Hôm nay,  

Suốt Đời Nguyện Không Quên

27/07/201200:00:00(Xem: 240947)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.

* * *

Trong thời gian vượt biển vào cuối những năm tám mươi, ký ức của tôi ghi lại hai hình ảnh mà suốt đời tôi không thể nào quên. Cho đến bây giờ thỉnh thoảng hai hình ảnh bi thương đó vẫn hiện ra trong trí của tôi.

Trong một lần xuống Bà rịa, Vũng tàu, để chờ xuống ghe ra cữa, hình ảnh bà mẹ trẻ ẵm đứa bé trong tay đứng dưới nước để chờ ghe đến trong đêm tranh lạnh khiến cho tôi vô cùng bồi hồi xúc động.

Sau nhiều ngày phải chịu “nhốt” trong nhà ém quân (nơì chứa người vượt biển) đầy hồi hộp và căng thẳng, một đêm nọ có người đến nói là tối nay ghe sẽ đến. Số người trong nhà ém quân ai nấy cũng đều mừng, lo thu xếp đồ đạc để chuẩn bị ra đi sau mhiều ngày bồn chồn mong đợi.

Tối đó mỗi người một ngả, trong đêm trăng sáng theo người dẫn đường ra đi. Tôi theo người dẩn đi trên con bờ đê bùn trơn trợt, dép đeo trên vai, tay xách caí bị cói, té lên trợt xuống không biết bao nhiêu lần. Trong ánh sáng trăng, tôi thấy đằng trước mặt mình là bờ nước cỏ câ rậm rạp um tùm. Người dẫn đường nói nhỏ với tôi biết là đã đến nơi cứ đứng ở ven bờ để chờ ghe vô. Tôi tìm một lùm cây kín, lội ra rồi đứng núp mình vào đó. Một lúc lâu sau tôi nghe có tiếng người rù rì đâu đó. Khi quan sát kỹ thì tôi nhận ra là cũng đó nhiều người đang ẩn mình chờ đợi.

Bổng có tiếng con nít khóc!
Sự lo sợ tới liền.

Đêm vắng như vầy mà có tiếng con nít khóc ở bờ nước như vầy thì không ổn rồi.Bọn du kích chúng mà nghe được thì cả đám bị bắt hết!Tôi nhìn về hướng có tiếng bé khóc.Dưới ánh trăng sáng tôi một người phụ nữ trẻ đang ẳm đứa con nhỏ trên tay.Bà mẹ ẳm con mình, đứng dưới nước tới đầu gối để chờ ghe tới.Có tiếng ai đó nói với giọng van xin:


- Chị ơi có thuốc ngủ không cho bé uống đi chớ nó khóc như vày thì cả đám bị bắt đó!

Mỗi lần em bé khóc là ruột gan tôi đảo lộn. Vừa mới bị tù cải tạo ra mà bị bắt lại thì chỉ có nước bị đi tiếp muôn năm.Tuy sợ nhưng tôi cảm phục bà mẹ trẻ vô cùng.Đi trốn một mình như tôi còn chưa biết ra sao, chị lại có thêm đứa bé con mới thật là khó gấp trăm lần.Tôi thấy mình còn đỡ gian nan hơn chị nhiều lần. Càng nhìn chị ẳm con đứng dưới bờ nước trong đêm lạnh, tôi càng thấy xúc động vô ngần.

Bên bờ nươc
dưới ánh trăng lạnh
mẹ ôm con
chờ ghe đến đón ta
để được gặp cha con bên đó
con ơi đừng khóc
con ơi đừng khóc nhé
bao nhiêu hiểm nguy
đang rình rập đâu đây
để chụp xuống mẹ con ta
xin Phật Trời Ơn Trên phù hộ
cho mọi người lẫn mẹ con ta
được thoát khỏi cõi a tỳ này

Chẳng may chuyến đi lần đó bị bể, du kích phát hiện nên mọi người ai nấy túa ra chạy thoát thân. Tôi may mắn tìm được đường trở về Sàigòn, nhưng không bao giờ quên được hình ảnh bi thương này.

Sau đó vài tháng, nhóm tổ chức chỉnh đồn làm lại một chuyến khác cũng ở Bà rịa. Tôi lại lên đường mạo hiểm đi tìm Tự do.Chuyến này tôi lên được “cá lớn” nhưng vận xui vẫn chẳng buông tha.

Sau khi bà con từ các ghe nhỏ “tăng po” đổ về từ nhiều con rạch nhỏ leo lên đươc cá lớn thì trời đã rựng sáng!Theo chương trình dự tính thì con cá lớn phải ra cửa vào nữa đêm mới được an toàn.Đã leo lên lưng cọp thì phải cởi thôi. Chiếc ghe hụ máy lấy sức chạy hết tốc lực ra hướng cửa sông hy vọng thoát được ra cửa.Bỗng có tiếng la thất thanh:


- Chết rồi ghe công an đang rượt!

Bà con nằm dưới ghe hốt hoảng, ôm chặt nhau rên rĩ , mặt xanh như tàu lá. Không lâu sau tôi nghe tiếng đạn ghim “bụp! bụp!” vào thành ghe. Rồi có tiếng máy của ghe công an kề sát, có tiếng hét:

- Đ.m. Ngừng lại ngay! Không ngừng tao bắn chết mẹ!

“Con cá lớn” hết gầm thét nằm chết im. Tôi nghe nhiều tiếng chân nhảy sang ghe và tiếng la hét dữ dằn để cướp tinh thần:

- Dưới hầm ghe lên hết! Đưá nào lạng quạnh tao bắn bỏ! Tài công đâu!?

Tôi lật đật lấy giấy tờ đem theo xé nhỏ dụt xuông đáy ghe. Bọn nó mà vớ được giấy tờ này thì mình phơi xương trong trại cải tạo! Tôi chán nản leo lên sàn ghe như cái xác không hồn.

Trời đã sáng bửng. Công an cầm AK đang đứng đày từ đàu ghe tới cuối ghe, mặt rằn như đám hà bá! Chúng gầm gừ la ó:

- Tất cả ngồi xuống! Đàn bà, con nít ngồi theo bên đàn bà. Đàn ông ngồi theo bên đàn ông. Đứa nào nhúc nhich tao bắn!

Bỗng tôi nghe mấy tiếng nhảy ùm xuống nước. Đám công an vừa hét vừa bắn:

- Có mấy thằng nhảy trốn kìa! Bắn chết mẹ tụi nó đi!

Lập tức có mấy tên trên ghe công an nhảy theo.

Tôi nhìn về phiá đó thì thấy có mấy người đang lội cố bươn vào bờ sình bị chúng bắt.

- Đ.m. thằng tài công lủi mất rồi! Bắt hai thằng kia!

Chúng kéo lên ghe hai người bị bắt, mgười dính đầy sình ướt như con chuột nước.Một người là cậu nhỏ.Người kia là một thanh niên, mặc áo sơ mi, quần tây. Cậu nhỏ bị chúng đánh môi sưng vù.Còn anh thanh niên thì bị chúng đánh, chúng đạp ngay trước mắt mọi người.Khi một tên định dùng báng súng nện anh thì bỗng đâu từ đám bên đàn bà trẻ con một thiếu nữ nhào ra ôm lấy anh thanh niên kêu khóc van xin thảm thiết:

- Các ông ơi xin đưng đánh chồng tôi nữa các ông ơi! Tôi van xin các ông!

Cảnh tượng xảy ra thật quá bất ngờ và bi đát làm mọi người sửng sờ, cả tên công an.Tôi gục đầu ứa nước mắt trước cảnh qúa đau thương này và trước sự gan dạ của người thiếu nữ quên cả sợ hãi để lấy thân bảo vệ chồng mình.

Chẳng may trên đường tìm sự sống
Hai vợ chồng bị bắt trên sông
Khi thấy chồng mình bị dầy đập thẳng tay
người vợ trẻ chẳng còn gì để sợ
lao thân vào che chở cho ngươì thương
bất kể lũ ma đầu nanh vuốt

Tên công an cũng sững sờ chùng tay không đánh được nữa, nói vớt:

- Trốn hả!? Cho mày ở tù rụt xương!

Khi bị giam trong trại mấy tháng không đêm nào tôi không nhớ tới hình ảnh người thiếu nữ xả thân che chở chồng hôm đó. Thật vô cùng đáng kính phục trước sức mạnh của tình yêu và sự hy sinh vô bờ bến của một thiếu nữ đang nằm trong rọ mà vẫn không cam chịu thấy cảnh chồng mình bị áp đảo bởi vũ lực ác hung. “Chị ơi, chị là một hình ảnh can đảm, sống và chết cho người thương mà tôi được mục kích trên đời.”

Hai hình ảnh này tôi nguyện suốt đời không bao giờ quên. Chúng đã nói lên được lòng yêu Tự Do, tình mẫu tử và tình thương đáng ca ngợi của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ bi đát nhất của dân tộc Việt Nam. Mẹ phải bồng con liều thân ra đi. Hai kẻ yêu nhau chấp nhận hiểm nguy mất mạng và tù tội để tìm một cuộc đời đáng sống cho mình và cho tương lai.

Với riêng tôi, đó là hai hình ảnh không bao giờ phai mờ.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
28/07/201200:56:27
Khách
Suốt đời chúng ta cũng không thể nào quên được"vì ai gây dựng cho nên nỗi này"(Trích Chinh phụ ngâm khúc-Đoàn thị Điểm).

Chúng ta đã được định cư nơi những bến bờ an lạc,tự do nhưng nhớ lại chuyện xưa vẫn bàng hoàng,bồi hồi...xúc cảm còn mới tinh khôi ,không bao giờ phai nhạt...Vấn đề của chúng ta là Cộng sản Việt nam vẫn còn đó;dân Việt nam ta vẫn nhục nhằn và nhọc nhằn;rồi đây trong khuynh hướng cướp nước của bọn Tàu đỏ không biết cảnh khổ sẽ chồng chất tới đâu!!!

Chúng ta chờ để đọc thêm những sự hy sinh của những bà mẹ trẻ,những người vợ hiền ngoan...như trong truyện thôi sao?

Không quên chuyện cũ nhưng chúng ta -trong khả năng của mình-đừng làm ngơ trưước viễn tượng sẽ có nhiều,nhiều,nhiều tấm gương của bao người phụ nữ Việt nam sẽ dùng tấm thân thơ đào để bảo vệ người thân-ý tôi muốn nói :hãy nỗ lực hơn nữa trong việc chống Cộng đồn bào ơi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến