Hôm nay,  

A-Lô! Cha Ơi Cha!

17/07/201200:00:00(Xem: 257004)
viet-ve-nuoc-my_190x135Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời.

Những lần hội H.O Cứu Trợ TPBVNCH và Quả Phụ của lão bà-bà Hạnh Nhơn 86 tuổi, (hội trưởng) tổ chức đại nhạc hội, tôi thường thấy vắng bóng các chức sắc Công Giáo (tôi không dám đề cập tới các tôn giáo khác) nên trước ngày đại nhạc hội TPB kỳ 5 (ĐNH/TPB) tôi có viết cái thư gửi đến Đức Giám Mục và các linh mục VN trong giáo phận Orange, kính xin quý ngài nhủ lòng thương, quá bộ đến chung vui, và quý ngài đã đến như lời cầu xin, ngài nào vì bận mục vụ thì gọi điện thoại vào BTC, nơi diễn ĐNH, để đóng góp 100, 200, 300, v.v… những khán thính giả là con chiên nhìn thấy và nghe thấy sự tham gia đóng góp của các vị chủ chăn thì mát lòng mát dạ, quyết theo gương các ngài, thôi thì của ít lòng nhiều.

Có lẽ nhờ vậy (tôi viết có lẽ đấy nhá) mà kết quả thấy cũng được an ủi. Nay sắp tới ngày diễn ra ĐNH kỳ 6, tôi tin chắc như đinh đóng cột lim là quý cha VN giáo phận Orange sẽ tham dự và đóng góp nhiều hơn nữa nên tôi xin được phép không “gãi” các cha nữa mà sẽ mời một cha VN coi xứ Mỹ ở Wesley Iowa ra ánh sáng.

Đầu đuôi là thế này, sáng Chủ Nhật ngày 8/7/2012, tôi cầm một xấp vé đến tiệm café nọ, nơi hội tụ các “quan”, mà quan là thế nào cũng có thuộc cấp là TPB, sau một hồi mời chào, tôi bán được 5vé /20 người ngồi đó, thế là tôi xấu hổ, còn những quan thì họ tiếp tục cười, hút và uống café “sữa trên, đen dưới, đá xung quaanh”.

Lủi sang chợ NV thì đụng Nguyễn Phán K24 đang líu lo níu kéo mời chào, không thể vào đây tranh mối của Phán được, dù tất cả đều lả thiện nguyện bán vé cho hội H.O mà thôi. Chạy sang Phước Lộc Thọ, thấy một anh trẻ tuổi cao ráo đẹp giai, kê bàn ghế bán vé đàng hoàng, té ra là K26 Nguyễn Hàm. Nhớ lại kỳ 5, Phán, Hàm và tôi cùng đứng bán trước cửa chợ Á Đông, Hàm và Phán nhiệt tình mời chào và năn nỉ nên bán được nhiều, còn tôi, đã là ông già “trời bắt xấu” lại còn hay ăn vụng nói nên đứng chơi không, tức khí tôi bèn đặt cho Phán-Hàm* cái tục danh “Những Tên Mặt Dầy”. Hôm nay thấy Hàm ngồi bán là tôi rút lui ngay, chạy một mạch sang chợ ABC. Ở đây có cây cổ thụ Nhẩy Dù Sinh trấn thủ rồi, suốt cả ngày anh bán trước cửa ABC, tối thì anh đến bán vé khu chợ đêm Phước Lộc Thọ, phải nói thẳng rằng anh Sinh* là một “độc cô cầu bại”, có nghĩa là khó có ai hơn anh về tính nhẫn nhục và tình hy sinh. Trong kỳ 6 này, do tình hình kinh tế xuống, một phần ảnh hưởng gây quỹ của tượng đài, nửa đường gẫy gánh, gây quỹ nghĩa trang của ca bác sĩ Trung Chỉnh nên tới hôm nay, ngày 11 tháng 7, ND Sinh mới bán được có 8 ngàn vé, chậm hơn kỳ 5 nhiều lắm.

Nghe tin có hội đồng hương XX đang picnic ở công viên Mai-Que, chạy ngang xem sao thì tôi thấy anh chị Phan Công Miên K20* cầm xấp vé ĐNH trên tay đang mời chào, dù quen hay không và kết quả cuối cùng chị thở dài: “tôi chán đồng hương tôi quá” .

(* lẽ ra những việc tế nhị như thế này tôi không được phép nêu đích danh, các anh chị ấy cũng không muốn nhắc tới tên, nhưng chuyện “người thật việc thật” mà lại viết tên giả thì độc giả sẽ bảo là tôi giả, tôi phịa, tôi hư …cấu. Vì vậy tôi xin phép cứ viết tên thật).

Chạy về chợ Đồng Hương thì gặp TQLC Võ Thanh Sang đang xách giỏ theo vợ đi chợ, Sang hỏi tôi sao hôm nay trông buồn thế, tôi bảo “ế hàng”. Thế là Sang lấy cho 1 xấp (10 vé) và còn hứa về nhà vận động con cháu yểm trợ thêm. Kỳ 5, chị Sang đã quyên góp của các con và bạn trong sở được 280$.

Trâu già chậm chân nên uống nước đục, tôi chịu thua tuổi trẻ Phán-Hàm-Sinh, cầm số vé còn lại về nhà nghỉ khỏe và sẽ trả về cho lão bà-bà rồi trách bà là tại sao không nhờ các radio cổ động dùm, nếu họ không “dùm” thì đăng quảng cáo, chỉ cần 30 giây mỗi đầu giờ thôi. Sắp tới ngày rồi, thông tin qua làn sóng phát thanh rất quan trọng mà các radio còn im tiếng quá, trong khi đó, đa số đang quảng cáo cho cái cuộc thi “nam vương, hoa hậu” để họ khoe của, của trời cho thì méo tròn cũng giống nhau cả thôi. Lão bà-bà gửi email thế này:

“Tuần trước đã nhờ đài Litrtle Saigon và đài Radio Bolsa loan báo mỗi ngày 2 lần. Tuần này nghỉ, tuần tới lại tiếp tục. Sắp tới từ nay đến cuối tháng rất nhiều shows: Dạ Lan đài của Du Miên, VietFace, Đài gì của Hoa Hậu Bích Liên, Mai Vy của SBTN, rồi thứ tư này Phan Đại Nam của SBTN sẽ đến phỏng vấn Hội để phát ra, thứ tư sau nữa thì các phóng viên báo chí đến phỏng vấn các thành viên trong Hội để đăng báo. Huy Phương lo về thông tin báo chí.

Sức già này đã thấy chóng mặt rồi đấy! Vì ở đâu cũng muốn có mặt "Lão Bà Bà" mới chết chứ! Còn bao nhiêu công việc không tên nữa, mọi người ai cũng bận theo phần hành của mình, nhưng mà vui.”.

Nghe lão bà gần 90 cái xuân xanh than chóng mặt nhưng mà vui rồi ngó mấy tấm vé nằm trong góc bàn, tôi nghĩ tới cách bán vé “cách không”, bán vé không giao vé bằng cách gửi email, gọi tele cho những người quen ở các tiểu bang xa, nếu không lấy vé để làm kỷ niệm hoặc tặng bà con ở Little SG thì ủng hộ. Người đầu tiên tôi gọi tele là một ông cha, một linh mục VN coi giáo xứ Mỹ ở Wesley Iowa.

- Alo, cho tôi nói chuyện với “chú” Đức.

- Con đây, “bát Tô” phải không?

- Còn phải hỏi, bát hay tô gì thì cũng là một thứ.

Việc các linh mục xưng con với giáo dân là chuyện bình thường, nhưng còn một giáo dân gọi cha là “chú” thì chưa bao giờ có, không ai làm như vậy cả, nhưng với cha Đức thì tôi chỉ gọi ông là cha và xưng con khi nói chuyện về tôn giáo, có lần tôi đề nghị cho tôi xưng tội qua telephon thì ông cười, còn chuyện ngoài đời thì thường tôi gọi ông là chú, chú cũng như cha, các cụ ngày xưa đã nói thế rồi, và cũng nhờ chữ chú mà ông nhận ra tôi ngay. Còn một lý do khác là khi xưa, chú Đức còn nhỏ ở Thủ Đức thường cùng đám bạn đến gần hàng rào kẽm gai doanh trại TQLC Lê Hằng Minh để khều trái tóc tiên, có người gọi là ..ồn tiên hay chùm bao, mà trong hàng rào thì có nhiều mãng cầu, không phải mãng cầu gai mà là mãng cầu gài, loại này nó ăn thịt người (lựu đạn), thế là chú Đức bị tôi cốc đầu nhéo tai.

Chú nhóc Đức ấy nay là linh mục coi vài giáo xứ Mỹ nghèo ở vùng quê Wesley tiểu bang Iowa, toàn ngô với bắp. Có lẽ nhớ kỷ niệm xưa bị TQLC không cho chơi mãng cầu nên chú thường “mua” đặc san Sóng Thần TQLC để cho thân phụ chú đọc. Thân phụ chú cũng là một H.O, cả Chú Đức và tôi đều dùng danh từ “thân phụ” thay vì gọi là ông cố. Thông thường hễ ai có con đi tu làm linh mục, bà sơ đều được phong tước “ông bà cố”, tôi hỏi lý do tại sao thì không có câu trả lời nên tôi ngại gọi “ông cố” vì sợ bị hiểu lầm, lính tráng chúng tôi sợ chữ “cố” lắm.

Sau khi nghe tôi hé ý định bán vé cách không thì cha Đức O.K ngay:

- Bác còn bao nhiêu con bao hết, nhưng cho bác giữ vé.

- Còn ít thôi, 25 tờ.

Lại phạm tội nói dối, còn 15 tờ mà nói 25. Điều răn thứ 8 cấm làm chứng dối, nhưng nói dối cha để bán được vé cho TPB, cho người đui què cụt thì chắc Chúa cũng tha tội. Vài ngày sau tôi nhận được chi phiếu của cha trả $ mua vé kèm theo 23 lá thư của các thương phế binh, gồm 12 cái địa chỉ ở Huế, 3 Quảng Ngãi, 2 Bình Định, 2 cái Đak Lak, 4 cái ở Saigon (Tân Quy, Tân Kiểng, Bình Thạnh, Gò vấp) gửi cho linh mục Nguyễn Hùng Đức nhờ giúp đỡ. LM Đức gửi cho tôi một cái thư ngắn gọn, nguyên văn như thế này:

Bác Tô ơi!

Nhờ bác chuyển dùm mấy cái thơ này đến hội của bà Nhơn dùm con, con đã gửi về cho mấy gia đình TPB mình, mỗi gia đình $50 rồi.

Cám ơn bác nhé.

Lm Đức.

Tôi ghi rõ địa chỉ số thư đến từ nhiều địa phương khác nhau để chứng minh rằng TPB khắp nơi đã truyền tay và rỉ tai nhau địa chỉ và sự giúp đỡ của linh mục Đức. Đọc qua nội dung vài lá thư tôi có cảm tưởng TPB nghĩ cha Đức có quyền thế và tiền bạc ghê gớm lắm, nhưng thực ra ông nghèo rớt rau đay, ông dùng tiền giáo dân Mỹ-Mễ xin lễ để tặng TPBVNCH.

Lần trước khi ông gửi tôi một mớ thư như thế, tôi đọc vài cái thấy có nội dung không đủ yếu tố là TPB và có vẻ giả mạo, tôi khuyên ông nên cẩn thận kẻo bị người ta lợi dụng, ông bảo:

- “Con nghèo lắm bác ơi, tiền con tặng là tiền giáo dân xin lễ nên con chỉ có thể tặng mỗi người 50$ rồi con nhờ bác chuyển hồ sơ cho bà Nhơn cứu xét. Nếu có lầm thì cũng được thôi, vì họ nghèo quá mới xin mình, nếu không cho, rủi là TPB thật thì hối hận lắm”.

VC nói “thà giết lầm hơn bỏ sót” còn cha Đức thì chủ trương “thà gửi lầm hơn bỏ sót”. So sánh 2 cái vế này thì quá thừa, thiên đàng địa ngục 2 nơi, nhưng chính đồng đội, đồng hương của TPB vẫn có người đặt câu hỏi với hội H.O là làm sao phân biệt được TPB thật với giả, lỡ là TPB của VC thì sao? Vì vậy “moi đếch góp”.

Câu hỏi này nên gửi cho những chức sắc tôn giáo và “Ziệt kiều” iêu-lước đang quyên góp $ rồi chính tay họ mang vào VN, xin phép “chính quyền” để được cứu trợ đấy, cái đó thì cho ai? Người bạn đồng hương tôi ơi! Anh đặt đề.lộn rồi.

Trở lại chuyện cha Đức. Đã bao năm nay, ông cứ âm thầm làm việc thiện mà không kêu gọi ai tiếp sức, không tổ chức bữa cơm gây quỹ, ông không bao giờ vào VN, mà có lần ông còn nói tục đối với đồng đạo từ XHCN sang USA quyên góp $ về xây thánh đường. Ông là một hạt giống tốt, cần gây giống, kẻo mai mốt ông bị mai một thì lấy ai làm gương cho đồng đạo đồng nghiệp của ông, còn gương nào cho chúng tôi noi theo, đó là lý do hôm nay tôi “lôi” ông ra ánh sáng. Tên của ông trên tấm chi phiếu gửi cho tôi là: FR. PETER DUC HUNG NGUYEN, IA 51358.

Hẳn nhiên là không phải chỉ có cha Đức mà còn nhiều vị chân tu khác ẩn danh đang làm việc phúc đức, thí dụ Linh Mục Ngyễn Hải Khánh (Colorado), mỗi dịp Xuân về, cha Hải Khánh đểu gửi tặng TPB binh chủng nọ 1000$, binh chủng kia 1000$ (một ngàn). Thôi thì quý ngài ẩn danh thì tôi không điểm danh nữa mà chỉ xin nêu một trường hợp cụ thể ra ánh sáng mà thôi.

Để làm gì?

Để làm gương cho những vị “chân” tu nhưng tay không tu mà múa nội công để mở nắp chai bia. Từ khi biết gương cha Đức, đương sự đã âm thầm thu gom chai lọ, lon nhôm nhựa đem đến recycle center bán, khi đủ số $50 thì gửi cho hội, cho đồng đội TPB.

Để làm gì?

Để những đồng đội, các cấp chỉ huy nhớ lại hình ảnh dưới đây, người lính này đã theo lệnh của trung đội trưởng mà liều chết xung phong vào mục tiêu. Tại sao? Vì ông trung đội trưởng bị ông đại đội trưởng hối thúc, còn đại đội trưởng bị tiểu đoàn trưởng dục nhanh lên, tiểu đoàn trưởng thì bị ông trung đoàn trưởng hét trong máy:

- “Đ.m, ông không cho lính xung phong chiếm được mục tiêu này trong vòng 30 phút nữa thì tôi sẽ đưa ông ra tòa án quân sự”!

Và khi chiến thắng, ông trung đoàn trưởng nhận bảo quốc, tiểu đoàn trưởng dương liễu, đại đội trưởng sao vàng, trung đội trưởng sao bạc và “thằng” lính này lãnh sao đỏ! Nay anh vẫn hãnh điện mặc áo trận với huy hiệu đầy đủ, chỉ có điều thiếu đôi chân để mặc quần, thiếu chân đứng.

Các thẩm quyền thấy thì sẽ làm gì?

Các thẩm quyền bị gẫy súng, sau lao tù là kiếp sống tha hương cũng tủi nhục lắm, nhiều hoàn cảnh khó khăn lắm, đa số cố gắng lá rách đùm lá nát, “thương em anh để trong lòng”. Nhưng cũng có một số thẩm quyền, đại bàng, mặt trăng, mặt trời, mặt nọ mặt kia thấy hình hài này thì quay đi, quên tiếng súng ngày xưa, quên tiếng kèn truy điệu mà chỉ thích nghe tiếng trống tiếng kèn, tiếng đàn theo điệu tango, rum ba, cha cha cha, điệu ông cố nội. Thôi sắc.

Thành phần “đại bàn” (không có g) trên chỉ là thiểu số, còn tuyệt đại đồng đội thì luôn sẵn sàng, đôi khi chỉ vì thiếu thông tin, thiếu vận động, thiếu kêu gọi mà thôi.

Trong đêm hội ngộ nọ của đơn vị kia ở Oregon, ban tổ chức chỉ bán đấu giá bức tranh bản đồ VN có huy hiệu các quân binh chủng cùng hình tượng tiếc thương để gây quỹ cho TPB thì lập tức được quân y sĩ TQLC Trần Mạnh Tường mua với giá gấp trăm lần giá bình thường, chỉ có quân y sĩ mới có tấm lòng này còn bs thì sao?. Quân y sĩ TQLC Bằng Phong tặng 300$. Quân y sĩ Ngô Khắc Hưng, tử tù vượt ngục trại Trảng Táo (LK) 1978 đã không còn sức hành nghề khi dến Mỹ, nghèo rớt mùng tơi, nhưng tinh thần cao cũng gửi yểm trợ 100$.

Tấm lòng của các quân y sĩ cũng như các thẩm quyền, đồng đội luôn sẵn mở rộng, mở bao, mở bóp, chỉ cần biết cách mở mả thôi, mở đúng cách, mở đúng lúc. Ở trong những điều kiện thiên thời địa lợi nhân hòa ở đại hội, hội họp như thế thì tại sao không mời gọi? Hay vì muốn dành thời gian cho diễn văn và và ưu tiên cho văn nghệ, cho nhẩy đầm?

Ở một khóa nọ, quân trường kia, khi nghe có đại nhạc hội Cám Ơn Anh kỳ 6, họ đã kêu gọi đồng môn, đồng khóa, kể cả đổng khóa khác chìa, con cháu và thân hữu khắp nơi xa gần, chỉ trong vòng 1 tháng, số đóng góp vượt 4 con số zero với số 5 đứng trước và còn đang tiếp tục cho tới ngày khai mạc. Nếu không kêu gọi và vận động thì làm sao có được.

Xin quý vị tiếp tay, vận động kêu gào dùm cho ĐNH/TPB kỳ 6 ngày 12/8/2012.

Philato

Ý kiến bạn đọc
30/07/201210:01:28
Khách
Thật cảm phục trước một tấm lòng!
18/07/201202:31:00
Khách
Đằng sau sự thành công của chương trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh là những sự đóng góp sốt sắng đáng ca ngợi về thì giờ, công sức và tiền bạc của bao người ẩn danh. Bài viết cũng cho thấy tình huynh đệ chi binh tuyệt vời của những người lính quân lực Việt Nam Cộng Hoà:
Lúc sướng có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc khó có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh?
( "Huynh Đệ Chi Binh")
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến