Hôm nay,  

Chiếc Xe Lăn Của Mẹ

11/05/201200:00:00(Xem: 206699)
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông.

Không khí trong garage bắt đầu ngột ngạt, phần vì về trưa, khí hậu nóng hơn, phần mọi người đã làm việc khá vất vả. Anh tôi và tôi đều phải cởi áo ngoài và thay không biết mấy cái áo thun còn chị dâu tôi cẩn thận mang khẩu trang và găng tay. Garage của đa số gia đình không phải chỉ là chỗ đậu xe, mà còn là chỗ chứa của bao nhiêu thứ đồ vật vô dụng, lẩm cẩm, bỏ thì thương mà vương thì tội, nào là nồi son cũ, nào là TV, máy móc lỗi thời, sách, báo. Nên đây cũng là chỗ bụi bặm, khó chịu nhất trong nhà.

Cách đây vài ngày, chúng tôi nhận được thông báo của County nơi chúng tôi cư ngụ là sẽ có một ngày mà County giúp các gia đình thâu nhặt đồ phế thải miễn phí. thường thì mỗi năm có được chừng hai lần như vậy, nhưng năm nay vì ngân sách County thiếu hụt nên chỉ có một lần duy nhất và có thể là lần cuối cùng. Do đó, chị dâu tôi đã không bỏ lỡ thời cơ, thúc giục cả nhà lo dọn dẹp garage cho sạch, gọn hơn một chút, điều mà chị mong ước từ lâu.

Công việc của chúng tôi thoạt đầu có vẻ đơn giản, chỉ phải dọn và đem bỏ đi đồ cũ, nhưng càng làm sâu vào việc, càng thấy lâu lắc và cực nhọc. Vấn đề là muốn bỏ thì phải bỏ công và thì giờ tìm hiểu xem bỏ cái gì, giữ lại cái gì. Đặc biệt là những thùng chứa giấy tờ của anh tôi thì thật là một kho chứa vĩ đại. Anh tôi là người bảo thủ, không hề lưu trữ tài liệu qua máy computer. Anh có thói quen giữ lại hầu hết những giấy tờ, kể cả quảng cáo, tờ bill Smud hay AT&T của nhiều năm liên tục. Do đó mọi người phải đợi cho anh khui từng thùng, đọc tỉ mỉ từng tờ giấy xem cái nào cần giữ lại, cái nào phải hy sinh. Có lúc chờ đợi mất kiên nhẫn, chị dâu tôi lén đem đi bỏ một thùng giấy mà sau này mới biết đó là thùng chứa đầy kỷ niệm của gia đình.

Cuối cùng, đến xế chiều thì mọi việc dọn dẹp cũng xong, có được một garage sạch, gọn, tươm tất. Tôi thở phào nhẹ nhõm, vừa bước vào phòng trong để tắm rửa nghỉ ngơi thì nghe tiếng chị dâu tôi nói vói theo, giọng nhẹ nhàng và có vẻ do dự, ái ngại:

- Này Bình, chiếc xe lăn này chị định cũng phải bỏ đi nha em!

Tôi giật mình quay mặt lại hướng về garage thì bàng hoàng thoáng thấy chiếc xe lăn cũ mèm, đã bỏ phế tại đây từ hồi nào. Tôi trở lại garage, nhìn kỹ xe lăn đã cũ đến nỗi các bánh xe dẹo, không di chuyển được nữa, bụi bặm và dán nhện bám chằng chịt. Lòng tôi cũng từ từ bước về quá khứ xa xôi.

Xa lắm rồi, chừng hơn hai mươi năm. Đó là lúc tôi và ba mẹ tôi chân ướt, chân ráo bước xuống phi trường San Francisco để làm cuộc đời mới ở Hoa Kỳ. Tôi và ba mẹ được người chị tôi vượt biên trước đến Mỹ bảo lãnh theo diện ODP. Mẹ tôi cũng được phép đến Mỹ vì lý do nhân đạo. Bà đã bị té lúc ở Việt Nam, gãy cỗ xương đùi, không trị liệu bằng phẫu thuật do lớn tuổi và đau tim nên đành trở thành người tàn phế.


Lúc vừa bước xuống máy bay ở phi trường San Francisco, chúng tôi được tiếp đón rất chu đáo. Một nhân viên phi trường đem đến cho chúng tôi một chiếc xe lăn mới mà sau này tôi được biết do một hội từ thiện ở Hoa Kỳ có nhã ý tặng và mẹ tôi dùng chiếc xe lăn này cho tới lúc qua đời. Nó là hiện thân rất sống động cho những kỷ niệm trong thời gian tôi săn sóc mẹ. Hình ảnh thân thuộc nhất vì ngày nào cũng xảy ra nhiều lần, chập chờn hiện về trong ký ức: mẹ từ trên giường, gọi tôi tới đỡ xuống xe lăn, mẹ đứng chống chân trái còn mạnh, hai tay choàng lên cổ tôi, tôi nâng chân phải bị gãy của bà và từ từ đặt mẹ ngồi trọn vào xe lăn. Chiếc xe nhẹ nhàng lăn bánh vào phòng tắm, xong trở ra đi dạo khắp cả phòng, khi thì ghé vào nhà bếp để mẹ chỉ cho các thức ăn mà bà muốn dành cho tôi, khi dừng lại để bà nhìn lên cao, vói tay rờ rẫm các dây trầu bà được trồng từ các chậu nhỏ treo trên trần. Sau cùng, giây phút vui sướng nhất của mẹ tôi là lúc được tôi đẩy xe lăn đưa bà ra vườn sau nhà, để ngắm và cắt tỉa các hoa hồng rực rỡ nhiều màu của mùa hè.

Kỷ niệm xe lăn không dừng lại những cảnh êm đềm trong nhà mà còn đến từ những lúc khó khăn, đầy lo âu hơn. Đó là những lúc mẹ bị lên cơn đau tim nặng, tôi phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện, đôi khi tôi dùng xe lăn nhà, đôi khi được tiếp đón ân cần bằng các xe lăn ở bệnh viện. Những cơn bệnh tim của mẹ tôi vào cuối đời thường xuyên đến nỗi tôi đã quen thuộc với hầu hết các bệnh viện vùng tôi ở như UC Davis, Mercy San Juan, Sutter General. Nơi nào cũng gây cho tôi một ấn tượng rất khích lệ và an ủi, khi xe lăn vừa tới, lập tức bao nhiêu y tá dồn ra, ân cần đưa vào phòng chăm sóc, tôi được giải thích tỉ mỉ từng chi tiết của bệnh trạng và cách chữa trị do các bác sĩ chuyên môn đầy tình nhân loại.

- Chiếc xe lăn này quá cũ và choáng chỗ quá Bình ơi.

Tôi giật mình trở về với thực tại. Sau lời nhắc nhở của chị dâu, tôi dùng hết hai tay cố xếp xe lăn lại, nhưng vô hiệu: xe thật sự đã quá cũ, không xếp lại nữa được. "Mà xếp lại làm gì, biết gởi cho ai, ai nhận đồ báo này?" Tôi tự nhủ.

- Thôi để em đi bỏ nó vậy. Tôi trả lời, giọng bồi hồi, thất vọng.

Rồi để tránh chị thấy hai dòng lệ trên mặt, tôi vội kéo chiếc xe lăn cũ kỹ, rề rề vì bánh xe đã hư, về phía chỗ để đồ phế thải do County dành cho ở lề đường.

Xe lăn đi chầm chậm theo nhịp đau của lòng tôi. Tôi tưởng chừng như đang đưa mẹ tôi đi đâu, một nơi mơ hồ, mông lung nào đó ở thế gian này, kèm theo những hình bóng, những lời an ủi của các vị ân nhân đầy lòng nhân đạo đã giúp đỡ tôi trong các giai đoạn khó khăn của cuộc đời.

Đặt chiếc xe lăn đúng chỗ bỏ đồ phế thải, tôi lật đật về nhà, thay đồ, lái xe đi, không biết sẽ đi đâu, nhưng phải đi để tránh thấy cảnh chiếc xe lăn -kỷ niệm sâu xa nhất trong đời về mẹ, bị xe County chất lên, mang đi.

Xe tôi lái đi chưa đầy một block thì một động lực nào thúc đẩy tôi đánh xe chữ U, quay vòng lại. Tôi quay lại để nhìn chiếc xe lăn lần cuối. Tôi vẫy nhẹ tay để tiễn đưa linh hồn mẹ tôi theo chiếc xe lăn và thầm cám ơn những sự giúp đỡ lớn lao của nước Mỹ đã dành cho Mẹ tôi cũng như cho chúng tôi.

Giang Thiên Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,178,679
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến