Hôm nay,  

Tàu Đêm Ba Mươi Tháng Tư

02/05/201200:00:00(Xem: 197434)
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.

Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.

Một nhóm bạn hữu ở vùng xứ lạnh Hoa Kỳ họp nhau mỗi năm, ngày 30 tháng 4, để cùng nhau hồi tưởng những kỷ niệm của ngày buồn này. Mỗi người phải kể một chuyện của mình hay của bạn mình có liên quan đến 30 tháng 4. Nhiều năm họp mặt trôi qua, đề tài có vẻ cạn.

Anh Bá, chủ nhà và cũng là người trưởng nhóm, đề nghị:

- Thôi các anh chị ơi! Năm nay nữa đã hơn ba mươi năm rồi, kỷ niệm thì quá xa vời và cũng không có gì êm đềm mấy. Hay là chúng ta tạm gác qua các hồi ký lẩm cẩm đó để cho buổi hát Karaoke đêm nay có đủ thì giờ và nhiều hào hứng?

- Đâu được, chị Hoa, dáng người to lớn, lên tiếng phản đối. Đó là những kỷ niệm rất khó quên và giúp cho chúng ta thành bằng hữu ngồi chung đêm nay mà!

- Không sao! Chị Thanh, người trầm tĩnh lên tiếng. Để tôi kể cho nghe một chuyện "ba mươi" có thật trong đời tôi, nó tương đối nhẹ nhàng và êm đềm các bạn ạ.

- Thôi được, anh chủ nhà cười chấp nhận, miễn là câu chuyện phải ngắn gọn và đừng đau thương quá nha!

Chị Thanh, khoảng lục tuần, cất giọng kể chậm rãi nhưng không thiếu phần linh hoạt, tự tin:

"Tàu chúng tôi lênh đênh trên biển Đông đã mười ngày, thời gian tương đối ngắn so với thời gian dài ròng rã, gian nan của các cuộc vượt biển bằng thuyền khác. Tôi cũng xin bỏ bớt các chi tiết dài dòng khác của cuộc chuẩn bị, nào là việc ông nhà tôi về quê mua tàu, sửa sang, mướn tài công, nào là ông ấy bị vây bắt nhiều lần, nhưng đều thoát nạn trong đường tơ kẻ tóc. Chúng tôi dùng ghe nhỏ ra được ghe lớn ngoài khơi, phần lớn là nhờ may mắn, chớ không có tài ba gì hơn các bậc tiền bối cả.

Một điều may mắn nữa là lúc ra khơi, ông nhà tôi có một quyết định nông nỗi là định bỏ xuống biển động cơ cũ cho ghe nhẹ đi, chỉ dùng động cơ mới. Một người khách kinh nghiệm ngăn chận được. Quả nhiên, ghe chạy với động cơ mới không hiểu vì lý do gì đã "tắt ngủm" chừng một giờ. Chúng tôi phải thử căng buồm nhưng cũng không xong: ghe bị nghiêng quá nhiều theo chiều gió; lái thuyền buồm cũng phải có kinh nghiệm. Cuối cùng chúng tôi nhờ máy nhỏ, cũ mà chạy được đến ngày thứ mười.

Sự đời được cái này mất cái kia. Bà nội các cháu rất cẩn thận, chuẩn bị lương thực mang theo cả tháng, phòng khi ghe bị lênh đênh vật vờ trên biển cả. Nhưng vào giờ chót, chúng tôi lại quyết định bỏ bớt thực phẩm vì sợ trọng tải quá nặng không kham nổi với số người đi. Thành thử tới ngày thứ 8, 9 là cả đoàn tàu bị đói lả và mệt...

- Còn có bị hải tặc nữa không? Chị Hoa nóng lòng ngắt lời hỏi.

- Dĩ nhiên cũng như bao nhiêu tàu vượt biên khác, tàu chúng tôi bị bọn cướp biển đến ba, bốn lần lúc tàu dừng nghỉ tại gần một vùng biển gần chân núi, có nhiều tàu hải tặc chực sẵn mà chúng tôi không biết để tránh. Nhưng may mà chúng chỉ cướp của, còn tính mạng và danh dự của đoàn tàu thì không sao.

- Tới ngày thứ mười, chị Thanh tiếp tục câu chuyện, ghe chúng tôi mới bắt đầu thực sự gặp nạn. Ghe tôi tuy lớn nhưng vẫn là ghe cũ được sửa lại, nên không chịu nổi bao nhiêu đợt sóng và cuối cùng có vài vết nứt, nước bắt đầu chảy vào. Toàn bộ thanh niên trên ghe được động viên tích cực tát nước ra để ghe khỏi chìm. Giữa lúc đó, tình hình càng tệ hại hơn vì biển bắt đầu động và ghe tôi lạc vào một vùng biển nước đen ngòm mà nhiều người đi biển kinh nghiệm trên ghe nói là vùng biển sâu và nguy hiểm nhất.


Tới lúc ngày tàn, đêm xuống là cả ghe đã kiệt sức, phần thiếu dinh dưỡng, phần phải chống cự với các cơn sóng thịnh nộ của biển cả.

Tôi cũng đã quá mệt mỏi và lo lắng, tay còn đang ôm đứa con trai út mới hai tuổi và một bầy con nhỏ dại bên cạnh. Bỗng tôi nghe có tiếng lao xao trên boong ghe, tiếng của nhà tôi và các thanh niên đang bàn tán có ánh đèn của một chiếc tàu đằng xa mà có vẻ không phải tàu cướp vì tàu này nằm bất động. Sau một lúc nghe ngóng nhà tôi quyết định cho ghe tiến tới ánh đèn tàu kia. Chúng tôi cũng không mấy hy vọng vì trước đây đã gặp nhiều tàu dầu, họ chỉ cho lương thực và bỏ đi.

Ghe chúng tôi cuối cùng cũng từ từ tới gần chiếc tàu lớn thì bỗng tôi nghe một tiếng nói từ loa phát ra, mừng nhất lại là tiếng Việt Nam, giọng đàn bà:

- Đây là tàu bạn, không phải tàu cướp, xin cô bác cho ghe chạy thật nhanh đến chúng tôi. Cô bác chỉ còn năm phút nữa, nếu không kịp có thể bị tàu Mã Lai kéo đi!

Chúng tôi giật mình, luýnh quýnh, nhưng cuối cùng đã tới sát tàu lớn nhờ các chiếc ca nô nhỏ của tàu lớn hướng dẫn chúng tôi đến nhanh. Vừa lúc đó, tàu thả ngay dây xuống để kéo chúng tôi lên tàu. Riêng tôi cũng như các phụ nữ, người già hoặc các em bé được các người cứu trợ cho bám vào để được đưa lên.

Các anh chị ơi, chị Thanh cất giọng kể cao lên, nhìn thẳng vào bạn bè chung quanh như sắp bày tỏ một tâm sự gì, một khúc quanh của câu chuyện, cái dây tàu từ từ kéo người cứu trợ và tôi lên. Lúc đó tôi nghe có một cảm giác gì, dù đang mệt lả, thanh thoát, vươn lên. Dây thừng được kéo chậm vì lý do an toàn, tôi nôn nao định ngửa mặt lên để xem đó là tàu gì, ai là ân nhân cho mình và cả đoàn tàu. Tôi chưa thấy những điều muốn thấy mà vô tình lại thấy cả một bầu trời đêm vĩ đại nhìn từ giữa biển cả mênh mông. Đêm ấy là đêm gì mà trời đẹp quá! Cả một màn đêm điểm ngàn sao trời lấp lánh, nghe sao mà huyền hoặc và tôi cảm thấy đâu đây như có một bài thánh ca an ủi mà Thượng Đế ban cho kẻ gặp nạn trong giây phút linh thiêng này.

- Chị chắc có đạo? Chị Hoa hỏi.
- Dạ phải, nhưng chỉ "đạo theo" đạo chồng, nhưng tới giờ phút đó thì một niềm tin mãnh liệt đã ấp ủ vào lòng tôi...

- Khi lên được trên tàu, chị Thanh kể tiếp, tôi và các cháu được tiếp đón và săn sóc rất ân cần, đầy tình nhân loại. Họ khám bệnh chúng tôi rất cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ, còn nói chúng tôi muốn ở lại tàu bao lâu cũng được, đến khi khỏi thì sẽ điều đình với Mã Lai để cho chúng tôi tới đảo định cư. Tới lúc hoàn hồn, tôi mới được biết tàu đã cứu tôi là tàu bệnh viện "Ile de Lumière" của Pháp, nhưng những người tình nguyện làm việc là những bác sĩ, y tá... đến từ khắp nơi trên thế giới, kể cả hai tình nguyện viên người Việt.

Tôi cũng được biết một sự trùng hợp ngẩu nhiên rất thú vị là ngày tôi và đoàn người vượt biển của ghe tôi bước lên tàu "Ile de Lumière" là ngày 30 tháng 4; như vậy là đúng bốn năm sau 1975, chúng tôi lại có cuộc đổi đời lần thứ hai..."

- Cám ơn chị đã làm đúng lời hứa, anh Bá chủ nhà lên tiếng, đã kể một chuyện "ba mươi tháng tư" khá ngắn gọn và êm đềm.

- Và còn thú vị và thơ mộng nữa, thi sĩ Lương ngồi ở cuối phòng hớt lời. Thôi cho bắt đầu chương trình Karaoke ngay đi, anh Lương nôn nóng thúc giục.

Tiếng nhạc nền Tango của bản "Bóng Chiều Xưa" đưa mọi người vào một thế giới du dương, quên đi những đắng cay của năm tháng cũ.

Giang Thiên Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,750,176
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến