Hôm nay,  

Chuyện Kiêng Cử, Từ VN Tới Mỹ

28/03/201200:00:00(Xem: 165369)
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 75 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Sau 75 làm ở Trường Kinh Tế Kế Hoạch và Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ. Qua Mỹ năm 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, South Carolina.

Bài tham gia “Viết Về Nước Mỹ” đầu tiên vào năm 2010. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

“Chúng ta đi mang theo Quê Hương” – Câu này thật đúng cho tất cả người Việt ly hương trên toàn thế giới. Quê hương ở đây bao gồm hình ảnh người thân, gia đình quyến thuộc, mảnh đất, ruộng vườn, lòng thương nhớ, yêu nước, tiếng nói và cả những phong tục, tập quán của người dân Việt Nam.

Tại Mỹ, ở các tiểu bang lớn đông người Việt Nam như Cali, Houston TX, Washington DC…hình ảnh “mang theo quê hương” thật đậm nét trong những sinh hoạt của cộng đồng người Việt. Đến Cali là thấy Việt Nam. Đến Houston là tha hồ ăn thức ăn Việt. Ở đâu có cộng đồng Việt Nam là thấy Quê Hương. Tại các tiểu bang xa xôi, ít người Việt, tuy không có nhà hàng, chợ búa, báo chí Việt Nam nhưng chúng ta cũng thấy được Quê Hương trong từng góc vườn của mỗi nhà, mùa nào thức nấy từ ớt, cà chua, rau thơm, rau quế, bạc hà , rau muống…Vì thế chúng tôi thường nói đùa : nơi nào có Việt Nam là có …rau muống.

Đa số gia đình Việt Nam nào ở hải ngoại cũng cố gắng giữ gìn truyền thống, phong tục tập quán cũng như văn hóa Việt Nam cho thế hệ con cháu. Tôi cũng không ngoại lệ nhưng có nhiều trường hợp, chúng ta có nên kiêng cữ không?

Một cặp vợ chồng trẻ đến thành phố tôi ở mua nhà, lập nghiệp. Công việc giấy tờ trễ không về kịp trong ngày, phải ở lại qua đêm. Các em lo lắng nhờ tôi tìm khách sạn hộ. Chẳng suy nghĩ tôi bảo:

- Sao lại tìm khách sạn? Ở lại nhà chị không được sao? Nhà còn phòng trống mà!

Cô vợ ngập ngừng :

- Em sợ anh chị… kiêng cữ, e bất tiện.

Tôi cười thân thiện:

- Kiêng cử gì? Các em sẽ là hàng xóm của chúng tôi mà.

Chuyện xảy ra trong tiệm Nails, thành phần gồm hai thế hệ: già - tuổi trên năm mươi, trẻ - khoảng hai mươi, ba mươi. Thế hệ già chúng tôi tuy mắt mũi kèm nhem, không tinh tường, chân tay chậm chạp nhưng làm việc nghiêm túc, chắt chiu từng đồng để lo cho gia đình, con cái và thường có cuộc sống ổn định, căn bản. Thế hệ trẻ lanh lợi, khéo léo, nói tiếng Anh giỏi, hái ra tiền dễ dàng. Đồng tiền kiếm dễ, tiêu xài dễ nên các em, các cháu thường có cuộc sống phóng túng, dễ bị vấp ngã, gia đình đổ vỡ.

Cô thợ nail trẻ khoảng hai muơi, hai mốt tuổi với cái bụng bầu chuẩn bị đến ngày sanh. Vừa bước vào tiệm, cô bé khóc bù lu, bù loa:

- Cô ơi ! Con vừa đi khám thai. Bác sĩ bảo con phải sanh sớm ,có thể ngày mai hay ngày mốt. Mẹ con ở Cali chưa qua.

Cô bé là “ single mom”. Tôi nhìn cháu ái ngại:

- Thế khi nào mẹ cháu sang ?

- Lúc đầu bác sĩ cho biết con sẽ sanh trước Valentine một tuần nên mẹ con bảo để ăn Tết xong mẹ sẽ sang. Đã book vé máy bay cả rồi.

Năm nay Tết ta nhằm ngày thứ hai- chẳng liên quan gì đến người Mỹ nên các tiệm Nails vẫn mở cửa. Trong tiệm nhao nhao đưa ý kiến:

- Em… ráng sanh ngày chủ nhật đi. Tiệm đóng cửa, không người này thì cũng có người kia giúp đưa đi sanh.

- Thứ hai là mồng một Tết ai cũng kiêng cữ. Đâu ai muốn vào nhà thương lo chuyện sinh đẻ…x..u..i…cả năm !!!

Nhưng việc gì đến phải đến. Con bé đau bụng vào tối giao thừa. Má nó chưa đổi vé máy bay qua kịp. Nó sợ hãi, quýnh quáng đến tội nghiệp. Tôi đã trải qua giai đoạn này với đầy đủ người thân yêu bên cạnh nên không đành lòng để con bé “vượt cạn” một mình. Thế là tôi sắp xếp đồ cúng giao thừa, dặn dò ông xã đón giao thừa một mình rồi vội vàng đưa con bé vào bệnh viện. Tánh tôi hay nhanh nhẩu…đoảng nhưng tôi tin rằng : Ngày đầu năm đẹp trời năm nay tôi đã không …đoảng khi dang tay đón chào một sinh linh mới - một bé gái xinh đẹp như thiên thần. Nhìn những giọt nước mắt và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt người mẹ trẻ, tôi cảm động và hạnh phúc biết bao ! Tôi không tin đó là dấu hiệu của những điều xui xẻo có thể xảy đến cho mình trong năm như người ta vẫn kiêng cữ. Tôi chỉ biết mình đang vui vì bỗng nhiên được lên chức “ bà ngoại của người dưng”!

Đa số tiệm Nails của người Việt thường bày bàn thờ ông Địa trong tiệm thật trang trọng. Tôi vốn dĩ không tin lại hay quên nên nhỡ hôm nào không cho ông Địa tách cà phê, điếu thuốc lá . Hôm đó vô phúc tiệm từ sáng tới trưa chưa có người khách nào là cô chủ cằn nhằn tôi cả ngày. Có hôm đi chợ về, đặt lên bàn thờ ông Địa mấy quả xoài. Tự nhiên khách vô ầm ầm, cô chủ thu tiền mệt nghỉ…tôi lại được khen rối rít. Mọi người trong tiệm tin tưởng lắm. Tôi thì cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Vấn đề kiêng cử khiến tôi nhớ lại câu chuyện cách đây gần bốn mươi năm.

Sau 30 tháng 4 năm 75, gia đình bạn tôi bị đánh tư sản mại bản, cả gia đình bèn quyết định tìm đường ra đi. May mắn còn cất giấu được một số vàng nên gia đình bạn tôi đăng ký đi bán chính thức.

Ngày ra đi bạn tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Sợ người ta kiêng cữ không muốn trong chuyến đi có bà bầu xui xẻo, không tới nơi tới chốn bình an. Cô quyết định ở lại để gia đình đi trước nhưng gia đình cô không chịu. Tôi cũng động viên người bạn và hành trang cô mang theo xuống tàu có cả những cái tã, những cái áo sơ sinh may bằng tay của tôi với tất cả chân tình.

Sau này tôi được biết bạn tôi đã sanh con khi tàu đang còn lênh đênh trên biển cả. Cậu bé được đặt tên là H T Đại Dương để kỷ niệm chuyến “đi biển” đặc biệt của mẹ mình.

Giá như ngày ấy vì tin vào sự kiêng cữ mà bạn tôi ở lại, chắc gì đã có cơ hội khác ra đi và cậu bé Đại Dương này chào đời ở Việt Nam - số mệnh có thể đã đổi khác và làm sao có cơ hội học hành tốt để trở thành một bác sĩ như ngày nay.

Có nhiều điều kiêng cữ khác trong việc mua nhà , làm ăn buôn bán, dựng vợ , gả chồng, v.v... mà người Việt hải ngoại chúng ta vẫn còn tin tưởng, bảo tồn. Dẫu biết rằng “ Có kiêng có cữ, có dữ có lành” nhưng nếu chúng ta cứ khư khư với những định kiến ấy, đôi khi có nhiều trường hợp chúng ta đối xử với nhau mất đi tình người.

Tôi tin rằng người Việt tha hương chúng ta rất cần cái “Tình người” ấm áp này.

Hải Âu 

Ý kiến bạn đọc
08/07/202122:32:46
Khách
Không hiểu tại sao lại cho bà bầu là xui xẻo , thật vô lý . Đúng ra đó là niềm vui với một sự sống sắp ra đời .
28/03/201222:58:16
Khách
Chị Hậu viết bài đơn giản, nhưng chân thật và hay lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,239
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.