Hôm nay,  

Tôi Vẫn Là Tôi

19/05/201200:00:00(Xem: 251470)

viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết gửi Việt Báo, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Cách kể, cách viết cho thấy một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy.

Từ lâu, tình yêu đồng tính là đề tài từng được đề cập trong nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Trong số này có tác giả Quang Thái từng nhận giải thưởng Việt Báo 2007, với bài "Bên Kia Đồi" kể về mối tình ẩn ức với lời ca, "Lòng tôi có đôi lần khép lại. Rồi bên vết thương tôi quỳ..." Bài của Quang Thái hiện có trên Việt Báo Online, mục Viết Về Nước Mỹ. Rất mong tác giả Lê Thị sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Thân xác không thể nhúc nhích nữa, tôi nằm đó chịu trận. Căn phòng không còn một tiếng động. Từ con đường phía dưới, lâu lắm mới thấy vọng lên tiếng một chiếc xe chạy ngang. Sau trận mưa đầu thu, mọi thứ đều ướt nhẹp, trơn tuột, chỉ riêng tôi khô khốc. Con tim đau thắt, toàn thân nổi da gà, từng sợi lông trên người hình như đang dựng đứng. Tôi muốn cựa quậy, muốn cất tiếng khóc, muốn run, muốn giãy dụa, muốn khóc, muốn la, muốn gào thét, nhưng thân xác đã hoàn toàn bất động.

Quanh tôi chỉ còn một bóng đen, hơi thở của người nằm bên vẫn đều đặn, mùi hơi người đã thân thuộc bao năm nay, giờ đây bỗng lạnh ngắt, xa lạ. Tôi không biết anh ta là ai nữa. Không thể hiểu, không thể giải thích được. Đó, con tim lại nhói nữa. Liệu còn chút hy vọng nào không? Tôi chới với, cố lục lọi tìm kiếm an bình bằng cách nghĩ đến người thân trong gia đình. Trước hết là thấy hình bóng mẹ, người mẹ già đã bao ngày đêm lo lắng từng miếng ăn manh áo cho tôi. Mẹ nhìn tôi thương xót, mẹ khóc. Tôi lại thấy cha tôi, người ít khi biểu lộ tình cảm, có thể cũng rơi lệ vì tôi. Ông sẽ không nói gì, chỉ cúi gầm mặt quay vào phòng. Những người anh, người chị, họ sẽ tức giận, thương hại, xa lánh, sợ hãi…

Mới sáng nay khi thức dậy, tôi còn là một thanh niên trẻ khoẻ, yêu đời. Mọi ước mơ đều gần như toại nguyện. Tôi đã sống một cuộc sống không màng đến ngày mai. Tiền bạc và danh vọng đều đến sớm với tôi, kể cả tình yêu. Tôi yêu G ngay khi mới gặp nhau lần đầu tiên mới gặp. G là một người đàn ông đồng tính với tôi. G hiền lành, đẹp trai, luôn ân cần chăm sóc tôi. Tôi thường nghĩ mình là kẻ hạnh phúc nhất trên đời.

Đúng là cuộc đời đã mở ra cho tôi những ngày tươi đẹp. Mọi chuyện đau buồn xung quanh không ảnh hưởng đến tôi. Tôi sống chỉ vì tôi. Tôi thích tiếng cười, những chai champagne, những ly rượu vang, những tụ họp sang trọng thoả thích với những người bạn mới tôi đã chọn cho mình. Tôi cho là phải chính mình mới có thể xoay chuyển định mệnh của mình. Những người bạn cũ từng lớn lên với tôi, bây giờ không thân thuộc nữa. Họ vẫn là họ của mười mấy năm trước.

Tôi vẫn nhớ rõ mình là đứa bé vô tư khi mới đến nước Mỹ. Đó là một ngày mùa đông nhiều năm trước. "Gia tài" duy nhất của thằng bé là một bộ quần áo thun và một đôi giày. Nơi đầu tiên nó đặt chân là một đồng tuyết mênh mông, bão tuyết thổi lạnh thấu xương tuỷ. Khí lạnh buốt da thịt, cắt xé những mụn mủ vừa đau, vừa ngứa đầy trên mặt thằng bé. Da dẻ khô nứt gãi đến bật máu. Bất chấp. Dù chẳng hiểu biết gì -tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ- thằng bé vẫn hăm hở bước vào một cuộc sống mới với đủ thứ mơ mộng.

Lớn lên ở Urbana, một thành phố ngoại ô nhỏ, tôi đã dễ dàng nhận ra mình khác hẳn với các bạn cùng phái. Tôi thường thân với các bạn gái, và thường dễ cảm, dễ bị quyến rũ bởi các bạn đồng phái. Tôi thấy mình khác biệt và thường bị cô lập trong mọi môi trường. Tướng đi, cử chỉ của tôi là đề tài để mọi người xung quanh bàn tán, trêu chọc. Nhiều điều ngang khiến tôi phải tránh xa mọi cuộc tụ tập vui vẻ của các bạn cùng tuổi. Có quá nhiều điều tôi không hiểu, cũng không thể tâm sự với ai. Tôi cảm thấy dị biệt rồi dị ứng với chính bản thân mình.

Ở trường đã vậy, về nhà cũng không yên. Thỉnh thoảng, thấy nhiều người đồng tính bị gia đình tôi chê cười, khinh bỉ, hoặc nguyền rủa, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ bị khinh ghét, bị chê cười, sợ ảnh hưởng đến gia đình, mặt mũi. Không dám thú nhận bản chất thật của mình, tôi thường cố che dấu, đôi khi còn tự lừa chính mình, rằng cố gắng đi rồi sẽ có lúc tự mình thay đổi. Muốn làm vừa lòng gia đình và muốn được bạn bè chấp nhận, tôi đã cố sửa lại tướng đi, dáng đứng và cử chỉ, rồi cố kiếm cho bằng được một cô bạn gái.

Tôi đã cố gắng để sống như một người "bình thường", nhưng rồi ngày càng thấy rõ chỉ là trò giả mạo.

Thằng bé dần khôn lớn. Rồi cũng đến lúc nó biết suy nghĩ để nhận ra chính mình, khẳng định được mình là người đồng tính. Tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với gia đình. Họ là những người thân yêu của tôi. Họ xứng đáng được biết sự thật về tôi. Khi tôi thâu hết can đảm mở ruột gan "thú nhận" sự thật, bà chị tôi bù lu bù loa "Ôi, chị mất em rồi em ơi, cuộc đời em sẽ khốn nạn ra sao?" Người anh trai không chịu chấp nhận, nhăn mặt: "Không, mày không phải là Bê-Đê, mày chỉ theo đám ăn tàn, mày chạy theo trào lưu xã hội, mày kinh tởm quá." Anh giáng thêm một câu "Mày đừng về nhà nữa. Mày sẽ mang bệnh aids về nhà và sẽ chết sớm."

Và rồi, cả gia đình tôi đã khóc tôi như khóc một đứa con vừa chết.

Tròn 18 tuổi, tôi quyết định đi thật xa, xa gia đình, xa bạn bè. Tôi cần phải trở thành một người hoàn toàn mới, sẽ tìm cho mình một lối đi mới, không dính dáng gì đến cuộc sống tôi đã sống trong suốt mười mấy năm qua. Tôi quyết định chôn vùi tuổi thơ không có gì đáng nhớ. Tôi bỏ hết lại sau lưng những lời gièm pha, chê cười, giòm ngó của những người xung quanh như đang muốn đặt tên đổi họ cho tôi. "Bóng. Lại Cái. Pê Đê..." Đó là những cái tên bôi nhọ thường khiến tôi mặc cảm, thua kém. Tôi muốn mình phải thành một con người chân thật. Tôi làm đám tang cho đời sống cũ và thay tên đổi họ, đổi cả tính tình, trở thành một con người mới, sống với định nghĩa mới, trên một vùng đất mới, và tự nhủ mình không bao giờ sẽ quay đầu trở lại.

Từ ngày có tình yêu của G., tôi thấy mình không ngần ngại gì nữa.

Nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp nhau. Tôi ngây thơ, yêu đời, bước vào quán bar và mắt anh đụng mắt tôi. Ngay lúc đó, tôi đã biết rõ anh là đối tượng của tôi, số phận của chúng tôi sẽ gắn liền với nhau. Sau vài ly Martini, tôi lại gần và nói với anh: "Hôm nay anh là người may mắn, tôi sẽ mang anh về với tôi." Tuổi trẻ ngông cuồng, không sợ trời sợ đất, điếc không sợ súng, tôi không hề sợ bị từ chối. Anh hẹn gặp lần thứ Hai. Tôi cho anh biết tôi có công việc về Việt Nam một thời gian dài. Tôi nói với anh, muốn gặp tôi lần nữa thì về Việt Nam gặp. Hai tuần sau, anh gọi cho tôi ở ViệtNam và chúng tôi gặp nhau ở Sài Gòn. Sau chuyến đi đó, tôi và anh đã không rời nhau một ngày nào nữa trong 6 năm trời. Chúng tôi có với nhau biết bao ngày và đêm. Những buổi sáng thức dậy thật trễ, khi tôi mở mắt ra thì mọi thứ cần thiết đã ở ngay bên cạnh. G để ý và chăm sóc tôi từng ly từng tí một. Ly sữa, ly nước cam, tờ New York Time ở đầu giường.

Từ khi dọn sang New York ở với G., vì cơ may, vì bản tính không sợ trời đất, tôi đã nhanh chóng quen thuộc với New York. Sự thành công cũng đã làm tôi trở thành một con người không biết quan tâm đến người khác. Ích kỷ đã thay thế vào những mộng ước của tuổi mới lớn. Tiền bạc đã thay thế tình bạn của tuổi dậy thì. Con đường của tôi chỉ có một hướng đi đến thế giới riêng của tôi, một thế giới của những người thích ăn uống, rượu chè, bay nhảy.


Cuộc đời đưa tôi lên những tầng mây thật cao khi G đưa tôi bay đi khắp mọi nơi, tắm nắng trên những bờ biển đẹp, và bầu trời xanh ngắt, không một bợn mây. Những bữa tiệc sang trọng, những buổi họp mặt thật xôm tụ, những mô-đen mới nhất, đẹp nhất. Thay vào những giai điệu nhạc đơn sơ của tuổi trẻ là những bản nhạc giao hưởng của Bethoven, Mozart, những vở opera mà đôi khi tôi ngủ gục giữa chừng.

Hôm nay, như mọi ngày, sau nhiều cuộc hẹn hò, tôi về đến nhà. Bước chân vào nhà cũng như mọi ngày, G đón tôi tại cửa và hôn tôi, ôm tôi, anh nói anh yêu tôi. Nhưng có điều gì khác lạ hôm nay. Tôi không hiểu sao G ôm tôi lâu hơn. Anh ôm tôi không rời. Tôi chỉ cảm thấy tràn trề hạnh phúc. Trong khoảnh khắc này, cuộc đời tôi chỉ có G, hiện tại và mãi mãi.

Nửa đêm, khi tôi vừa nhắm mắt, G bỗng đánh thức tôi dậy và nói anh cần nói chuyện nghiêm chỉnh với tôi. Mắt nhắm mắt mở tôi ngồi dậy. Tai lùng bùng nghe G nói anh đã mang bệnh aids từ nhiều năm nay. Cái gì? Bệnh Aids. Tôi trợn mắt, choàng tỉnh. Để rồi ngã xuống và bất động. Trong đầu tôi chỉ nghỉ một điều, chắc chắn là tôi cũng đã bị lây bệnh.

Đâu rồi những mộng ước từng xây cất, một cuộc đời tôi đã chọn lựa, tất cả sụp đổ như lâu đài trên cát. Trong cái tê liệt bất động, đầu óc tôi bỗng nhận thấy rõ cuộc đời mình chỉ là một cuộc đuổi bắt triền miên. Tôi đã thay tên đổi họ. Sống một cuộc sống mới tưởng chừng bất khả xâm phạm. Sự thật, tôi đã và vẫn đang sống trong sự giả dối. Tình yêu tưởng như là có thật, nhưng rồi cũng chỉ tiếp theo bằng một sự lừa dối vô lường.

Những cơn tức giận, những lời nguyền rủa dâng trào trong tôi như một ngọn núi lửa đang phun ra những cuộn khói cuồng loạn đốt nát hết bao kỷ niệm đẹp giữa G và tôi. Lời thú thật cùng những câu xin lỗi của anh như đám nhan thạch dập tắt hết mọi cử chỉ, tình cảm đẹp anh đã dành cho tôi trong nhiều năm qua. Đằng sau đám cháy càn quét hết tình cảm giữa chúng tôi, tôi chỉ thấy một khuôn mặt độc ác, lừa dối.

Cơn tức giận sôi sục. Tôi cố tìm lý do để thêm dầu vào lửa. Nhưng kỷ niệm lại hiện ra trong đầu, đưa tôi về những ngày mới cùng chung sống với G. Có lần, tôi bị đuổi việc vì ông chủ phát hiện ra tôi có ý muốn tự lập. Sau nhiều năm dốc sức tận tuỵ, bây giờ họ đẩy tôi ra giống như một tên trộm, một người làm không còn hữu ích. Tôi nhặt hết những đồ cá nhân, mếu máo gọi cho G. nói không biết mình làm sao để tiếp tục sống trong những ngày tới, làm sao tôi có thể tìm được việc làm xứng đáng. Anh nghe tôi nói và ôn tồn bảo tôi hãy về nhà.

Về đến căn loft rộng thênh thang mà chúng tôi mới dọn đến, vừa vào cửa, tôi thấy hai cái vali đã được chuẩn bị trước phòng khách. Chả lẽ G cũng đuổi tôi đi hay sao. Thật bất ngờ, anh đã lặng lẽ nhanh chóng chuẩn bị một "surprise" cho tôi. G nói, cần gì phải lo lắng nhiều. Không có việc làm thì càng dễ dàng, càng tự do hơn. Anh đưa tôi ra phi trường riêng, lên một chiếc máy bay riêng của anh và cùng tôi bay đến South Beach để tắm nắng. Chuyến bay tuy xa xôi, sọc sạch, nhưng trên bầu trời cao chỉ có tôi và G, hoà quyện trong muôn vàn cụm mây và tôi quên hẳn mọi ưu phiền, chỉ biết rõ là tôi yêu anh. Chúng tôi cùng trôi lãng đãng trên tầng trời cao nhìn xuống mặt đất rộng lớn. Tôi cảm thấy bé nhỏ, nhưng tình yêu tôi và anh thì to lớn như đất trời

Nhưng bây giờ, mọi loại kỷ niệm đẹp đẽ ấy rồi sẽ còn lại gì?

Tình yêu, vẻ đẹp, tấm lòng yêu nhạc, mê tranh, yêu đời sống, yêu tôi mà G. từng thể hiện, tất cả bây giờ đã không còn ý nghĩa gì nữa. Sau khi G. thú nhận anh đã mang bệnh Aids từ trước khi gặp tôi, anh không ngừng lập lại "I am sorry." Mấy tiếng ấy làm tôi nhìn môi anh. Không còn gì nữa. Đó chỉ là đôi môi xa lạ của một người mà tôi thấy mình chưa hề biết. Và tôi kinh tởm hơn là tức giận.

Tôi nằm bất động không biết bao lâu, không hề có ý niệm thời gian, mắt mở thao láo, người mệt nhoài, tim đau nhói, sự tự tin đã biến dạng thành một mối sợ hãi. Mồ hôi lạnh toát, có lúc tôi tưởng mình đã chết. Không phải, chết thì sẽ quên hết, nhưng đây là nhận lãnh một bản án tử hình, tệ hơn cái chết. Tôi có tội gì? Tôi cố gắng liệt kê những tôi lỗi mà tôi đã phạm để giờ đây tôi phải mang bản án suốt đời. Tội khinh rẻ người xung quanh? Chê cười bạn bè? Không vâng lời bố mẹ? Thiếu quan tâm đến người xung quanh? Sống truỵ lạc, phù phiếm. Kẻ pê-đê là tôi? Lời nói của người anh trai vang rõ: "Mày sẽ mang bệnh aids về nhà. Mày sẽ chết sớm." Tôi cố gắng độc thoại với chính mình. Cố gắng cựa quậy từng ngón tay một. Cố gắng đứng dậy. Bước đi. Cố gắng sống, Trong sự giãy dụa, cũng có lúc tôi thấy tôi gặp lại chính mình: Một đứa bé không tự thay đổi được số phận, chàng thanh niên sẽ mang theo một bí mật không thể thổ lộ cùng ai, một con người với giấc mơ đang từ từ chết.

Không biết bao nhiêu ngày giờ trôi qua, rồi tôi cũng gom lại dần được sức lực để đi ra khỏi căn phòng mà tôi nằm chịu trận. Sau cuộc nói chuyện với G, mỗi ngày trong tôi đều thiếu ánh mặt trời, chỉ đầy sự tối tăm, ảm đạm. Tôi biết chắc mình đã mắc bệnh vì bao năm nay tôi đã cùng chung chăn gối với G. Tuy vậy, tận cùng trong tâm khảm, tôi vẫn nuôi một hy vọng rằng mình không mang bệnh, biết đâu tôi quả là một thằng bé bất khả xâm phạm. Tôi cầu mong ông trời có mắt, sẽ thương xót và không phụ lời cầu nguyện của tôi. Tôi ngồi trên metro mà lòng nặng trĩu. Tôi thấy mình như một người cùi, hủi, cảm giác như mọi cặp mắt đều đổ dồn nhìn tôi.

Cuối cùng tôi cũng đến được bệnh viện, làm thủ tục giấy tờ thử máu.

Mũi kim hụt bác sĩ đâm vào tay tôi không đau gì mấy so với cơn đau của những ngày vừa qua. 30 phút chờ đợi là thời gian lâu nhất trong đời. Vậy mà tôi chỉ mong nó đừng qua đi. Mỗi tiếng đồng hồ tích tắc là một giây đưa tôi đến gần với sự thực. Tôi ước cho thời gian dừng lại. Chuyện phải đến cuối cùng cũng đã đến. Y tá bước vào, trái tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Đã đến lúc tôi phải đối diện với sự thật. Tôi đã quyết định, có bệnh hay không tôi cũng sẽ là tôi, một lần nữa tôi sẽ sống một cuộc sống mới, sẽ tranh đấu tới cùng. Tôi sẽ không thua cuộc. Không cần phải chôn dấu quá khứ, tôi tự khẳng định sẽ không để một người nào, một lý do nào, một căn bệnh nào định nghĩa tôi. Cô y tá nói gì tôi cũng không cần biết, nhưng nghe lần đầu, tôi yêu cầu cô nhắc lại, và nhắc lại lần nữa, lần nữa... Tôikhông tin vào phép lạ, vào chính lỗ tai mình.

Và rồi, tôi ngồi xuống gục đầu trên hai bàn tay đầy mồ hôi, thở.

Trên đường về tôi ghé vào một thánh đường. Chỉ có tôi và tượng đức chúa trời. Tôi ngồi đó cầu nguyện, tạ ơn Chúa đã cho tôi một con đường sống, hay một con đường nhẹ nhàng hơn để sống. Nhưng số phận tôi và G sẽ ra sao? Từ đây, tôi làm sao có thể nhìn mặt G? Tôi làm thế nào để có thể tha thứ cho G? Tôi cầu xin Chúa mở trí khôn và chỉ cho tôi một lối đi.

Khi tôi ra khỏi thành đường, bên ngoài mặt trời chiếu toả những tia sáng. Bước đi có nặng nề, nhưng lòng tôi nhẹ nhàng hơn. Con tim vẫn đau, nhưng không nhức nhối như trước.

Về đến nhà, nhìn thấy G với cặp mắt thẫn thờ, mất thần. Anh không dám nhìn tôi. Trong giờ phút đó, tôi bỗng thấy thương xót, cảm thông cho anh. Tôi chợt hiểu, tôi không có làm gì sai trái. Tôi vẫn sống theo bản sắc của riêng tôi. Tôi đã yêu với hết cả tâm gan. Tôi đã sống một cuộc đời chân thật, với tôi, và với mọi người. Tôi sẽ tiếp tục sống thật với bản sắc của chính tôi và sẽ hoàn tất nó. Sống thật, sống hết, sống theo mạng số của mình. Còn G, bao năm qua, dù vẫn bên tôi, anh đã chọn sống trong bóng tối. Đó là chọn lựa của anh, anh sẽ phải trả lời khi đối diện với chính anh.

Với lòng chân thật, tôi lại gần anh, ôm anh. Tôi nhẹ nhàng nói với anh là tôi đã tha thứ cho anh, bởi tôi không cho phép anh là người có thể định nghĩa tôi. Và từ giây phút này, như một phép lạ, tôi đã thật sự quay về nhà.Tôi vẫn là tôi.

Lê Thị

Ý kiến bạn đọc
26/05/201219:00:33
Khách
Hay, nhưng tui không hiểu. Tác giả có bị lây bịnh si da không?.
Thông cảm nhe, tui người Nam.
22/05/201214:03:28
Khách
Thật xúc cảm,mong có dịp đươc xẻ chia cùng nhân vật chính
20/05/201220:25:53
Khách
Bai doc rat co hon va lay dong long nguoi. Khi doc toi co the hieu cam tuong cua mot nguoi gay trong xa hoi cua viet nam bay gio. Bai viet lam cho toi hieu va thong cam cho gioi dong tinh. Bai nay toi highly recommend cho nhung bac cha me co con dong tinh de biet va hieu them nhung gi cac con minh dang va da chai qua.
20/05/201217:14:59
Khách
Hay!
20/05/201217:09:56
Khách
Cam on tac gia da chia xe!
10/07/201223:44:14
Khách
Titoe đọc thế mà không hiểu à?
TÁc giả nhắc chứ"PHÉP LẠ..Phép lạ " 2 lần sau khi đi thử máu ó kết quả...tức là HIV -NEGATIVE,không lây bịnh Aids của ngừoi yêu..CHo nên mới bình tĩnh gặp lại G. và từ giã G. đi về sống với gia đình.
30/05/201200:13:42
Khách
Bài đọc rất cảm động, tôi đọc mà cứ tưởng như được kể về chính câu chuyện của riêng cá nhân tôi. Cảm ơn Lê Thị đã chia xẻ câu chuyện cuộc đời và những trăn trở của những người đồng tính. Hẳn tác giả là người đồng tính?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,037,011
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến