Hôm nay,  

Nhìn Mặt Bắt Hình Dong

31/07/201200:00:00(Xem: 739057)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.

“Bà cụ nhà tôi” bảo tôi đi tìm nhà để mua. Nhờ vậy, tôi hiểu mình được phần nào khi đi coi hàng trăm căn nhà chỉ để mua một căn! Tôi khởi sự bằng việc nhờ cậy đến đồng hương hành nghề môi giới nhà đất.

Những người tôi nhờ đều vui vẻ theo nghề nghiệp và tình chung ngôn ngữ. Nhưng tự truyện của người môi giới trong xe như lời cảnh cáo! “Người mình anh ơi! Mua căn nhà chỉ từ 120 tới 150 ngàn. Nhưng cứ bắt chở đi xem những căn nửa triệu! Dường như họ không có bạn ở nhà nửa triệu nên tiện dịp thì hành mình cho họ đi xem inside căn nhà nửa triệu cho biết! Làm mất thời giờ, tốn xăng, hao xe… muốn chết!”

Cô làm tôi cứng họng, không dám xin cô cho đi xem nhà Tổng thống Bush con ở Dallas, đang rao bán giá hạ! buồn riêng mình tôi, lại còn bị bà cụ mẹ của sấp nhỏ cằn nhằn, “ông đi xem nhà mà đầu hồn cứ thả đi đâu, không lo bới lông tìm vết để có cớ bớt giá người bán. Không cân nhắc người môi giới chém vè những căn giá rẻ mà chỉ muốn khách hàng mua nhà nhiều tiền thì tiền commission mới nhiều!”

Tôi chợt hiểu ra người mình, ngoài miệng thơn thớt nói cười với nhau nhưng ai cũng nhỉn mặt bắt hình dong nhau để thủ lợi. Một tuần khờ người vì nhìn mặt bắt hình dong cũng chưa chọn được căn nhà vừa túi tiền mà như ý; không phải là không có, nhưng đêm về suy tư mới thấy bệnh kinh niên của mình là luôn tìm cách biết trước, đến trước, nhưng sợ hớ giá, và biết đâu có căn khác bằng giá tiền nhưng nhà đẹp, tốt hơn… nên trật càng đi xa khi nhìn mặt bắt hình dong cả căn nhà chứ riêng gì người với người.

Tôi lại nghĩ nhìn mặt bắt hình dong mình như thế có phần khắt khe vì dân tộc nào chả muốn mua nhà rẻ! Từ đó tôi bỏ đào sâu vào những tập quán xấu, để quan sát đến góc tập quán, thói quen sinh hoạt của những sắc dân mà tôi có dịp tiếp xúc với đời sống phía trong cánh cửa nhà họ.

Tôi thích căn nhà màu xám, khang trang, sạch sẽ, của một gia đình người Trung đông (là khi tới mới biết, nếu biết trước có lẽ tôi đã tránh!) Nhìn hình nội thất của căn nhà trên website, có thiết kế thoáng, trang trí nhẹ nhàng. Tôi nghĩ đến việc mua căn nhà này sẽ ít tốn tiền trang trí nội thất; quan trọng hơn là ít bị kêu réo quét bụi, lau chùi cho những thứ linh tinh trên tường hay bệ cầu thang, lò sưởi… cũng đỡ cực cho mình lắm chứ! Nhưng, “thiện chí của đàn ông bao giờ cũng nửa chánh nửa tà; tiết kiệm cho gia đình hay làm biếng tổ sư…!” Lẽ ra điều ấy để lương tâm đương sự phán xét, nhưng bà cụ nào chả giỏi chì chiết cụ ông!

Lần thứ nhất lấy hẹn đến xem căn nhà màu xám. Khi đến cửa thì chủ nhà không cho vô xem và trả lời là đã gọi cancel với công ty môi giới - 5 phút trước! Dường như người Trung đông không có khái niệm thời gian về việc người xem nhà phải lái nửa tiếng mới đến được nhà họ!

Lần thứ hai, ông râu quai nón nhận lời của công ty môi giới là trong khoản thời gian nửa giờ, ông đồng ý cho người muốn mua được phép vào xem nhà. Nhưng chỉ báo trước 15 phút thì ai lái nổi tới để xem! May là tôi với anh môi giới đang ở gần nhà ông ấy, chúng tôi chạy hụt hơi mới kịp. Nhưng khi đến, ông chỉ hé cửa xin lỗi là nhà đang bừa bộn, không tiện! Rồi đóng sầm cánh cửa!

Lần thứ ba không diễn ra vì tôi đi mua chứ không đi xin. Chả biết ông Trung đông có kỳ thị người Việt hay chỉ tại mình không có duyên với người Trung đông! Nhưng lý giải cỡ nào thì người bạn môi giới cũng bỏ tôi giữa đường… vì tội đi mua thì miễn sao tốt và rẻ; anh dẹp ba cái tự ái hão đó giùm tôi đi!... Bó tay.

Tôi rút kinh nghiệm để ứng xử với căn nhà đáng nhớ khác cũng của người Trung đông thứ hai (cũng là đến nơi mới biết!) Căn nhà cũng khang trang, sáng sủa, giá cả phải chăng. Bệnh nhìn mặt bắt hình dong của tôi là người Trung đông thích ăn ở sáng sủa cho đỡ hao điện thắp sáng, không giống như nhà Mỹ cứ tối tối với tường thường sơn màu lạnh; sàn nhà màu đậm, màn cửa màu lạnh, bàn ghế gỗ… Nhưng xem đến căn nhà Trung đông thứ hai này thì tôi tin chắc là người Trung đông thích trang trí đơn giản-có mục đích! Tôi không nghĩ họ nghèo mà… nhìn mặt bắt hình dong là dân này gọn nhẹ cho dễ chẩu! Hơn nữa, căn cứ theo góc ảnh thì những tấm ảnh giới thiệu căn nhà này trên website có phần muốn giấu diếm những góc ảnh cần thiết để người xem có thể hình dung ra được nội thất của căn nhà. Tại sao?

Câu hỏi đã đưa tôi đến Trung đông kỳ bí bật mí trung gian! Đến nơi mới biết là ổ của những tay điện toán Trung đông, trong nhà chỉ lộc ngộc năm, bảy trự đàn ông trẻ, da đen ngăm, râu quai nón, mắt trắng dã như thơ Nguyễn Bính*. Máy điện toán đầy nhà - mỗi phòng hai, ba máy… Khi có người tới xem nhà thì phải đợi họ shutdown toàn bộ computer trong nhà. Sau đó, họ rút hết ra các xe hơi đậu ngoài đường, trong garage…, ngồi chờ người xem nhà.

Tôi quan sát những góc dấu giếm của những tấm ảnh được post lên website, đúng là Trung đông kỳ bí bật bí trung gian là những tấm ảnh trên web vừa trung lại vừa gian! Giới thiệu đủ các phòng trong nhà nhưng chỉ chụp lưng chừng trở lên ceiling để không thấy được sự dơ bẩn, mục nát của những hạ góc! Sự trí trá vụng về nơi nơi trong căn nhà có “chùm ảnh đẹp” nhưng tiếp cận thì than ôi! Xin lỗi những người anh em Trung đông về việc duyên khởi èo uột quá nên không có duyên mua bán với nhau được!

Trong hàng trăm căn nhà tôi đã xem qua, nhà của người Mỹ dường như kêu đúng giá, tiền nào của nấy nên không mấy ấn tượng. Nhưnhg tôi có xem hai căn nhà của người Tàu, (cũng là đến nơi mới biết!) Một gia đình Tàu sạch… thì quá sạch! Lau chùi đến mòn hết các nơi. Cảm giác khó tả khi nhìn quanh căn nhà sạch sẽ đến tội nghiệp người lau chùi; thương hại sự đờ dẫn của vật chất bị lau chùi sạch quá hoá cũ!

Còn gia đình Tàu dơ thì y chang những căn nhà người Tàu bình dân trong khu Chợ Lớn. Nhà ở tối tăm, bừa bộn, dơ bẩn, mùi thức ăn nồng nặc trong không gian bí. Điểm chung của hai căn nhà người Tàu là thắp nhang vàng khè ceiling và nhà nào cũng hàn thêm cửa sắt bên ngoài tất cả cửa sổ và cửa ra vào… làm tôi nghĩ tới ma mới biết sợ ma; kẻ cướp sợ cướp; gian ý mới hối lộ thánh thần vàng trần nhang khói… Oải.

Vui nhất là vô những căn nhà Mễ, đa phần là nhà cũ, rẻ tiền. Cho thấy người Mễ không giàu có như những sắc dân khác trong vùng tôi ở. Có căn nhà vui lạ là căn nhà nguyên thủy tí teo, nhưng chả biết họ xin phép thế nào mà thành phố cho sửa cái garage hai xe thành phòng ngủ. Độc đáo là phòng ngủ 3 tầng, nhìn như cái mini Motel… trong đó là đoàn quân cắt cỏ chừng hai chục mạng, theo anh Mễ trọ trong căn nhà đó cho biết, thành phố không cho sửa mặt tiền nhà để giữ cảnh quan khu xóm như nhau; nhưng phía sau nhà thì cho phép cất thêm, cất lên, nhưng phải tính vô diện tích sử dụng và đóng thuế! Hèn gì, căn nhà này 4,000sqft trong khu nhà từ 1,000 - 1200sqft!

Những căn nhà Mễ có sự ngăn nắp cũ kỹ, màu sắc sặc sỡ của người Mễ là đương nhiên. Điều dễ thấy là người Mễ yêu nước Mỹ hơn người Việt; một mảng sân tráng xi măng thêm ngoài backyard, một hallway trong nhà, hay bức tường phòng… thường có những hình ảnh đặc trưng của Mỹ như cờ Mỹ, hình tổng thống Mỹ, con chim đại bàng…

Người Mễ ở chung trong căn nhỏ thật nhiều người vì hoàn cảnh và thu nhập của họ. Nhưng sự tử tế của người Mễ khá rộng rãi là căn nhà nào đang trống, không người ở thì thôi. Gặp căn còn người ở thì thể nào họ cũng hứa sẽ bớt giá, và để lại vài thứ gì đó cho người mua nhà như món quà tình cảm gởi lại của người chủ trước. Người Mễ giàu tình cảm như người Việt tử tế, nhưng tiếc là không thể mua nhà của họ được vì đi mua nhà để ở chứ không mua nhà để sơn sửa lại…

Tôi đến căn nhà không người ở khác, nhưng khi vừa mở cửa đã biết nhà Ấn Độ, vì mùi cà ri quện sâu đậm vào thảm nhà, trần nhà, màn cửa, không khí trong nhà… đến ra xem cái garage cũng nồng nặc mùi cà ri. Hết biết!

Đi xem nhà Mỹ trắng cũng hai loại như người Tàu. Nhà Mỹ sạch thì sạch quá; mà Mỹ dơ thì bầy hầy không chịu được. Nhưng vô nhà Mỹ đen thì lại nghe một mùi hương rất đặc biệt! Cũng hai loại Mỹ đen sạch và Mỹ đen ít sạch sẽ… nhưng chung một mùi củ ngải ngâm rượu trị thương hay sao đó! Không hiểu nhưng không tin là mình ở được trong căn nhà nặng mùi khó hiểu này!

Dù sao thì trong hàng trăm căn nhà tôi đã xem qua, đa phần là nhà người Việt vì người Việt ở khu này rất đông. Hầu hết những căn nhà bán có chủ người Việt thường sơn phết lại một cách không chuyên, nghĩa là gia chủ tự làm. Nhưng giá bán căn nhà thường cao hơn giá nhà chung location với lời rao đã làm mới, sửa chữa toàn bộ… thậm chí có những vụng về cho thấy người sơn sửa thiếu hiểu biết về việc sơn sửa nhà. Có căn ghi rõ là “new sprinkler system”. Nhưng hoàn toàn tự làm và không biết làm nên chả ra gì hơn là nâng giá bán căn nhà lên hai, ba ngàn vì coi như nhà có sprinkler system; Sàn gỗ cũng vậy; bờ rào mới cũng thế, hồ bơi cũng rứa…

Thương người mình muốn bán nhà giá cao nên đã đầu tư tiền của và công sức. Nhưng không có nghĩa là nâng giá trị nhà lên nếu không có tay nghề thì tốt nhất là bán nguyên trạng cho người mua dễ “xử lý”

Cuối cùng của một tuần nhìn mặt bắt hình dong là chẳng được việc gì. Cậu con đã về đến nhà, cần chỗ ở. Nó search một lát, gọi bà Broker người Mỹ, lấy hẹn xem nhà trong ngày, -ký luôn giấy tờ ngay trong căn nhà vừa xem xong. Ngày hôm sau đã có trả lời của người bán, - hai bên deal giá cả với nhau chừng 5 phút. Ký giấy tờ. Coi như xong.

Tôi không làm được việc bà cụ nhà tôi giao phó nhưng không buồn. Chỉ ngồi suy nghĩ về cách thức làm việc, thương lượng của người Mỹ và người Việt lớn lên hay sinh đẻ ở Mỹ (cũng như Mỹ đến 85%). Họ quý thời gian của đôi bên, không nói lời dư thừa, không nhìn mặt bắt hình dong mà tất cả dựa trên những con số… Cái lối làm việc của người Mỹ rất ngắn gọn nhưng hiệu quả tức thì. Nhưng ai thích thì thích chứ tôi thích nhìn mặt bắt hình dong vì phù hợp với tính tình rắc rối, nếp nghĩ quanh co của người Việt đã ăn sâu đậm trong máu tôi.

Phan

Ý kiến bạn đọc
07/08/201218:17:45
Khách
Cám ơn tác giả đã cho biết những tin tức lý thú.
31/07/201207:10:46
Khách
Cũng hay.

Cám ơn rất nhiều về những kinh nghiệm "xương máu" của tác giả.
31/07/201207:08:46
Khách
Cũng hay.

Cám ơn rất nhiều về những kinh nghiệm "xương máu" của tác giả.
31/07/201212:02:41
Khách
sâu sắc !!! hay
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến