Hôm nay,  

Cái Giá Phải Trả…

06/04/201200:00:00(Xem: 111606)
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Hôm nay tôi được xếp cho phép làm việc ở nhà, và nguyên cả tuần tới, nếu cần thì luôn cả 4 tuần tới. Nếu tôi có việc cần phải đến hãng, tôi được sắp xếp đậu xe ngay trước cửa hãng, trong tầm nhìn của những người giữ an ninh cho hãng. Khi tôi đi về, tôi phải nói cho an ninh của hãng biết để được hộ tống ra xe. Khi về nhà, tôi được khuyến cáo phải coi chừng trước sau, mở đèn sáng trong nhà, ngoài sân, gắn máy thâu hình chung quanh nhà, và nên có hệ thống báo động . Ngoài ra phải luôn luôn đề phòng bất trắc , và để ý những người khả nghi chung quanh tôi. Ngoài tôi ra, trong hãng tôi còn có 4 người cũng cùng một tình trạng như tôi. Tự nhiên tôi trở thành 1 “yếu nhân” mà công ty cần phải bảo vệ, điều mà tôi không muốn chút nào. Sinh mạng của tôi bị đe dọa, sự tự do đi lại của tôi bị hạn chế, và tôi như bị giam lỏng trong nhà của tôi. Tôi không lo lắng gì cả bởi vì tôi tin rằng con người có số mạng . Nhưng các bạn có muốn biết tại sao tôi lại được hay bị như vậy không ? Đó là cái giá phải trả của tôi khi người phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ Á châu nói chung muốn leo lên các chức vụ lãnh đạo trong sở làm của Mỹ, trong ngành nghề mà đa số là đàn ông chiếm ưu thế như ngành công nghệ thông tin của tôi !

Để tôi kể cho bạn nghe nhé.

Năm 1985 tôi ra trường cử nhân ở trường đại học California State Fullerton, ngành khoa học điện toán. Sau hơn 25 năm trong nghề, tôi vẫn còn đứng vững trong nghề nghiệp của mình. Biết phận mình là phụ nữ làm việc trong ngành điện toán với nhiều đàn ông chiếm đa số, tôi luôn khiêm tốn học hỏi và cố gắng làm việc với tính cần cù nên được xếp tin tưởng, giao cho nhiều trách nhiệm và trả lương rất khá. Bên cạnh tôi cũng có 1 cô bạn người Cam Bốt, nhỏ hơn tôi vài tuổi và cũng từng trải qua những ngày gian khổ từ năm 1975 đến 1978 với Khờ Me Đỏ ở Cam Bốt. Cô bạn này người nhỏ con, nhưng cũng rất giỏi về ngành điện toán.

Vào khoảng năm 2006 hãng tôi lại mướn 1 ông kỹ sư từ Ấn Độ sang với visa làm việc H1-B. Ông này khoảng 45 tuổi, chắc cũng có nhiều kinh nghiệm ở Ấn Độ nên xin được qua Mỹ làm. Có điều ông này rất khó chịu khi phải làm việc với tôi và cô Cam Bốt vì có lẽ ở xứ Ấn Độ, đàn bà rất hiếm thấy làm việc trong ngành điện toán khi đã hơn 45 tuổi. Ông dẫn bà vợ vào hãng giới thiệu với các bạn đồng nghiệp. Bà vợ Ấn Độ sợ chồng quá chừng, không dám nói gì hết. Trời xui đất khiến sao mà xếp tôi lại sắp xếp cho ông Ấn Độ làm việc dưới quyền cô Cam Bốt và tôi. Thế là từ đó, chúng tôi lại gặp phải thái độ chống đối, không hợp tác của ông này. Khi chúng tôi giao việc cho ông làm, hay yêu cầu ông phải viết thảo trình theo đúng quy luật đã đề ra để cho mọi người sau này có thể theo dõi tiếp tục dễ dàng, ông đều kiếm cớ này cớ nọ để không làm theo, và cứ làm theo ý riêng của ông. Có lẽ trong thâm tâm, ông không phục 2 đứa tôi vì chúng tôi nhỏ tuổi hơn ông, lại là Á châu nên có lẽ ông cho rằng 2 đứa tôi không xứng đáng làm xếp của ông chăng ?

Một ngày kia, ông thay đổi một thảo trình mà không kiểm soát kỹ với người sử dụng trư ớc khi đưa vào hoạt động. Ba tuần sau, khi giám đốc của bộ phận kế toán làm sổ sách kế toán nhưng không thể nào cân bằng thu và chi cũng như sổ sách lương bổng nhân viên , đã tìm tới xếp của bộ phận công nghệ thông tin để nhờ tìm ra nguyên nhân. Tôi và cô Cam Bốt được xếp cử ra điều tra và phải tìm cho ra nguyên nhân. Sau một tuần lễ làm việc như thám tử, điều tra những con số thu và chi với bao nhiêu thảo trình làm tôi điên đầu, tôi biết được thủ phạm chính là ông Ấn Độ này với sự cẩu thả và vô trách nhiệm trong lúc làm việc. Với những chứng cớ rành rành không thể chối cãi, ông Ấn Độ bị xếp khiển trách nặng nề, và không được lên lương trong năm đó.


Thay vì phục thiện và khiêm tốn học hỏi để cố gắng làm việc tốt trở lại, ông Ấn Độ lại lên phòng nhân viên than phiền rằng chúng tôi kỳ thị ông, gây khó dễ trong công việc cho ông, mặc dù chúng tôi biết tính ông khó chịu nên 2 đứa tôi đâu có dám nói chuyện với ông nhiều. Thế là giám đốc về nhân sự lại phải mất 1 tháng để đi điều tra, phỏng vấn nhiều người xem có đúng như lời ông tố cáo không?

Kết quả, công ty của tôi đi đến kết luận là tôi và cô Cam Bốt chỉ làm đúng trách nhiệm của mình và không có làm gì sai trái. Năm đó 2 đứa tôi vẫn được lên lương, lên chức bình thường . Ông Ấn Độ này tức tối vì không làm chúng tôi bị suy suyễn gì, ông cáo bệnh nghĩ ở nhà 9 tháng và vẫn lãnh lương đầy đủ, vì hãng tôi có quyền lợi nghĩ bệnh rất tốt cho nhân viên. Sau đó ông Ấn Độ viết thư cho hãng hăm dọa là sẽ kiện thưa hãng về tội kỳ thị và đòi bồi thường thiệt hại. Ông nêu đích danh tôi, cô Cam Bốt, xếp tôi và 2 giám đốc phòng nhân viên là những người kỳ thị ông vì ông là người Ấn Độ, không phải Mỹ trắng, không phải quốc tịch Mỹ.

Hôm nay hãng tôi sẽ chính thức ra thông báo cho ông nghĩ việc. Nhưng vì những lá thơ hăm dọa của ông, hãng tôi sợ rằng ông ta có thể tức quá sẽ nổi điên làm bậy, nên ra lệnh cho tôi, cô Cam Bốt, xếp tôi và 2 giám đốc phòng nhân viên ở nhà làm việc ít nhất trong 4 tuần. Vì nắm giữ tất cả tin tức cá nhân của nhân viên, nên ông Ấn Độ này cũng có trong tay tất cả địa chỉ nhà riêng của chúng tôi, nên an ninh phải được để ý ngay cả trong nhà riêng của chúng tôi. Chúng tôi được công ty ra sức bảo vệ chống lại những người xấu, có thể gây bạo động và khủng bố cá nhân. Ở Mỹ này chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Kể lại câu chuyện này tôi muốn đưa ra một vài ý nghĩ cá nhân, hy vọng đàn em của tôi sẽ để ý. Khi người phụ nữ Á châu muốn leo lên những chức vụ cao trong công ty của Mỹ, trong ngành nghề mà đa số là đàn ông chiếm ưu thế như ngành công nghệ thông tin của tôi, chắc chắn sẽ có những sự chống đối, bất phục từ những người đàn ông luôn nghĩ rằng đàn bà không thể nào giỏi bằng các ông, nên sẽ có những thái độ bất hợp tác, hay không muốn làm những công việc được giao phó. Người phụ nữ có vì đó mà chấp nhận bỏ đi, qua bộ phận khác trong hãng làm việc không ? Tôi nghĩ rằng không cần phải như vậy. Nếu chúng ta cứ làm tốt công việc của mình, không chơi xấu, không giấu nghề và sống đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình, thì không việc gì phải rút lui cả. Công lý, lẽ phải sẽ đứng về những người công chính. Có khi vì bảo vệ lẽ phải, chúng ta sẽ phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Nhưng tôi không có gì phải ân hận.

Bây giờ ngồi đây viết những giòng tâm tình này với bạn, tôi vẫn tự hỏi: ”Nếu đêm nay là đêm cuối, ngày mai có kẻ hãm hại mình, tôi có gì tiếc nuối không ?”. Tôi thấy không có gì tiếc nuối cả. Hôm nay tôi vẫn đi chợ, đi mua sắm, đi ăn uống với bạn bè bình thường. Ở Mỹ này, tôi tin ở hệ thống luật pháp luôn bảo vệ người ngay thẳng. Ai muốn kiện thưa thì cứ kiện thưa, nhưng chưa chắc thắng nếu không có những bằng chứng thuyết phục được quan toà. Xã hội luôn có những người luôn nghĩ rằng người ta không tốt với mình, mà không bao giờ chịu nhìn lại chính mình. Tôi có những người bạn đồng nghiệp tốt, xếp lúc nào cũng thông cảm và hổ trợ nhân viên, công ty luôn bênh vực những người làm việc vì quyền lợi công ty, nên tôi không có gì phải lo nghĩ.

Sau cơn giông bão, tôi tin rằng ngày mai trời lại sáng. Lẽ phải bao giờ cũng được mọi người tôn trọng.

Phong Lan

Ý kiến bạn đọc
11/04/201217:28:31
Khách
Thưa Cô Phong Lan,
Rất cảm ơn những gì có viết để diễn tả tâm trạng và thực tế mà cô phải phấn đấu. Tuy nhiên tôi thấy tựa đề cô cho vì cô là người nữ nên thân trọng khi đảm nhận chức vụ quan trọng. Tôi cho là không đúng như nhận xét mà vì một nguyen nhân khác tôi muốn để cập như sau đây vi tôi cũng là một nạn nhân mặc dù tôi là phái nam.
Về phần nguời phái nữ trong chức vụ cao, tôi đã được cơ hội làm việc và tiếp xuc rất nhiều ở Mỹ, có các bà ở những chục vu ( Vice president of technology) mà có hệ hấn gì đâu, mặc dù họ ở chức vụ này rất lâu năm.
Trong câu chuyện của cô, đặc tính là người Ấn Độ. Tôi là một người nam VN, lam software engineer khoảng 15 năm, làm ÍT director cũng khoảng 15 năm và sau cùng thì làm IT consultant.
Khi lam IT cónultant, toi có cơ hội làm chung với rất nhiều người Ẩn Độ làm cho các hãng Mỹ với H1B visa và tôi thấy chung chung, họ tuy có kinh nghiệm kỹ thuật, nhưng về phần giao tế và làm việc chung với các nhóm khác (nhất là khác race với họ) thì họ rất xấu sa. (? tôi cố gắng không cầm đũa cả nắm!)
Ve cach cư sử hàng ngày họ cố ra vẻ học thức và thân thiện, nhưng về giao tế tiền bạc thì rất bần tiện. Toi có cơ hội làm việc với sáu người Ã.Đ software engineer trong vòng 1 năm, tôi đãi họ đi ăn trưa ( cả 6 người/ 4 lần) mà cả đám không mời lại tôi duoc một lần ?.
Em họ tôi làm đám cưới, mời cả nhóm 10 người Ấ.Đ đi dự, họ không cho quà cáp và tiền mừng hơn $20/nguoi, cả bàn 10 người cho dưới $100. Làm việc với họ thì dèm pha và đâm sau lưng để giữ việc và giật việc cho người Ấ.Đ khác v v...v v.
Có rất nhiều những chuyện xấu sa khác mà tôi phải chịu đựng trong vòng một năm, nhưng không thể kể ra đây được vì tôi coi là không professional? nên không dám kể...
Đây chỉ là đặc điểm của dân Ấ.Đ vì họ quá nghèo khổ tại quốc gia của họ và quá kém về giao tế mà thôi. Nếu cô là người nam phái, ông ta cũng sẽ đối xử như vậy.
Sau khi làm việc được một năm chung với người Ã.Đ, tôi hoàn toàn không còn thiện cảm với dân tộc A D nữa vì đa số họ đều như vậy hết...
Thành thật chia buồn cùng cô, tuy vậy nguoi A. D rất nhát nên về an ninh tôi thấy cô sẽ không hề hãn gì đâu.... Thành thật chia xẻ cùng cô.
11/04/201217:04:27
Khách
Thưa Cô Phong Lan,
Rất cảm ơn những gì có viết để diễn tả tâm trạng và thực tế mà cô phải phấn đấu. Tuy nhiên tôi thấy tựa đề cô cho vì cô là người nữ nên thân trọng khi đảm nhận chức vụ quan trọng. Tôi cho là không đúng như nhận xét mà vì một nguyen nhân khác tôi muốn để cập như sau đây vi tôi cũng là một nạn nhân mặc dù tôi là phái nam.
Về phần nguời phái nữ trong chức vụ cao, tôi đã được cơ hội làm việc và tiếp xuc rất nhiều ở Mỹ, có các bà ở những chục vu ( Vice president of technology) mà có hệ hấn gì đâu, mặc dù họ ở chức vụ này rất lâu năm.
Trong câu chuyện của cô, đặc tính là người Ấn Độ. Tôi là một người nam VN, lam software engineer khoảng 15 năm, làm ÍT director cũng khoảng 15 năm và sau cùng thì làm IT consultant.
Khi lam IT cónultant, toi có cơ hội làm chung với rất nhiều người Ẩn Độ làm cho các hãng Mỹ với H1B visa và tôi thấy chung chung, họ tuy có kinh nghiệm kỹ thuật, nhưng về phần giao tế và làm việc chung với các nhóm khác (nhất là khác race với họ) thì họ rất xấu sa. (? tôi cố gắng không cầm đũa cả nắm!)
Ve cach cư sử hàng ngày họ cố ra vẻ học thức và thân thiện, nhưng về giao tế tiền bạc thì rất bần tiện. Toi có cơ hội làm việc với sáu người Ã.Đ software engineer trong vòng 1 năm, tôi đãi họ đi ăn trưa ( cả 6 người/ 4 lần) mà cả đám không mời lại tôi duoc một lần ?.
Em họ tôi làm đám cưới, mời cả nhóm 10 người Ấ.Đ đi dự, họ không cho quà cáp và tiền mừng hơn $20/nguoi, cả bàn 10 người cho dưới $100. Làm việc với họ thì dèm pha và đâm sau lưng để giữ việc và giật việc cho người Ấ.Đ khác v v...v v.
Có rất nhiều những chuyện xấu sa khác mà tôi phải chịu đựng trong vòng một năm, nhưng không thể kể ra đây được vì tôi coi là không professional? nên không dám kể...
Đây chỉ là đặc điểm của dân Ấ.Đ vì họ quá nghèo khổ tại quốc gia của họ và quá kém về giao tế mà thôi. Nếu cô là người nam phái, ông ta cũng sẽ đối xử như vậy.
Sau khi làm việc được một năm chung với người Ã.Đ, tôi hoàn toàn không còn thiện cảm với dân tộc A D nữa vì đa số họ đều như vậy hết...
Thành thật chia buồn cùng cô, tuy vậy nguoi A. D rất nhát nên về an ninh tôi thấy cô sẽ không hề hãn gì đâu.... Thành thật chia xẻ cùng cô.
06/04/201213:47:38
Khách
Một kinh nghiệm sống rất bổ ích cho những phụ nữ trẻ đang tiến thân tại Mỹ. Câu chuyện này chỉ gói gọn trong phạm vi khoa học nhưng nếu thuộc về chính trị chắc còn "khủng bố" hơn nhiều. Điều quan trọng là mặc dù trong lúc đang sống khá "căng thẳng" nhưng tác giả vẫn muốn chia xẻ kinh nghiệm với người khác. Thật quý lắm! Chúc tác giả luôn bình an.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến