Hôm nay,  

Kỳ Thị và Bạo Hành

20/02/201600:00:00(Xem: 11971)
Tác giả: Kim Chi
Bài số 3757-17-30257vb7022016

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Nông thị Ngọc Diệp, là diễn viên múa, kịch nghệ, khi còn ở Saigon. Vu78o75t biển năm 1985, là thuyền nhân đến tị nạn tại Galang, Indonesia. Định cư tại Canada năm 1986, sống ở thành phố Toronto. Từ 2005, di dân qua Úc, hiện sống ở thành phố Melbourne. Công việc: nội trợ và là công tác viên cho các Cộng Đồng VN ở Melbourne.

* * *

blank
Tác giả và cây đàn trong sinh hoạt tại Hội Chợ Tết cộng đồng 2016.

Khi đặt chân lên đất người, chỉ sau vài năm thôi, tôi đã cảm nhận thấy cái kỳ thị của những người khác màu da, ngầm có, ra mặt có. Dĩ nhiên không phải ở đâu cũng thấy sự kỳ thị, mức độ biểu hiện khác nhau!

Một lần tôi đi chơ, khi xếp hàng trả tiền, tôi thấy người thâu ngân cười nói chào hỏi đon đả với các người khách da trắng trước tôi. Đến lượt tôi, như cái máy nhạc quay dây thiều bị hết dây, bà ta lạnh nhạt không nhìn, không nói, không chào mà mắt bà ta nhìn vào một "phương trời xa thẳm"! Khi thối tiền, bà ta không đưa tận tay tôi mà để tiền trên bàn một cách bất lịch sự! Tôi nhìn thẳng vào mắt bà ta, chào bà bằng cái tên bà đeo trước ngực để cho bà biết tôi đã có tên của bà trong trí nhớ. Rồi tôi nghiêm nghị nói:

- Tôi cũng có business! Khi tôi mướn người làm việc cho tôi, việc đầu tiên phải biết làm là biết chào hỏi khách hàng lễ phép. Khách hàng khác màu da, giai cấp, nhưng tiền khách mang đến thì cùng màu cả, không có sự khác biệt nên phải tôn trọng khách như nhau. Chưa kể đến luật pháp không cho phép phân biệt, kỳ thị chủng tộc ở đây...

Bà ta xanh mặt nhìn tôi, ấp úng xin lỗi!

Chuyện nhỏ này làm tôi nhớ một kỷ niệm từ thời còn là đứa trẻ bốn năm tuổi, khi tôi bị bọn “con nít tây” kỳ thị.

*

blank
Hình ảnh thời nhỏ trong “xóm Tây” ở Sài gòn, khi cô bé 4 tuổi bị tây con kỳ thị bắt nạt.

Tôi sanh ra và cư ngụ trong một cư xá của người Pháp nằm trên đường Yên Đổ, Sài Gòn. Trong cư xá Champagne này có khoảng hơn ba mươi căn phố nhỏ cất san sát nhau. Rất ít người Việt ở đây, mà đa số đều là những gia đình người Pháp đang làm việc tại Sài gòn trú ngụ. Khi ra sân chơi chung với bọn con nít Tây hàng xóm, chị em chúng tôi không hiểu bọn chúng nói cái gì, muốn gì, và ngược lại. Có lẽ vì chủng tộc, màu da, ngôn ngữ khác biệt nên chúng tôi đã bị bọn Tây tóc quăn trong cư xá kỳ thị, đối xử rất khinh khi, lạnh nhạt mặc dù má tôi là một người rất cẩn thận, cho chúng tôi ăn mặc quần áo theo phong cách của trẻ con Tây Phương. Má tôi luôn dạy chúng tôi phải có lòng tự trọng, không được để người ngoài khinh khi mình vì bất cứ lý do gì. Do đó, nhìn vào bề ngoài của chị em chúng tôi lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ. Ngay cả hai chị giúp việc của má tôi cũng rất sạch sẽ, gọn gàng. Ấy thế mà bọn Tây trong "xóm Tây" này vẫn khinh khỉnh, không chịu chơi với chúng tôi. Hay, nếu có chơi chung, thì chúng tôi cũng bị ăn hiếp, thua thiệt mãi.

Tôi còn nhớ, khi tôi lên bốn, tôi thích chơi cầu tuột ở ngoài sân của cư xá. Có một con bé Tây đứng sau lưng tôi đã đẩy mạnh tôi ra để dành bước lên cầu tuột trước tôi. Tôi không chịu, tôi cố bước ngoi lên, rồi ngồi trước mặt của nó tuột xuống. Khi nó tuột xuống sau lưng tôi rồi, nó đứng dậy và chạy lại... tát tôi một bạt tai thật mạnh, đau điếng. Tôi oà khóc bù lu bù loa vì đau quá. Cái tát đó là cái tát đầu đời của tôi nên tôi khó mà quên được dù tuổi còn thơ ấu! Trong gia đình của tôi, ba má của tôi rất nghiêm minh, chưa bao giờ chị em chúng tôi đánh nhau, nên tôi không có... "kinh ngiệm"! Tôi chạy vội vào trong nhà mét chị Tư, là chị kế của tôi. Chị Tư của tôi mới... sáu tuổi, nắm tay tôi chạy ra sân để tôi chỉ xem là đứa nào. Hởi ôi! Khi chạy ra chổ cầu tuột, tôi thấy "nó" vẫn còn đấy, mà tới... "HAI nó" lận: Hai chị em chúng nó... sanh đôi! Chúng mặc quần áo giống nhau! Tóc bím giống nhau! Tôi và chị tôi đứng ngơ ngác lẫn tức giận. Cái máu quân tử Tàu không cho phép chúng tôi đánh trả thù không đúng người. Mà chả nhẽ đánh.. cả hai ư?! Thế là đành phải ôm "hận" vào lòng!

Rồi một hôm, anh Ba của tôi mếu máo chạy từ ngoài sân vào nhà với cái áo thêu hình con vịt bị xé rách, đầu gối thì trầy trụa chảy máu và quần áo lấm lem vì vật lộn trên đất cát. Chị Tư tuy nhỏ hơn anh Ba một tuổi, nhưng chị khá to con, chị đã nổi giận xung thiên lên khi thấy ông anh mình bị ăn hiếp! Trong tay đang cầm cây bút chì, chị nắm tay anh Ba, chạy vội ra ngoài sân... Nhìn một đám con nít Tây tóc quăn lớn nhỏ, chị hỏi anh Ba đứa nào đã xé áo anh, và rồi xông tới con "đầm con", chị cầm cây viết chì... đâm thẳng vào mặt của con bé người Pháp kia! Cũng hên, vết đâm không trúng vào mắt, chỉ trầy một vệt trên gò má của nó mà thôi! Tuy bị ba má tôi rầy một trận, và phải đi đến nhà ông bà Tây bố mẹ con bé ấy để xin lỗi, nhưng chị em chúng tôi trong lòng thật hả hê. Chúng tôi cũng bị chị vú "quản thúc" thật chặt chẻ theo lời má tôi căn dặn, phải theo sát chúng tôi khi chúng tôi ra sân chơi. Bọn Tây hàng xóm này sau đó cũng bắt đầu "gờm" chị em chúng tôi. Lúc ấy, tuy mới lên bốn thôi, nhưng nó như một cái hạt giống đã rơi vào đầu óc của con bé một nhận thức, một phản kháng ngầm, một mầm móng dân tộc tính bén rễ...

Cũng năm lên bốn ấy, ba của tôi phải đổi đi Quảng Trị làm việc. Gia đình bảy người của chúng tôi phải dọn theo. Khác hẳn với cư xá Champagne ở Saigon, chúng tôi được hàng xóm nơi đây quý trọng vô cùng. Dân Quảng Trị thật nghèo, nghèo xót xa, nghèo tội nghiệp đến nhói cả tim, óc... Mổi bửa cơm trưa, cơm chiều, là ở ngoài cỗng có dăm ba người ăn xin chờ đợi chúng tôi cho họ chút cơm thừa. Có người là thương phế binh cụt cả tay, cả chân. Có bà già da nhăn nhíu, gót chân trần hằn những lằn nứt thê lương như những vết chém rỉ cả máu, ốm trơ con mắt trũng sâu như cái giếng ở sân sau nhà, run lẩy bẩy vì đói. Có những người đàn bà ôm con thơ trên tay. Những đứa trẻ nhỏ xíu như những con búp bê xấu xí bằng nhựa, trần truồng, với cái bụng õng phình to, phập phồng lên xuống thở và giương cặp mắt loét đờ đẫn nhìn chúng tôi...

Má tôi giao cho các chị Vú phần "công tác xã hội" đấy! Trong nhà tôi lúc ấy có tổng cộng ba chị giúp việc, mổ~i chị có một nhiệm vụ khác nhau. Một chị chuyên về nấu ăn, chợ búa. Một chị chuyên lau quét dọn nhà cửa và kéo nước giếng lên rồi đổ vào hồ chứa nước. Còn một chị thì chỉ trông trẻ em chúng tôi. Người làm việc trong nhà đầy đủ rồi mà dân chung quanh cứ gỏ cửa nhà tôi xin vào làm việc mãi. Khi các chị đến xin việc, các chị chỉ xin được có cơm ăn thôi, không cần tiền hay bất cứ gì nữa cả. Nhưng má tôi thương các chị ấy lắm, má tôi trả lương cho mổi người là 500$ cho trọn... năm. Tết đến, má tôi cho về nhà ăn Tết một tuần, may cho mỗi chị hai bộ đồ Tết, và tặng mỗi chị một bao lì xì. Nồi cơm mổi bửa ăn của cả nhà tôi gồm có tám người ăn chỉ nấu độ ba chén gạo, nhưng nồi cơm của ba chị ăn riêng phải nấu... năm chén gạo! (Cũng không bao giờ có cơm nguội vì má tôi làm lơ để các chị làm...công tác xã hội...)

Ba của tôi người miền Bắc vào Saigon làm việc từ khoảng năm 1948, mà má của tôi thì người Nam. Các anh chị của tôi đều nói giọng Nam pha lẫn giọng Bắc chút chút của ba. Nhưng, chỉ riêng tôi, bắt đầu đi học mẫu giáo ở Quảng Trị, tôi đã bị "Quảng hoá" thật nhanh. Tôi nói chuyện hoàn toàn bằng giọng Quảng Trị y hệt như người dân bản xứ.Tôi hoà đồng với bạn bè ở Quảng Trị ngay từ lớp mẫu giáo, không bị một trở ngại hay gút mắc gì với "giao thiệp" và "xã hội" cả!

Bốn năm sau, ba tôi lại đổi về Bình Dương làm việc, tôi được vào học lớp ba trường Nữ Châu Thành, là một trường tiểu học công lập nổi tiếng của tỉnh Bình Dương. (Thời ấy, học Mẫu giáo xong rồi là đến lớp Năm,Tư, Ba, Nhì và Nhất là xong tiểu học.) Đây là năm học buồn thê thảm nhất thời niên thiếu của tôi! Không có ai chịu làm bạn với tôi cả! Không ai... hiểu tôi muốn nói gì! Chúng bạn của tôi thường nhại giọng của tôi để giễu cợt thật nham nhở. Lúc tôi trả bài, cô giáo cũng không hiểu tôi đang nói gì, rồi cô ấy cho tôi điểm thật thấp, mà trí óc non nớt của tôi lúc ấy đã dấy lên nổi ấm ức trong lòng.. Khi giơ tay phát biểu trong lớp, cô giáo ấy cũng rất lạnh lùng và tàn nhẫn, không bao giờ kêu tên tôi dù cánh tay của tôi cứ vươn lên cao, chơi vơi, ngoắc ngoải chờ được cô giáo của mình gọi tên trong buồn tủi... Ngay cả ở nhà, chị giúp việc cũng đã làm tôi cáu gắt lên rất nhiều vì tôi nói gì chị cũng hỏi đi hỏi lại một tỷ lần... Chẳng hạn như tôi bảo chị "Téc kỵ quặc mị đi hỉ", chị cứ ngớ cái mặt ra! Bực quá, tôi tự làm lấy! Tôi bắt ghế lại chổ quạt máy trên trần, ngay đó có một sợi dây dài thòng xuống, giật giật vài cái là "téc" nó. Đấy, "téc kỵ quặc mị" mà chị ấy cũng không hiểu!!! Cho nên, vào trường, tôi bị bạn bè bỏ rơi tôi thảm thương đâu phải là chuyện lạ. Con bé tóc tém, mắt một mí, thường đứng lủi thủi, cô độc ở một góc sân trường nhìn bạn bè chơi đùa mà buồn hiu hắt...


Một hôm, giờ ra chơi, tôi thấy bọn con gái lớp Ba của tôi chơi nhảy dây, tôi bèn mon men lại gần, mong mình cũng sẽ được chơi chung. Chúng nó cũng để cho tôi sắp hàng rồi nhảy vào vòng quay của sợi dây. Có hai đứa bạn trong lớp của tôi đứng nắm dây hai đầu, quay đều đặn. Tiếng cười, tiếng dây đập và quét ngang mặt đất "chẹt-chẹt", tiếng chân trần nhảy trên nền đất "bịch-bịch" thật là rộn rả, vui biết là bao..

Nhưng, tôi chưa vui đựợc bao nhiêu cả... Vừa mới nhảy có vài cái là tôi đã bị vấp dây rồi. Vấp phải dây là "chết", là phải "ra" và chỉ được cầm dây quay "hầu hạ" cho các đứa khác nhảy thôi. Mà chúng nó rõ ràng ăn gian, cố tình quay nhanh lên để tôi bị vấp. Tôi không chịu thế, tôi cải, tôi phân bua bằng giọng QuảngTrị của tôi... Thế là chúng ngơ ngác nhìn nhau rồi cười hăng hắc, hô hố ầm cả lên để chế nhạo tôi. Còn tôi, tức giận tím môi, đỏ mắt mà không nói được, vì càng nói càng làm trò cười cho chúng nó... Thật là tủi thân, tôi cố dằn lòng, chạy vào đến cây cột gần lớp của mình, nấp vào đấy rồi mới oà khóc tức tưởi!

Cạnh lớp Ba của tôi là lớp Nhì của cô Phú. Cô đang tập múa cho học sinh của lớp cô, thấy tôi khóc nức nở, cô chạy ra ôm tôi vổ về. Rồi cô dẫn tôi lên văn phòng bà hiệu trưởng để nói chuyện. Bà hiệu trưởng được gọi là bà Đốc, bà lau nước mắt cho tôi rồi hỏi tên tôi, an ủi tôi. Từ đấy, tôi được bà Đốc, cô Phú để ý và thương yêu tôi thật đặc biệt.

Bà Đốc Phủ Phạn nổi tiếng nghiêm nghị. Tướng của bà thật quắc thước, luôn luôn có mùi nước hoa thoang thoảng từ người bà toát ra... Mỗi lần có quan khách đến trường, bà Đốc cho tôi cầm hoa, cầm quà để trao tặng quan khách, hay nâng sợi ruban lên khi cắt băng khánh thành trong trường. Trong giờ tâp thể dục toàn trường, tôi được đứng làm người dẫn đầu, "người mẫu"... Những khi có khách là người ngoại quốc, tôi thường được họ bế thảy tôi lên cao, để tôi cười hăng-hắc. Chúng bạn của tôi bắt đầu bớt hẳn "kỳ thị"...

Cô Phú lúc ấy trạc 35, 40 tuổi. Cô xinh đẹp lắm, một nét đẹp thanh thoát như các cô tiên. Đặc biệt, cô có mái tóc rất dài, nhưng không bao giờ cô xoả tóc ra cả. Cô dùng một cái khăn lụa màu đen mỏng quấn vòng bên ngoài cái tóc đuôi gà như cái đòn xúc xích, rồi cô mới quấn cái đòn tóc ấy quanh đầu của cô. Cô cũng bím tóc thay đổi, cô quấn cái bím tóc ấy quanh đầu, gài kẹp lại thật xinh xắn và tao nhã vô cùng. Cô Phú tuy mãnh mai, cao dong dỏng, nhưng gương mặt của cô rất hồng hào, cặp mắt đen tuyền của cô sáng long lanh, giọng nói êm ái, thật ngọt ngào. Hình ảnh của cô Phú luôn luôn là hình ảnh của một cô tiên hiền dịu trong đầu của tôi lúc ấy, và cho đến suốt cuộc đời của tôi...

Cô Phú thương tôi lắm, cũng như bà Đốc Phạn, tôi được cô chăm sóc và thương yêu thật đặc biệt. Cô không cho phép bạn bè cười chế nhạo tôi nữa. Cô cũng dạy tôi múa hát từ đấy! Mỗi năm, ở VN có bao nhiêu lễ, là lớp cô Phú có bấy nhiêu màn múa trình diễn cho trường, cho quan khách cả tỉnh Bình Dương xem. Dịp Tết, Trung Thu, lễ Giáng Sinh, nghỉ Hè... là những dịp tôi lên sân khấu. Tôi bao giờ cũng được múa solist. Năm học lớp Ba và lớp Nhất, tuy không học với cô giáo Phú, mà cô Phú vẫn "mượn" tôi để múa cho nhóm múa lớp Nhì của cô! Tôi múa hầu hết các lọai: múa đủa, múa đèn, quạt, múa kiếm, múa sạp, múa nón, múa cả những điệu múa Tây Phương với cái Tamburin... Tôi bỗng dưng có bạn bè xung quanh tự hồi nào không biết, có lẽ vì tôi nói chuyện bằng giọng người Nam được rồi mà tôi không hay...

Nói đến "múa may" và cô giáo Phú, tôi phải kể một chuyện vui trong "sự nghiệp văn chương" của tôi...

Có một hôm, sau buổi cơm chiều, cô Phú bỗng dưng bấm chuông nhà tôi. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng tôi không được phép nghe chuyện của người lớn khi cọ´ khách đến, mà `phải đi lên lầu. Khi cô ra về rồi, tôi nghe cả nhà cười nói rần rần ở dưới lầu. Té ra, cô đã cầm bài luận văn của tôi làm hồi chiều trong lớp đến cho ba má tôi xem. Bài luận có đề tài: "Khi em lớn lên, em sẽ làm nghề gì? Em hãy giải thích tại sao em chọn nghề này..."

Cô bé học trò cưng của cô giáo Phú đã chọn một nghề mà cả lớp, cả trường học, và chắc cả trăm, nghìn, triệu... học sinh toàn nước Việt Nam lúc ấy, ngay cả bây giờ, không ai dám nghĩ tới! Đấy là nghề...VŨ NỮ!

Trong bài luận, với tâm hồn thơ ngây và trong trắng của một đứa trẻ mới tám, chín tuổi, tôi ca tụng những..."vũ nữ" thật nhiệt tình, ca tụng "vũ sư" Phú hết lòng thương yêu tôi, bỏ công lao với tôi, với trường, lớp để giúp ích...xã hội, an ủi cùng xoa dịu những tâm hồn đau khổ vì cô đơn, chiến tranh và thời cuộc! Do đó, tôi muốn... nối gót cô để được "phụng sự" cho xã hội cùng đất nước sau này...

Khi làm bài luận văn, tôi đ0inh ninh đây là một trong những bài luận văn thật hay và... dễ thương của mình. Chỉ vì con bé học trò không hiểu hai tiếng “vũ nữ” là để chỉ các cô làm gái nhẩy với khách trong các tiệm nhẩy, khác với những vũ công hay nghệ sĩ múa biểu diễn trên sân khấu.

*

Bốn mươi năm qua đi thật nhanh. Thế hệ người dân miền Nam khi thua cuộc rồi thì bị chà đạp nhân phẩm trong ngục tù cải tạo, sống đời sống lê lết tàn phai... Bên thắng cuộc thì vơ vét tài sản của dân chúng, rồi sử dụng quyền hành, đàn áp, cướp bóc tài sản của đồng bào, của dân nghèo một cách trắng trợn, bỉ ổi. Xã hôi đảo điên, đạo đức của con người tuột dốc...

Liên tục cả năm nay, tôi ngạc nhiên xem những tin tức ở quê hương mình, đau thót cả tim khi coi những bạo hành xãy ra hằng ngày ở trong học đường: Một đám đông học sinh đánh đấm, đá, đập... thật là dã man, tàn nhẫn vào thân thể, vào đầu người bạn học của mình ngay trong phòng học, hay ngay trước mặt đám đông... Không phải lâu lâu mới có một lần, mà có thể thấy hằng ngày, nhan nhản như phim cao bồi Mỹ thời xưa trong rạp cinema, với diển viên sống và cảnh thật đến rợn óc, rợn người! Các em gái trá hình trong trường lớp, để mua dâm bán sắc khi tuổi đời chưa quá mười lăm, biết chào mời khách bằng những hình ảnh nude khiêu dâm dẫy đầy trên Internet.

Vì đâu mà xã hội và nền giáo dục của Việt Nam suy thoái, đồi trụy cùng cực như thế? Vì sao mà những hình ảnh của các phụ nữ VN nết na, thuỳ mị đã thay vào là hình ảnh những cô gái bán dâm bị bắt, đưa tay ôm mặt che dấu sự nhục nhã bên các nước hàng xóm? Đâu rồi các bà Đốc học kính yêu? Cô giáo Phú hiền dịu của tôi có còn ở đâu đó bên trời VN không? Sao không che chở các thân thể bé nhỏ đau đớn này, lau những giọt nước mắt cô đơn, đầy tủi hờn này mà có lẽ sẽ ám ảnh các em suốt cả cuộc đời?..

Tôi nhớ lại lời của ba má tôi dạy cho chúng tôi từ nhỏ:

"Thà để người ta ghét bỏ mình, chứ không thể để người ta khinh khi mình"...

Khi con của tôi còn nhỏ, tôi cũng dạy chúng nó như má tôi đã dạy cho chúng tôi.Tôi cố gắng giữ gìn hình thức bên ngoài của chúng nó thật sạch sẽ, quần áo, tóc tai lúc nào cũng tươm tất. Khi ra ngoài chổ công cộng, tôi càng ý tứ hơn, không để bất kỳ ai phê bình hay có ý tưởng xấu về người dân Việt Nam. Tôi không cho phép các con tôi khạc nhổ, nói chuyện lớn tiếng, xả rác bừa bải, mà ngược lại, còn nhặc rác lên bỏ vào thùng rác nếu thấy ai đó đã làm rơi. Chúng tôi ân cần với tất cả những người chung quanh. Con gái của tôi thường rất vui vẻ nhường chỗ ngồi cho các người lớn tuổi trong các chuyến xe công cộng. Khi có ai đó hỏi "Các em từ đâu đến đây?" Chúng cười thật tươi, và đã hảnh diện trả lời rằng:

"Ô! Thưa ông (bà), chúng con là người Việt Nam đấy ạ."

Tôi đã từng bị bọn con nít tây kỳ thị, bắt nạt nhưng tôi không bị bạo hành vì thế hệ tuổi thơ của tôi thời cộng hòa được sống dưới mái nhà, học đường, xã hội êm ấm và có nề nếp, có tôn ti trật tự, được sự thương yêu cùng với bao nhiêu là đùm bọc của các cô thầy, hiệu trưởng đầy nhân ái, được một tổ chức chính quyền trên cao hành xử đúng với đạo lý và nguyên tắc. Thế giới chung quanh ta mỗi ngày có biết bao nhiêu là chuyện ức hiếp, kỳ thị?! Nhưng, nhờ vào tôn ti trật tự, kỷ luật nghiêm minh của những bậc lãnh đạo sáng suốt, nhân ái, biết thương yêu con người với con người, biết tôn trọng nhân dân, giữ gìn riềng mối đạo đức, luân lý, thấu đáo nỗi đau của người dân hèn thấp bé thì chắc chuyện bạo hành sẽ không còn tung hoành đầy dẫy như ta đang thấy bây giờ...

Thật đau đớn cho thế hệ trẻ, đồng bào và nước Việt Nam của tôi bây giờ...

December 2015

Kim Chi

Ý kiến bạn đọc
12/12/202210:11:58
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/#
">www.candipharm.com</a>
15/06/202110:43:22
Khách
is tadalafil and cialis the same thing <a href="https://elitadalafill.com/">generic cialis</a> tadalafil powder suppliers
08/06/202113:14:51
Khách
what does hydroxychloroquine do <a href="https://hydroxychloroquinex.com/#">chloroquine tablets</a> plaquenil 200 mg twice a day
06/06/202111:18:32
Khách
tadalafil 20mg side effects <a href="https://tadalisxs.com/#">tadalafil side effects</a> taedallis
03/06/202117:08:49
Khách
tadalafil uses <a href="https://elitadalafill.com/">cialis 20 mg</a> tadalafil price at walmart
30/03/202100:00:30
Khách
tadalafil 40 https://elitadalafill.com/ tadalafil tablets
29/03/202105:37:07
Khách
sildenafil pill cost https://eunicesildenafilcitrate.com/ where can i buy sildenafil
26/01/202012:57:37
Khách
Bài viết phản ảnh một vấn đề xã hội rất xấu xa: sự kỳ thị và bạo hành dựa trên chủng tộc, tiếng nói, địa phương, etc. Như một nhà xã hội học nào đó đã phân tích: Bình đẳng chủng tộc là nền tảng của một xã hội văn minh. Kỳ thị chủng tộc là hiện thân của sự man rợ.

Là những người đang có diễm phúc được sống trong một trong những xứ sở được coi là văn minh nhất thế giới nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe những câu chuyện của những người đồng hương hay chính cá nhân chúng ta đã bị kỳ thị, khinh rẻ, ức chế vì một lý do đơn giản là màu da của mình.
Điều này làm chúng ta không khỏi nghĩ đến những bọn white supremacists, K K K, far right groups đã xuất đầu lộ diện nhiều hơn trong những năm gần đây.
Nhìn cảnh chúng đốt đuốc đi biểu dương lực lượng một cách hung hãn mà rùng mình! Chúng ta phải làm gì để góp phần chận đứng sự bành trướng của những thế lực đi ngược lại sự văn mình và nhân bản của xã hội?
06/06/201719:55:42
Khách
"Có bà già da nhăn nhíu, gót chân trần hằn những lằn nứt thê lương như những vết chém rỉ cả máu, ốm trơ con mắt trũng sâu như cái giếng ở sân sau nhà, run lẩy bẩy vì đói." --> Đọc đến đoạn này, không hiểu sao con nhớ ngay đến Má. Ba mất ngay khi xong cải tạo vào sau 1975, Má thì không biết chữ, một nách với 9 người con. Má làm lụng lam lũ, vay mượn khắp nơi trong xã/ấp để lo cho con có cái ăn, mặc, cái chữ; và hơn hết là phải làm người tử tế. Cảm ơn Cô Kim Chi.
08/03/201609:45:03
Khách
Huu Duyên,
Kim Chi cám ơn Huu Duyên ghé đọc và chia sẻ rất nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,924,808
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.