Hôm nay,  

Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ

27/02/201200:00:00(Xem: 248076)
Bài số 3496-12-289546vb2022712

Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình. Bài sau đây là truyện giống như trong giấc mơ của một bé Việt tại Mỹ, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn.

***

- Em bé, dậy chị bảo.
Bé Việt nghe loáng thoáng tiếng ai đang gọi, nhưng nó giả vờ không hay, co rút người lại và kéo tấm chăn vốn đã trùm kín người.. kín thêm một chút nữa. Kỳ quá. Ngày mai là Thứ Bảy sao má lại kêu dậy sớm vậy cà !
-Ngoan nào, dậy chị nói cái này. Đừng làm bộ ngủ nữa.
Lần này thì bé Việt chẳng những cảm thấy có ai vỗ nhẹ vào mông, mà nghe rõ mồn một: không phải tiếng của má. Lại còn xưng ' chị" nữa chứ. Lạ quá. Chị nào?
Bé bỗng tỉnh cơn ngủ, kéo một góc mền vừa đủ một con mắt nhìn ra bên ngoài.
Nó ngạc nhiên quá. Sự thực rõ ràng chứ nào phải mơ. Nó thấy có một chị thiệt đẹp và còn trẻ lắm, trẻ hơn má nhiều đang mỉm cười vẩy tay chào. Ủa.
- Who are you? Bé ngôì dậy dụi mắt hỏi
- Ta là Công Chúa Mỵ Nương.
- Princess? But you're not SnowWhite, not Fiona…
- Chị là công chúa Việt Nam. Tên chị là Mỵ Nương.
- I don't know you- bé Việt vùng vằng.- I don't know where Vietnam is!
Công Chúa Mỵ Nương dịu dàng ngồi xuống giường
-Tội nghiệp em. Em sinh ra ở Mỹ, quốc tịch Mỹ, nhưng có phải người Mỹ đâu.
- How come? Bé việt ngạc nhiên
Công chúa Mỵ Nương vuốt tóc bé nói
- Này nhé, ba má em đều là người Việt Nam, phải không? Và em cũng biết tiếng Việt mà. Em thử nói tiếng Việt chị nghe nào.
- Dạ được, nhưng I am American.
Bé Việt bỗng cảm thấy mến "chị" Công Chúa này quá nên bé ráng dịch lại câu nói của mình thành ra nữa Việt nữa Mỹ. Vậy là bé đã cố gắng lắm rồi. Thông thường nghe tiếng Việt thì bé hiểu, nhưng khi nào cũng buột miệng trả lời bằng tiếng Mỹ.
Công Chúa Mỵ Nương bật cười.
-Ô, không đâu. Em vẫn là người Việt Nam đó. Này nhé: ba má em đều là người Việt nè. Em biết nói tiếng Việt nè, ngưòi Mỹ đâu biết, phải không? Tóc em đen nè, người Mỹ họ tóc vàng mà! Mắt em nâu nè, người Mỹ họ mắt xanh đó! Và… Công Chúa chỉ một ngón tay vô mũi bé Việt, cười- Cái mũi tẹt nè. Hi Hi Mỹ đâu có mũi tẹt như vầy..
Lần đầu tiên bé Việt thấy quả nhiên là mình khác người Mỹ, nhưng vẫn chưa chịu, nó cãi;
-Vậy là em giống …China hả chị?
Công chúa Mỵ Nương ngạc nhiên
-Sao em lại giống Tầu?, À quên, China. China có gì hay?
-China có MULAN . Mulan gỉỏi lắm đó chị.
- Mulan trong phim đó hả. Chị biết rồi. Mulan cũng giỏi, nhưng làm sao bằng được Trưng Trắc Trưng Nhị của Việt Nam?
Bé Việt kinh ngạc
-Trưng Trắc Trưng Nhị nào?
- À, để chị kể em nghe chuyện của Trưng Trắc Trưng nhị nhé: Từ xưa, lâu lắm rồi, China và Việtnam là hai nước ở kế nhau, nhưng China khi nào cũng ỷ mình nước lớn, ăn hiếp và cai trị Việtnam hoài. Trưng Trắc Trưng Nhị là hai chị em người Việt đã nổi lên đánh cho China phải chạy về…Tầu và làm vua nước Việt trong mấy năm. Đó, Mulan đâu được làm vua, phải không?
Bé Việt reo lên
-Wow! "chị" Trưng giỏi quá. Giỏi hơn Mulan.
Rồi bé quay lại hỏi
- Còn chị là ai? Có phải là "chị" Trưng không?
-Em bé mới đó đã quên. Chị là Mỵ Nương, không phải " chị" Trưng đâu
Bé Vìệt bỗng nhớ ra
-À chị là công chúa Việt Nam. Nhưng sao chị lại …ở đây? Bé hỏi
Công chúa dịu dàng kể

- Chuyện của chị là như vầy: Chị là con của vua Việt Nam Hùng Vương thứ 18. Khi chị lớn lên và phải lấy chồng, có hai người đến cầu hôn. Một người tên Sơn Tinh, là thần núi, người kia là Thủy Tinh ,thần sông. Vua cha ta hẹn hôm sau người nào mang lễ vật tới sớm hơn sẽ cưới được chị. Hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật tới trước cưới chị về. Nhưng người kia là Thủy Tinh vốn xấu tính không chịu thua nên hằng năm cứ giận dữ làm nước dâng lên thành lụt lội thiên tai cho dân nước ta phải chịu khổ triền miên. Tuy không phải lỗi của chị, nhưng suy cho cùng thì cũng vì chị mà ra nông nỗi này. Vì thế vua cha ra lệnh cho chị hằng năm phải làm những công việc hữu ích khác để đền bù lại. Năm nay đăc biệt vua cha sai chị sang nước Mỹ tìm những em bé Việt Nam như em vậy nè để nhắc nhở mấy em về côi nguồn của mình…
Bé Việt bỗng thắc mắc
-Nhưng mà chị ơi, sau khi China thua chạy về Tầu rồi, tụi nó có qua "oánh" lại Việt Nam nữa không chị?
- Có chứ, qua "oánh" hoài hà. May mà Việt Nam ta có nhiều anh hùng như Trần quốc Toản chẳng hạn nên kỳ nào cũng "oánh" cho China chạy…về Tầu.
-Trần quốc Toản là ai hả chị?
- Ồ, chị quên nói cho em biết. Trần quốc Toản còn trẻ lắm, chắc là còn nhỏ hơn Mulan nữa, nhưng mà giỏi hơn nhiều. Coi nào, hồi đó China còn được gọi là Mông Cổ sang xâm lấn Việt Nam. Trần quốc Toản lúc đó còn nhỏ chưa được bàn chuyện chống trả với quân Mông. Anh ta đứng ngoài nghe chuyện quân Mông Cổ đang tàn phá nước ta tức giận quá đến nổi bóp nát hai trái cam trong tay hồi nào không biết. Sau đó cậu tập hợp những thiếu niên còn nhỏ như mình thành lập môt đạo quân may cờ đề sáu chữ " Phá cường địch- Báo hoàng ân", cùng với các tướng khác của nhà Trần ba lần phá tan quân Mông Cổ đó.
-A "anh" Trần quốc Toản giỏi quá.. Bé Việt reo lên, - Chị ơi, như vậy là Trần quốc Toản "uýnh" Mulan chạy về Tầu hả chị?
Công chúa Mỵ Nương bật cười.
- Hi hi em bé này mau quên quá. Trần quốc Toản "uýnh" quân Mông Cổ chứ không "uýnh" Mulan.
Bỗng công chúa nhìn ra ngoài trời và nói
-Này em, chị phải đi. Vậy bây giờ em muốn làm người Mỹ, hay người China có Mulan? Hay là người Việt Nam có Trưng Trắc Trưng Nhị và Trần quốc Toản?
- Em muốn làm người Việt Nam. Nhưng sao chị không ở lại chơi với em?
Công chúa hôn lên đầu bé Việt và nói
- Chị phải trở về Việt Nam chứ. Hiện nay Thủy Tinh đang làm lũ lụt khắp nơi. Có rất nhiều em bé khác đang bị đói lạnh cần chị giúp đỡ. Em ở lại đây ngoan ngoãn vâng lòi ba mẹ và thầy cô. Sang năm chị sẽ trở lại thăm em.
Nói xong, công chúa Mỵ Nương biến thành một cánh bướm theo hướng cửa sổ bay ra ngoài. Bé Việt bỗng cảm thấy lưu luyến chị công chúa này quá. Nó ước chi chị ấy đừng đi, ở lại làm chị của nó hoài thì vui biết mấy…Bé vẩy tay chào lại và dần dần đi vào giấc ngủ lẩn nữa.
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên của bé Việt là vào tủ lạnh lấy trái cam ra hì hục bóp. Ba của bé thấy vậy nói
-Con muốn ăn cam hả? Để ba lấy dao cắt cho. Đâu có bóp được con.
-Vậy mà "anh" Trần Quốc Toản bóp nát được đó.
- Trần Quốc Toản …nào? Ông bỏ báo xuống ngạc nhiên.
-Trần Quốc Toản "uýnh" Mulan chạy về Tầu đó ba. (Hic! Bé lại lộn nữa rồi !)
Ông càng ngạc nhiên hơn.
-Ai kể cho con nghe chuyện Trần Quốc Toản?
- Công Chúa Mỵ Nương kể.
-Công chúa Mỵ Nương? À.. ông vừa chợt nhớ ra cái tên công chúa Mỵ Nương với câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh..
...Vậy bây giờ cô ấy đâu rồi? Ông cười hỏi.
Bé Việt chỉ ra ngoài trời nói
-Chị ấy về lạiViệt nam để giúp các em bé khác đang bị lụt ở Việt Nam rồi ba ơi.
Ba bé ngạc nhiên nhìn con. Ông không hiểu tại sao bé Việt lại biết đến những cái tên như Trần Quốc Toản, Công chúa Mỵ Nương... Và ông cũng chợt nhận ra con mình đang nói tiếng Việt ngon ơ như bất cứ đứa trẻ Việt nam nào khác. Ngày thường bé bao giờ cũng buột miệng nói bằng tiếng Mỹ. Nhắc nhở, dụ dỗ lắm thì thỉnh thoảng bé mới ngọng nghịu nói vài chữ tiếng Việt cho ba má vui , rồi đâu lại vào đó như cũ. Hôm nay bé nói chuyện với ông năm sáu câu rồi, hoàn toàn tiếng Việt không một chút ngọng nghịu, không một chữ tiếng Mỹ xen vô. Ông ngạc nhiên quá. Phép mầu nào đang xảy ra?
Hay là Công chúa Mỵ Nương đã …sang Mỹ thiệt?

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
08/03/201207:10:33
Khách
Cám ơn bạn Ha đã khen.
01/03/201200:26:01
Khách
Truyện viết nêu lên được những lịch sử oai hùng của dân tộc. Lời văn khá mượt mà, phụ huynh có con em còn nhỏ nên đọc. Tiếc là TG không là nữ để nhân nơi tôi một điểm son A.
03/03/201218:16:03
Khách
Hay va ý nghĩa
03/03/201218:13:53
Khách
Hay
03/03/201206:56:55
Khách
Cám ơn bạn HoaiAnh. Điểm son A đó ThaiNC nhờ...bà xã nhận dùm có được không?

13/03/201213:28:06
Khách
Melody,
Appreciate lắm .
Thái
10/03/201220:50:22
Khách
Câu chuyện này dễ thương và có ý nghĩa quá! Rất hay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến