Hôm nay,  

Tuổi Tác Và Bệnh Tật

22/05/201200:00:00(Xem: 223878)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."

Trong hai câu này: “Sinh, lão, bịnh, tử” và “Sinh, bịnh, lão, tử”, bạn chọn câu nào? Theo tôi thì câu nào cũng đúng cả vì có những em bé còn chưa kịp sinh ra mà đã bị bịnh ngay khi còn nằm trong bụng mẹ; lại có em sinh ra lớn lên như thổi chẳng tật, bịnh gì cả mãi cho đến lúc 60 hay70 trở đi mới thấy có bịnh. Vậy thì câu nào cũng đúng vì nó còn tùy thuộc vào từng người.

Riêng cá nhân tôi thì cái câu: Sinh, bịnh…” là đúng phóc. Theo lời bà cô kể lại sở dĩ tôi sống sót được là do… mấy cái đuôi con cá bà nội rán rồi dán lên trên đầu tôi nên tôi mới thoát khỏi tay tử thần để mà lớn lên và sống cho tới nay.

Thế nhưng tôi đã lớn lên không được xuông sẻ cho lắm cứ nay bịnh này mai bịnh kia mà một căn bịnh quái ác cứ bám lấy tôi hoài. Nói là bịnh thì không đúng vì trong y khoa không liệt kê bịnh này là bịnh, theo như hiểu biết của tôi.

Ông chú chồng bà cô thì nói bịnh của tôi nếu giải phẫu thì sẽ bị lại và sẽ gặp nhiều trở ngại trong đời sống hàng ngày, vì vào thời đó cách đây lối 50 năm y khoa không có cách nào khác để trị bịnh này.

Nghe ông chú nói vậy tôi thấy ớn nổi da gà nên đành mang bịnh mà chịu chứ biết làm sao bây giờ. Mỗi lần ăn nhằm thức ăn mà người bình dân gọi là phong thì bịnh lại phát ra và phải 2 hay 3 ngày sau thì mới hết.

Món thuốc để trị bịnh luôn luôn sẵn có trong nhà, cứ bị là sức vào vậy thôi cho đến khi đi tù bịnh lại càng thê thảm.

Các cụ ta, trong lúc bị dồn vào đường cùng, thường hay nói: “Cùng tắc biến, biến tắc thông” đây là chữ Hán mà theo tôi hiểu thì có nghĩa là đến nước cùng thì phải tìm cách thoát ra và sẽ thoát ra được, hay như trong dân gian ta vẫn thường nói cùng bất đắc dĩ nghĩa là không có cách nào khác mới phải sử dụng đến.

Thế là tôi bắt đầu tập Yoga (xin xem bài ”Tập Yoga Để Bảo Vệ Sức Khỏe” trên Viet Bao online) thì bịnh dần dần bớt và lối hai tháng sau thì hết hẳn cùng với căn bịnh cố hữu là dị ứng khi ăn phải loại thức ăn nào mà cơ thể không chấp nhận, nên cứ phải gảy đờn tay hoài, cũng biến mất luôn.

Hai con ma bịnh này phải giã từ tấm thân béo bở, nếu là béo bở thật sự của tôi, để đi tìm nạn nhân khác mà hành hạ còn tôi thì thấy kết quả không ngờ của Yoga nên hứng chí cứ tiếp tục vật lộn với con ma lười của cơ thể mà tiếp tục tập cho đến nay đã được lối 32 năm rồi.

Thế nhưng vào năm 2009 khi đi thử máu bác sĩ cho biết tôi bị cao mỡ và phải uống thuốc cao mỡ mà bịnh này nếu không uống thuốc thì có nguy cơ bị xuất huyết tuần hoàn não và có thể bị liệt chân tay hay có thể bị tiêu tùng luôn, nghe mà thấy ơn…ớn.

Bác sĩ phán vậy thì mình phải làm theo thôi. Bác sĩ mà. Uống thuốc một thời gian thì khi tập Yoga tôi cứ thấy 2 cái bắp chân cứng ngắc, cho bác sĩ hay thì ông cho giảm liều thuốc xuống còn 20 mg.

Đã giảm liều rồi nhưng 2 cái bắp chân vẫn cứng ngắc thì bác sĩ lại cho giảm xuống còn 10 mg, tới mức này thì bác sĩ không cho giảm liều nữa dù tôi đã yêu cầu.

Cách đây lối 3 tháng ngón tay giữa của bàn tay phải tự nhiên rất đau, tôi không nắm tay vào được nữa và chỗ đau chạy vào trong lòng bàn tay mỗi lần bẻ lái xe qua phải hay trái đều rất đau.

Tưởng thế là yên thân ai ngờ cái đau này lan sang cả ngón tay giữa của bàn tay phải nữa nên khi bẻ lái xe qua phải hay trái cả hai bàn tay cùng ca bài ca đau nên lại càng bị đau hơn.

Hoảng hồn tôi tự hỏi phải làm gì đây vì nơi tôi ở là thành phố Greenville này tuy có xe buýt thật đấy nhưng số lượng hành khách sử dụng không có là bao vì có thời gian công ty xe buýt phải đóng cửa do bị lỗ vì ít khách nên dân ở đây đành phải thủ cái xe hơi mà không dám tin vào ông xe buýt nữa.

Vì khách ít nên lâu lâu mới có một chuyến với lèo tèo vài ba người, công ty xe buýt nay đã giao lại cho thành phố điều hành để cho chắc ăn trong việc bù lỗ cho công ty với lại để cho thành phố được xứng danh là một thành phố theo tiêu chuẩn của…Mỹ vì đã là một thành phố thì phải có xe buýt mà lị!

Tôi phải làm gì đây để có thể tự do đi tới đi lui trong cái thành phố mà ai cũng bận rộn này?

Qua các bài trên Internet thì tôi được biết là khi đã uống thuốc cao mỡ rồi thì sẽ phải uống suốt đời mà không bỏ được. Lại cũng qua Internet có bài thuốc dân gian của ta: 100 gr tỏi nấu cùng 100 gr đậu trắng với 2 lít nước cho đến khi cạn còn chừng 2 chén ăn cơm, ăn 2 chén này thì sẽ hết bị cao mỡ.

Trong Kiều có câu “Một liều ba bẩy cũng liều”. Tôi tự nghĩ sống đến 72 tuổi là đủ lời rồi nếu muốn sống thêm nữa thì phài sống khỏe, sống mạnh không bị lệ thuộc ai nhất là về phương diện đi lại chứ nếu cứ phải nhờ vào người khác dù là con mình đi chăng nữa thì cũng phiền ơi, ta chào từ biệt mi vậy.

Thế là tôi tự nguyện mang thân thí nghiệm bài thuốc dân gian tỏi và đậu trắng xem sao? Trước khi thực hành tôi thấy tôi có những lý do để thành công một là tôi đã tập Yoga từ năm 1980 cho đến ngày hôm nay. Anh bạn tôi anh H. khuyến khích tôi anh bảo là tôi đã tập Yoga rồi thì việc bỏ thuốc không có trở ngại gì đâu.

Hai là con trai tôi cũng bị cao mỡ nó cũng chỉ uống có 4 viên rồi suy đi tính lại nó bỏ luôn cho đến bây giờ mà có sao đâu, có chết thằng Tây nào đâu.

Ba là anh T. bạn tôi ở bang Colorado cho cũng cho biết là anh cũng bỏ thuốc cao mỡ sau một thời gian vì uống vào bị nhức mỏi khắp người, rất khó chịu.

Bốn là một bài báo trên Internet nói là uống thuốc cao mỡ lâu ngày sẽ sinh ra biến chứng là bị bịnh gout; chính điều này làm cho tôi quyết tâm hơn nữa để bỏ thuốc cao mỡ vì nó đang làm cho tôi bị nhức cả hai bàn tay và nếu tôi không quyết định sớm thì hậu quả trước mắt là tôi sẽ không lái xe được nữa còn chuyện gì xẩy ra sau đó cho tôi thì chỉ có ông Trời biết mà thôi.

Còn bài thuốc tỏi trên Internet chỉ nói là dùng nó khi chưa uống thuốc cao mỡ còn đằng này tôi đã uống thuốc cao mỡ hơn 4 năm rồi nên cũng phải liều xem sờ ao sao mà chơi!

Để chuẩn bị tự làm con chuột thí nghiệm guinea pig tôi mua tỏi và đậu trắng mỗi thứ 100 gr nấu với 2 lít nước, nấu lửa liu riu cho cạn chỉ còn có 2 chén ăn cơm và ăn liền vào ngày 13 tháng 3 và bỏ thuốc kể từ ngày này,sau đó tôi ăn thêm ba lần nữa rồi lấy hẹn gặp bác sĩ xin khám bịnh để thử máu.

Như một phép lạ, độ cao mỡ trước đây là 220 nay xuống còn 205 bác sĩ cho biết như vậy là tốt rồi, là đuợc rồi tôi không còn phải lo uống thuốc cao mỡ nữa, còn triglyceride thì 137 cũng chỉ vượt tiêu chuẩn có 7 mà thôi thì cũng 9 bỏ làm 10 đâu có sao, không có gì phải lo cả, tôi cảm thấy khỏe ru bà rù!

Có lẽ tôi là người may mắn chăng vì tôi đã uống thuốc cao mỡ hơn bốn năm nay rồi mà khi bỏ thuốc lại không sao cả. Nửa cuộc đời của tôi cũng đã thử sau khi thấy tôi hân hoan báo kết quả nhưng khi bả ăn thử món thuốc tỏi này thì lại thấy khó chịu nên không dám tiếp tục thêm lần 2, lần 3, lần 4 như tôi nữa, có lẽ bả cầm tinh con thỏ, để đi khám bác sĩ xin thử máu.

Vậy thì tôi giải thích chuyện này ra sao đây? Đây chỉ là sự ngẫu nhiên hay may mắn, người ta nói là ”Đồng bịnh tương lân” nếu bạn đọc bài này mà có ý định bỏ thuốc cao mỡ thì xin bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định vì quyết định sinh tử này có thể đúng với tôi mà không đúng với bạn. Lý do là bài thuốc này đâu đã được thử nghiệm lâm sàng theo như y khoa Tây Phuơng đâu.

Chúc bạn may mắn!
Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
26/05/201223:21:09
Khách
"Cao mỡ": High cholesterol
"Cao máu" (cao huyết áp): High blood pressure
31/05/201221:38:14
Khách
Xin trả lời chung tôi ăn mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày .Sau khi b/sĩ cho biết không cần uống thuốc cao mỡ nũa thì tôi ăn dậm mỗi tháng một lần đúng vào ngày tôi ngưng uống thuốc lần đầu theo như bài thuốc tỏi chỉ dẫn.Chúc sức khỏe.Mến
31/05/201221:41:50
Khách
Xin trả lời chung
Bài thuốc tỏi này trị cao mỡ lẫn cao máu.Mến
27/05/201211:36:56
Khách
Xin hỏi tác gỉa.
Ông ăn tất cả 4 lằn trước khi thử máu. Mỗi lần cách nhau bao lâu?
Cám ơn.

24/05/201220:38:02
Khách
Chú cũng nghe nói như thế nhưng không biết có đúng không.?Chắc là chuyện này còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Mến
24/05/201216:12:35
Khách
Cám ơn chú đả chỉ dẩn,ngoài ra cũng xin được hỏi chú,cháu cũng có thầng bạn cũng mới pass 40 tuổi,nó nói là nếu uống thuốc cao máu,chuyện sex sẽ bị giảm không biết có đúng ko chú?
24/05/201211:37:55
Khách
Dustin mến
Nên nhớ là sau khi thử máu mà bác sĩ nói là không cần uống thuốc cao mỡ hay cao máu nữa thì mỗi tháng cứ ăn lại một lần,ngày ăn thì tính theo ngày đầu tiên ngưng uống thuốc làm cái mốc.Mến
23/05/201220:35:21
Khách
Dustin mến
Bài thuốc chữa cả 2 loại bịnh cao mỡ và cao máu.Mến
23/05/201217:28:35
Khách
thưa chú bịnh cao mở với cao máu có khác gì ko
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến