Hôm nay,  

Những Trang Sách Cuộc Đời

28/07/201200:00:00(Xem: 203225)
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.

Tôi yêu nhạc cổ điển. Khi nghĩ về đời người thường cũng được ví như có bốn mùa của cuộc đời, tôi lại thích lắng nghe bốn bản concerto cho vĩ cầm trong "Bốn Mùa" -The Four Seasons của nhạc sĩ Ý- Antonio Vivaldi.

Những giai điệu diễn tả bốn mùa thật trữ tình, tuyệt diệu. Mỗi mùa có một vẻ đẹp rất riêng, cũng đáng yêu như bốn mùa của thiên nhiên . Bây giờ là mùa Hạ ở nước Mỹ, đất trời tràn ngập ánh nắng và hoa. Từng ngày sôi nổi, tươi sáng như một trang sách lôi cuốn đang mở ra.

Nắng cuối tháng Sáu ấm nóng nồng nhiệt ôm phủ thành phố như để bù đắp lại những ngày Đông tuyết giá cùng những ngày Xuân se lạnh. Dân chúng Boston đổ xô ra ngoài sân, ra công viên đi dạo, ra biển hong nắng ... Bệnh viện chúng tôi đang làm cũng vậy, vì hôm nay là ngày Picnic mùa Hè cho nhân viên.

Mỗi năm mùa Hè đều có hai ngày dành cho đội ngũ nhân viên làm việc cho bệnh viện . Một ngày nhân viên được nhận quà và được phục vụ ăn uống bữa trưa. Tiếp sau đó là ngày Summer Picnic lại được mời ăn trưa và vui chơi nữa . Mọi người ngồi ăn uống ngay trên cỏ xanh mướt, trên ghế đá, đứng ngay trên các hành lang, nghe nhạc sôi động, nhìn lớp lớp người đông vui tới lui lấy đồ ăn thức uống hay xếp hàng tham gia các trò chơi có thưởng.
nhatchi_mai
- Nhanh lên Thi,không thì shuttle chạy kìa, tiếng Hà gọi tôi .

Leo lên xe đưa đón nhân viên, tôi thấy mọi người đã ngồi đầy xe, chuyện trò rôm rả. Tụi tôi làm ở khu vực khác nên được chở đến Main Campus. Bệnh viện này là một trong nhiều bệnh viện của tập đoàn Partners -một tên tuổi nhiều năm được bình chọn trong "top 100 nơi làm việc tốt nhất"của tiểu bang này.

- Năm nào cũng đi vậy thích quá Thi hả?

- Ừ năm tới lại cùng đi nữa nhen.

Ngồi trên xe ngắm phố xá Boston với hai kiểu kiến trúc cũ mới pha trộn, những tòa nhà màu cam, nâu như được xây bằng gạch nguyên thủy không tô bên cạnh những tòa nhà cổ nét hoa văn trang trí uốn lượn mềm mại tuy sậm màu thời gian xen kẽ với những tòa nhà hiện đại bằng kính trong suốt hay nhiều màu. Những toà cao ốc với kiểu dáng mạnh mẽ, vuông vức, cao vút. Xe chạy qua cầu, dòng sông Charles xanh thẫm, vài cánh buồm trắng lả lướt làm sáng bừng khung cảnh dòng sông, bờ sông vốn đã tươi tắn, mát mắt.

-Úi chà, sao năm nầy đông quá vậy Hà? Vừa tới nơi nhìn những lều trắng, đỏ có treo các con thú nhồi bông và các dãy bàn chất đống quà màu sắc sặc sỡ, trước lều đã đầy người đứng đợi đến phiên chơi các trò chơi, tôi thốt lên.

- Năm nào mà chẳng đông, năm trước mình đi sớm hơn nên chưa đến giờ cao điểm mọi người đổ ra ăn trưa .

- Bệnh viện mình cũng ưu đãi người làm Thi hả, vừa ăn Hà vừa chuyện trò. Mỗi năm dành cho nhân viên những ngày vui. Năm nào sau khi tổng kết ngân sách cuối năm có lợi nhuận, bệnh viện đều cho bonus đến tất cả nhân viên. Sau ba năm làm việc, nhân viên sẽ được cho một khoản tiền mỗi năm ,giống như 401K để dành cho ngày về hưu.

- Đúng vậy, tiền đó để tới về hưu mới được rút ra, để chắc chắn về già ai cũng có ngân quỹ riêng, họ lo xa cho mình, tốt quá.

Ăn trưa xong trở về lên xe, nhìn quanh không thấy Toby- ông già cũng là dân châu Á, đã 80 tuổi vẫn còn làm chung tụi tôi.

- Ông Toby không đi hôm nay hả ? tôi hỏi Hà.

- Ừ ,ông bảo mệt ông ở văn phòng thôi.

- Tội nghiệp ông, già lắm rồi mà vẫn đi làm, sao ông không nghĩ ngơi, đi du lịch cho thoải mái cuộc đời nhỉ? Tôi thở dài khi nhắc đến ông.

- Ông bảo ở nhà ông buồn nhưng thực ra tui biết ông muốn có tiền để gởi cho con cháu ở bên quê nhà ổng. Mấy đứa con, một lũ cháu ông vẫn cho tiền, mua quà cho hoài hay mỗi năm ông đi nghỉ phép về nước với chúng đó. Hà kể, Hà biết nhiều chuyện mọi người vì Hà rất bặt thiệp vui vẻ. Hà nói tiếp: con gái ông mới kêu ông về ở chung nữa đó. Hồi mới qua ông ở với gia đình con gái, ông bà phụ giúp đủ thứ việc nhà. Cuối tuần con ông và chàng rể người Mỹ lại đi nhảy đầm để lũ con ở nhà cho ông bà. Riết rồi ông bà thấy mất tự do nên xin ra Housing ở. Mới đây ông lại trở về nhà con ở.

- Sáng hôm qua Thi thấy rể ổng chở ông tới văn phòng, chàng rể đẹp trai ghê nghen.

- Con ổng không đẹp gì hết, nhỏ người, da ngăm ngăm mà may mắn có chồng đẹp trai .

- Phải chi có người chở cho ông ấy những hôm trời tuyết cũng đỡ khổ lắm. Mùa đông ông vẫn đi làm đều đặn. Có mấy ngày bão tuyết buổi chiều, mình được nghỉ về sớm tuỳ ý, xe Shuttle đưa đón chưa đến, tôi chở dùm ông ra trạm tàu điện và ái ngại hỏi: từ nhà ông đi bộ ra bến subway và đứng đợi chắc là lạnh lắm hả? Ông cười hiền bảo rằng ông quen rồi.

- Ông làm 8 năm ở đây rồi, cũng trải qua hơn mười mấy năm ở Mỹ, cũng chịu khó chịu đựng ghê, Hà công nhận.

Ông Toby có kể cho tôi nghe, hồi đó sau khi ông nghỉ hưu bên nước ông, ông sang đây. Ông hơn 60 tuổi mà chưa chịu yên thân, vẫn tìm việc làm. Công việc khởi đầu là quét dọn văn phòng, rồi tìm xin vào các văn phòng làm, chỉ được Temp- tạm thời. Sau đó ông xin vô được bệnh viện này, làm 3 năm Temp người ta mướn ông Permanent lâu dài luôn.

- Ở nhà ông còn nhận sửa thêm quần áo đó Thi.

- Trời ơi, ông siêng quá, cực thân thấy mồ.

- Ông chụp hình cũng đẹp, chụp được cả những hình pháo hoa thật đẹp trong lễ Độc lập năm rồi cho tui coi nữa.

Tôi nói: ông hay đem hình gia đình ông hay hình ông chụp phong cảnh thiên nhiên cho Thi xem. Khi nào có gì buồn chán thỉnh thoảng tôi đến trò chuyện với ông vì ông lúc nào cũng vui vẻ lịch sự, thân thiện nên được mọi người yêu mến. Tôi hỏi ông có bao giờ cảm thấy buồn phiền, ông bảo ông hạnh phúc gia đình, hài lòng về cuộc sống lắm.

- Chắc vậy mà tóc ông dù 80 tuổi mà vẫn còn tiêu pha muối chứ không bạc hết, Thi nhỉ? Hà nói giỡn vui.

Hôm qua ông đem cá vào hâm lên ăn trưa, bay mùi ra, tụi Xì hỏi nhao nhao lên : Fish, a smell of fish, whose fish? Hà vội đáp. : Fish is good for your heart. Ok!

- Ông Toby thích ăn cá và gà, Thi biết, và bữa ăn nào cũng tráng miệng nhiều loại trái cây.

- Nè, hôm trước nghe Yang làm dưới lầu khoe với Hà, nói con ổng vào trường Boston Latin năm học tới. Vậy con ông Yang học sau con Thi một lớp phải không?

- Vâng, học sinh người Hoa cũng nỗ lực như người Việt, cũng chịu khó học để chen chân vào trường tốt giỏi mà.

Hôm con tôi vào lớp 7, tôi khuyên con hãy chọn học một môn về âm nhạc, ví dụ sáo, kèn, hát hay đàn... Âm nhạc vừa là giải trí, vừa là liều thuốc tinh thần hữu hiệu. Khi buồn chán tôi thường mở nhạc Boney M hay ABBA, hay các liên khúc sôi nổi nghe để hưng phấn trở lại. Khi căng thẳng stressful tôi thường mở nghe các nhạc Thiền không lời hay hòa tấu êm dịu. Bàn tới bàn lui, cuối cùng con tôi chọn học Clarinet nên mỗi lần có hòa nhạc- Night Concert- tôi đều đến trường thưởng thức, chụp hình cho cháu. Boston Latin là một trường Trung học lâu đời nổi tiếng đã hơn 300 năm, thành lập từ khoảng 1635, là niềm mơ ước của mọi học sinh Trung học ở đây. Trường tuyển học sinh cho lớp 7-12. Ngoài cổ ngữ bắt buộc là Latin, học sinh phải chọn học thêm một môn ngoại ngữ phụ như tiếng Pháp, hay Ý, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, hay Trung quốc. v.v…

- Con Hà ngoan thật, học hành chăm giỏi, giờ vẫn ở chung với cha mẹ.

- Ờ mình cũng để mắt tới chúng từ nhỏ, cuối tuần không nấu mà dẫn đi ăn ngoài kế bên cái thư viện. Mua đồ ăn xong thì vô thư viện mẹ con cùng tìm sách đọc.

Hà là một người phụ nữ Việt nam mẫu mực, đảm đang, hết lòng với chồng con. Hai vợ chồng là người xứ biển gốc miền Trung. Sau giờ làm việc về nhà, Hà nấu đủ món cho chồng con. Năm nào Lễ Tạ ơn, Christmas, Tết cũng tổ chức tiệc tùng, sum họp gia đình vui vẻ. Đứa con đầu sau khi tốt nghiệp Cử nhân khoa học Viện Công nghệ Massachusetts- MIT đã học tiếp rồi hoàn tất xong bằng Master. Đứa em thi đậu vào Harvard học một năm nhưng thích học chung bạn bè cũ hồi High school cũng đều là từ Boston Latin. Nên cậu ta chuyển trường về MIT với quan niệm học kỹ sư thì học ở Viện công nghệ vẫn hơn, dù ba má cậu muốn cậu học ở Harvard. Cuối cùng cậu được như ý và cũng đã tốt nghiệp MIT. Chủ nhật Hà và tôi cùng đi chùa, thỉnh thoảng dẫn theo con cái khi chúng chịu đi.

Tôi thấy những tấm lòng cha mẹ thương lo cho con như trời biển mà nhiều đứa con hờ hững, hoặc trẻ người non dạ, hoặc mải mê với bạn bè, với những thú vui cám dỗ mà vô tình gây đau buồn cho người thân, cho mình. Tôi làm về các giấy tờ gởi đi cho các công ty Bảo hiểm hay luật sư, họ yêu cầu các hồ sơ bệnh án để trả tiền Bảo hiểm. Tôi vẫn đọc, liếc qua các lịch sử bệnh tật của bệnh nhân cho biết, thấy nhiều người tuổi đôi mươi đã xin bảo hiểm tàn tật. Nhiều trường hợp cùng là do lái xe quá tốc độ hay không làm chủ, không tỉnh táo theo lời bệnh án viết là trước đó có uống bia, rượu- alcohol. Tôi xem các youtube thật đau lòng ,có người lái xe mãi nhìn theo hình dáng hấp dẫn sexy, mất chú tâm khi lái, bị xe khác đụng hay tông vào xe khác. Có khi là một nhóm bạn trẻ háo hức hát hò,chọc ghẹo làm người lái xe không tập trung khi lái, hay nổi" máu anh hùng" phóng hết tốc lực để gây nên một tai nạn khôn lường cho mình và người khác. Hay lo mải nói chuyện phone không phản ứng kịp, có khi do tức giận buồn bực vì đối thoại bằng điện thoại. Tại sao người ta có thể sợ mất thì giờ tranh thủ vừa lái vừa nói điện thoại mà quên mất tính mạng của mình quan trọng hơn nói điện thoại biết bao nhiêu! Không được trả lời người gọi sẽ nhắn tin, sẽ gọi lại hay mình sẽ gọi lại .Sao cứ phải vội vàng trả lời, hay quẹo cổ kẹp cái điện thoại -cellphone trong khi lái xe. Mà bao nhiêu ngả rẽ trên đường đi, bao nhiêu xe lưu thông vùn vụt mỗi ngày, sao người ta cứ quên mất nguy hiểm mà phải vừa lo nói điện thoại vừa đảo mắt lái ,quẹo xe?.

- Không biết bao giờ ông Toby mới nghỉ làm dưỡng già Hà nhỉ? Tôi hỏi cô bạn mà như nói với chính mình : có những người già tận dụng tuổi già- "mùa Thu vàng ngọc "của mình để sống hết mình từng ngày cho mình, cho người khác.Còn nhiều người trẻ lại hờ hững tung hê bất cần hậu quả, như một phút huy hoàng rồi chợt tắt mà không biết …

Ngoài kia nắng vẫn vàng như màu vàng của những cụm hoa dại xinh như cúc áo và của hoa Bồ Công Anh. Cái tên thật dễ thương. Trừ mùa đông tuyết rơi thôi chứ tôi thường thích ăn trưa ngoài trời ngồi dưới bóng cây, hóng gió, ngắm hàng thông, nghe chim hót, nhìn trời nắng.Mấy chú chim sẻ nâu, bầy chim đen nhỏ ngó nghiêng đang tìm chi đó trong đám cỏ bên cạnh đám hoa vàng nở rộ. Hôm nào mưa thì tôi lại vào xe nghe mưa rơi trên nóc xe, chảy dạt dào qua cửa kính. Mùa thu ở đây thường hay mưa lắm, làm tôi nhớ đến quê hương những mùa mưa đã làm cực khổ thêm cuộc sống và sự mưu sinh của người dân.

Hồi mới qua cũng mùa thu, chưa có đi làm, chưa biết đi đâu, nhìn mưa hoài lòng tôi rầu úa như lớp lá thu ẩm ướt rụng đầy ngoài vườn. Sau này tôi lại thích ngồi nghe mưa rơi và lòng vẫn bâng khuâng những suy nghĩ, hoài niệm, thương nhớ xa xôi... nhưng không buồn nữa. Có khi sau cơn mưa to, ngày hôm sau một vài vũng nước còn đọng lại sẽ mời gọi lũ chim đến tới tắm nghịch rất vui vẻ. Ô đúng là chim trời cá nước thảnh thơi, vô tư. Chúng mải mê vẫy cánh té nước, nghiêng hụp đầu, lắc rũ mình, cất tiếng ríu rít với nhau, bay lên ,sà xuống rộn ràng làm tôi cũng vui lây theo .Mỗi ngày ta mong có niềm vui để sống qua ngày, với hiện tại.

Một ngày mới bắt đầu như một trang sách tinh khôi cho ta viết lên những dòng đời sống, cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Hãy nên nắn nót cẩn thận những dòng chữ đừng để những trang sách của mình lấm bẩn, nhòe nhẹt, nhàu nát, rách rời phải không... Tôi vẫn nhớ câu này ai đã nói "mỗi người là một cuốn sách hay nếu ta biết đọc họ". Nhìn quanh, nếu ta quan sát, tìm hiểu sẽ đọc được những trang cuộc đời người khác cũng có nhiều điều thú vị đáng nói, nhiều chuyện bổ ích lắm.

Thật cảm động đọc biết tin các em bé được mổ tim bẩm sinh, chữa miệng hàm ếch nhờ sự tài trợ của những người hảo tâm ở khắp nơi, không quen biết. Thật rất đáng quí sự quyên góp của người dân ở Mỹ hay các nước cứu trợ các nạn nhân bị thiên tai như động đất Haiti, sóng thần Nhật bản, lũ lụt ở Việt nam...

Và có hôm nào đó lòng trống rỗng không biết vui hay buồn, hay một buổi chiều vần vũ mưa gió, bật lên nghe lại bài Love Story, hay những giai điệu của Bach trong tiếng đàn violon khi dìu dặt, da diết, khi sôi nổi, nồng nàn. Trong đêm thanh lắng nghe tiếng dương cầm thánh thót du dương những giai điệu của Beethoven. Ngắm xem dù là phiên bản, những bức tranh cùng một đề tài "Hoa súng" trong những màu hoa, sắc nước khác nhau của danh họa Claude Monet. Nhìn những đóa Diên Vỹ xanh ngời toả sáng như sắc màu của hi vọng vươn lên trên vườn lá tua tủa tràn đầy sức sống mà Van Gogh đã vẽ tặng cho đời, bạn có cảm nhận giống tôi không, thấy cuộc đời còn có nhiều thứ quá đẹp, thật tuyệt vời. Sao ta không giữ gìn cuốn sách cuộc đời mình từng trang, từng trang là từng ngày để sống đầy ý nghĩa, đáng trân quý kia chứ.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
31/07/201221:44:09
Khách
Cảm ơn đã đọc bài và viết lời bình, chúc bạn ngày vui.
28/07/201204:34:49
Khách
Cám ơn đã chia xẻ .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến