô tư chẳng hề hay biết sự ma mãnh của tôi! Chơi kéo co tôi làm như bị thua ngã nhào vào người cô nàng… Nàng cứ ơ, ơ… thằng qủy, thằng qủy!

Hôm nay chúng tôi nhắc lại biết bao kỷ niệm xưa, nhưng bây gìờ nàng đã thành bà ngoại của mấy đứa cháu… Cố nhân ơi! Nét mỹ miều xưa, nay đâu rồi!

Rồi tiệc mừng việt kiều cũng tàn. Đêm hôm ấy, đang khó ngủ vì giờ giấc thay đổi, chợt điện thoại di động của tôi reng!

Tôi bắt nhìn số hiện lên trong phone biết là vợ gọi. Chưa kịp nói lời chào tốt đẹp đến nàng thì đã nghe tiếng bà như thét vào mang tai, nghe chát chúa…


- Ai cho ông tiền mà ông vung lên thế! Bên này tiền nhà còn thiếu…. Insurance mấy xe chưa trả! Hàng hóa thì đứng… Tiền công thợ còn chưa thanh toán… Ông về bên đó mà nổ!

Cứ vậy, bà vợ tôi trách mắng đủ điều, làm tôi như người từ trên cao rớt bịch xuống đất. Cầm phone mà không biết bye bye từ lúc nào. Tôi thẫn thờ như người bị mất của, rồi thầm nghĩ nguồn tiếp tế chắc chắn sẽ bị cắt, như vậy còn vui thú gì ở đây nữa?

Dù sao, “còn nước còn tát” tới đâu thì tới. Sáng hôm sau vừa thức dậy, ông anh tôi đã thông báo có khách đang đợi ở dưới nhà. Vừa bước xuống đã thấy có đến hơn hai chục người đang đợi đứng chật cả một nhà. Chưa kịp định thần! Tiếng chào ông Cấn đã vang dội. Không đủ chỗ ngồi lên mọi người đều đứng. Một người trong số họ tự giới thiệu. Chủ tịch ban bác ái xã hôi, giới phụ lão, ban y tế phường, ban phụng vụ các bệnh nhân, hội người nghèo…. Tôi nghe mà chóng cả mặt..

Tôi vội ngắt lời. Thế qúy vị muốn gì ở tôi? Chẳng khách sáo, họ nói chúng tôi đã được nghe tấm lòng quảng đại hào hiệp của ông kiến trúc sư nên đến đây mong ông rộng lòng giúp đỡ. Vì...

Người nào cũng chìa ra một danh sách cần giúp đỡ! Thấy tình thế không thoát thân nổi, tôi phải “xuống nước”, xin biếu mỗi hội năm chục dollars, rồi thú thực là tôi cũng không có nhiều tiền mong qúy vị thông cảm!

Tưởng số đông này chắc chỉ chừng vài hội đoàn, nào ngờ khi phát tiền từng hội cũng hết cả ngàn bạc…

Tôi vội hỏi ông anh. Sao họ đánh hơi nhanh thế? Cứ cái kiểu này, thành Việt kiều tả tơi mà về Mỹ sớm. Ông anh còn nói thêm là chưa xong đâu, chú còn phải chuẩn bị tinh thần. Nay mai họ hàng sẽ còn đến thăm chú. Tôi vội hỏi ngay, thế cũng phải phát tiền cho họ à? Ông anh tỉnh bơ nói, thì nhà thờ họ chú còn rộng tay ban phát tới mười ngàn, anh em mà chú lại tính lờ sao được.

Mấy thằng bạn thân nghe tin tôi về, đã lấy xe hơi đời mới xuống thăm và chở tôi đi du ngoạn. Họ đãi đủ các món ăn chơi. Tôi cứ tranh trả tiền nhưng mấy thằng bạn dứt khoát không chịu. Thực sự thì chúng nó qúa hiểu tôi, thuộc loại việt kiều “chân nấm tay bùn”, vất vả quanh năm, không bằng mấy thằng bạn, một cú trúng đất sang tay kiếm vài chục ngàn dollars như chơi!

Đang ăn uống rượu đã ngà ngà say, một thằng bạn cao hứng. Hôm nay phải đưa thằng Cấn xề đi rửa mắt, cho nó biết thế nào “quê hương là chùm khế ngọt”…

Trước tiên, chúng dẫn tôi đi tắm hơi massage ở một khách sạn. Vào phòng tắm hơi, cởi hết quần áo để vào một cái tủ, mỗi người cuốn một cái khăn trắng chung quanh bụng, tên nào đã từng trải thì không mặc gì bên trong để dễ bề hành động! Còn tôi, tôi chọn cách mặc quần lót, chắc ăn dấu tiền dollars vào phía trong, vì là lần đầu tiên đi tắm hơi!

Vào trong một phòng kín, hơi nước nóng bốc lên, nhìn lờ mờ… Tôi đi cứ sợ ngã. Người bắt đầu thấm nước ấm và nhiệt độ trong cơ thể cứ tăng dần lên! Ai cũng nhễ nhãi mồ hôi ướt đẫm, ai nấy tỉnh táo và sảng khoái… Khoảng mười lăm đến hai mươi phút. Chúng tôi được hướng dẫn ra một phòng sáng lau người cho khô, hoặc tắm lại tùy ý.

Bốn thằng chúng tôi được hướng dẫn ra mỗi phòng, có các cô đã trực sẵn. Thằng bạn tôi nói nhỏ với một cô tiếp viên trẻ đẹp, “Thằng bạn anh Việt kiều mời về, ráng chăm sóc nó một chút nghe em…”

Tôi nghe, thấy bất an, đang tính nói vậy là đủ rồi, tao ra ngoài, thì đã bị một cô to con trông cứ như lực sĩ sumo đô vật của Nhật Bản, mặt tròn mắt híp chắc cũng nặng đến cả tạ, hất tôi vào phòng đóng cửa lại!

Tôi đang ngơ ngác sao cô gái trẻ đẹp hồi nãy đâu không thấy? Thì cô nàng phục vụ đã cởi chiếc áo khoác mỏng dài, chỉ còn lại skirt và áo thung ba lỗ trên người. Cô kéo chiếc khăn tắm tôi cuốn ngang bụng ra, nhìn thấy chiếc quần lót tôi đang mặc, nhô ra một cục gì đó dấu phía trong bẹn, cô nhoẻn miệng cười ruồi!

Rất nhanh, tôi thấy mình bị cô đẩy nằm xấp lên giường!

Tôi nhìn cô mà hình dung các võ sĩ sumo Nhật chuẩn bị vật nhau, sợ phát khiếp! Tôi đánh bài năm nỉ, cháu không cần phải làm gì, cứ để chú nằm đây ngủ nửa tiếng là được… Tự nhiên cô ta nhìn tôi rồi cười hì hì, vẻ mặt tỉnh bơ bảo em đã được gửi gấm là phải làm cho anh sung sướng. Thấy tôi muốn vùng ra thoát thân, cô nàng bảo tôi bằng giọng ngọt như mìa lùi, nằm yên, cưng. Cưng mà không yên là em la lên anh đòi hiếp em à nghen! Cô ta vừa dỗ dành, vừa cho tay vờn khắp người tôi như mèo vờn chuột.

Bất chấp lời tôi năm nỉ xin tha, cô ta nhanh nhẹn lấy thế đứng lên dùng đôi chân voi dẫm lên người tôi… Hình như cô cố tình đạp lên đôi mông nơi có xấp đô la dấu trong quần lót, làm tôi kêu oai oái, nhưng cô nàng cứ tỉnh bơ bám trên xà ngang, vừa tiếp tục màn dẫm đạp vừa bật lên tiếng cười ròn rã.

Tiếng cười của nàng vang vọng sang các phòng bên mau chóng được hưởng ứng khiến có nhiều tiếng ồn vọng ngược lại.

Thình lình, có tiếng hỏi vang lên phía ngoài, “Phòng anh Việt kiều đâu?” Cánh cửa phòng bật mở, ba bốn cô gái trẻ đmăng ùa vào, dạn dĩ, đứa xoa tay, đứa bóp chân, anh em ngọt xớt… Tôi chưa kịp phản ứng thì có tiếng hét lớn: “Công an! Công an kiểm tra!”

Các cô gái bỏ chạy toán loạn. Tôi đang hoang mang không biết phải làm gì thì thấy mấy thằng bạn tới kéo tay tôi chạy vội lại phía phòng thay đồ…

Khoác được áo quần lên người, tôi tỉnh hồn, vội sờ lại xấp tiền dấu trong quần lót thì than ôi, nó đã biến mất, chẳng biết từ lúc nào! Mọi tìm kiếm càm ràm đều vô ích. Có tên bạn còn mắng: Tại máy ngớ ngẩn mà sinh chuyện. Ai lại nhét cọc tiền trong háng khiến mấy con ranh sinh lòng tham! Bày trò hù công an để cả bọn lãnh đủ. Một tên bạn khác an ủi kiểu xỏ lá “Thôi thì cứ coi như cứu đói thêm ba chục hội đoàn hở mông, thiếu vải, giúp các chị em ta “cải thiện...”

Tuy có mắng mỏ nhưng đám bạn tốt cũng áy náy. Sau đó vài ngày, để “bù lỗ” cho tôi, họ dẫn tôi đi thưởng thức món đặc sản quê hương: cháo rắn. Đủ các món thịt rắn mà cả đời tôi nghe nhưng chưa bao giờ được nếm qua. Chủ quán còn mang ra một bình rượu to khoảng hai chục lít ngâm đủ các loại rắn chúa, phơi bụng hanh vàng nằm quấn lấy nhau ở trong hũ thủy tinh lớn màu nâu đậm, nằm lẫn với những rễ cây, củ sâm như hình người, lá thuốc bắc, lẫn lộn ở trong đó. Được chủ quán giới thiệu là Xà tửu chúa! Cường dương bổ tráng. “Ông uống bà khen!”

Được bọn bạn thân thay nhau mời nâng ly, tôi như người phải mùi quyến rũ của hai nàng Thanh xà, Bạch xà trong truyện cổ tích, cứ uống lấy uống để. Rượu thấm say! Nhìn bình rượu thuốc, tôi hình dung mấy nàng độc xà hóa thành những giai nhân uốn eó trong đêm, bên ánh lửa bập bùng… Các giai nhân thay nhau đến bên tôi mời chào, kéo tôi vào một thế giới thần tiên tuyệt diệu.

Cứ như vãy, tôi đã bay lên tới chín tầng mây chẳng còn biết gì... Để rồi khi tỉnh dậy thấy mình nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy! Chung quanh tôi là các máy móc thiết bị đo nhịp tim, dây truyền dịch được băng ở trên tay. Có tiếng người nói chú ấy tỉnh rồi! Chưa kịp định thần, tôi chợt thấy đau trong bụng khiến tôi phải nhăn mặt. Anh tôi đến bên nói. Chú tỉnh rồi! May qúa! Chúng tôi đang lo lắng… Hôm qua chú uống say, quậy, cứ đòi hỏi tội Ngọc Hoàng thượng đế! Đòi bãi chức, cho ông ấy về vườn! Chú cứ bắt tội Ngọc Hoàng! Đã dấu hai nàng tiên của chú.

Chú uống nhiều quá bị ngộ độc! May mắn là cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ đang cần biết tình hình sức khoẻ của chú ở bên Mỹ…

Tôi nghe mà thấy xấu hổ qúa! Vung tiền ở nhà thờ họ, thì bị vợ mắng xối xả. Đi massage thì bị gái lừa cho trắng váy! Nếm mùi đặc sản quê hương thì ngộ độc tí toi mạng! Ôi, quê hương yêu dấu!

Chợt một bác sĩ trực tiến đến hỏi thăm về sức khoẻ của tôi. Ông hỏi ngay, Anh có phản ứng với các loại thuốc gì không? Có bao giờ phải nhập viện chưa? Tôi trả lời. Không. Rồi ông nói, qua chụp X quang chúng tôi không phát hiện bị tổn thương gì! Ông chỉ bị ngộ độc rượu nặng, chúng tôi đã xúc ruột cứu chữa ông kịp thời, nằm một vài ngày là ông có thể về nhà. Nhưng lần sau khi ăn uống phải cẩn thận…

Trong khi nằm chờ xuất viện, có nhiều bà con đến thăm tôi. Có cả những người tôi đã gặp mới mấy ngày hôm trước đây, trong bữa tiệc đón tiếp tôi, họ hoan hô, bây giờ họ đang xót xa, nhìn tôi với một vẻ mặt thương hại…

Tự nhiên tôi cảm thấy được sự ấm cúng về tình cảm mà họ dành cho mình. Âu đó cũng là một an ủi lớn lao cho đứa con người trong giai đoạn thập tử nhất sinh…

Tuyết Phong

Ý kiến bạn đọc
06/08/201216:12:13
Khách
Chẳng biết sự thật trong truyện là bao nhiêu phần trăm vậy? Việt Kiều về VN thì có nhiều chuyện bi hài thật còn hơn thế nữa .
05/08/201223:48:17
Khách
Tác giả Tuyết Phong, ông có về tham dự Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm nay không vậy? Nếu có mặt thì xin đeo bảng tên cho tại hạ đến "bái sư" nha.
Đề nghị Việt Báo có mục kể chuyện cười do tác giả Tuyết Phong điều hợp trong chương trình Giải Thưởng!
05/08/201202:46:43
Khách
Ố là la!Đường đời quả là nhiều cạm bẫy!

Hơn 30 năm chưa trở về quê cũ,nghe ông anh kể chuyện thiệt tình tôi cũng thấy"bải hoải Tề thiên"thật!

Chẳng biết sự thật trong truyện là bao nhiêu phần trăm vậy?

Ông kết luận còn lạc quan lắm nhưng nếu là tôi?Chắc tôi đã hởi ôi lắm rồi!

Cám ơn tác giả chia sẻ một chuyện vui cười ra nước mắt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến