Hôm nay,  

Lửa Bỏng Tay Ai

23/06/201200:00:00(Xem: 213562)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đây là bài thứ tư của Lê Thị, một cư dân Chicago, 35 tuổi,. Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” “Lựa Chọn Sinh Tử” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết mới, vẫn là chuyện đồng tính được đẩy tới mức dữ dội hơn, trong nền nếp giáo lý và gia đình, cho thấy Lê Thị đã trở thành tác giả việt ngữ đầu tiên chuyên viết về đề tài đồng tính, với tài viết và sức viết mạnh mẽ.

* * *

Lớp giáo lý sau chiều Thứ Bảy hàng tuần hôm nay thật đông đúc. Thanh và thằng Tí ngồi ở hàng dưới cùng. Cũng như mọi người, hai mẹ con chăm chú lắng nghe và cùng hướng về Trinh, cô giáo dạy giáo lý cho tuổi 12-14. Trinh là chị Hai trong nhà, là bác ruột của thằng Tí. Cô giáo nổi tiếng xinh đẹp, nên các em sắp đến tuổi dậy thì đều nhìn cô tâm phục khẩu phục.

Thanh nhìn chị Trinh, cảm xúc lẫn lộn. Hai chị em sát tuổi nhau, thuở nhỏ là một cặp bày trùng, lớn lên, mỗi người một ngả, một lối sống riêng. Chị Trinh sắc sảo, cứng rắn, nghiêm khắc, có uy với cả nhà, kể cả Bố Mẹ cũng luôn nghe lời chị. Còn Thanh, tính tình yếu đuối và nhạy cảm, cuộc đời không sạch đẹp như chị. Bạn bè và họ hàng khi nhìn Trinh và Thanh thường chép miệng, sao hai chị em ruột mà một trời một vực.

Trong cái giáo xứ nhỏ xíu Maria Gorethi, ai ai cũng biết đến và nể phục chị Trinh. Sinh trong một gia đình khá giả ở Việt Nam, khi qua Mỹ định cư, chị bỗng dưng quyết định đi tu. Mọi người trong nhà đều bỡ ngỡ trước quyết định này. Một cô gái xinh đẹp, giỏi giang, học cao, đầy triển vọng. Ai cũng tiếc nuối và thắc mắc. Trinh thường trả lời Trinh ước mong dâng mình cho Chúa. Cô không thấy một đối tướng nào xứng đáng với cô, nên quyết định đi tu để tránh nợ trần tục.

Mẹ cô buồn nhưng cũng đành để cho con gái đi dâng mình cho Chúa. Nhìn hai cô con gái, bà tự an ủi, “Thôi, đã dâng cho Chúa thì phải dâng trái ngọt chứ ai lại dâng quả chua.” Bà chỉ mong khi cô con gái cưng đi tu, cô sẽ cầu nguyện cho gia đình an bình, hạnh phúc.

Đi tu tưởng sẽ được một cuộc sống an nhàn, nhưng thực tế không dễ dàng như Trinh tưởng tượng. Mấy trăm vị phụ nữ ưu tú ngày đêm kinh cầu từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối bên trong bốn bức tường vốn là chuyện phức tạp. Công việc năng nhọc hơn đời sống bên ngoài gấp bội phần. Bao nhiêu việc phải làm như lau nhà thờ, nấu cơm, trồng rau, đi chăm người bệnh tật, đi dạy giáo lý, rồi còn phải đi học thêm để kiếm việc giúp nhà dòng… Từ sáng đến tối mịt, công việc làm mãi không hết. Tuy bề ngoài trông an bình, nhưng sống chung với các chị em phụ nữ cũng không tránh khỏi xung đột.

Trinh xuất thân từ con nhà khá giả, chưa hề đụng tay đụng chân làm gì, từ bé đến lớn có người hầu kẻ hạ, vào nhà dòng, cô bị ngay cú sốc.

Thôi cũng đành hy sinh thân mình cho Chúa, Trinh chỉ còn cách cầu nguyện chăm chỉ hơn.

Ba năm trời ròng rã làm việc nặng nhọc đã mài dũa tinh thần Trinh cứng rắn, nghiêm khắc và kiên cố như sắt thép, nhưng sức lực của Trinh thì ngày một hao mòn.

Một hôm, sau khi bê những bao gạo nấu cho cả trăm người ăn, Trinh chẳng may cụp xương sống, phải vào bệnh viện nằm mấy tháng. Khi xuất viện, không còn đủ sức làm việc như các sơ khác, nên nhà dòng quyết định khuyên Trinh về lại với đời.

Sơ Bề Trên gọi Trinh vào phòng, nhẹ nhàng nói “Mẹ nghĩ con nên về lại với gia đình, con đã không có ơn gọi của chúa.” Cay đắng, buồn tủi, Trinh khóc sướt mướt xin Mẹ Bề Trên cho ở lại. “Con đã gần 40 tuổi đời rồi, con sẽ phải làm gì?” Mẹ kiên quyết, “Sức khoẻ con đã xuống dốc, con không thể làm việc nặng nhọc như những sơ khác, mẹ nghĩ con nên về lập gia đình, chăm sóc và báo hiếu cho cha mẹ. Mẹ vừa nói chuyện với Má con, bà ấy nói ba con vừa bị mắc bệnh mất trí nhớ…”

Không còn cách nào khác, Trinh trở lại với đời. Cô gái mới lớn ngày nào trong Trinh giờ đây thành bà sơ khắt khe, lòng đầy hờn giận.

Bắt đầu lại từ đầu thật khó, nhưng rồi cũng quen… Trinh đã hoà nhập lại với cộng đồng giáo xứ phụ giúp dạy giáo lý trong xứ. Trinh bắt đầu đi học lại và bắt đầu gặp gỡ đàn ông con trai. Vì có sắc đẹp, Trinh luôn có nhiều người để ý. Một anh chàng giáo sư Mỹ trắng đã tỏ tình với Trinh, nhưng vì anh không theo đạo công giáo, Trinh lập tức khước từ lời cầu hôn của anh.

Không lâu sau, Trinh lại quen một anh bác sĩ khi đưa Bố đi khám bệnh.

Anh bác sĩ khôi ngô tuấn tú, người công giáo, ăn nói lịch thiệp, nhỏ nhẹ, chỉ mỗi tội anh ta hơi nhỏ con, nhưng cái bằng bác sĩ đỡ cho tướng tá, Trinh quyết định sẽ tiến tới hôn nhân.

Duyên phận đưa đẩy, một ngày đẹp trời, cần một chiếc xe mới, Trinh đến mua xe tại một đại lý bán xe trên đường Capital. Một người đàn ông cao ráo, đẹp trai, tướng tá nẩy nở, tuổi độ trên bốn mươi nhưng nhìn trẻ trung, anh ta đến tự giới thiệu với Trinh.

- Tôi là Andy. Tên Việt là Khanh.

- Trinh.

Khanh đưa bàn tay chắc nịch bắt lấy tayTrinh. Cái giây phút bàn tay anh bóp chặt tay Trinh, quả tim sắt đá của Trinh bỗng mềm nhũn. Không biết bằng cách nào, anh đã dụ Trinh mua một chiếc xe Lexus mới tinh, tuy Trinh tự biết mình không đủ khả năng kham nỗi chiếc xe đắt tiền này. Vậy mà trên đường lái chiếc xe Lexus mới về, lòng Trinh như bị bươm bướm cào. Vừa nhột, vừa khúc khích, về đến nhà lúc nào cũng chả biết.

Vài ngày sau Khanh gọi hỏi Trinh có thích cái xe mới không. Trinh vừa hồi hộp vừa mừng quýnh vì chàng bán xe đẹp trai đã gọi cho mình. Chắc là vì bị “chúa chê”, nên chút o bế cũng làm Trinh thấy siêu lòng. Tán chuyện thật dài, Trinh được biết Khanh mới từ OC dọn tới, ly dị vợ và đã có 3 đứa con. Anh sống ở San Jose một mình và đang muốn làm lại từ đầu.

Đang chuẩn bị xây dựng tổ ấm với anh bác sĩ, chỉ vài tháng sau, trong một bữa cơm gia đình đông đủ, Trinh tuyên bố bỏ anh bác sĩ và quyết định lấy Khanh. Rồi mặc cho gia đình nghi kỵ, Trinh và Khanh đã làm đám cưới trước bàn thờ chúa, thề hứa sẽ suốt đời chung thuỷ, sẽ cùng chia hoạn nạn, giàu nghèo. Đám cưới xong, Trinh thay vì lên xe hoa về nhà chồng, nàng ngang nhiên đón chàng về dinh ở cùng với Bố Mẹ. Thấy mọi người không hoàn toàn thuyết phục về Khanh, Trinh nhắc nhở gia đình: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân chia.”

Tuy đã làm vợ, làm mẹ, nhưng Trinh vẫn quen tính nguyên tắc của một nữ tu. Trong việc giúp giảng giáo lý cho giáo xứ, Trinh đã luôn “tu nghiệp” một cách nghiêm túc. Chị đã chăm chú ghi chép khi nghe bài giảng của Cha Sứ về chuyện đồng tình luyến ái, Cha Sứ đã khẳng định đây là sự sai trái, là tệ đoan xã hội, một lối sống có sự lựa chọn, đưa đẩy con người vào đường cùng, và là con đường ngắn nhất đến hoả ngục đời đời.


Hôm nay, dạy lớp giáo lý, dựa theo bài giảng này, Trinh khắt khe lên án các phụ huynh dung túng cho con em, nghiêm nghị nói rõ không nên chấp nhận đồng tình luyến ái, đó là tội lỗi, Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận. Trinh nhắc nhở các phụ huynh phải nghiêm chỉnh ngăn chặn từ đầu, để con cái không bị lầm đường lạc lối. Nếu phát hiện ra chúng không bình thường, hãy đưa ngay chúng đến gặp cha sứ, hay đi bác sĩ tâm lý, để chúng hiểu rõ chúng có sự lựa chọn.

Cả lớp giáo lý đang chăm chú, bỗng từ phía cuối phòng học vang lên tiếng la lớn: “Burn them all!” Mọi người quay đầu về phía cuối phòng, thằng Mike và thằng Danny đang cười to hét lớn: “Kill them all… those faggots. Đồ quỷ sứ!” Trinh chỉ cười nhẹ, bảo các em ngồi xuống, và đưa mắt nhìn sang Thanh, cô em gái đang ngồi kế thằng con trai, vừa mới tròn 12 tuổi.

Thanh nghe bà chị dạy giáo lý đến đây trong lòng phẫn uất, tức giận.

“Đứa bé mới mười hai mười ba tuổi mà biết sự lưa chọn gì chứ?” Tuy biết rõ bà chị tính tình nghiêm khắc, cứng rắn, và Thanh tôn trọng suy nghĩ riêng của chị, nhưng sự thiếu cảm thông và niềm tin sắt đá của chị ngày càng đẩy hai chị em xa nhau.

Thanh chẳng may lấy phải ông chồng vũ phu, không chăm sóc vợ, mà còn nhiều lần đánh Thanh dở sống dở chết. Mẹ đôi lúc xót con cũng khuyên Thanh nên ly dị để có một cuộc sống mới, nhưng chị Trinh liên tục ngăn cản vì “Sự gì thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân chia.” Trước cảnh khổ của Thanh, chị luôn mắng “Mày khổ một mà than mười, cái miệng hỗn láo của mày nó đánh cho là phải.”

Tuy trong lòng uất ức, Thanh nhu nhược nghe lời chị ở lại chịu trận vì thể diện gia đình, và cũng không oán trách gì Trinh. Nhưng đến hôm nay Thanh thấy lòng mình nhói từng cơn. Đứa con trai cắt ruột của Thanh đang ngồi ngây thơ nghe lời bà Bác ruột dạy giáo lý. Nó im thin thít không dám lên tiếng. Thanh nhìn thằng con yếu ớt thương xót nó.

Từ nhỏ thằng Tý đã khác xa với đám bạn bè đồng lứa. Nó nhỏ nhẹ, trầm tư, ít nói. Đám trẻ con trong nhà thờ thường chọc ghẹo nó, nó chả dám hó hé, chỉ đeo sát bên mẹ và bà ngoại.

Thanh đã từng bị Trinh gọi ra lên lớp nhiều lần.

- Nè Thanh, tao thấy thằng Tí hơi bị đàn bà tính. Nó toàn thích đi shopping. Lại mê nước hoa.

Thanh thương con bênh liền:

- Con người ta mới mười hai tuổi mà chị nói lung tung. Nó thích cái gì cũng kệ nó. Ai biểu chị dẫn nó đi shopping? Nó thích chơi cái gì cũng cứ để yên cho nó chơi.

Trinh đớp lại:

- Tao thấy nó có biết chơi môn thể thao nào đâu. Suốt ngày ngồi một mình, tướng tá yếu ớt. Mày không biết canh chừng con thì hỏng bét.

Thanh thường im lặng không trả lời. Nhưng hôm nay, nghe bài giảng của Trinh mắng thẳng Thanh và thằng cháu, Trinh buồn tủi nhìn thằng con trai ngây thơ của mình ứa ước mắt.

Sau giờ giáo lý, mọi người kéo nhau về nhà Trinh và bố mẹ ăn tối. Mấy ngày gần đây, không thấy Khanh ăn cơm cùng gia đình. Hôm nay, ai cũng đói lả rồi mà không thấy Trinh xuống ăn cơm. Thanh lên lầu gọi thì thấy cửa phòng Trinh đóng kín, trong phòng có tiếng lục đục, tiếng trẻ con khóc ầm. Không bao lâu, Khanh đùng đùng xô cửa ra khỏi nhà không thèm chào hỏi ai. Thanh đẩy cửa vào phòng chị, mặt mũi Trinh tím bầm, chị ngồi im, cặp mắt thất thần, môi mím chặt. Thằng con nhỏ đang gào khóc từng hồi.

Mẹ nghe um sùm chạy vội lên lầu:

- Mặt mũi đầy máu thế kia, nó đánh mày phải không?

Hình như Trinh mím môi chặt hơn.

- Chuyện gì? Nói cho Mẹ biết.

Trinh vẫn im lặng, mặt sưng vù. Thanh đến gần ôm chị và dỗ dành chị. Trinh có vẻ cảm động. Sau cùng thì chuyện thật cũng bật lên thành tiếng:

- Không phải lần đầu đâu. Nó đánh nhiều lần rồi. Chị cố giấu không dám cho ai biết. Hôm nay nó về nã thêm tiền, chị nói không còn đồng nào, thế là nó nổi điên.

Thanh im lặng nhìn chị ứa nước mắt. Thanh chợt hiểu và cảm thông với nỗi đau của chị, lâu nay chị chống đối Thanh, là vì chị tự bào chữa cho chính chị.

Mẹ đang cố giỗ thằng cháu ngoại, nhưng rồi chính bà cũng khóc.

- Con ơi là con. Sao con để cho đến nông nỗi này mà không cho Mẹ biết?

- Mẹ biết mọi người nhìn con ra sao mà. Bao năm qua con cố làm tấm gương. Con không thể nói với ai được. Con đã tưởng đây chỉ là nhất thời, vì con hay cằn nhằn, gắt gỏng, nhưng đã nhiều tháng nay hắn không chịu làm ăn gì, về đến nhà là nã tiền, không đưa tiền là lại lãnh đòn. Hôm nay hắn nói hắn muốn ly dị. Hắn đã quen với một con khác. Hắn đòi ly dị và bán nhà chia tiền cho hắn. Con nói không ly dị được vì con đang có bầu đứa thứ hai. Hắn đạp con văng luôn vào tường, dện thêm vài cú rồi đùng đùng bỏ đi.

- Cái thằng mất dạy. Ly dị nó ngay. Tống cổ nó ra khỏi nhà. Sao mày không gọi cảnh sát?

- Gọi cảnh sát thế nào được. Mẹ coi, nhà mình xưa nay nổi tiếng gia giáo. Con đang dạy giáo lý cho nhà thờ. Chuyện này đâu có lọt ra ngoài đuợc.

Nói xong Trinh lại mím chặt môi, khuôn mặt chị đanh lại, trông Trinh như già đi chục tuổi. Thanh nhìn chị cảm thông. Chắc chị đang tự nhủ, suốt cuộc đời, chị chưa bao giờ làm điều gì sai trái. Trinh đã thờ phụng chúa, chăm sóc gia đình, giữ đúng phép tắc, nghiêm khắc với chính mình và mọi người. Ngoài nỗi khổ gia đình riêng của chị, chị còn lo gìn giữ mặt mũi cho gia đình chung. Chị phải sống dưới áp lực xã hội, áp lực của những giáo điều do chính chị đặt ra… Dưới cái mặt nạ khắt khe, cứng cỏi luôn lên án mọi người của chị, là một tâm hồn đau khổ, cay đắng, cô độc, lạc lẫm… Ngay cả trong lúc này, chị cũng phải giữ thái độ cứng cỏi, không dám rơi một giọt nước mắt. Không bao giờ chị có thể hiểu tại sao chúa lại phạt mình.

Mọi người đều im lặng, bỗng chuông điện thoại reo vang. Thanh bắt điện thoại, bên đầu dây bên kia nói tiếng Anh. Mặt mày Thanh bỗng từ từ tái mét, nàng buông điện thoại và té xuống đất.

Trinh đỡ điện thoại từ tay Thanh, đầu dây, giọng anh cảnh sát chậm rãi tiếp tục. Thằng Tý đang nằm trong bệnh viện cấp cứu. Sau giờ học giáo lý, Tý đưa Judy về nhà. Trên đường bị Danny và Mike cùng với đám bạn của chúng chặn lại. Cả bọn gọi Tý là Faggot, là thằng quỷ sứ pê-đê, chúng xông vào đấm đá và dùng gậy đánh Tý đến khi Tý hoàn toàn bất tỉnh. Judy chạy thoát và gọi cảnh sát...

Đến lượt Trinh thả rơi điện thoại. Mẹ đang lay gọi Thanh. Căn phòng lại đầy tiếng khóc của cả hai bà cháu, nhưng Trinh không nghe cũng không nhìn. Khuôn mặt đanh thép của Trinh giờ đây bỗng co quắp, từng sớ thịt, nếp nhăn trên mặt chuyển động, méo mó. Bao nhiêu bức tường kiên cố vây kín quả tim cô độc của chị bỗng dưng cháy rụi.

Và hình như cũng chính phút này đây, Trinh chợt hiểu ra, là Chúa đã không chê mình, cuộc đời cũng không ngược đãi mình. Tất cả chỉ vì sự cố chấp khô khốc. Chính mình tự gieo hoạ cho mình và người thân của mình.

Trinh khuỵu xuống, thảng thốt kêu trong nước mắt ràn rụa:

-- Em ơi, em tha lỗi cho chị… Lạy Chúa, Chúa tha thứ cho con…

Lê Thị

Ý kiến bạn đọc
23/06/201217:26:38
Khách
Cuồng tín nghiện đạo khắc nghiệt bịnh hoạn.
24/06/201216:13:11
Khách
Cám ơn tác giả Lê Thị đã có những bài viết rất chân thực và xúc động!
24/06/201214:31:19
Khách
Đứng về mặt tôn giáo Đạo Ki Tô có một Giáo Lý khá chặt chẻ cho nên các con chiên đều đả ở trong trường hơp trên là chuyện rất bình thường. Sau nầy có nhiều sửa đỏi .Nhưng cũng còn tuỳ theo người Tôi biết một Cô gái đả vào dòng tu chắc là Cô ta không tìm được ý trung nhân lý tưởng sau ngày 30/4 nên muốn Dâng Mình Cho Chúa ,không hiễu sao khi ra đời Cô ta trở nên lanh lợi lạ thường ,Cô tìm được đúng đối tượng ,hay đúng hơn là tìm được một vật thế thân Ông Anh họ tôi một miếng ván lót đường để Cô ta đổi đoiừ .Thế là một người vui,một người bị xập hầm kéo xuống hố ôm hận ngàn thu
24/06/201212:00:56
Khách
Có những câu chuyện rất đời thường tưởng như không có thật.Những người đàn bà như Cô gái trong truyện không hiếm thấy .Chuyện thật cảm động
24/06/201201:44:03
Khách
Có những người đàn bà đáng thương chỉ vì họ được sống và nuôi dưỡng trong một môi trường thánh thiện.Câu chuyện thật hay
24/06/201201:37:11
Khách
Đọc xong câu chuyện có chút bâng khuâng ,tác giả trẻ viết chuyện thật hay đầy cảm xúc
24/06/201201:31:08
Khách
Chuyện thật hay và cảm động,Một người đàn bà đáng thương
24/06/201201:28:17
Khách
Có thể tác giả đả dựa trên một câu chuyện có thật nào đó rồi viết thành chuyện thật cảm động .Tôi thương những người đàn Bà không biết cuộc đời có bao nhiêu là cạm bẩy để có thể tránh được.Bên cạnh đó không ít người được dạy cho cách sống thực tế .Cám ơn tác giả câu chuyện hay
24/06/201201:12:08
Khách
Câu chuyện khá hay và cảm động .Những ngươi đàn bà nhân hậu thuần khiết thường gặp cảnh trớ trêu .Một chút khôn lanh xảo quyệt thường dể thành công trong cuộc sống
24/06/201201:07:56
Khách
Nếu không có lời giới thiệu tôi không nghỉ đây là bài viết của một tác giả trẻ sống trên đất Mỷ .Phải chăng trong mỗi chúng ta đều được an bài bởi một số phận ? Cám ơn tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến