Hôm nay,  

Tuổi Già

07/02/201200:00:00(Xem: 252265)

Tuổi Già

Tác giả: Phạm Hồng Ân

Bài số 3477-12-28947vb3020712

Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới của ông.

***

Tôi có hai ông bạn già, một ông bỏ vợ và một ông vợ bỏ. Ông bỏ vợ, dĩ nhiên, vì không còn thương vợ nữa. Ông vợ bỏ bởi vợ đi "bán muối" ở thế giới khác. Hai ông có hai tâm trạng khác nhau xa lắc xa lơ. Một ông thì hận đời, luôn luôn ghét cay ghét đắng đàn bà. Một ông thì thương vợ tới tận mây xanh, lúc nào cũng nhắc đến vợ với giọng điệu sụt sùi nước mắt.

Tuy tâm trạng mỗi người mỗi khác, nhưng có lẽ người già rất sợ cô đơn, nên chúng tôi kết bạn với nhau một cách dễ dàng. Cuối tuần, bên ly cà phê thơm phức, hay bên tách trà nóng hổi, cùng thì thào chuyện thời sự với nhau cũng là điều thú vị cho lứa tuổi sắp xế chiều.

Có một buổi nổi máu giang hồ ngày trước, chúng tôi rủ nhau nhâm nhi chút rượu. Người xưa từng nói "trà tam, rượu tứ" quả thật không sai. Tiệc chưa kịp bày lên, có ông láng giềng đã đánh hơi, vội vàng chạy qua xin gia nhập. Rượu vào lời ra một chập, ông bạn mới tự giới thiệu là "người chán vợ", vì luôn luôn lúc nào cũng khổ sở vì bà vợ. Thế là, ông bỏ vợ, ông vợ bỏ, ông chán vợ và tôi (vợ chán), kể từ đấy đã trở thành tri âm tri kỷ với nhau.

Tuổi già rất sợ cô đơn, nhưng hình như vợ chồng già lại thích sống cô đơn. Mỗi người muốn có một thế giới riêng để bình an, hoặc để tha hồ hồi tưởng quá khứ, hay dọn chỗ cho sự trở về "nguồn cộ " của mình một cách thanh thản. Tôi tách rời cái giường "uyên ương" của đôi vợ chồng, rồi sang phòng đọc sách trải đại tấm chiếu xuống sàn dỗ giấc hằng đêm, kể từ khi bà vợ phàn nàn về tiếng ngáy như sấm của mình và đôi lúc chỉ thẳng vào người tôi phán một câu xanh dờn, mặt ông càng già càng xấu như quỷ. Ông chán vợ cũng chẳng hơn gì tôi. Giang sơn ổng là cái sofa phòng khách. Khi nào cảm thấy kỳ cục, ông kéo tấm bình phong chắn ngang, rồi chui vào đó làm một giấc cho tới chiều.

Nhà tôi tuy chật, nhưng với tấm lòng hiếu bạn, tôi thường làm "chủ xị" các cuộc họp mặt. Tuần nào cửa rào cũng rộng mở để đón những bước chân già khắp nơi đến uống cà phê, đấu láo xung quanh bình trà sực nức hương lài. Có một bữa, sau vài ly sương sương, đề tài "vợ già" đưọc các ông chồng già đem ra bình phẩm chẳng chút nương tay. Ông bỏ vợ lớn tiếng mở đầu:

- Không có luập pháp nước nào chứa luật lệ kỳ quặc như nước Mỹ. Tự dưng đưa đàn bà lên cao. Lady first. Trong khi hạ đàn ông xuống hàng thấp nhất, thua cả con chó. Bởi vậy đàn bà Việt Nam qua đây khoái quá. Bà nào bà nấy trở nên dữ dằn, ăn hiếp chồng không chút xót thương. May mà tôi bỏ vợ sớm, chứ không thôi thì hôm nay cũng xách bị đi ăn mày rồi.

Ông chán vợ có vẻ rành về khoa học, xía vô:

- Mấy bả bị xáo trộn nội tiết nên rối loạn nhân cách, thành ra tính tình khó khăn, cáu gắt bất thường. Rốt cuộc cứ đè đầu ông chồng mà "tụng" tối ngày. Tôi với bả bây giờ như mặt trời với mặt trăng, hễ gặp nhau là khẩu chiến suốt thôi. Chán quá mấy ông ơi!

Như lân gặp pháo, tôi xổ nguyên "la phan":

- Bả có thú shopping. Tui cũng có thú gõ gõ cóc cóc trên computer. Vậy mà có bữa bả phừng phừng giận dữ với tui. Những bài thơ ông mần này... ông... ông có ăn được không? Thay vì ông phụ tui làm cá, xắt thịt, rửa rau... để mau có bữa ăn ngon cho gia đình, còn hơn là ông ngồi đó làm chuyện tào lao khú đế? Mấy ông coi, người nào cũng có cõi riêng của người đó. Còn bả, bả cứ xâm phạm đời sống cá nhân của tui hoài như thế!

Chỉ có ông vợ bỏ là lắc đầu, tỏ vẻ bênh vực các bà vợ già một cách quyết liệt.

- Hạnh phúc trước mắt, kề cạnh một bên như vậy, mấy ông lại chối bỏ, phàn nàn. Như tui này, bây giờ có hối hận hay ăn năn cách mấy thì bả cũng nằm sâu dưới ba tấc đất rồi. Ông bà xưa đã có dạy hai câu thơ mà tui nằm lòng cho tới bây giờ:

Vợ giận thì chồng bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê. 

Chẳng biết ông vợ bỏ có thật sự hạnh phúc với tình yêu cuối đời của ông không? Nhưng thực tế, tôi nhìn thấy ông nổi bật trước cặp mắt đầy tình cảm của mấy bà trong chung cư này. Bà nào cũng khen ông hào phóng, nhân hậu, săn sóc và chìu vợ cho đến giây phút cuối cùng.

Những ngày tháng đầu tiên, biết vợ vừa lâm bệnh nan y, ông dắt bà đi ta bà khắp nơi trên thế giới, mục đích dùng du lịch để xoa dịu nỗi sầu khổ vì bệnh hoạn của bà. Người ta còn thấy ông đảm đang việc nhà không thua gì đàn bà. Ông nhào vô rửa chén, đi chợ, nấu cơm... kể cả việc đấm bóp, cạo gió, và thì thào những lời yêu thương ngọt ngào bên tai bà, trong lúc bà đang bị cơn đau hành xác.

Nói tới nói lui, dường như ông vợ bỏ cảm thấy không khí có vẻ căng thẳng giữa bốn anh em chúng tôi, nên ông tiến đến gần tôi thân mật vỗ vai:

- Tôi thấy anh còn đậm đà với bà chị lắm. Vậy thì lựa ngày lành tháng tốt, hai ông bà hấp hôn đi! Tụi tôi sẽ đến chung vui hết dạ hết lòng.

Tôi ngạc nhiên, nhìn ông lom lom:

- Hấp hôn là cái thá gì? Nó có khác nhau với hấp hối không?

- Anh cứ giỡn hoài. Hấp hôn là tune up tình yêu, là làm mới lại tình yêu đó!

Tôi phì cười:

- Để tui hỏi lại ý kiến của mụ vợ coi! Lúc này bả chán tui tới cần cổ rồi.

Thời gian trôi qua, vào buổi sáng cuối tuần nọ, ông bỏ vợ bỗng hiện ra trước mắt chúng tôi với một thân xác hoàn toàn mới lạ. Cái đầu trắng phếu như bông gòn ngày nào giờ đây đen mướt và bồng bềnh như tóc của mấy anh nghệ sĩ. Bộ đồ second hand bất cần đời của ông cũng được thay thế bằng bộ đồ hiệu tươm tất và lịch sự một cách bất ngờ. Còn điệu bộ của ông nữa! Cái điệu bộ bây giờ sao trẻ trung và yêu đời một cách dễ sợ! Ông vợ bỏ bỗng ngẩng cặp mắt kiếng lên, tò mò nhìn ông bỏ vợ từ đầu tới chân.

- Trời ơi! chuyện gì xảy ra đây cha nội! Từ xưa tới nay có bao giờ tui thấy ông ăn diện dữ dội như thế này đâu?

Ông bỏ vợ cười hề hề.

- Tui đã tìm đưọc "một nửa" của tui rồi. Gần suốt cuộc đời mới gặp được người trong mộng. Ui cha! Bỗng dưng tui cảm thấy mình như "cải lão hoàn đồng" độ vài chục tuổi.

Ông chán vợ dằn tách cà phê đang uống xuống bàn nghe một cái bốp.

- Từ xưa tới nay ông nói ông thù đàn bà không đội chung trời mà! Ông ghét cay ghét đắng đàn bà đến tận xương tủy mà! Sao bây giờ thay đổi ý tưởng lẹ vậy cha nội?

- Đàn bà cũng có năm bảy đàn bà. Tại vì ngày trước tui không tìm ra "một nửa" của tui, thế thôi! Ủa, sao mấy ông không chúc mừng, không chia vui về chuyện hạnh phúc của tui...mà lại tìm cách chất vấn, xoi mói rất hung hăng vậy? Bộ mấy ông thích tôi sống cô độc và đau khổ cho tới lúc xuống mồ hay sao?

Tất cả chợt im lặng và thắm thía với câu nói của ông bỏ vợ. Thấy không khí có vẻ căng thẳng, tôi nhào đến thân mật ôm vai người bạn hạnh phúc.

- Chúc mừng, xin chúc mừng bạn. Nhưng, người đàn bà đem đến niềm vui cho bạn là ai? Sao không dẫn đến giới thiệu với bọn mình?

- Người đó là láng giềng với tui. Bả ở chung apartment, chồng chết từ hồi còn ở Việt Nam. Bả thấy tôi cô đơn, hiền lành, vui vẻ với chòm xóm nên đem lòng thương tui. Ngày nào bả cũng nấu nướng đem thức ăn qua cho tui. Ăn riết, tui cầm lòng không đặng... Tui tính, tháng sau sẽ làm một bữa tiệc nho nhỏ ở nhà hàng, mời bạn bè đến ra mắt...

Nghe đến đó, cả bọn vỗ tay reo mừng. Thế là rượu thịt được dọn ra, chúng tôi tha hồ lai rai, chúc tụng và tâng bốc ông bỏ vợ đến tận mây xanh.

Trong lúc ông vợ bỏ càng ngày càng khám phá ra những điều thú vị của cuộc sống, ông bỏ vợ đang tràn ngập hạnh phúc với mối tình gừng cay muối mặn cuối đời...t hì ông chán vợ và tôi lại trở về quá khứ và loay quay với những cơn ác mộng hiện tại. Cho tới một hôm, tôi nhận được email của một bạn già khác ở Canada. Email này forward lại một bài viết không đề tên tác giả, nhưng đọc thấy hay hay và có lý:

NGƯỜI GIÀ và NGƯỜI CAO TUỔI

Làm thế nào mà khi về hưu, một số người chỉ đơn thuần là trở thành "cao tuổi" thôi, trong khi người khác thì thành "già"? Là bởi vì "cao tuổi khác với già"

* Trong khi người cao tuổi chơi thể thao, khám phá, đi du lịch; thì người già lại nghỉ ngơi.

* Trong khi người cao tuổi có tình yêu để cho đi, thì người già lại tích lũy lòng ganh tỵ và oán hờn.

* Trong khi người cao tuổi có những dự tính cho tương lai của mình, thì người già luyến tiếc quá khứ.

* Trong khi quyển nhật ký của người cao tuổi gồm toàn là những "ngày mai", thì quyển nhật ký của người già chỉ chứa những "ngày hôm qua".

* Trong khi người cao tuổi thích những ngày sẽ tới, thì người già đau khổ với những ngày ít ỏi còn lại của mình.

* Trong khi người cao tuổi có những giấc chiêm bao khi ngủ, thì người già lại gặp những cơn ác mộng.

* Không có cái chuyện cho tôi, cho chúng ta để mà già.

* Có thể chúng ta cao tuổi, có lẽ vậy, nhưng chúng ta không muốn già, bởi chúng ta có lắm tình yêu để cho đi, lắm dự tính để thực hiện, lắm thứ để làm!

Tôi sẽ in email này ra gửi cho ông chán vợ một bản để cho ông ta biết rằng, chúng ta không phải là người già, chúng ta chỉ là người cao tuổi. Người cao tuổi còn có lắm dự tính cho tương lai, còn có tình yêu nồng nàn sẵn sàng ban tặng. Chắc chắn, khi đọc những dòng phân tích trên đây, ông chán vợ và tôi sẽ ôm gối trở về chiếc giường uyên ương ngày cũ, âu yếm gục đầu trên vai vợ, thì thào một cách ngọt ngào: chúng mình sẽ lựa ngày lành tháng tốt để hấp hôn, để tune up lại tình yêu, nhé em!

PHẠM HỒNG ÂN

Ý kiến bạn đọc
27/07/201921:33:04
Khách
Bà Già: mới gần 60 mà già gì Chị ? Đổi tính thì rất thông thường , chỉ sợ đổi lòng. Hổn với chồng, làm nhục chồng trước người khác đâu làm tăng giá trị của mình ? “Xấu chàng hổ thiếp” các bà ơi ! Không ai săn sóc, thương yêu mình bằng vợ/chồng của mình đâu. Xin đừng “đứng núi nầy trông núi nọ” !
10/02/201201:47:01
Khách
Bài viết có mức độ xây dựng rõ ràng. Mặc dù từ lúc đầu, tác giả đã dùng những hình ảnh phản diện để bắt đầu câu chuyện. Tôi hoan nghinh những mối tình già muốn hâm nóng lại tình yêu...
09/02/201204:53:46
Khách
Bài viết quá dáng!
07/02/201219:35:48
Khách
Đọc bài này mới biết, tui chưa hẳn là bà già "tệ hại" duy nhất trên trái đất này.
Có giận chồng thì nhịn đói một mình, nhưng phải canh cơm đầy đủ cho chồng, làm gì có vụ dám chửi chồng này nọ.
Tui già, gần sáu mươi, có đổi tánh chút đỉnh, bị chồng chê "hàng phế thải", vô tích sự.
Cám ơn tác giả đã có cái nhìn độ lượng về mấy bà già.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến