Hôm nay,  

Chuyện Luật Pháp Ở Xứ Mỹ

17/04/201200:00:00(Xem: 126053)
Tác giả Lưu Nguyễn cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài viết mới nhất của Lưu Nguyễn là chuyện về đời sống tại Mỹ. Hình ảnh: 

image002-large-contentimage003-large-content
Kéo áo thung phơi lưng kiểu này, luật California OK, nhưng là bất hợp pháp khi ở Florida. 

image006-large-contentSinh Nhật thứ 13, Bình khoe con cá Salmon của mình câu.
















Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Một xứ sở “sống và làm việc” theo luật pháp, nên chẳng ai ngạc nhiên với bản tin cho biết: “Trong năm 2012, toàn quốc Hoa Kỳ gồm 50 tiểu bang và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, sẽ có hơn 40.000 luật mới, tính trung bình gần 800 luật mới cho mỗi nơi ”… vốn đã có hằng hà sa số luật.

Nào là Luật Liên Bang được áp dụng chung cho tất cả 50 tiểu bang. Luật Tiểu Bang có luật “độc chiêu” của riêng từng Tiểu Bang. Ví dụ như tiểu bang California năm 2012 có luật mới ngăn cấm mua bán, trao đổi hoặc cung cấp vi cá mập (Under a new California law, the sale, trade or distribution of shark fins is prohibited). Trong khi đó ở tiểu bang New York không có luật “shark fins” này.

Cũng như tiểu bang California không có luật “Pull Up Your Pants”.

Luật “Pull UP Your Pants” được ban hành tại tiểu bang Florida ngày 31 tháng 8 năm 2011, do công của thượng nghị sĩ Gary Siplin (thuộc đảng Dân Chủ) ở Orlando đã phải vận động ròng rã hơn 6 năm. Khi đạo luật này ra đời, báo chí đã tham gia bình luận và trưng dẫn những hình ảnh minh họa luật “Pull UP Your Pants”, bao gồm cả “mặc áo hở ngực, mặc váy quá ngắn”.

Ngoài luật Liên Bang, luật Tiểu Bang, còn có thêm luật Thành Phố. Mỗi thành phố có những luật chung và luật riêng khác nhau, trong cùng lãnh vực: Giáo Dục, Y Tế, Thương Mại, Hãng Xưởng, Giao Thông Vận Tải, Lái Xe, Đi Bộ, Câu Cá, bắt tôm, cua, nghêu sò hoặc nuôi gia súc, gia cầm, v.v và v.v…

Bởi vậy, nếu nói nước Mỹ có cả “rừng” luật pháp hay luật lệ cũng không ngoa. Điều đáng nói ở đây là Luật Pháp được tôn trọng và thi hành một cách triệt để, không khuất tất hay thiên vị và cũng không hề phải né tránh ông to, bà lớn nào. Dù ông có to như cựu Tổng Thống Bill Clinton, thì cũng đã phải ra hầu Tòa, khi bị tố cáo “trăng hoa” bất chính trong tòa Bạch Ốc.

Tại xứ sở này, tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau. Hễ phạm luật thì ra Tòa, bất kể là phạm tội gì. Dù là trọng tội như giết người, cướp bóc, lừa đảo, đặt chất nổ … cho đến những tội vi phạm rất đời thường như: lái xe không "full stop", chỉ nhắp thắng trước bảng Stop, hay đang lái chiếc xe có một bóng đèn đã “đui”, xui xẻo bị cảnh sát bắt gặp, hoặc quá vui theo bạn bè đi câu cá khi chưa mua “Fishing License”, bị "Fish and Game Warden” tới hỏi thăm tại chỗ câu v.v… thì đấy cũng là lý do chính đáng để “nghi can” nhận được giấy ra hầu Tòa.

Tại phiên Tòa, “nghi can” phải chứng minh được là mình vô tội, còn không thì chính thức trở thành “tội phạm” và phải chịu nhận “án phạt”. Án phạt thế nào còn tùy theo mức độ vi phạm nghiêm trọng hoặc không. Những vi phạm (không nghiêm trọng) rất thường hay xảy ra hàng ngày trong đời sống, thường chỉ bị phạt vạ bằng tiền và tùy theo sự vi phạm thế nào, để quan tòa ra phán quyết số tiền bị phạt là bao nhiêu. Khi quan Tòa ra phán quyết xong, người vi phạm luật có thể thỉnh cầu với quan Tòa, xin được làm volenteer (thiện nguyện) thay cho số tiền phải nộp tiền phạt, như trường hợp ông “gia trưởng” của chúng tôi, cũng đã xin quan Tòa cho đi làm volenteer, sau khi đặt chân đến đất Mỹ chưa đựợc bao lâu.

Chuyện là mỗi sáng Thứ Bảy, khi chở con bé học lớp 10 trường Trung Học MOUNTH EDEN, đến trường Đại Học HAYWARD (Hayward State University of California) theo học các lớp trong chương trình “Upward Bound”, ông nhà tôi thường chở theo ba thằng nhóc: Đức-B ình-An, cho các con vui đùa với nhau và đi câu cá ở cái hồ trên núi, gần trường Đại Học Hayward, chờ đến giờ Trâm Anh tan học, mấy bố con ghé lại trường đón về. Một công hai việc tốt cho cả nhà.

Định cư trên đất Mỹ đã hơn một năm, nhà tôi cũng biết luật pháp Hoa Kỳ buộc mọi người đi Câu Cá phải mua “Fishing License”, trừ tụi nhóc tuổi từ 16 tuổi trở xuống. Không có Fishing License, nhà tôi nào dám tham dự vào việc câu cá. Chàng thường đem sách, báo theo đọc trong khi tụi nhóc đùa giỡn, lăn mình trên cỏ, hoặc nhắp cần câu cá, reo hò khoái chí khi cá cắn câu.

Lần nào cũng vậy, mỗi khi về đến nhà tụi nhóc tranh nhau kể cho mẹ và anh, chị nghe buổi đi câu cá hào hứng như thế nào. Con cá bự nhất hôm nay là của anh Đức, anh Bình hay là của em An câu được, câu được vào lúc nào. Và trong chuyện kể, thường có thêm tình huống các cậu câu hụt những con cá thiệt bự, tiếc ghê lắm mẹ ơi!

Một ngày Thứ Bảy kia. Từ trong nhà nhìn ra, tôi đã thấy xe chạy về đậu trước cửa lâu rồi, mà sao tụi nhóc im lặng quá, không ồn ào náo nhiệt như mọi khi. Mở cửa bước ra xem, tôi thấy mấy cha con vẫn còn ngồi yên lặng trên xe. Tôi cũng hơi ngạc nhiên nên hỏi:

- Có chuyện gì xảy ra vậy, tại sao mấy bố con chưa vào nhà?

Lúc đó Trâm Anh mới mở cửa xe bước xuống, đến bên tôi khẽ nói:

- Hôm nay khi bố đang giúp em An gỡ cá ra khỏi lưỡi câu, bố bị ông "Fish and Game Warden" bắt gặp. Ông ấy nói bố muốn câu cá phải mua “Fishing License”, bố không có nên bị phạt.

Thì ra vì "tai nạn" này của bố, mà mấy con sáo của mẹ buồn bã, về đến nhà không hót líu lo như mọi khi. Nhìn An chuồi ra khỏi xe với nét mặt rầu rĩ như muốn khóc, tôi ôm vai Út cưng và nói:

- Mẹ biết hôm nay bố gặp xui xẻo khi đang giúp con. Vậy nếu bố có phải nộp tiền phạt cũng không sao, nhà mình đã ăn cá kho, cá nướng đã đời rồi.
Nghe tôi nói thế, An phụng phịu lên tiếng :

- Bố không có câu cá sao lại phải bị phạt, bố chỉ giúp con gỡ cá ra khỏi lưỡi câu thôi mà mẹ.

- Vậy lúc đó con có nói như vậy cho họ biết không?

- Dạ, bố có nói.

- Anh Đức và anh Bình cũng có nói là bố bị oan, nhưng mà ông ấy cứ nhắc đi nhắc lại với bố là:

- I saw a fishing pole in your hand and you dont have a fishing license.

Thấy chúng con nhất quyết bênh vực cho bố, ông ấy nói:

- Your father can tell resean that to the Judge (Bố các cháu có thể nói lý do đó với ông Tòa).

Nghe đến ông Tòa tôi hết hồn, vội hỏi:

- Tại sao lại có cả ông Tòa trong chuyện này nữa?

- Chúng con không biết, chỉ nghe ông ấy nói như vậy đấy.

- Mẹ ơi, hôm nay chúng con buồn lắm, vì chỉ mới câu có được có vài con cá nhỏ, bố đã gặp phải ông "Fish and Game Warden" hắc ám.

- Các con không được nói vậy, ông ấy chỉ cần mẫn quá đáng khi làm bổn phận. Các con không nên oán trách ông ấy và buồn nữa. Hãy đem cất “đồ nghề”, đi tắm rửa nhanh lên còn thanh toán giúp mẹ nồi phở nữa chứ.

Hôm sau, tôi đem câu chuyện nhà tôi sắp phải ra Tòa trong nỗi oan “Thị Kính”, kể lại cho bà bạn nghe và bà ấy đã cố vấn:

- Ra tòa cũng chẳng phải lo. Ông ấy cứ nhận tội câu cá không có “lai sần” cho gọn chuyện, rồi nhớ xin đi làm “thiện nguyện” (volunteer) thay vì phải nộp tiền phạt (thường là nhiều gấp hơn 10 lần tiền mua “licence” câu cá trong một năm).

- Vậy bà có biết phải làm thiện nguyện trong thời gian bao lâu không?

- Thường chỉ vào khoảng 20 tiếng đồng hồ thôi.

- Thế phải làm những công việc gì và làm ở đâu, mình có được cho biết không?

- Có chứ, đến lúc đó sẽ được biết.

- Hay là … mình cứ đóng phạt cho xong

- Mới qua Mỹ không có nhiều tiền, nhưng có nhiều thời gian, nên xin làm “thiện nguyện” cho biết thêm cái “hay” của xứ Mỹ, thay vì nộp tiền phạt cho xong chuyện. Ông Cán nhà tôi đã làm như thế, khi vi phạm “luật câu cá”.

- Thế anh cũng bị phạt vì câu cá không có “lai sần” à?

- Có “lai sần” chứ, nhưng cái “tội” của ông ấy phạm phải là khi câu được con cá “lình cô” (Lingcord), ông ấy nghĩ là dư sức đủ dài 22 inches, nào ngờ khi "Fish and Game Warden" đến, “nó” đo chiều dài con cá chỉ được có 21 inh rưỡi thôi. Theo luật buộc, khi câu được cá Lingcord, con cá phải có “minimum size: Twenty-two inches total lengh”, nếu ít hơn thì phải thả con cá ấy xuống nước, không được bắt.

- Thì ra thế, thiếu có một tí xíu cũng không được thông cảm, bỏ qua.

Tới ngày hẹn ra Tòa, (có cả thông dịch viên) cho vụ án xử trong vài phút hỏi, đáp và nhận tội cho “gọn chuyện”. Nghe theo như lời người bạn đã cố vấn, nhà tôi cũng “thỉnh cầu” quan Tòa xin được làm thiện nguyện thay vì đóng tiền phạt. Quan Tòa đồng ý và ra phán quyết: “Twenty hour volenteer”. Ngay sau đó, một danh sách công việc volunteer được nhân viên Tòa đem đến cho “phạm nhân” lựa chọn. Đọc tới đọc lui, nhà tôi đã chọn “St.Vincent De Paul Free Dining Facility”, một địa điểm phục vụ bữa ăn miễn phí cho quí khách, thường là những người vô gia cư (homeless).

Để thi hành án phạt, nhà tôi gọi đến “St.Vincent De Paul Free Dining Facility”. Nhân viên điều hành nơi đây, cho chàng “ưu tiên” chọn thời gian, sau khi đã trao đổi những thông tin cần phải có với nhau. Người ta thường nói: “trong cái rủi có cái may”, thì đấy là trường hợp của ông nhà tôi “rủi” bị oan, phải đi làm thiện nguyện để chuộc tội. Nhưng lại gặp “may” ngay trong ngày đầu tiên đi thi hành án phạt, khi đến “St.Vincent De Paul Free Dining Facility”. Bởi vì tại đây, nhà tôi đã gặp vị tu sĩ dòng San Francisco, đến thăm thầy Carmel đang quản lý “chốn này”. Sau khi “trộm nhìn nhau”, vị tu sĩ dòng San Francisco đã đến hỏi nhà tôi:

-Thầy còn nhớ em không? Em là Quốc học trò thầy năm xưa …

Thật là may mắn đã đến bất ngờ. Mừng vui lắm khi thầy trò cũ gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Thày dòng San Francisco, kéo thầy dòng St.Vincent De Paul đến giới thiệu với nhà tôi, rồi cùng nhau ngồi hàn huyên tâm sự ngay tại Dining Room. Hai thầy dòng tu thích thú cười vang, khi biết lý do “ông bố “ phải đến đây volunteer “đền tội”, đã ra tay giúp út An gỡ con cá ra khỏi lưỡi câu, bị ghép vào tội câu cá không có giấy phép (license). Từ sự gặp gỡ tình cờ may mắn này, ông bố của 6 đứa con đã ôm về nhà kẹo, bánh, trái cây do thầy quản lý chương trình “St.Vincent De Paul Free Dining Facility” gởi cho bọn nhóc.

Trở lại với chuyện luật pháp ở xứ Mỹ, cũng xin nói thêm: luật mới năm 2012 phạt 976 USD khi vi phạm lần thứ nhất, phạt tới 1.876 USD khi vi phạm lần thứ hai đậu xe trong chỗ dành riêng cho người khuyết tật. ( VC 22507(A) $976 Violation of disabled parking provisions, first offense. VC 22507(B) $1876 Violation of disabled parking provisions, second offense.

Đọc đến luật này, tôi nhớ lại chuyện anh Tân kể, đã có lần anh phạm đến luật “Violation of disabled parking provisions” khi chở vợ đi sanh đứa con đầu lòng. Vì chưa có kinh nghiệm sanh đẻ, nên anh rất quính quáng khi biết vợ mình đang đau chuyển dạ, sắp sanh. Nên khi xe chạy đến bệnh viện, anh vội vàng lái xe đậu vào parking trống ngay gần cửa, dìu vợ vào nhà thương. Khoảng chừng vài phút sau anh hấp tấp chạy ra xe ngay, vì anh biết Parking ấy dành riêng cho người khuyết tật, có cắm bảng màu xanh vẽ hình chiếc xe lăn, anh cần phải lái xe ra đậu ở chỗ khác.

Chỉ vài phút thôi, nhưng trên kính xe của anh đã có gài sẵn một cái giấy cho biết, anh đã vi phạm luật “Violation of disabled parking provisions”.

Ngày ra Tòa, anh Tân rất hy vọng được quan Tòa đặc biệt thông cảm và “tha bổng”, vì anh có giấy xác nhận vợ anh nhập bệnh viện sanh, trong thời gian xe anh đậu xe vài phút trong parking “Disabled parking”. Cầm trên tay (không cần đọc) lý do “đặc biệt” anh Tân đưa ra, quan Tòa phán:

-Anh có thể đậu xe ngay trước cửa bệnh viện mở đèn “emergency”, rồi đưa vợ anh vào trong bệnh viện. Nhưng anh không thể đậu xe trong “Disabled parking” vài phút, và kể cả khi anh chỉ lái xe vào parking rồi de xe ra ngay, anh cũng đã vi phạm luật “Violation of disabled parking provisions”.

Quan Tòa đã phán như thế, anh Tân cũng đành phải chịu đóng tiền phạt, và tự nhủ lòng xin hứa từ nay sẽ không dám “quính quáng” tái phạm lần thứ hai, đau lắm: VC 22507(B) $1876 Violation of disabled parking provisions, second offense.

Lưu Nguyễn 

Ý kiến bạn đọc
19/04/201216:44:55
Khách
Luật Pháp nước Mỹ rất vui mong có thêm nhiều người bài viết về đề tài này.
18/04/201222:26:35
Khách
tui muốn biết muốn hiểu từ tiếng việt,nhưng găp rất nhiều khó khăn trong ngôn từ...xin cộng đồng hết sức giúp dỡ cho tôi.để tôi có thể diễn cảm được hết tất cả những gì mà diễn tả từ ngữ cũng như ý tưởng đ ể cho mọi người dể hiểu biết ý tưởng của tôi...thân ái gởi lời thân mến nhất đến với cộng đồng của chúng ta...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến